1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai có bức xúc với nhà báo xin vào đây

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Pele, 10/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. amon_din

    amon_din Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Lang thang trên blog thấy bài này, vừa là một nỗi bức xúc nhưng đọc lại có tính giải trí rất cao. Bức xúc mà vui vẻ.
    KHỞI ĐĂNG loạt bài Chuyện ?okhỉ vặt lông khỉ?...
    Lời người biên tập:
    Bạn thân mến,
    Như đã ?oquảng cáo? ở entry trước, sự nóng lòng của chúng tôi đã được bù đắp bởi mấy bài viết cực hót của một người bạn, một người đứng trong hàng ngũ của những người dũng cảm và chịu nhiều áp lực: NHÀ BÁO.
    Chuyện ngưòi bạn này viết có thể là có thật và cũng có thể không có thật nhưng chúng tôi tin rằng bằng cảm nhận của mình, bạn sẽ cảm thấy ở đó có một cái gì đó rất con người.
    Trân trọng giới thiệu:

    Bài 1: TÌNH LÀ SỢI DÂY
    Tôi viết câu chuyện ?o nồi da nấu thịt? này xin được mở đầu bằng 3 câu thơ trong bài ?oTình là" của một nhà báo hay thơ:
    ?o Tôi bảo tình là sợi dây
    Buộc mỗi ngày một chặt
    Buộc mỗi ngày một đau??.
    Ở Báo C.,?oSợi dây? của các lãnh đạo dùng để ?obuộc? nhân tình, lương tâm, phẩm hạnh, sự nhẫn nhục?của các phóng viên hợp đồng - lứa ?ocon côi?- trong toà soạn. quả tình mỗi ngày một xiết chặt, mỗi ngày một đau hơn.
    Số là cứ vài tháng một lần, ngài tổng biên tập chỉ đạo cho các Phòng, Ban trong cơ quan tổ chức tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm. Những con người được ?otôn vinh?, được sự ?oquan tâm sát sao, trìu mến? bằng cách bỏ phiếu ấy của Ban biên tập là các phóng viên hợp đồng, lực lượng lao động trực tiếp chủ công của báo.
    Cách thức để tiến hành công cuộc đầy sự nhân văn cao cả ấy được tổng biên tập tin cậy giao cho các phó tổng biên tập và trưởng phó Phòng, Ban thực hiện một cách gấp rút, kịp thời sao cho đảm bảo tính hiệu quả của cuộc ?othanh trừng?.
    Các phóng viên hợp đồng buộc phải bỏ phiếu tín nhiệm để loại lẫn nhau trên đường đua điền kinh của công danh sự nghiệp, của cơm áo gạo tiền.. Phòng có 12 phóng viên hợp đồng thì phiếu có danh sách 12 con người. Ban có 13 người thì phiếu có 13 tên? Phóng viên hợp đồng nào cũng được quyền cao cả mà ban biên tập tín nhiệm giao cho là gạch tên các đồng nghiệp của mình trong lá phiếu.
    Ghét ai thì gạch tên, quý ai thì để lại. Phải gạch tên. Không gạch thì lá phiếu không hợp lệ.
    Nếu ai đó không gạch tên, nếu các sếp tìm ra ai sở hữu sự không hợp lệ đầy tình người ấy thì khốn khổ.
