1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai chưa kí nào ?Còn chờ gì nữa?

Chủ đề trong '1984 Public' bởi xitrumkhongtinhyeu, 30/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Đêm trắng vì nạn nhân chất độc da cam
    Hàng vạn chim hạc trắng đã được xếp trong buổi sáng hôm nay, tượng trưng cho mong ước hòa bình và sự sẻ chia của cộng đồng với những nạn nhân chất độc da cam.
    Công viên 30/4, TP.HCM hôm nay đã trở thành vườn chim hạc, nơi mà trong cả ngày hôm nay sẽ tập trung các hoạt động nhằm gây quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam. Thanh niên, học sinh sinh viên, khách du lịch nước ngoài, những gia đình nhỏ? tất cả đều say sưa góp vào khu vườn này những cánh hạc do chính tay mình xếp nên. Đến 11h sáng, cuốn tập Vĩnh Tiến lớn nhất từ trước đến nay đã thu thập thêm gần 1000 chữ ký ?oVì công lý?.
    Hình ảnh hạc giấy niềm tin, biểu tượng của những ước mơ đang hóa thành hiện thực. Và chúng tôi mong muốn nỗi đau da cam sẽ được xoa dịu và không còn tồn tại trên cuộc sống" - Phương Linh, sinh viên Trường CĐ Sư phạm mẫu giáo T.Ư3 lý giải việc cô cùng 60 bạn khác có mặt tại đây từ rất sớm để xếp hàng ngàn con hạc giấy. Những món quà lưu niệm, thiếp mừng, tranh thư pháp, ***g đèn? do chính tay sinh viên các trường ĐN Kiến Trúc, Mỹ Thuật, KHXH&NV, Dân lập Hồng Bàng, Văn Lang? cũng được mọi người hưởng ứng nhiệt tình. Tất cả tiền thu được từ việc bán những sản phẩm ?ocây nhà lá vườn?, nhưng rất đẹp này sẽ được xung vào quỹ ủng hộ.
    Ngoài các hoạt động trên, sẽ có một bức tranh hòa bình, cao 6m, được ghép lại từ những bức vẽ của các em thiếu nhi. Triển lãm ảnh nạn nhân chất độc da cam của nghệ sĩ Đoàn Đức Minh; tượng sắp đặt của nghệ sĩ Minh Phương và Nguyễn Nguyên. 19h chiều nay, hai màn hình (4x5m) được đặt hai bên sân khấu chính và hai màn hình khác đặt ở góc đường Lê Duẩn và Pasteur để khán giả phía sau có thể theo dõi cận cảnh hình ảnh trên sân khấu. Tiết mục Đồng ca mặt trời sẽ có 400 SV tình nguyện hỗ trợ khán giả chuyền nến và thắp lửa. Cũng trong chương trình này, món tiền bạn đọc VietNamNet ủng hộ sẽ được chuyển đến quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam.
    Tomonori Ikegami và Maya Ohori, du khách Nhật, đã góp vào chương trình hai bức tranh vẽ những khuôn mặt cười. ?oThuyết trình? về tranh của mình, Tomonori Ikegami cho biết đây là khuôn mặt đại diện cho tất cả mọi người trên thế giới, với niềm tin vào tương lai nhân loại sẽ không còn nỗi đau chiến tranh như Việt Nam và Nhật Bản từng trải qua.

    Buồn
  2. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Vụ kiện chất độc da cam/dioxin: Tìm được nhiều bằng chứng quan trọng bị các công ty hóa chất Mỹ ém nhẹm
    Theo nguồn tin riêng của Thanh Niên, mới đây các luật sư tại Mỹ đại diện cho phía nạn nhân vụ kiện chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã thu thập thêm được những bằng chứng mà theo họ là "cực kỳ quan trọng" từng bị các công ty hóa chất Mỹ ém nhẹm. Các tài liệu có được, các công ty hóa chất Mỹ (đặc biệt là Dow Chemical) đã có nhiều nghiên cứu và biết trước được tác hại của các loại hóa chất mà quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam nhưng họ giấu kín chuyện này.
