1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai có câu hỏi về Vật lý không?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ukvs, 16/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ukvs

    ukvs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Ý bạn là chuyển một phần nhiệt năng thành động năng à? Tôi nghĩ là entropi của hệ sẽ giảm. Lý thuyết entropy dựa lý thuyết xác xuất do đó vẫn cho phép hiện tượng xảy ra nhưng thực tế chắc không bao giờ quan sát được (Tôi đoán xác xuất xảy ra khoảng 10^-24 gì đấy)
  2. nhatvirus

    nhatvirus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2002
    Bài viết:
    1.090
    Đã được thích:
    0
    Đợi mãi không thấy ukvs trả lời câu hỏi về thuyết tương đối của mình bên topic : chúng ta đang sống ở thế giới nào .
    Sao vậy ?
    Tôi buồn mà lại chẳng biết vì sao tôi buồn ?
  3. ukvs

    ukvs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi của nhatvirus:
    Mình có thắc mắc là : tại sao khi vật chuyển động nhanh cỡ vận tốc ánh sáng thì : thời gian trôi chậm lại , khối lượng lớn nên , độ dài theo hướng chuyển động co ngắn lại ? mình muốn biết bản chất chứ không phải một cách định lượng như dùng phép biến đổi lorent.
    Trả lời:
    Câu trả lời ngắn: vì bản chất tương đối của không gian và thời gian nên mỗi quan sát viên quan sát thấy các độ lớn khác nhau của cùng một đại lượng.
    Câu trả lời dài:
    Tại sao gọi là "tương đối": vì không gian và thời gian không còn là tuyệt đối nữa. Trong cơ học Newton, không gian và thời gian là tuyệt đối được cảm nhận như nhau đối với mọi quan sát viên. Không gian là bất biến, đồng nhất như nhau tại mọi nơi, tách biệt với vật chất, tồn tại một cách độc lập. Thời gian bất biến, đồng nhất, "trôi" với "tốc độ" không đổi, độc lập với không gian và độc lập với vật chất. Thuyết tương đối (hẹp) được coi là một cuộc cách mạng trong nhận thức về tự nhiên vì lần đầu tiên đã chỉ ra không gian và thời gian được nhận thức một cách chủ quan (nhưng không cảm tính, có nghĩa là mỗi người nhận thức một cách nhưng tuân theo các nguyên lý vật lý). Thuyết tương đối (tổng quát) tiếp tục chỉ ra rằng không gian và thời gian là hai biểu hiện của không-thời gian. Không-thời gian có liên hệ chặt chẽ với vật chất (ví dụ không thời gian bị cong đi gần vật chất. Tại bề mặt lỗ đen (event horizon) không thời gian cong đi đễn mức thời gian ngừng trôi)
    Tính tương đối của thời gian: Về khoảng thời gian giữa hai sự kiện. Sự kiện (event): Mỗi sự kiện xảy ra tại một điểm nào đó trong không-thời gian (gồm có toạ độ không gian và thời điểm xảy ra sự kiện). Xét khoảng thời gian giữa hai sự kiện A và B. Người quan sát 1 thấy sự kiện A tại toạ độ (x1a, y1a, z1a, t1a) và B tại (x1b, y1b, z1b, t1b). Khoảng thời gian giữa hai sự kiện A và B đối với người thứ nhất là t1 = t1b -t1a. Đối với người quan sát 2 thì các toạ độ là (...), (...) và khoảng thời gian là t2 = t2b -t2a. Rõ ràng t1 và t2 có thể khác nhau. Sự co lại của thời gian: Giả sử đối với người 1, hai sự kiện A và B xảy ra tại cùng một nơi