1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai chưa kí nào ?Còn chờ gì nữa?

Chủ đề trong '1984 Public' bởi xitrumkhongtinhyeu, 30/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Ai chưa kí nào ?Còn chờ gì nữa?

    82 triệu là số lít chất độc hoá học đã rải xuống VN . 60 % là chất độc màu da cam , có 400 Kg Dioxin là thứ độc nhất mà loài người tìm ra

    Hơn 3 triệu dân VN nhiễm chất độc này và nó đang tác hại đến thế hệ thứ 3

    300.000 là con số chữ ký cần có trong 1 bản kiến nghị gửi TT MỸ , TTK LHQ và các công ty hoá chất Mỹ của trang web kiến nghị

    Hơn 3 triệu là tổng số địa chỉ email của VN có thể sử dụng để ký tên

    161.966 là số người đã ký vào bản kiến nghị này tính tới sáng 15-8 và nó sẽ vẫn còn tăng

    1.000.000 là con số chữ ký từng đạt được khi ủng hộ đội tuyển bóng đã VN ( gấp hơn 6 lần ) :)) .

    5 phút là thời gian để bạn vào trang Web http://www.petitiononline.com/AOVN và ký tên

    Hãy huy động tất cả những thứ bạn có thể đi ! Những đồng bào của chúng ta cơ mà . Ko bằng 1 quả bóng ư ?
    st
  2. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Vào mà xem được bao nhiêu rồi?
    Có ai biết được trong số những chữ kí thu được đó thì có bao nhiêu chữ kí là của cùng một người.Giả sử rằng mỗi người (trong số những người đã kí) kí 3 lần thì con số thực tế những người quan tâm đến việc này so với quả bóng như đã nói ở trên là bao nhiêu.Bạn quan tâm và bạn bình luận về việc này, như vậy đã đủ chưa?
  3. usa11_9_2001

    usa11_9_2001 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2002
    Bài viết:
    4.221
    Đã được thích:
    5
    Tui có nhiều hòm mail nhưng chỉ kí 1 lần tui thấy làm thế và công bằng ......... còn kí 2 3 lần cũng chả sao ......... vì nó là suy nghĩ của 1 số người :"nó phán ánh nỗi bức xúc của chúng ta nên kí càng nhiều cáng tốt " đó cũng chỉ là 1 lòng tốt và chắc ẩn
  4. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Với tui thì số lượng chữ kí bao nhiêu không quan trọng, cái quan trọng là có bao nhiêu người trong số chúng ta quan tâm và mong muốn làm được một điều gì đó cho những người đồng bào đang gặp rất nhiều khó khăn không chỉ về thể xác mà về cả tinh thần của chúng ta.Và nói thật tui cũng chẳng thể làm được gì nếu không có việc kí tên này.Vì vậy tui hơi buồn khi mà số người thực sự quan tâm đến có thể nói là quá ít.Đến giờ này thì số lượng 300.000 chữ kí thì đã vượt qua, nhưng nếu đúng như tôi nói mà đem chia cho 3 thôi thì...
  5. usa11_9_2001

    usa11_9_2001 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2002
    Bài viết:
    4.221
    Đã được thích:
    5
    chắc chắn là không đúng như ông nói đâu tui nghĩ trừ hao 1 số thứ thì còn khaỏng 280 đến 290 ngàn là hợp lệ
  6. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Chuyển sang phần so sánh với 1 triệu cho quả bóng, ông thấy thế nào.Tui bùn
  7. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Cái này lấy ở báo Tuổi Trẻ :
    Len Aldis: Bản kiến nghị sẽ có hơn 1 triệu chữ ký