    Như vậy cho đến nay các luật sư Mỹ đại diện cho bên nguyên đơn vẫn tiếp tục gấp rút thu thập tất cả các tài liệu, bằng chứng liên quan đến vụ kiện, trong đó gần 40 luật sư chia nhau nghiên cứu gần 2 triệu trang tài liệu của vụ kiện. Hiện số tiền mà các luật sư bên nguyên chi phí cho vụ kiện đã lên tới hơn nửa triệu USD, tuy nhiên số tiền này là do các công ty luật bỏ ra mà không yêu cầu phía các nạn nhân Việt Nam phải trả.
    Được biết đầu năm nay một trong số công ty đang tham gia bào chữa cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã giúp một nạn nhân thắng trong vụ kiện buộc Công ty Hóa chất Mosanto phải bồi thường 750 triệu USD.
  3. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Quy định pháp luật mới nhất về chế độ đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị hậu quả do nhiễm chất độc hoá học mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam
    QUYẾT ĐỊNH
    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 120/2004/QĐ-TTG
    NGÀY 05 THÁNG 07 NĂM 2004 VỀ MỘT SỐ CHẾ ĐỘ
    ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA KHÁNG CHIẾN VÀ CON ĐẺ
    CỦA HỌ BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC DO MỸ SỬ DỤNG
    TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2002;
    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
    QUYẾT ĐỊNH:
    Điều 1. Đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định này bao gồm:
    1. Cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ dân chính đảng, thanh niên xung phong tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng bị Mỹ sử dụng chất độc hoá học trong chiến tranh Việt Nam từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975, đang không hưởng trợ cấp bệnh binh, hoặc trợ cấp mất sức lao động mà sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả chất độc hoá học và thuộc các mức độ sau:
    a) Bị mắc bệnh hiểm nghèo do nhiễm chất độc hoá học, không còn khả năng lao động.
    b) Bị mắc bệnh do nhiễm chất độc hoá học, bị suy giảm khả năng lao động.
    2. Con đẻ còn sống của đối tượng quy định tại khoản 1 điều này, con đẻ của công nhân viên chức mất sức lao động mà bị hậu quả do nhiễm chất độc hoá học và thuộc mức độ sau:
    a) Bị dị dạng, dị tật nặng, không có khả năng lao động, không tự lực được trong sinh hoạt.
    b) Bị dị dạng, dị tật, không có khả năng lao động nhưng còn tự lực được trong sinh hoạt.
    Điều 2.
    1. Mức trợ cấp bằng 300.000 đồng/người/tháng đối với đối tượng quy định tại địa điểm a khoản 1 Điều 1.
    2. Mức trợ cấp bằng 165.000 đồng/người/tháng đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1.
    3. Mức trợ cấp bằng 170.000 đồng/người/tháng đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1.
    4. Mức trợ cấp bằng 85.000 đồng/người/tháng đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1.
    Điều 3.
    1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1, già yếu, cô đơn không nơi nương tựa và đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1, mồ côi cả cha và mẹ được xét tiếp nhận nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
    2. Đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định tại Điều 1 của Quyết định này, nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được Nhà nước mua bảo hiểm y tế với mức 3% lương tối thiểu.
    3.Học sinh, sinh viên là con các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 đang học tại các trường thuộc hệ thống giáo dục, đào tạo của Nhà nước mà không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí thì được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục và đào tạo như đối với con của bệnh binh mất sức lao động từ 61% đến 70% như quy định tại điều 64 của Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ.
    4. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, không thuộc diện hưởng chế độ mai táng phí khi chết thì người đảm nhiệm việc chôn cất được trợ cấp mai táng phí đối với bệnh binh mất sức lao động khi chết như quy định tại Điều 39 của Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ.
