1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai có hứng đọc truyện thì ghé qua đây nhé!!!

Chủ đề trong 'Huế' bởi alen, 06/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. alen

    alen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Ai có hứng đọc truyện thì ghé qua đây nhé!!!



    ********************************************************************************

    EM mang tham anh di khap noi NHO anh em tu mim moi cuoi LA em hay chinh la anh do EM song tham anh o giua doi
  2. meo_con2712

    meo_con2712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Khó hỉu !!!!
    - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

  3. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Khổ quá, chả hiểu Alen post cái gì, ai lỡ vô đây rồi đọc đại mấy truyện ngắn này cho đỡ tức vậy

    Con Gái Huế​
    Ủa, con nhỏ này ở đâu ra vậy cà? Tôi ra Huế cả tuần nay rồi, bạn bè của bé Hà tôi cũng gặp hết mà có bao giờ thấy con nhỏ này đâu. Tôi nép dưới bậu cửa sổ, chăm chú ngắm đối tượng: tóc dài ôm kín khuôn mặt thanh tú, nước da trắng hồng. Áo pull trắng, quần tây đen - ngồi đong đưa trên chiếc xích đu ở thêm căn nhà đối diện. Cô bé ôm trong lòng một chú chó con lông trắng mõm hồng tuyệt đẹp. Con chó cứ dúi mõm liếm lòng bàn tay cô chủ làm cô bé thỉnh thoảng ré lên cười rúc rích vì... nhột. "Đã" thiệt!
    Tôi chạy vô khều bé Hà ra:
    - Hà nè, con nhỏ nào ngộ ghê vậy hả?
    Hà nói:
    - Con Thủy hàng xóm của mình đó!
    - Sao bữa giờ anh không thấy?
    Hà liếc tôi một cái sắc như dao:
    - Anh có ở nhà đâu mà thấy. Hết tắm biển Thuận An lại đi lăng Khải Định, rồi chơi đồi Thiên An... Chừ thấy người ta rồi đó, muốn chi thì nói đi!
    Con nhỏ này thiệt, cứ nói thẳng ruột ngựa làm tôi cũng hơi... ngượng, đành xuôi xị:
    - Thì muốn... làm quen chứ còn muốn gì hơn nữa.
    Nhỏ Hà dẫu môi "xí" một tiếng:
    - Bạn bè em đứa mô anh cũng chê. Uổng công em giới thiệu. Chừ thì anh ráng mà "tự biên, tự diễn" đi nghe.
    Tự ái quá đi chứ, tôi ưỡn ngực:
    - Để đó, tao làm "đẹp" cho coi.
    Nói cứng với Hà thế thôi, chứ tôi nghĩ hết cách vẫn không tìm ra phương pháp "tiếp cận đối tượng". Chẳng lẽ xồng xộc qua nhà "người ta" sống sượng: "Tớ muốn làm quen với đằng ấy" à? Chuyến đi thăm Huế lần này là do ba má tôi thưởng, nhờ đậu vào Đại học trong một đợt thi vừa rồi. Tôi "thông minh" như thế, lẽ nào... chịu thua. Ba ngày trôi qua, tôi vẫn chưa "quen" được với "con nhỏ nhà đối diện". Tôi canh đủ ba ngày, vẫn có đủ ba bữa nhỏ đó ôm con chó trắng ngồi "trêu ngươi" ở chiếc xích đu. Dĩ nhiên, thỉnh thoảng nhỏ vẫn ré lên những tràng cười nghe muốn... lộn gan. Con nhỏ vẫn "vô tư" cười đùa trên sự vừa ngưỡng mộ vừa... nhục nhã của tôi. Con trai Sài Gòn mà... "tán" không được con gái Huế!
    "Cái khó ló cái khôn". Đột nhiên đầu óc "đậu đại học" của tôi được "phục hồi chức năng". Điều tôi nghĩ đến lúc này không phải là khuôn mặt xinh đẹp của nàng mà là cái chót mũi hồng hồng của... con chó! Chớ sao, nó sẽ là vật "trung gian" lý tưởng giữa tôi và cô bé. Phải "làm quen", dụ khị con chó trước đã mới mong làm thân được với cô chủ của nó.
    Cậu mợ giết gà đãi tôi. Tôi nói nhỏ với Hà để dành lại ít xương. Hà thắc mắc:
    - Làm chi rứa?
    Tôi suỵt:
    - Bí mật.