    Bản thông điệp đã có hơn 500.000 chữ ký
    Trong số hơn 500 đại biểu tham dự Diễn đàn nhân dân ASEM (từ 6 đến 10-9), có một người rất đặc biệt đến từ nước Anh. Đó chính là Len Aldis, tổng thư ký Hội Hữu nghị Anh - Việt, tác giả của bản kiến nghị điện tử ủng hộ nạn nhân chất độc da cam.
    Ông nói: ?oTôi cho rằng bản kiến nghị sẽ tiếp tục đón nhận các chữ ký cho tới sang năm và rất có thể khi đó sẽ có hơn 1 triệu chữ ký?.
    Ông Len Aldis tiếp: ?oThực tế là đã có trên nửa triệu người đã ký và cuộc tranh luận về hậu quả chất độc da cam tại VN đã được bắt đầu ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có nước Anh?.
    Ông nhận định gì về vụ kiện sắp tới?
    - Một số người tham gia ký bản kiến nghị đã nói với tôi rằng lẽ ra phải có những phiên tòa tương tự từ 20 năm trước. Chúng ta hãy để cho các luật sư làm việc của họ. Và cho dù có thua trong vụ kiện này, chúng ta vẫn còn trên nửa triệu chữ ký để tiếp tục đấu tranh. Cho dù là thắng kiện hay không, các bạn đã có trên nửa triệu chữ ký giúp các bạn chiến thắng về mặt luân lý.
    Nhiều người VN rất cảm kích quyết tâm đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam của ông. Tiếp theo ông có dự định gì để ủng hộ các nạn nhân đó?
    - Cuối tháng chín này tôi sẽ gửi một lá thư cho Tổng thống Mỹ Bush và hi vọng nhận được câu trả lời sớm. Tuy nhiên, nếu câu trả lời đến sau cuộc bầu cử tổng thống, nó sẽ phụ thuộc vào việc ai sẽ trúng cử. Nếu là John Kerry thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn vì ông ta từng tham gia chiến tranh ở VN.
    Tuy nhiên, bất cứ ai thắng cử cũng sẽ phải trả lời trước tháng 1-2005, và khi đó, như tôi đã nói, có thể có tới 1 triệu chữ ký.
    Và sau đó...?
    - Lá thư cũng sẽ được chuyển tới các công ty hóa chất Mỹ và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan.
    Ông có thể tiết lộ nội dung cụ thể của bức thư?
    - Nội dung chính là kêu gọi tổng thống Mỹ trả lời về trách nhiệm của Mỹ đối với các nạn nhân chất độc da cam VN. Về nội dung cụ thể, tôi chưa thể ?obật mí? với các bạn được! Nhân tiện, tôi cũng dự định sẽ chiếu một bộ phim về các nạn nhân cho sinh viên Trường Kinh tế London sau khi diễn đàn này kết thúc.
    Tôi hi vọng báo chí VN tiếp tục ủng hộ tôi.
    ****** Hiện tại trang http://www.hoathuytinh.com đang nâng cấp và nếu bạn vào đây sẽ được xem một số hình ảnh******