trong không gian, x1a = x1b, y1a=y1b, z1a = z1b. Nếu người 2 chuyển động so với người 1 thì đối với người 2, hai sự kiện A và B không những xảy ra tại hai thời điểm khác nhau mà còn xảy ra tại hai nơi khác nhau nữa. Người 2 sẽ thấy hai sự kiện cách nhau một khoảng t2, mà t2 < t1 (từ phép biến đổi Lorenzt). Nhưng "bản chất" cơ í à? Không gian và hời gian trong hai hệ quy chiếu của 1 và 2 tuy tương đối với nhau, nhưng phải có liên hệ bằng "cách nào đó" sao cho nếu họ cùng quan sát một tia sáng thì phải thấy tia sáng đó chuyển động cùng một vận tốc (nguyên lý 2). "Cách nào đó" đấy là biến đổi Lorenzt, có thể dễ dàng suy ra từ nguyên lý 2. Vấn đề là bản chất tương đối của không gian và thời gian làm cho sự cảm nhận khoảng thời gian giữa hai sự kiện là khác nhau đối với các quan sát viên khác nhau, chứ không phải phép biến đổi Lorenzt. Phép biến đổi Lorent là hệ quả toán học chứ không phải bản chất vật lý.
    Nếu bạn không thoả mãn với cách giải thích trên thì thử cách này: không gian và thời gian là hai mặt biểu hiện của không-thời gian. Thời gian là một trục đặc biệt trong không-thời gian. Mỗi entity (ý tôi muốn nói cái gì đấy tổng quát hơn sự vật + sự kiện + quá trình - tìm mãi không ra từ tiếng Việt nào) có toạ độ thời gian luôn tăng. Trục thời gian có liên hệ với (ba) trục không gian theo cách nào đó (tôi chưa được đọc cái lý thuyết nào nói cụ thể cái này, nhưng tôi chắc có nhiều người đã làm). Các sự kiện sẽ có cùng "khoảng cách" (gồm cả không gian và thời gian) trong không-thời gian bất kể trong HQC nào. Tức là nếu tách riêng không gian và thời gian thì mỗi thứ có tính tương đối, nhưng không-thời gian lại là tuyệt đối đối với mọi quan sát viên. Việc này cũng giống như vận tốc của ánh sáng là tuyệt đối (như nhau) đối với mọi quan sát viên. Công thức cụ thể thì tôi không có, nhưng có thể nói thế này: nếu muốn thấy nhiều khoảng cách trong thời gian thì thấy ít khoảng cách trong không gian đi và ngược lại (một kiểu trade-off). Vì thế nếu quan sát hai sự kiện tại cùng một nơi trong không gian thì thấy khoảng thời gian là lớn nhất (minimise không gian để được maximise thời gian giữa hai sự kiện). Nếu quan sát sự kiện chuyển động với vận tốc c thì thấy không gian nhiều nhất (minimise thời gian để maximise không gian giữa hai sự kiện)
    Hy vọng tôi không truyền bá "tà thuyết"...
    Giải thích "bản chất" của "độ dài co lại" và "khối lượng nở ra" chắc là tương tự.
    Tôi thấy túm lại bạn nên hiểu thế này là đúng và đủ: (1) Không gian và thời gian là tương đối, mỗi quan sát viên có cảm nhận riêng của mình về các đại lượng (2) Cụ thể ntn thì dùng 2 nguyên lý suy ra phép biến đổi Lorenzt (3) Biết là tồn tại và chấp nhận các hiện tượng không gian co lại, khối lượng tăng lên v.v. (4) Muốn giải thích (3) thì dùng (2), (2) thì dùng (1), còn (1) thì Tự nhiên nó thế.
    Nếu bạn muốn suy nghĩ sâu hơn thì có lẽ nên hỏi các nhà triết học. Họ còn nghiên cứu nhiều câu hỏi "bản chất" hơn nhiều.
    Hope that helps
    Được ukvs sửa chữa / chuyển vào 18:23 ngày 30/07/2002
  4. nhatvirus