    5. Những đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 và tại điểm b khoản 2 Điều 1 còn khả năng lao động, thuộc diện đói nghèo được ưu tiên vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ xoá đói, giảm nghèo để sản xuất kinh doanh cải thiện đời sống.
    Điều 4.
    1. Kinh phí thực hiện các chế độ trợ cấp: hàng tháng, ưu đãi giáo dục, đào tạo, bảo hiểm y tế, mai táng phí quy định tại Quyết định này được bố trí trong nhiệm vụ chi đảm bảo xã hội hàng năm của địa phương như quy định hiện hành.
    Kinh phí tăng thêm trong năm 2004 do bổ sung đối t ượng và điều chỉnh mức trợ cấp để hỗ trợ cho các địa phương được hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2004.
    2. Thời gian bắt đầu thực hiện chế độ trợ cấp theo quy định của Qu ết định này từ ngày 01 tháng 07 năm 2004.
    Đối tượng đang hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của Quyết định số 26/2000/Q Đ-TTg ngày 23 tháng 2 năm 2000 của Thủ tướng chính phủ được hưởng trợ cấp theo quy định của Quyết định này kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2004.
    Đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này, được lập hồ sơ làm thủ tục đề nghị xác nhận là đối tượng hưởng chế độ trợ cấp từ ngày 01 tháng 07 năm 2004 trở về sau thì được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định của Quyết định này kể từ ngày Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định.
    Điều 5.
    1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quy định, hướng dẫn thực hiện về nội dung hồ sơ, thủ tục xác nhận v à kiểm tra việc thực hiện chế độ trợ cấp cho c ác đối t ượng h ư ở ng ch í nh s ách này ở các địa phương trong cả nước.
    2. Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan để hướng dẫn, kiểm tra việc xác định các bệnh tật, mức độ dị dạng, dị tật và khả năng lao động đối với những người thuộc diện quy định tại Điều 1, làm căn cứ xác định mức trợ cấp theo quy định của Quyết định này.
    3. Bộ Tài chính có trách nhiệm đảm bảo nguồn ngân sách và hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí chi cho đối tượng được quy định tại Quyết định này.
    4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Quyết định này theo hướng dẫn của Bộ Lao động ?" thương binh và xã hội và Bộ tài chính.
    Điều 6. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 26/2000/QĐ-TTg ngày 23 tháng 2 năm 2000 của Thủ tướng chính phủ và có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
    Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
    Tên văn bản : Quyết định về một số chế độ với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam
    Loại văn bản : Quyết định
    Ký hiệu : 120/2004/QĐ-TTg
    Ngày ban hành : 05/07/2004
    Ngày có hiêu lực : 20/07/2004
    Cơ quan ban hành : Thủ tướng Chính phủ
    Số văn bản liên quan : 0
  4. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Vụ kiện chất độc da cam Việt Nam thức tỉnh cả thế giới
    Máy bay rải chất độc da cam tại miềm Nam VN năm 1966.
    Nói về vụ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam kiện các công ty hóa chất Mỹ, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, nhà nghiên cứu về chất độc da cam/dioxin, nhận định đây là vụ kiện mang tính lịch sử bởi lần đầu tiên người Việt Nam có cơ hội lên tiếng, làm cho thế giới thức tỉnh nhìn vào thực trạng chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam
    Xin tiến sĩ nói rõ hơn về mối quan tâm, quá trình nghiên cứu của ông về dioxin?
    Tôi lớn lên ở một làng quê thuộc tỉnh Kiên Giang, trong thập niên 1960. Thời đó chiến tranh rất ác liệt. Tôi còn nhớ những lần tản cư, chạy trốn xe tăng và những đợt "hành quân" của lính Mỹ, nay đây, mai đó trên ghe, và chứng kiến nhiều thảm cảnh. Có hai lần núp trong bụi cây tôi thấy từ trên không máy bay bay ngang qua, nhưng không thả bom mà rải một chất gì màu vàng - trắng. Sau khoảng 2 tuần thì thấy cây cỏ chung quanh những nơi bị rải đều bị tiêu hủy hết. Lúc đó tôi đã tò mò muốn biết chất này độc hại ra sao mà lại có "hiệu quả" nhanh như thế. Sau này khi lên Sài Gòn theo học đại học tôi mới biết đó là chất độc da cam.