  8. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    ****** Hiện tại trang http://www.hoathuytinh.com đang nâng cấp và nếu bạn vào đây sẽ được xem một số hình ảnh******
  9. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Những bọc máu da cam
    Ngày 2-9, dọc buôn Đăk Răng, xã Đắk Dục, huyện Ngọc Hồi (Kontum) vui như hội, nhưng nhà Y Ven (29 tuổi, người dân tộc Triêng) lại buồn hiu như có đám. Cách đây ba ngày, Y Ven trở dạ. A Líu - chồng Y Ven - vội vàng đưa vợ đi bệnh viện để sinh con.
    Thế nhưng bác sĩ nói đứa con đã chết trong bụng mẹ, phải mổ để lấy ra. Đây là lần thứ hai Y Ven không sinh được con. Y Hà, cán bộ xã, nói: ?oNăm rồi Y Ven cũng mang thai được chín tháng, cũng đau bụng đẻ nhưng nó chỉ đẻ ra một cái bọc máu đỏ như cục thịt con mễn?.
    Khi đó A Líu đã đặt tên trước cho con mình là A Thương. Líu nói: ?oĐặt tên trước để con ma rừng tránh đi, nó không bắt con mình?. Vậy mà...
    Lần này A Líu cũng đặt trước tên con là A Thiết nhưng A Thiết cũng không được sinh ra đời. Y Ven nói: ?oKhông phải con ma rừng nó bắt đâu, cán bộ ở bệnh viện nói do chất độc da cam làm chết con mình?. Y Hà (phó ban bảo vệ và chăm sóc bà mẹ - trẻ em xã, nguyên là bộ đội vận tải thời kháng chiến chống Mỹ) cho biết: cả cha mẹ A Líu và Y Ven đều là bộ đội, dân công từng đóng quân ở đỉnh đồi Chăm Pút. Ngọn đồi luôn là mối đe dọa của địch. Những năm 1968 ?"1969 máy bay Mỹ rải chất độc da cam xuống đây. Lúc đó không ai biết hết tác hại của nó.
    Vừa đi vừa hỏi thăm, cuối cùng chúng tôi cũng tìm ra nhà Chư Rum Ranh nằm bên dòng suối Đăk Rơ Vây. Chư Rum Ranh (42 tuổi) và Y Mai lấy nhau đã được tám mùa rẫy. Trong bảy mùa rẫy sau, mùa nào Y Mai cũng mang thai nhưng chỉ duy nhất một lần Mai sinh được con.
    Hồi trước chiến tranh Chư Rum Ranh ở Đắc Glei, một ngôi làng nằm cạnh biên giới Việt - Lào. Vào năm 1969 lúc Chư Rum Ranh khoảng bảy tuổi, làng Ranh bị địch liên tục rải chất độc da cam. Chỗ nào không bị rải chất độc thì bị máy bay B52 ném bom, Ranh bị trúng bom mất cánh tay phải. Còn cha Y Mai là thương binh, mẹ Mai là dân công hỏa tuyến tiếp đạn, tải thương cho bộ đội. Sau chiến tranh cả cha và mẹ Mai đều đã qua đời.
    Lần đầu tiên Y Mai có thai, Ranh cố gắng làm lụng trữ bắp, lúa chờ con ra đời. Chư Rum Ranh mừng ra mặt, khoe với lũ làng là Y Mai sẽ đẻ con đầu lòng. Vậy mà đau lòng thay, lần vượt cạn đó Y Mai chỉ sinh ra một cái bọc bầy nhầy đỏ như miếng thịt con mang bị người ta bỏ vào cối giã... Y Mai khóc hết nước mắt, Ranh thì bặm môi đem giọt máu của mình vào rừng chôn.
    Rồi liên tiếp mấy mùa rẫy sau Y Mai vẫn không sinh được con. Có lần Y Mai mang thai đến tháng thứ chín nhưng chỉ sinh ra được đứa con không tay chân tròn như quả bí, quả bầu trên rẫy. May mắn thay cuôi cùng Mai cũng sinh hạ được một đứa con, bây giờ nó là đứa con trai duy nhất của họ đã gần năm tuổi.
    Theo chị Y Hà, tính từ sau 1975 đến nay không thể thống kê được bao nhiêu trường hợp các bà mẹ có con chết lưu thai (vì hậu quả của chất độc da cam) như Y Mai, Y Ven. Đó là chuyện gần như thường ngày ở xã. Trong năm nay ở xã đã có ba trường hợp tương tự.
    st
  10. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    ?oNgày vì nạn nhân chất độc da cam?
    Theo nghiên cứu của trường đại học Columbia- Hoa Kỳ đăng trên tạp chí khoa học Nature số 422 ngày 17 tháng 4 năm 2003, từ năm 1961-1971, quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam khoảng 80 triệu lít chất độc hoá học, trong đó có gần 50 triệu lít chất độc da cam, chứa khong 350 kg dioxin, một tạp chất cực kỳ độc hại mà con người tìm thấy cho đến nay. Chỉ cần một phần tỷ gram có thể gây chết người.
    Viện Hàn lâm khoa học Mỹ đã công bố danh sách 13 loại bệnh do chất da cam gây nên, trong đó có một số loại bệnh hiểm nghèo như : ung thư tổ chức phần mềm, u lymphô ác tính, bệnh Hodgkin, bệnh xạm da, ung thư đường hô hấp, ung thư tiền liệt tuyến v.v? Tuy nhiên họ mới chỉ thừa nhận một loại dị tật bẩm sinh trên con cựu chiến binh là tật gai đôi cột sống (Spina Bifida). Ta cần biết, thời gian tham chiến tại Việt Nam của phần lớn cựu chiến binh Mỹ chỉ giới hạn từ 6 tháng đến 12 tháng, còn cựu chiến binh Việt Nam thì phải chiến đấu trực tiếp hoặc gián tiếp của hàng triệu phi vụ rải chất độc hoá học của Mỹ với thời gian không giới hạn. Có những người 5 năm, 10 năm và có những người còn lâu hơn thế nữa. Hơn thế nữa, hàng triệu người dân Việt Nam đã phải sống trên những vùng đất bị rải chất độc hoá học nặng trong thời gian chiến tranh, cũng như còn đang phải sống ở những vùng vẫn còn bị nhiễm độc nặng như những sân bay quân sự và kho chứa chất độc cũ của Mỹ.