    Nhưng khi Hà thấy tôi ngồi nơi bậu cửa, tay thập thò mấy khúc xương, miệng "mút chuột": "Chúc... chúc... chúc chúc" thì Hà bụm miệng cười:
    - Úi chao, anh Điền dụ dỗ "chó vị thành niên"!
    Tôi bật cười:
    - Con nhỏ này, láo!
    Rồi công lao của tôi cũng được đền bù: con chó nhỏ vung vẩy cái đuôi chạy sang. Chiếc lục lạc đeo nơi cổ khua leng keng... Chú chó "xực" mấy khúc xương gà đến là thoải mái. Tôi bồng chú tung tăng khắp phòng. Thoáng thấy bóng chủ nhân sang kiếm chó, tôi ôm chú chó chui tọt vào phòng riêng...
    - Hà ơi, có con chó của Thủy chạy lạc qua đây không?
    - Hình như có đó Thủy nợ. Trong phòng anh Điền đó.
    - Anh Điền mô?
    - Ông anh họ của Hà ở Sài Gòn mới ra chơi.
    - À, có phải cái ông hay ngồi sau cửa sổ... nhìn lén người ta không?
    - Đúng chóc!
    "Quê" dễ sợ, hóa ra mọi hành vi của tôi đã bị đối phương phát giác. Vậy mà "họ" cứ... tỉnh bơ! Con gái Huế đáo để thật!
    - Thủy vô bắt chó về đi!
    - Không dám mô, dị lắm! Thôi cho Thủy ngồi ở đây nghe. Nhờ Hà nói với anh Điền giữ chó giùm Thủy, rụng một cọng lông là Thủy bắt đền đó nghe.
    Tôi dại gì làm rụng lông chó, chỉ "nhẹ nhàng"búng vào đôi tai của nó vài chục cái để gọi là "trừng phạt" chủ nó đã dám gán cho tôi cái chức... "giữ chó".
    Đến chiều, tôi thả chó ra, sau khi nắn nót viết cho mấy chữ: "Đã săn sóc chó rất tử tế. Thủy trả công cho mình chứ?". Xếp nhỏ mảnh giấy, cột vào chiếc dây da đeo lục lạc nơi cổ chó - tôi phục tôi sát đất: sức mấy mà con chó đủ "trình độ" để méc với chủ nó là tôi đã "săn sóc" bằng cách... búng lỗ tai!
    Sau khi con chó mang theo "trình quốc thư" của tôi trở về "cố quốc", tôi nôn nao chờ đợi tín hiệu trả lời của Thủy. Nhưng mấy ngày liền sau đó chẳng thấy cô bé ra ngồi ở xích đu như mọi khi. Cả con chó cũng không thấy tăm dạng. Nàng muốn tránh mặt tôi nên xích chó trong nhà chăng? Buồn quá tôi xách cây đàn ra ngồi nơi bậu cửa, ngó mặt qua nhà đối diện, miệng nghêu ngao bài hát thất tình phổ từ thơ Nguyễn Bính: "Nhà nàng ở cạnh nhà tôi... Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng có con... chó trắng thường sang bên này. Chó ơi, chó hãy vào đây..."
    "Linh" thay! Tôi vừa hát đến đó đã nghe tiếng gừ gừ của con chó ngay sát bên chân. Vâng! một con chó trắng... đàng hoàng! Hà gỡ từ cổ chó ra một mảnh giấy. A ha! Vậy là có "hồi âm" rồi. Hà vừa tủm tỉm cười vừa đưa mảnh giấy cho tôi: "Hà ơi, có muốn nghe băng nhạc TIẾNG HÁT ĐÀN BÒ không, Thủy cho mượn". Cha chả, con gái Huế "thâm" thật. Tôi hát đâu đến nỗi nào mà lại bị ví như là... bò rống! Từ "bò rống" tôi lại liên tưởng như mình bị "bò đá". Quá đau!
    Tôi đem con chó vào phòng cột xích lại. Đáng lẽ tôi phải "nựng" nó thêm mấy chục cái búng tai, nhưng thôi - bắt nó làm "tù binh" mới là diệu kế. Quả thật, từ lúc "tên giao liên" bị tôi bắt cầm tù thì mọi liên lạc của chủ nó và tôi đều phải qua "trạm trung chuyển" là bé Hà. Hà bảo:
    - Thủy biết anh Điền giận nên giữ con chó lại. Hắn muốn qua xin lỗi anh rồi đem con chó về mà... xấu hổ. Thôi, thả chó ra đi anh!
