1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai có câu hỏi về Vật lý không?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ukvs, 16/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. oilforsea

    oilforsea Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2001
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    thế còn câu trả lời thứ nhất về a.s đâu rùi?
  2. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi hiểu bạn muốn hỏi về spin của e, momen spin của nó trái dấu hay cùng dấu với momen động lượng ? Cái này tôi không nhớ được, nhưng có lẽ nếu bạn tra sách về phần các số lượng tử của e chắc nó có nói đến.
  3. dr_slums

    dr_slums Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    1.531
    Đã được thích:
    2
    Câu trả lời là được rồi thậm chí chính bạn cũng có thể có sức mạnh vô song ấy và làm thí nghiệm tạin nhà . Hiện nay có 2 cách để uốn cong ánh sáng :
    1 ) Như các bạn đã biết " Trong môi trưòng trong suốt và dồng chất ánh sáng truyền theo đường thẳng . Vậy nếu môi trường trong suốt và không đồng chất ánh sáng sẽ bị gãy ( đó chính là hiện tương khúc xạ mà chúng ta vẫn thường biết ) hoặc trong môi trường không đồng chất biến đổi liên tục về khả năng chiết quang thi ánh sáng cũng bị uốn cong mà lần này là uốn cong thật sự .
    2 ) Trường hợp này là uốn cong ánh sáng do không gian bị cong . khi không gian ở gần những vật có khối lượng lớn thì klhông gian đó bát dầu bị cong tại đó ánh sáng sẽ không truyền thảng mà bị cong đi . Hiệu ứng này do Anhbe Anhstanh phát biểu và bị phản đối nhưng người ta đã chứng minh được nó trong một lần nhật thực . Đáng nhẽ khi đó tại trái đất không nhìn thấy ngôi sao đó ( vì bị mặt trời che mất ) nhưng cuối cùng khi mặt trăng dần che lấp mặt trời thì người ta thấy ngôi sao đó xuất hiện nguyên nhân là do ánh sáng của ngôi sao đó khi đến gần mặt trời bị cong .
    ***************
    Với thế giới bạn chỉ là một người , nhưng có thể với một người bạn là cả thế giới.
  4. pocoman

    pocoman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Trường hấp dẫn có ma lực bẻ cong tia sáng .Như vậy bất kì một khối vật chất đều có thể bẻ cong đường đi tia sáng .Vậy mỗi người chúng ta đều bẻ cong tia sáng khi nó đi ngang qua ta (cho dù là rất nhỏ)
    For the good of the game
  5. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn, tôi nhớ sai quá. Về xem lại mới rõ :
    Đây là trích dẫn từ SGK cơ học lượng tử về spin (hay momen nội tại) của e :
    "... Như vậy, từ thí nghiệm của Stern và Gerlach với hyđrô nguyên tử, chùm nguyên tử sẽ tách ra, nhưng chỉ tách thành 2 thành phần. Khi l (kí hiệu của momen động lượng của e, số lượng tử thứ hai, số lượng tử thứ nhất là số lượng tử chính n), l=0 không thể có sự tách mức theo momen quỹ đạo, còn khi l=1 thì chùm phải tách thành ba phần phù hợp với số hình chiếu mômen k (số lượng tử thứ 3, số lượng tử hình chiếu của momen), k=-1,0,1

    Kết quả thí nghiệm là tương tự với các nguyên tử kim loại kiềm. Như thế là cần thiết phải có một số lượng tử nữa để biểu diễn sự tách chùm này. Đó là số lượng tử spin.
    Nhiều thí nghiệm khác chứng minh s(spin) không hề phụ thuộc vào chuyển động không gian của nó, hay là l. Trên bất kỳ trục nào, hình chiếu của spin cũng nhận hai giá trị h/2 hoặc -h/2. Spin là một khái niệm thuần tuý lượng tử...."
    Như thế câu trả lời cho bạn là bạn không thể hình dung e như một quả cầu có chiều quay. Đấy là cách hình dung vĩ mô. Trên quan điểm lượng tử, e không phải là quả cầu, nó quay mà không có trục quay, chẳng có bên trái bên phải gì hết. Dù bạn đo spin bằng bất cứ trục nào, kết quả chỉ là 2 giá trị đã kể trên. Các cặp e thì sẽ có 1 nhận giá trị +h/2, 1 nhận giá trị -h/2, chỉ trên nghĩa đó thôi, còn chúng cũng giống như e độc thân, sống trong thế giới lượng tử, không có "chiều, hướng" như ta vẫn quen hình dung.
  6. holyholy

    holyholy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0
    em có 2 câu thôi , cũng ngăn ngắn :
    - co phải miền tối katốt là do :khi p khí quá nhỏ , mật đọ hạt phân tử khí qía bé , nên chùm e bay về anot khong bị va cham nhiều --> các photôn không được giải phóng---->tối...hay la` do ánh sáng lúc nay` tồn tại dưới dạng ngoài phạm vi của mắt . và lúc đó tại sao vẫn tồn tại miền sáng anot (vì đúng ra chất khí trong ống đó phải đồng nhất chứ)
    - khi electron tự do di chuyển trong kim loại , (lúc chưa có dòng)
    lực nào quyết định sự di chuyển của nó .mặc dù em biết đay là chuyển đọng nhiệt của nó nhưng nếu vậy thi` năng lượng mà nó tích trữ có quyết định dạng chuyển đọng của nó?
    thanks
  7. NVT2002

    NVT2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Hi .. hay lắm!
    Em đang cần những tài liệu liên quan đến lập luận trong thí nghiệm "Âm" nổi tiếng của Michelson và Fizo bác có thể cho em biết cần phải tìm nó ở đâu không ạ?