    Đạo đức, chuyên môn gác lại trong những góc tối của lương tri. Không xoá tên những đồng nghiệp yêu quý thì họ cũng sẽ thủ tiêu danh tính mình. Ai cũng nghĩ thế nên cuộc maratông đen tối đã được ngài tổng biên tập bắn súng lệnh bắt đầu. Ai ít phiếu thuận sẽ có nguy cơ bị đuổi việc. 10 năm cống hiến cho cơ quan cũng đuổi. Đang nghỉ đẻ cũng đuổi. Bởi lẽ lý luận mà ban biên tập đưa ra: Bầu bán ắt hẳn là dân chủ!
    Vậy là lá phiếu như những quả chuỳ gai thúc vào tim những đồng nghiệp đã từng nắm tay nhau ?ođồng hành? dưới lá cờ ?onhân văn? mà toà soạn đề ra.
    Lo âu! Hận thù! Buồn tủi! Xót xa!...
    Những cảm giác đan xen, choáng váng của sợi ?odây tình? cứ bóp nghẹt trái tim những con người nghèo túng, mưu sinh...
    Bài 2: TÌNH NGƯỜI SÔI NHƯ MỠ!
    Sự cao cả, độ lượng, nhân ái của các đồng nghiệp lúc này đã nhoà đi trước vận hội ?ocơm áo gạo tiền? mà ban biên tập đang ?othúc cồng? trong ma trận nhân tình thế thái. Còn các phóng viên, biên tập viên biên chế thì ngồi ngoài ?otoạ sơn quan hổ đấu?. Họ như những người đẳng cấp trên nhìn phóng viên hợp đồng như lũ chúng tôi đòi tranh nhau miếng ăn. Mắt lạnh lùng, miệng cười giễu cợt, tay vung vẫy ban ơn. Họ ?okhiêu vũ? trong âm điệu ?otiếng sắt, tiếng vàng? của cơn sát phạt, của sự nghi kỵ, thanh trừng của những bạn bè đồng nghiệp của mình. Những người có thể giỏi giang hơn họ nhưng Thượng đế và ngài tổng biên tập không ban tên : Biên chế. Dù là đánh máy, dù là văn thư, dù là lái xe, tạp vụ? nhưng họ là biên chế nên miệng họ vẫn có thể nở những cười giễu cợt như thế.
    Ai dám cấm nào?
    Không khí thời gian này nóng như vạc. Điện thoại réo inh ỏi. Từng nhóm người chụm đầu với nhau bàn mưu tính kế. Vẻ mặt các phóng viên đầy lo lắng, u uất. Họ phải kiểm đếm lại trong toà soạn, ai là người yêu, ai là kẻ ghét. Trong lá phiếu sắp tới mình sẽ bỏ ai? Để ai? Tình người sôi như mỡ. Những cuộc ?ongoại giao? con thoi được thực hiện gấp rút với những toan tính. Những cuộc lobby, vận động hành lang lẫn nhau cũng chóng vánh tiến hành. Những con người trong toà soạn lúc này có vẻ mặt hiền lành hơn, âu yếm nhau hơn, luôn miệng tươi cười. Họ rót nước mời nhau uống, họ dành cho nhau những mỹ từ, họ ôn lại những chuyến công tác đầy vất vả, họ hoài niệm những ngày đầu về toà soạn?.
    Đám mây trìu mến ấy chậm rãi bay trên đỉnh những ngọn núi lửa sôi sục những mưu toan, bon chen, hận thù.
    Mọi cuộc ?ocách mạng? chống đối bỏ phiếu sẽ bị bóp nghẹt bằng những hình thức kỷ luật như thi đua loại C, cắt lương, đuổi việc?