    Tôi làm tới:
    - Đâu được, nữ chủ phải trực tiếp sang đây lãnh "tù binh" về.
    Hà trợn mắt:
    - Chi mà dữ rứa? Thôi thả ra đi. Sáng nào em cũng phải dọn vệ sinh, thúi òm!
    - À, cái khoản này thì... chủ nó phải lo chứ!
    Tôi buộc lòng thả con chó ra vì tội nghiệp bé Hà (chứ không phải... tội nghiệp chủ nó).
    Ác nỗi! Con chó lại quên bẵng đi là tôi đã từng... búng tai nó. Nó tỏ ra quyến luyến tôi một cách rất tình cảm - Phải chi chủ nó cũng được như rứa? Hà phải bế nó đi "giải giao". Hà về, tôi hỏi:
    - Thủy có nói gì không?
    - Có, Thủy nói là anh Điền đô.
    Tôi vênh mặt:
    - Đô chứ sao không đô mày. Mười chín tuổi mà cao 1,70 mét nặng 60 kí là lý tưởng à nghen.
    Hà cười:
    - Không phải, Thủy nói Điền đô là... đồ điên, đó.
    Tôi á khẩu.
    Đúng là... con gái Huế. Tôi đã thèm. Hết còn rình rập chiêm ngưỡng. Hết còn mơ màng một "thiên tình sử... lâm ly". Dẹp quách! Tiếp tục tham quan các danh lam thắng cảnh còn sướng hơn. Vậy là sáng Nam Giao, chiều Cồn Hến tôi cứ thoải mái "tiêu dao" ở các nơi xa để quên cái nhục gần kề. Chỉ đến lúc có điện của ba má gởi ra bảo về chuẩn bị nhập học tôi mới chịu "dừng bước giang hồ".
    Đêm cuối ở nhà cậu mợ. Hà được giao nhiệm vụ nấu một nồi cháo gà. Tôi định xuống bếp phụ nhổ lông gà thì vướng phải "tên tù binh - lông trắng" cứ nhảy chồm chồm trước mặt, sủa ẳng ẳng. À, thì ra chú mày. Lâu rồi không gặp, chẳng hay nữ chủ của mày dạo này ra sao? Tôi sụp xuống, định... búng tai nó hỏi nhỏ thì có tiếng con gái Huế dịu dàng:
    - Anh Điền đừng búng tai chó nữa. Có búng thì... búng tai Thủy đi nì.
    Tôi chết trân. Thủy đang ngồi nhổ lông gà cùng với Hà. Kiểu này chắc tôi nuốt cháo gà không trôi quá. Đang định "cài số de" thì Hà đã mau mắn:
    - A, anh Điền... đô. Mần không hết việc mà anh định dồn cho em với Thủy hả? Lại đây!
    Hà đẩy cho tôi con gà đang làm dở trên cùng cái mẹt có Thủy đang ngồi.
    Vậy là... hội ngộ, dù mạnh ai nấy nhổ lông gà, chẳng ai nói với ai một câu. Tôi thì dứt khoát hổng thèm nói với kẻ đã coi tôi là... đồ điên, là bò rống. Còn Thủy hình như cũng đang thủ sẵn móng vuốt để chụp vào từng câu nói của tôi nên dù nửa con gà đã làm sạch trụi rồi mà cô bé vẫn cứ nhè... da mà mổ, chẳng buồn lật mặt dưới lên. Tôi tự an ủi: Cũng đành... liều thôi! Bỗng Thủy hất nhẹ mái tóc, nói:
    - Anh Điền nì, Thủy biết anh Điền giận Thủy lắm. Chừ thì... sớm mai anh về rồi, Thủy qua để xin lỗi anh. Anh đừng chấp Thủy... tội nghiệp!
    Đúng là... con gái Huế - nhẹ như gió thoảng, ngọt như mía lùi. Quả là tôi nghe như có làn gió hiu hiu trong hồn, làm "đầu óc đã từng đậu đại học" bắt đầu hoạt động:
    - Không phải, người xin lỗi phải là... anh mới đúng. Thôi mình... huề nghe Thủy?
    Thủy bẽn lẽn gật đầu.
    Con chó trắng nhảy tới chồm chồm con gà trong tay tôi. Tôi co ngón tay lại, chuẩn bị... búng.
    - Búng tai Thủy đây nì.