    Lúc đó, báo chí Sài Gòn cũng có đưa tin những đợt tàn phá cây cỏ khủng khiếp ở miền Trung, và một số báo còn đưa ra nghi vấn chính độc chất này là thủ phạm gây ra dị thai. Tôi để tâm theo dõi độc chất da cam từ đó. Thành ra, sau này khi ra nước ngoài tôi dành khá nhiều thì giờ để tra cứu tài liệu từ thư viện y khoa và nghiên cứu về tác hại của độc chất da cam. Cuốn sách ?oChất độc da cam, dioxin và hệ quả" của tôi là kết quả của quá trình tìm tòi đó.
    Cuốn sách cho thấy ông đã rất công phu trong việc tìm thông tin. Phải chăng thiếu thông tin là một khó khăn lớn của các nhà khoa học nghiên cứu về dioxin của Việt Nam, thưa ông?
    Muốn làm một nghiên cứu về dioxin, cần phải có máy móc đo nồng độ dioxin, mà trong nước thì thiếu thốn phương tiện quan trọng này. Muốn làm một nghiên cứu cho có hệ thống, nhất là nghiên cứu dạng dịch tễ học hay lâm sàng, nhà nghiên cứu phải nắm vững phương pháp nghiên cứu và đo lường. Một số không nhỏ các nhà nghiên cứu trong nước chưa được huấn luyện qua các phương pháp dịch tễ học do đó một số kết quả nghiên cứu trong nước chưa được đánh giá đúng mức và không có mặt trên các diễn đàn khoa học quốc tế.
    Vấn đề tiền bạc cũng đóng vai trò quan trọng. Các nhà nghiên cứu cần phải có tiền để tiến hành một nghiên cứu nghiêm chỉnh. Ở Mỹ, Italia, chính phủ tài trợ cho các nhà nghiên cứu hàng chục triệu USD để họ theo dõi ảnh hưởng của dioxin và độc chất da cam đến sức khỏe cựu chiến binh và người dân trong hàng chục năm trời. Còn ở nước ta, chưa có một nghiên cứu quy mô lớn như thế, và một trong những lý do là không có tài trợ. Thành ra, tôi mong mỏi Nhà nước nên dành ra một khoản ngân sách xứng đáng để nghiên cứu về tác hại của độc chất da cam trên người dân tại những vùng mà chúng ta biết là chịu ảnh hưởng dioxin trong thời chiến.
    Xin cho biết bình luận của tiến sĩ về vụ kiện của các nạn nhân chất da cam/ dioxin Việt Nam kiện các công ty hoá chất Mỹ?
    Tôi nghĩ đây là một vụ kiện mang tính lịch sử, bởi vì lần đầu tiên nạn nhân người Việt Nam có cơ hội lên tiếng (mà đáng lẽ họ nên lên tiếng từ lâu, từ hơn 20 năm về trước). Từ xưa đến giờ, ở ngoài này (các nước phương Tây và Mỹ) nói đến độc chất da cam, người ta nghĩ ngay đến cựu quân nhân Mỹ từng bị phơi nhiễm độc chất trong thời chiến tranh, chứ ít khi nào tôi nghe nói đến người Việt Nam. Trong khi đó, số nạn nhân người Việt Nam chịu ảnh hưởng độc chất trong thời chiến - theo một nghiên cứu gần đây cho biết - lên đến con số 4,8 triệu người. Đó là một cộng đồng rất lớn. Thành ra, vụ kiện này làm cho thế giới thức tỉnh nhìn vào thực trạng độc chất da cam tại Việt Nam.