    Trước những nguy cơ ấy, những nhà báo ?oAnh hùng tiếng đã gọi rằng/ Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha?? đã từng ?ogánh bút lên đàng? tìm công lý cho những công dân oan khuất, đã vạch mặt chỉ tên bao thói xấu xa đê tiện ở đời bỗng thụt lại như con ốc sên. Họ sợ! Nếu bị mang tiếng đuổi việc thì đi đâu? Ai nhận? Còn chồng, còn con! Đã là nhà báo mà bị đuổi việc thì còn mặt mũi nào! Vậy là họ gồng mình lên. Lương tri của họ tự túm tóc nhấc mình lên khỏi mặt đất. Họ bức xúc, họ cay đắng, họ xót xa nhưng rồi họ lại tự thoả hiệp với chính mình. Còn vợ, còn con, còn danh hiệu ?onhà báo ?.
    Thôi đành!
    Phát súng lệnh đã bắn. Cuộc maratong đã bắt đầu. Đường đua là một phòng họp. Các ?oquan anh? trưởng ban, phó ban - người của những thế hệ không cắn đôi được một từ tiếng Anh, những người tưởng Internet là tên một tổng thống Mỹ nào đó, cầm còi điều khiển cuộc chơi. Những lá phiếu tung ra trắng nhưng những vành khăn tang của tình đồng nghiệp, của lòng luyến ái. Những phóng viên hợp đồng bước vào đường pít, khom mình nhìn thẳng về vạch đích phía trước. Họ gồng mình, họ căng chân, trán lấm tấm mồ hôi. Mầu áo họ khoác lên mình là mầu của những toan tính, của nỗi xót xa....
    Kết thúc loạt bài ?oKhỉ vặt lông khỉ?: LY TÁN!
    Không gian ?ođường đua? đặc quánh.
    Khói thuốc lá lởn vởn như những dấu hỏi hiện hữu. Tình người ư? Nhân văn ư? Đồng nghiệp ư? Tiếng cồng cơm áo đã thúc ngang tai.
    Thôi nào đành gạch ngang! Thôi nào đành sổ dọc. Mắt vạch ngang như Thần ?oThiên lý nhãn? xem ai gạch tên mình để cộng sổ đen. Tai vểnh lên như Thánh ?oThuận phong nhĩ? xem ai gièm pha mình để tạc dạ. Sự nghi kỵ, cơn hằn thù như đàn ngựa hoang ***g lên trong lòng. Người tám lạng, kẻ nửa cân.
    Lòng người ly tán.
    Thế rồi người cười như hoa khi mình được phiếu cao. Thế rồi kẻ rơi nước mắt khi mình bị phiếu thấp. Nào là do thám chủ trương ban biên tập. Nào là dò xét ý kiến cấp trên.
    Sẽ đuổi 1/3. Sẽ đuổi 1 / 4. Sẽ đuổi 1 /5. Tuyển mới?....
    Những thông tin như cánh chim báo bão ùa về. Những lời nói như búa đinh đập mang tang nổ bôm bốp: Mất việc đến nơi rồi! Ai bảo phiếu thấp. Ai bảo gây thù chuốc oán. Nhân nào quả ấy nhé. Lòng người sâu như biển! Dò xét làm sao! Nước mắt, nụ cười! Hỷ nộ ái ố. Bày lên bàn như bán thịt.
    Sau những cơn xót xa, dâu bể ấy, lá cờ nhân văn vẫn phần phật bay lấp ló...
    Lá cờ lệnh của những cuộc maratong định kỳ mà ban biên tập vẫn ban ơn cho các phóng viên vẫn ***g lộng trong gió bụi nhân tình.
    http://blog.360.yahoo.com/blog-n1zo4ZIncqLDK_ty0FU-?cq=1&p=192
    Được amon_din sửa chữa / chuyển vào 09:43 ngày 31/08/2007
  2. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    KInh nhỉ, cái bờ nốc nhà bác nào mà lắm chuyện thâm cung bí sử gớm.
    Thực ra nhà báo cũng là nguời, đủ cả hỷ nộ ái ố.
  3. NguoiNhaKue