    Thủy hất tóc, nghiêng vành tai trắng hồng về phía tôi. Tôi lưỡng lự:
    - Để chi?
    - Để... nhớ.
    Tôi nghe cõi lòng mình xao động. Vậy thì... phải búng thôi! Mà sao tôi búng một cái... nhẹ hều. Tay giơ không nổi.
    Thủy nói:
    - Quê em khô cằn sỏi đá nhưng tình cảm thì sâu đậm lắm. Anh Điền vào Sài Gòn nhớ quê em mãi nghe!
    Tôi gật đầu:
    - Sẽ nhớ... nhớ lắm! Anh sẽ viết thư cho Hà và Thủy.
    Bé Hà đang bắc nồi cháo lên bếp lửa, nói vói:
    - Bữa nay Huế không còn khô cằn sỏi đá mô Thủy nờ. Có biện pháp khắc phục rồi.
    - Biện pháp chi?
    - À... biện pháp xưa như trái đất, nghe rõ đi nì: Dẫn Thủy nhập Điền... hì... hì...
    Thủy cười lỏn lẻn liếc nhìn tôi, đôi mắt Huế nồng nàn. Tôi nhìn... con chó trắng. À, đêm nay phải "chiêu đãi" nó ra trò mới được. Phải chi tôi đừng nhập học. Huế ơi... đợi nhé!
    (Hà Đình Nguyên)
  4. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Huế Mơ ​
    Anh có rảnh không? Hai bảy Tết em sẽ về quê ngoại ăn Tết. Nếu anh rảnh về cùng em cho vui.
    - Về Huế?
    - Vâng! Huế rất hợp với chiếc dạ dày của anh đấy.
    - Ðược thôi: hai bảy Tết.
    Sau hơn một ngày ngồi tàu, cuối cùng thì tôi với Thảo cũng đặt chân xuống Huế. Trời mưa lất phất, tụi tôi đón xe đò đi. Từ nhỏ, tôi đã có tiếng là hay ăn. Hầu như tôi cũng đã thử tất cả những món ăn cổ trong Hà Nội. Nhưng duy chỉ một lần, tôi cảm thấy buồn bã và bực tức vô cùng khi nghe người bàn nói về những món ăn Huế. Mọi người quen gọi tôi là nhà sưu tập các món ăn. Vậy mà... Cũng may, lần này Thảo lại rủ tôi về Huế, quê ngoại của em. Mải nghĩ, đến lúc sực tỉnh, xe đỗ lại, tôi mới giật mình khi thấy đây là ngoại thành chứ chẳng phải Huế. Tôi quay lại hỏi Thảo:
    - Chúng ta hình như đi sai đường?
    Thảo lắc đầu và chỉ về phía một ngôi nhà hai tầng được bao bọc bằng mảnh vườn xinh xinh: "Nhà em kia rồi!". Tôi bực tức: "Từ đây cách xa Huế năm cây số không lẽ em muốn tôi ngày hai buổi chạy bộ ra đấy ăn hay sao?". Em chau mày: "Ông đúng là ông Háu ăn nhất thập kỷ!". Tôi nói sẵng lại: "Dĩ nhiên rồi!..." Rồi như chợt nhớ ở đây tôi chẳng có thân thích họ hàng với ai cả ngoài em. Tôi lắp bắp xin lỗi em một cách vụng về. "Thế ở đây có loại đặc sản nào không". Em cũng nguôi ngoai một chút: "Chôm Chôm!". Tôi gật đầu một cách ngốc nghếnh tự an ủi mình. Thôi thì không có cơm thì phải ăn cháo thôi! Chôm chôm cũng còn hơn là những bông hoa ẽo uột đang mọc dọc những con đường ở đây.
    Sau khi đã cùng em vào "vấn an" baÕ mẹ của em, tôi giựt giựt tay em thì thầm: "Chôm chôm đâu!?". Em cười rồi kéo tay tôi ra vườn sau. Em bắc loa tay lên gọi. "Chôm chôm ơi! Chị Thảo về này!". Tôi ngạc nhiên "ủa! Chôm chôm ở đây được điều khiển bằng tiếng gọi?". Em bụm miệng cười rồi chỉ tay về phía cuối vườn. Tôi nhìn theo cánh tay em chỉ. Chẳng thấy quả chôm chôm nào ngoài một con nhóc đeo kính cận. Con nhóc vừa thấy chúng tôi, nó reo lên: "A chị Thảo. Còn đây là...?". Thảo cười và chỉ vào tôi giới thiệu "Ðây là ông Hoàng, một nhà văn Hà Nội - rồi em quay người chỉ vào con nhóc - Còn đây là Chôm Chôm người mà ông đang nóng - lòng - muốn gặp đấy!". Tôi sững người. Thì ra là vậy, bực tức tôi nói sẵng: "Thiếu gì tên sao không đặt mà lại đặt là Chôm Chôm làm tôi nhầm". Con nhóc bụm miệng cười: "Rứa ông tưởng em là trái chôm chôm?". Tôi thở dài gật đầu xác nhận.