    Trong sách, tiến sĩ đã nêu ra những tài liệu tham khảo chứng minh rằng Chính phủ Mỹ biết rõ sự độc hại của chất da cam và các hoá chất khác trước khi sử dụng. Vậy phải chăng trách nhiệm của Chính phủ Mỹ đối với con người và môi trường Việt Nam là vấn đề đã rõ ràng?
    Đúng như thế. Nếu Chính phủ Mỹ từng bồi thường những cựu quân nhân từng rải độc chất da cam, thì họ cũng chẳng có lý do gì để không quan tâm đến những nạn nhân ở Việt Nam hiện đang phải quằn quại vì độc chất do chính họ sản xuất và sử dụng cho mục tiêu phá hủy môi trường một cách có ý thức. Như tôi có viết trong sách, không có lý gì người đi rải độc chất được bồi thường thiệt hại, mà nạn nhân của họ thì lại bị bỏ rơi. Nếu quả thật có một nền công lý như thế thì tôi không thể nào hiểu nổi!
    Theo ý kiến của ông, trách nhiệm của các công ty hoá chất Mỹ như thế nào?
    Tôi nghĩ các công ty này nên có trách nhiệm với nạn nhân của độc chất. Họ có thể làm những điều sau:
    Thứ nhất, bồi thường cho những nạn nhân bị nhiễm độc chất và bị những bệnh được công nhận là do độc chất da cam hay dioxin gây ra.
    Thứ hai, họ nên bỏ ra một số tài khoản để tài trợ các nhà nghiên cứu Việt Nam và ngoại quốc nghiên cứu về tác hại của độc chất da cam đến sức khỏe con người, số tiền này cũng có thể dưới hình thức học bổng cho các sinh viên Việt Nam sang du học tại các nước Tây phương, kể cả Mỹ.
    Thứ ba, họ nên hợp tác với các nhà khoa học Việt Nam và Mỹ để phát triển những chương trình làm sạch và bảo tồn môi sinh tại những nơi mà độc chất da cam đã từng được rải.
    Thứ tư, họ nên dành ra một ngân khoản để tài trợ cho các tổ chức từ thiện phi chính phủ đang nỗ lực phục hồi sức khỏe và xoa dịu nỗi đau của các trẻ em và nạn nhân độc chất da cam tại Việt Nam.
    Đó là những hành động thực tế mà tôi nghĩ các công ty hóa chất Mỹ có thể làm được và làm ngay bây giờ.
    Là người nghiên cứu về dioxin từ lâu, ông có mong muốn những nghiên cứu của mình sẽ góp phần vào vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam, đòi lại công lý cho họ?
    Đó là một hoài bão của tôi và cũng chính là động lực để tôi viết cuốn sách. Như tôi có viết đâu đó trong sách, nếu đồng hương trong nước thấy các thông tin trong sách giúp ích cho họ thì tôi cũng cảm thấy vui rồi. Mong ước lớn hơn của tôi là có dịp đem chuyên môn của mình góp một phần vào công cuộc nghiên cứu độc chất da cam ở trong nước.
  5. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Những con số của sự đồng cảm, sẻ chia!
    Hơn 2,4 triệu chữ ký và 1,4 tỷ đồng ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin
    Ngày 29-9, T.Ư Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam cho biết:Tính đến ngày 28-9 đã có hơn 2,4 triệu chữ ký và hơn 1,4 tỷ đồng ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam và vụ kiện chất độc da cam/đi-ô-xin đối với các tập đoàn sản xuất hóa chất sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. .