    NguoiNhaKue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Hêhê, bác nào bức xúc với nhà báo, xin vào đây. Up hộ ông anh phát.
    [​IMG]
  4. meomun208

    meomun208 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2006
    Bài viết:
    2.588
    Đã được thích:
    0
    Nhiều loại báo quá, nhà báo nói phét hơi bị nhiều, nhưng cũng là đặc thù nghề nghiệp thôi, thông cảm.
  5. bomho

    bomho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    ________________________
    Hi hi ... câu hỏi hay wá
  6. NguoiNhaKue

    NguoiNhaKue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Quảng cáo cho Tuổi Trẻ 20 trang phát.
    [​IMG]
    [/quote]
  7. Pele

    Pele Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/07/2002
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Một động tác rất đáng trách của nhà báo là hay rút thể ra doạ. Đôi khi chỉ là tờ giấy cộng tác viên mà cũng ra oai.
  8. kimxinhkimthongminh

    kimxinhkimthongminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Thực ra cái gì cũng có 2 mặt cả. Nhà báo hay luật sư cũng thế thôi - nghề được coi là có địa vị cao trong xã hội nhưng lại bị ghét rất nhiều, đơn giản vì nhiều ngưòi (nếu không muốn nói là phần lớn) trong số đó đã tự làm méo mó hình ảnh của mình.
    Chả biết nói sao nữa - đó là xã hội mà
  9. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    Chiều nay , trên đường về nhà trời mưa tầm tã , trời SàiGòn đã nhá nhem tối vẫn thấy những người bán rau co ro và lo âu choàng áo mưa đứng bên xe đạp chất còn đầy rau , những bó rau bây giờ xuống giá lắm và ít người mua , gánh hàng nặng thêm dưới cơn mưa và nỗi lo chất chứa thêm tiếng thở dài , chỉ vì ? những tin đồn. Bữa cơm rau ở nhà chiều nay chắc có thêm vị mặn của nhọc nhằn.
    NhatViet nhớ bài viết cách đây một tuần đăng trên Báo Pháp Luật TP-HCM ngày 05.09.07 mục Sổ Tay , xin được trích đoạn :
    Những ngòi bút đẫm máu. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
    Trong chuyến đi công tác miền Tây vừa qua, gặp mấy anh chị ở quê nghe họ khóc . lòng thấy se lại . Chẵng lẽ mình làm cái nghề ?~ độc ác ?T như lời họ nói ! Mấy vườn bưởi hàng trăm triệu đồng của người dân dự định thu hoạch , giờ gần như mất trắng . Ngân hàng đến đòi nợ , họ thở dài . Chẳng hiểu vì đâu cái món bưởi ngon lành mà bà con ta ăn hàng chục năm qua lại xuất hiện bệnh ?~ ung thư ?~.
    Nhiều bà con khóc ròng khi nghe hai từ ?~ nhà báo ?~ . Vậy mà họ im lặng , không nói một câu . Và mình cũng chỉ biết im lặng . Không hiểu lũ trẻ nghèo khổ phía sau nhà của mấy anh chị trồng bưởi rồi sẽ sống ra sao , làm sao họ có tiền để trả Ngân hàng ? Vì bưởi của họ bán tháo bán đổ ? và những ngôi nhà bên cạnh sẽ ra sao nữa !
    Đã nhiều lần những mùa sầu riêng xum xuê ở quê mình cũng từng gặp hoạ . Cái tin đồn ?~ sầu riêng nhúng thuốc rầy ?~ không biết làm sao lại lan đến cánh nhà báo . Thế là không một người nào bán được sầu riêng . Một anh cán bộ huyện nói như muốn khóc : ?~ Mấy ông cứ quy chụp làm chết bà con , sao không điều tra kỹ rồi hãy đăng báo chứ ? Nếu một người làm thì một người chịu , cớ sao nguyên cả vùng phải gánh nạn chứ ? ?~
    Không chỉ với nông dân thất thế , các doanh nghiệp có tiếng cũng khốn khổ . Chuyện bồn inox ung thư , rồi chuyện nước tương , rau muống ? đủ loại bệnh được nhà báo cho phát sinh . và rồi cuối cùng không mấy người bị thiệt , chỉ nạn nhân đăng báo là ngậm đắng nuốt cay , thậm chí bị phá sản .
    Chẳng thấy một lời xin lỗi , một lời cải chính ?
    - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -BÁ HUY

  10. hanoinet

    hanoinet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/12/2001
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    0
    Một số nhà báo có khả năng khái quát "hiện tượng" đơn lẻ thành "bản chất'' và rút ra được "qui luật"

Chia sẻ trang này