1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai có câu hỏi về Vật lý không?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ukvs, 16/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Nếu mà lý luận như bác thì em đố bác lại: mọi HQCQT bình đẳng với nhau, vậy nếu xét theo quan điểm của một hạt proton thì cả thế giới xung quanh đang chuyển động theo chiều ngược lại nó với vận tốc ánh sáng --> suy ra thời gian trên thế giới này co lại bằng 0 --> thời gian ngừng trôi. Nhưng thực tế là trên thế giới này thời gian vẫn trôi đó thôi!!!
  2. ukvs

    ukvs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Trong trường hợp này TĐ là HQC quán tính còn phi công thì không. Hệ quy chiếu quán tính chuyển động đều về phía nào đó; trong khi đó phi công bay đi và bay trở lại (cần phải có gia tốc để thay đổi vận tốc). Trong quá trình có gia tốc, muốn tính thời gian phải dùng thuyết tương đối tổng quát.
    Kết quả tính toán sẽ cho thấy phi công sẽ vẫn trẻ hơn người anh em sinh đôi, nhưng ông ta "có quyền" như vậy vì hệ quy chiếu gắn liền với phi công không bình đẳng với hệ quy chiếu của người em.
    Mọi người có hỏi gì thì hỏi tiếp đi.
    ILS
  3. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Nhân nói về ma sát em hỏi bác cái này nhá: lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc, vậy tại sao lốp xe lại có gai và rãnh? Tại sao lốp xe đua F1 lại phẳng mà không có gai rãnh?
  4. ukvs

    ukvs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Lốp xe có gai và rãnh để chống trượt. Lực ma sát tĩnh không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc, còn lực ma sát trượt thì có.
    Lốp xe đua F1 thì tôi chưa tận mắt nhìn thấy bao giờ nên không dám trả lời những thứ mà mình không biết
    Tôi chưa thấy câu hỏi nào hay cả, hơi thất vọng về các thành viên trong diễn đàn này đấy...
    ILS
  5. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Trả lời như thế là sai .Không phải quá trình gia tốc gây ra sự trẻ hơn của người phi công già .Hồi trước cũng có một thầy giáo trả lời như vậy nhưng thật ra nguyên nhân là do yếu tố khác.
    Hôm khác tớ sẽ đưa ra 1 ví dụ để loại bỏ sự gia tốc.
  6. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Ủa hình như theo em biết thì lực ma sát trượt đâu có phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc đâu bác????????
  7. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Nói về lực ma sát : lực ma sát trượt và lực ma sát tĩnh cực đại đều không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc nhưng phụ thuộc vào tính chất bề mặt của vật . Có rãnh hay không là liên quan đến tính chất bề mặt của lốp xe(gồ ghề hay không) .Còn diện tích tiếp xúc mà trong sách nói có nghĩa là cùng một chất liệu như nhau ,cùng độ gồ ghề như nhau (tóm lại là tính chất bề mặt giống nhau) nhưng trải trên diện tích khác nhau .VD : một phiến gỗ cho dù đặt nằm hay đứng thì lực ma sát trượt vẫn như nhau.
  8. ukvs

    ukvs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Nguyên nhân gì?
    Gia tốc là nguyên nhân làm cho HQC của viên phi công khác biệt so với HQC quán tính.
    ILS
  9. ukvs

    ukvs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Đi vào chi tiết lực ma sát thì bản chất phải là do biến dạng bề mặt của hai mặt tiếp xúc. Biến dạng liên quan đến liên kết giữa các phân tử do đó ma sát có bản chất điện từ.
    Ma sát phụ thuộc tính chất vĩ mô nào thì nó phụ thuộc vào tính chất hai mặt tiếp xúc (độ ghồ ghề, độ cứng, độ dẻo, v.v. của chất liệu), diện tích tiếp xúc, độ lớn của lực ép. Nói nó không phụ thuộc tí nào vào diện tích bề mặt tiếp xúc thì tôi thấy không tin được. Chẳng phải là cái bánh xe có rãnh và gai để khi ép nó xuống mặt đường thì nó tiếp xúc nhiều hơn với mặt đường hay sao? Có thể các bạn hiểu "diện tích tiếp xúc" khác với tôi.
    Về cái bánh xe F1: khi quanh gấp, người ta muốn bánh xe vẫn lăn chứ không bám chắc mặt đường (xem trên TV hoặc xem mô phỏng trong trò chơi điện tử) và thiết kế bánh xe để cho phép điều đó (tức là giảm ma sát trượt)
    Tôi không muốn nói mãi về cái ma sát, các bạn chuyển chủ đề đi.
    ILS
  10. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Câu trả lời của bác về ma sát có nhiều điểm chưa thuyết phục. Chẳng hạn diện tích tiếp xúc là một đại lượng vật lý rõ ràng, không thể nói là mỗi người hiểu một cách được (Ta đang bàn đến vĩ mô, không nên phức tạp hóa bằng vi mô). Bánh xe có gai và rãnh đúng là khi ép xuống mặt đường tạo ra diện tích tiếp xúc lớn hơn, nhưng như đã nói, ma sát không phụ thuộc vào diện tích này, do đó đây không thể nào là nguyên nhân giúp xe đỡ trơn trượt hơn được!!
    Thật ra em chỉ muốn hỏi những chủ đề thường ngày thôi cho các bạn ở đây dễ tíêp thu, cao siêu quá thì không được thiết thực. Nếu bác muốn chuyển chủ đề thì em chuyển vậy, dĩ nhiên vẫn giữ cho chủ đề mang tính phổ biến kiến thức thiết thực. Vật lý hạt đi ha.
    Câu hỏi của em: Các hạt hadron tồn tại dưới hai dạng, đó là hai dạng nào, và tại sao chúng chỉ tồn tại dưới hai dạng này mặc dù về lý thuyết chúng có thể có vô số kết hợp từ các hạt thành phần???
    Được LungTungBeng sửa chữa / chuyển vào 12:48 ngày 18/07/2002

Chia sẻ trang này