    NVT2002
    nguyenducquy2001@yahoo.com
  8. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Với câu hỏi 1:
    Bạn giải thích có ý đúng nhưng chưa đủ. Vấn đề quan trọng ở đây là vấn đề về năng lượng. Như bạn có thể hình dung về cơ chế phát sáng, 1 electron va chạm với 1 nguyên tử trung hoà sẽ chuyền 1 phần động năng của nó cho electron lớp ngoài cùng của nguyên tử làm cho electron đó chuyển lên mức năng lượng cao hơn, kém bền vững hơn. Trạng thái đó của nguyên tử được gọi là trạng thái kích thích, và electron bị kích thích luôn có xu hướng trở về vị trí ban đầu bền vững bằng cách phát ra 1 photon có năng lượng = hiệu 2 mức năng lượng mà electron vừa chuyển dịch. Năng lượng đó quy định tần số của photon và nếu tần số này nằm trong vùng thấy được thì ta có thể quan sát thấy ánh sáng phát ra.
    Như vậy, muốn có photon phát ra thì electron tự do phải có 1 năng lượng đủ lớn để có thể làm cho electron lớp ngoài của nguyên tử nhảy lên mức năng lượng cao hơn. Khi mới được phát ra từ katot, electron tự do có năng lượng nhỏ và nó sẽ nhận thêm năng lượng khi chạy từ katot đến anot dưới tác dụng của điện trường.
    Khoảng tối katot chính là khoảng cách mà electronphát ra từ katot có thể nhận đủ năng lượng cho việc kích thích nguyên tử.
    Với câu hỏi 2:
    Theo lý thuyết nhiệt động học thì bất kỳ vật nào có nhiệt độ là có năng lượng, còn theo cơ học lượng tử thì theo định lý bất định Heisenberg, không thể xác định chính xác đồng thời năng lượng và vị trí của 1 hạt vi mô, điều này có nghĩa là nếu bạn xác định chính xác vị trí của 1 electron thì bạn sẽ không biết năng lượng của nó như thế nào, nghĩa là nó có thể có năng lượng lớn...
    Còn về chuyển động của electron tự do trong kim loại như thế nào thì bạn có thể hình dung như sau:
    Trong 1 khối kim loại, chỉ có các hạt nhân là cố định tại các vị trí tạo thành các nút tinh thể (sau đây tôi sẽ gọi là nút). Electron lớp ngoài cùng có liên kết rất lỏng lẻo với hạt nhân = lực Coulomb và nó luôn ở tình trạng dao động, lắc lư do tính chất lượng tử của nó (hoặc là dao động do nhiệt, tuỳ bạn muốn hiểu thế nào cũng được... ). Đến 1 lúc nào đó, electron đó bứt ra khỏi hạt nhân đang giữ nó và chuyển động lang thang giữa các nút, và nó sẽ bị 1 nút nào đó đang thiếu electron bắt giữ, cũng với 1 liên kết cực kỳ lỏng lẻo như trước. Và quá trình lại lập lại, bứt ra, di chuyển lại bắt giữ ....
    Vì số lượng electron là cực kỳ nhiều, bạn không thể phân biệt được electron này với electron khác, đồng thời khi bứt khỏi nút, electron chuyển động theo hướng hoàn toàn ngẫu nhiên, do đó bạn thấy trong kim loại luôn luôn tồn tại electron tự do và chúng chuyển động hỗn loạn.
  9. holyholy

    holyholy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0
    co 1 vấn đề trong câu trả lới cho câu 1 : miền tối k xuất hiên sau khi cả bóng đèn sáng rực---> canhgf tăng hiẹu điên thế miền tối càng rộng ra---->khi năng lượng của e tăng lên thì sự xuất hiện của nó càng rõ----> không phủ hợp với giả thiết . mặt khác em có 1 cái sơ đơ biểu diễn sự biến thiên của điện thế giử k và a. trong đó các miền tối sáng so le nhau ---> giải thích thế nao` bây giờ
  10. anrover

    anrover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/11/2002
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    kính gửi bác ukvs va các bậc uyên thâm
    Em hỏi khí không phải, thế bác có biết tơ trời là cái gì gì không ạ? ( tơ trời trong " vấn vương với sợi tơ trời" ấy ạ )
    đôi khi ta thèm nghe lời em nói,
    dẫu biết bây giờ chỉ là xa xôi

Chia sẻ trang này