    Từ năm 1980, Chính phủ đã thành lập Uỷ Ban Quốc gia điều tra hậu quả chiến tranh hoá học dùng trong chiến tranh Việt Nam (Uỷ ban 10-80) do cố giáo sư Tôn Thất Tùng là chủ tịch đầu tiên. Uỷ ban này đã hợp tác với các nhà khoa học quốc tế Canada, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp và Mỹ tiến hành nghiên cứu tổng quan tác hại lâu dài của cuộc chiến tranh hoá học đối với con người và môi trường Việt Nam. Theo các kết quả đã được công bố, dioxin trong chất da cam đã gây ra nhiều loại bệnh ung thư, bất thường thai sản như xảy thai, chửa trứng, thai chết lưu, và nhiều loại dị tật bẩm sinh như câm điếc, mù, não úng thuỷ, chân tay dị dạng co quắp, thiểu năng trí tuệ,v.v? Có những gia đình có đến 4-5 con tàn tật, đặc biệt có gia đình tại Hải phòng có đến 7 con đều bị tàn tật ở các mức độ khác nhau và có cháu đã chết. Sở dĩ nhiều gia đình vẫn tiếp tục sinh con khuyết tật vì họ chỉ mong muốn sinh được một đứa con lành lặn để chăm sóc các anh, chị khuyết tật và là nơi nương tựa cho họ lúc tuổi già.
    Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nước ta có khoảng 2 triệu nạn nhân chất độc da cam, trong đó có khoảng 200 ngàn trẻ em sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Phần lớn trong số họ đang sống trong hoàn cảnh hết sức khó khăn và đang rất cần được giúp đỡ.
    Mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn và còn nhiều việc phải làm, nhưng trong nhiều năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều hình thức và chế độ chính sách trợ giúp cho các nạn nhân chất độc da cam. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 26/2000/TTg ngày 23/02/2000 về một số chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả do nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Và mới đây là Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg (thay cho Quyết định 26 cũ) đã bổ sung thêm đối tượng được hưởng trợ cấp và mức trợ cấp cũng được tăng lên nhiều hơn. Tuy nhiên, Quyết định này chỉ áp dụng cho đối tượng chính sách là các cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ dân chính Đảng, thanh niên xung phong và con đẻ của họ bị mắc bệnh hiểm nghèo, không còn khả năng lao động, còn dân thường thì chưa được hưởng. Cũng cần nói thêm, chiến tranh đã kết thúc hơn 30 năm, hiện đã có đời cháu của các cựu chiến binh ra đời. Có nhiều cháu cũng đã bị ảnh hưởng tác hại của chất độc da cam do đời ông để lại và mắc những loại dị tật bẩm sinh tương đối nặng, không tự phục vụ được. Tuy nhiên các cháu vẫn chưa được là đối tượng được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 120 của Thủ tướng Chính phủ. Thiết nghĩ, các ban, ngành chức năng cần sớm nghiên cứu bổ sung đối tượng này để các cháu đỡ bị thiệt thòi.
    Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam là một trong những tổ chức đi đầu trong lĩnh vực giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam. Để phần nào đáp ứng nhu cầu bức xúc của các nạn nhân, Hội đã xin phép Chính phủ thành lập Quỹ Bo trợ nạn nhân chất độc da cam thuộc Hội và đã được Chính phủ phê chuẩn bằng Quyết định số 105/1998/QĐ-TTg ngày 9/6/1998 nhằm huy động sự ủng hộ trong và ngoài nước, góp phần cùng Đảng và Nhà nước giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam. Sau 5 năm hoạt động, đã có 57 tỉnh, thành trong cả nước thành lập Quỹ địa phương và đã quyên góp được gần hơn 80 tỷ đồng. Với số tiền quyên góp được, Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam đã giúp đỡ 220.429 nạn nhân cải thiện đời sống, sức khoẻ, vật chất và tinh thần (trong đó có 91.726 nạn nhân được khám chữa bệnh, 1.350 nạn nhân được phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng, 2.471 nạn nhân được cấp xe lăn xe đẩy, xây dựng được 1.375 nàh tình nghĩa cho các nạn nhân, cấp học bổng cho 535 em khuyết tật học khá, giỏi và bảo trợ thường xuyên cho 4.258 nạn nhân. Với những kết quả ban đầu đạt được như vậy nên năm 2003, Quỹ đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam nhận định rằng đây mới chỉ là bước khở đầu tốt đẹp, nó mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu cần giúp đỡ rất lớn của các nạn nhân chất độc da cam.
    Để huy động được nhiều hơn nữa sự quan tâm của toàn xã hội đối với các nạn nhân chất độc da cam, Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam đã đề nghị lấy ngày 10 tháng 8 là ?oNgày vì nạn nhân chất độc da cam ? và đã chính thức được công nhận vào ngày 6 tháng 8 năm 2004. Đây là một sự kiện hết sức quan trọng, phù hợp với đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam, thể hiện trách nhiệm và tình cảm của toàn xã hội đối với việc chăm lo, săn sóc cho các nạn nhân chất độc da cam./.

Chia sẻ trang này