    Con nhóc tên là Hạnh Huyền hiện đang là nữ sinh lớp mười hai trường Quốc học. Nhìn kỹ thì em cũng khá xinh. Mái tóc chấm vai. Ðôi kính không làm em già đi chút nào. Sau khi giao tôi cho em. Thảo tất tả đi thăm lại bạn bè cũ. Hạnh Huyền được giao nhiệm vụ giới thiệu Huế cho tôi. Nhờ vậy mà tôi biết thêm chùa Tịnh Tâm bị sụp một mái. Lăng Tự Ðức rộnglớn và trang nghiêm. Sông Hương có những nơi ngập rác rưởi. Và quan trọng hơn nữa, tôi còn được em dắt đi ăn những món ăn rất Huế như chè thịt heo, bánh cuốn Kim Long, bánh Khoái.
    - Ông đang nhớ nhà?
    Chợt em hỏi tôi. Và cũng chẳng để tôi kịp trả lời. Em nói tiếp:
    - Rứa ông biết Beatles chứ? Em sẽ gọi ông là John!
    Tôi thả tọt chiếc bánh Khoái vàng rụm vào miệng "nó không phải là bị don don chứ? Nhưng thôi, nếu em muốn, tôi cũng sẽ gọi em là Kẹo Lạc bởi tôi cũng rất thích kẹo lạc".
    Em nhún vai:
    - Cũng được thôi, nhưng ông đừng thích em là được rồi.
    Tôi chau mày. Em đưa chiếc đũa khuấy đều bát tương đặt trên bàn: "Nhà văn thường đa tình nhưng chỉ yêu bằng một nửa tâm hồn và một nửa trái tim!". Tôi phá lên cười: "Còn con gái thường là hoa hồng. Nhất là với em. Thường khiến người ta chảy máu vì những cái gai!"
    Những ngày Tết ở Huế thật là thơ mộng suốt đêm giao thừa, ngày mùng một, mùng hai. Tôi thưởng thức "vị" thơ mộng hơn là "vẻ" thơ mộng của Huế. Chiếc dạ dày của tôi được vui mừng sưu tập thêm những món ăn mà kể ra đây sẽ có khối người thèm. Hôm nay cũng đã là mùng ba, tôi chỉ còn ở Huế một ngày hôm nay nữa thôi. Mai phải ra ga về Hà Nội, để không phí phạm thời gian em rủ tôi lên Thiên An chơi.
    Tránh những chỗ đông người, em và tôi ra bên con suối nhỏ dưới chân một ngọn đồi. Ðang ăn bánh mì, chợt em quay lại hỏi tôi.
    - Sau ngày Tết ở Huế điều gì làm ông thích thú nhất.
    Tôi cười tinh quái:
    - Huế đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Dạ dày của tôi thì nhớ Huế, còn trái tim tôi hình như... nhớ em.
    Em cười:
    - Vâng! Trái tim của ông nhớ và biết ơn em!
    Tôi ngạc nhiên:
    - Tại sao lại phải biết ơn?
    Em nhún vai đẩy cặp kính lên:
    - Bởi em là người đã giúp dạ dày của ông luôn nhớ Huế!
    Tôi cười "Quả là em còn gai hơn cả bà chị của em. Tôi sẽ nhớ - nhớ rất rõ Huế đã có em - Những cái gai ngọt ngào".
    Em cười bẽn lẽn rồi bất chợt cắn mạnh vào tai tôi.
    Tôi kêu lên vì đau, em lý giải:
    - Em không muốn cóÕ bất cứ lời nói của cô gái nào lọt vào tai ông. Và em muốn ông luôn nhớ rằng Huế đã làm ông no, và đau bởi những chiếc răng hơn là những cái gai.
    Vâng! Tôi luôn nhớ Huế và nhớ cả em nữa.