    nhatvirus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2002
    Bài viết:
    1.090
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã nhiêt tình trả lời giùm mình , nhưng mình thấy bài trả lời của bạn có nhiều chỗ chưa hiểu :
    TRong đoạn này , khi bạn nấy người 1 ra làm ví dụ thì bạn trọn điểm mốc là một hệ trục toạ độ , trong khi nấy người 2 ra làm ví dụ thì bạn vẫn cho tồn tại một hệ quy chiếu trong khi lại nấy chính người 2 làm mốc để chuyển động .Sau đó bạn lại nấy 2 đại lượng không thời gian của 2 người để so sánh với nhau , vậy là sao mình không hiểu ?
    Tôi buồn mà lại chẳng biết vì sao tôi buồn ?
  5. nhatvirus

    nhatvirus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/02/2002
    Bài viết:
    1.090
    Đã được thích:
    0
    Thêm nữa :
    Bạn có thể nói bạn nấy lí thuyết này ở đâu ra không , làm ơn chỉ cho mình để mình tìm đọc .
    Tôi buồn mà lại chẳng biết vì sao tôi buồn ?
  6. ukvs

    ukvs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    TRong đoạn này , khi bạn nấy người 1 ra làm ví dụ thì bạn trọn điểm mốc là một hệ trục toạ độ , trong khi nấy người 2 ra làm ví dụ thì bạn vẫn cho tồn tại một hệ quy chiếu trong khi lại nấy chính người 2 làm mốc để chuyển động .Sau đó bạn lại nấy 2 đại lượng không thời gian của 2 người để so sánh với nhau , vậy là sao mình không hiểu ?
    Tôi buồn mà lại chẳng biết vì sao tôi buồn ?
    [/QUOTE]
    Không biết đoạn bạn muốn hỏi có phải đoạn tôi rút ngắn lại không. Thú thật không hiểu câu hỏi của bạn lắm. (Với lại "lấy" chứ không phải "nấy", và "chọn" chứ không phải "trọn" - nhưng cũng không sao đâu )
    1, Mỗi người đều có hệ quy chiếu gắn với họ đấy chứ. Và họ đứng yên trong hệ quy chiếu gắn với họ. Trong đoạn tôi viết, giả sử hai sự kiện xảy ra cùng một điểm trong không gian đối với người 1, mà người 2 chuyển động đối với người 1, thì rõ ràng là hai sự kiện đó xảy ra tại hai điểm khác nhau trong không gian đối với người 2.
    2, Có hệ quy chiếu rồi, thì các toạ độ chỉ là các con số và rõ ràng là các con số thì có thể so sánh với nhau.
    -----------
    Trả lời luôn câu hỏi lấy cái lý thuyết ở đâu ra: tôi chắc là không phải tự tôi nghĩ ra, nhưng không nhớ là đã đọc ở đâu hoặc do ai nói cho tôi nữa. Ý kiến của tôi về cái ý tưởng đó là: nó có đúng hay không cũng không có ý nghĩa vật lý, chỉ là một cách giải thích bằng toán học thôi.
  7. KyPhong

    KyPhong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Ukvs thân mến, bạn có nhắn mình muốn hỏi gì về waveguide thì trao đổi với bạn, Vây j giò minh s sẽ post câu hỏi của mình ở đây nhé.
    Khi chiếu ánh sáng vao trong planar waveguide, co triết xuất lõi là n1, va triết xuất vỏ là n2, (n1>n2) ánh sáng sẽ chuyền theo nhiều modes.
    Bạn cho mình hỏi các mode ấnh sáng đó có trao đổi năng lượng cho nhau không, và nếu có trao đổi năng lượng thì điều kiện là gi`?
    Bạn nếu biết về waveguide thì trả lơi minh nhé
    [black]Giữa lúc giông tố cuộc đời ngỡ tan vỡ
    Tình yêu ta trao nhau ngời sáng
    Có em trong đời, với anh, nơi ấy bình yên.[/blacl]
  8. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Về cái chuyện tìm mốt quan hệ giữa "trục thứ 4" thời gian với 3 trục ko gian em nghĩ là nó đã được thể hiện ở các phương trình sóng điện từ của Maxwell dưới dạng vi phân ( độ biến thiên của từ trường theo thời gian = độ biến thiên của điện trường theo ko gian).
    [​IMG]
  9. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Các bác đều biết là vận tốc ánh sáng là lớn nhất trong tự nhiên ( ít nhất là cho đến nay mọi người đều công nhận như thế ) Khi đo quang phổ thu được của các hành tinh thì có 1 hiện tượng là các máy thu đều thu được vạch quang phổ lùi về phía đỏ , hiện tượng này được giải thích bằng hiệu ứng đốplơ nhưng như thế thì đương nhiên thừa nhân vận tốc ánh sáng có tính chât cộng vận tốc .
    Thứ 2 theo thuyết lượng tử thì photon se không bị mất năng lượng riêng tức là khi xuất phát tại nguồn là mầu xanh thì không bao giờ đến đích lại là mầu đỏ được vậy thì năng lượng của photon đi đâu mất khi nguồn sáng ( phát ra tại các vì sao ) dịch ra xa trái đất và tại trái đất thu được ánh sáng có bước sóng dài hơn ?? liệu có gì vô lý ở đây không ??
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  10. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Hiệu ứng Doppler tương đối khác với hiệu ứng Doppler cơ học.Hiệu ứng tăng hay giảm bước sóng ánh sáng mà ta quan sát thấy cũng tương tự như tăng chiều dài hay thời gian vậy
    chỉ là tương đối , không có một quá trình vật lí thực nào làm kéo dài thời gian , chiều dài hay làm tăng giảm năng lượng của photon cả .
    Tại sao lại "hiện tượng này được giải thích bằng hiệu ứng đốplơ nhưng như thế thì đương nhiên thừa nhân vận tốc ánh sáng có tính chât cộng vận tốc " ? Nó chẳng liên quan gì đến cộng vận tốc cả , hiệu ứng Doppler trong quang học xảy ra ngay cả khi nguồn phát hay máy thu chuyển động vuông góc với đường truyền ánh sáng.

Chia sẻ trang này