    Hưởng ứng Tuyên bố ngày 9-7-2004 của Ðoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam ủng hộ nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam, trong thời gian qua, các bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang, đông đảo các tầng lớp nhân dân ở khắp mọi miền đất nước và người Việt Nam ở nước ngoài, các bạn bè quốc tế đã có nhiều hoạt động thiết thực để giúp đỡ, chăm sóc các nạn nhân chất độc da cam trong cuộc sống; đồng thời ủng hộ Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam và các nạn nhân đang tiến hành vụ kiện dân sự tập thể ra tòa án Mỹ đối với các tập đoàn sản xuất các hóa chất độc để quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ðến ngày 28-9-2004, đã có 2.447.765 chữ ký ủng hộ và 1.424.863.500 đồng gửi tới Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam (trong đó Thời báo Kinh tế Việt Nam chuyển tới Hội 610.291.700 đồng); có 597.651 chữ ký ủng hộ trên mạng http://www.petitiononline. com/AOVN.
    Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam và các nạn nhân cảm ơn tấm lòng nhân ái "Thương người như thể thương thân" của đồng bào cả nước; cảm ơn nghĩa cử cao đẹp vì lương tri và công lý của bạn bè trên thế giới.
    Hội mong tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của đồng bào và bạn bè trong thời gian tới.Ðịa chỉ: 11/41 phố Linh Lang, phường Cống Vị, quận Ba Ðình, Hà Nội.Ðiện thoại: (04) 7628577 - 7629452 - 7629787Fax: (04) 7629452Email: hnncddcvn@fpt.vnTài khoản: - Số 001.100.0863681 tại Sở giao dịchNgân hàng Ngoại thương Việt Nam - Số 007.100.1691244 tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương TP Hồ Chí Minh.
  6. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ muốn mọi người xem thôi, coi như bản tin mà tôi xem được và muốn chia sẻ với mọi người
    Phiên tòa dioxin sẽ bắt đầu ngày 13.1.2005
    Một số nạn nhân sẽ đại diện nạn nhân chất độc da cam đến Mỹ
    Hôm qua luật sư Dean Kokkoris, trưởng nhóm luật sư bảo vệ quyền lợi của nạn nhân chất độc da cam VN đã gửi thư cho Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN thông báo thời gian diễn ra phiên tòa đã được dời lại đến 14h ngày 13-1-2005.
    Theo ông Kokkoris, trong thời gian qua phía các công ty hóa chất Mỹ đã yêu cầu tòa án hủy bỏ hồ sơ của 21 nguyên đơn mới hoặc gia hạn thêm ba tuần để họ có thêm thời gian chuẩn bị. Tòa án đã chấp nhận những hồ sơ mới và các công ty hóa chất Mỹ có thêm khoảng ba tuần để thu thập tài liệu về những nguyên đơn mới.
    Như vậy, các mốc thời gian mới của vụ kiện bao gồm: ngày 2-11-2004 là hạn cuối cho các công ty hóa chất nộp hồ sơ; ngày 3-12-2004 là hạn cuối để luật sư nguyên đơn trả lời những luận chứng của họ; 24-12-2004 là hạn cuối để biên bị đơn hồi đáp các ý kiến và phiên tranh luận đầu tiên sẽ diễn ra tại toà vào 14g ngày 13-1-2005.
    Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN đã nhận được trên 4,3 triệu chữ ký qua giấy ủng hộ vụ kiện (chưa kể gần 650 ngàn chữ ký ủng hộ qua mạng http://www.petitiononline.comĐại diện Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN cho biết đang gấp rút chuẩn bị cho phiên tòa. Hiện tại, đã có 11 luật sư của 4 công ty luật Hoa Kỳ tham gia bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân VN.
    Hội cũng đã chuyển 100 hồ sơ của 100 nạn nhân (chủ yếu sinh sống tại các tỉnh phía Nam) cho các luật sư Mỹ và đã có 27/100 hồ sơ này được chuyển đến tòa án.
    Dự kiến, trong quí 1-2005, Hội nạn nhân chất độc da cam VN sẽ tổ chức cho một số nạn nhân tham gia vụ kiện đi Mỹ.

Chia sẻ trang này