    (Hoàng Anh Tú)
  5. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Truyện dã sử của Trần Kim Đoàn
    TÂM HUẾ
    Phần 1​
    Tâm Huế là tâm không
    Mênh mông hồn vũ trụ
    Gối hồi chuông Thiên Mụ
    Nằm ngủ giữa bao la
    Trụ Vũ ​
    Khi những con ngựa chiến không còn sôi máu đỏ, khi vó câu dập dồn và tiếng hí hống hách giữa rừng binh lửa chỉ còn là một dư vang của quá khứ, đó là lúc những con tuấn mã đã già. Người ta không nỡ bắt đi kéo xe hay làm thịt nên thả rông cho chúng lang thang gặm cỏ với đám trâu bò hiền lành quen kéo cày, tải xe cho đến khi chấm dứt một kiếp đời thầm lặng. Trên đồng cỏ bình yên, ngựa thồ và chiên mã có khác gì nhau. Có khác chăng là mỗi chiều về cất tiếng hí, âm vang của ngựa chiến vẫn còn chút âm hưởng ngang tàng như còn tiếc thương thuở nghìn bờm gió lộng.
    Cuộc binh đao giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh chấm dứt trên chiến trường và thanh bình đã đến với lê dân, chim muông, cây cỏ. Nhưng một cuộc chiến mới âm thầm, không biên cương, không tuốt gươm trần và không vang rền vó ngựalại bắt đầu khai diễn ở chốn cung đình.
    Văn thần để khô nghiên bút. Võ tướng tìm giá treo gươm. Những kiện tướng một thời áo bào thay chiếu, giờ quyết hơn thua lấn lướt nhau, cố kiếm một chỗ quỳ gần vua để được ngài nhìn cho thấy rõ mặt ở sân chầu. Vua chỉ muốn ngắm giang sơn hoa gấm và điện ngọc ngai vàng trước mắt. Vua Gia Long thường tỏ vẻ khó chịu trước những lời nhắc nhở đoạn đường quá khứ, nếm mật nằm gai; vua muốn quên những tháng ngày bị quân Tây Sơn truy kích, cả tôi lẫn chúa phải chia chung mảnh ván qua sông, phải đói khát lênh đênh từ Côn Sơn qua Phú Quốc. Vua chỉ muốn giữ ngai vàng vững chắc và chỉnh đốn giềng mối quốc gia theo mô thức chính danh: Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử. Những cử chỉ thân mật, gần gũi, góp lời, bông đùa như thuở còn bôn ba trên bước đường chinh chiến giờ bị coi là phạm thượng, khi quân. Như quan thượng thư bộ lễ đã đôi lần lên tiếng với quan Tổng trấn Bắc Kỳ Nguyễn Văn Thành, cánh tay phải của vua trong mười năm chiến đấu, về thái độ thân mật của ông ta đã làm vua khó chịu, giảm mất thiên uy trước quần thần.
    Càng ngày, những văn võ thần một thời giúp Nguyễn Ánh làm nên sự nghiệp như Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Khiêm, Nguyễn Thái Nguyên, Lê Quang Định... chia phe kết nhóm, thành những đối thủ của nhau giữa chốn triều đình: Quan thì sợ bị vua thất sủng, vua thì sợ quan làm phản tiếm ngôi, cho nên nghi lễ của triều đình mỗi ngày một nặng nề nghiêm nhặt. Quan chức thì tìm cách dò xét nhau để mật tấu, tâng công.
    Trong số những người hiếm hoi chọn lựa thái độ "công thành, thân thoái", theo gót Phạm Lãi, Trương Lương thuở đó là một vị hoàng thân nổi tiếng tài cao học rộng. Vị hoàng thân sống như một nhà ẩn sĩ tại phủ Ông Hoàng khiêm tốn phía Tây Bắc chùa Linh Mụ, ít người được gặp mặt nhưng hầu như mọi người đều biết tiếng qua tin đồn. "Trí Hải" -là biệt hiệu mà người đời đặt cho ông để chỉ trí óc ông rộng mênh mông như biển cả. Tin đồn rằng trong phủ của ông hoàng Trí Hải không có vàng bạc châu báu mà chỉ chứa toàn sách vở bút nghiên. Sách ông đọc chất cao như núi và mực ông mài để chép sách làm thơ nhiều đến nỗi đen đặc cả ngự hồ. Trí Hải đam mê sách vở đến độ có những gia nhân phục dịch tại phủ Ông Hoàng đã hơn 3 năm mà chưa hề được tận mắt thấy chủ nhân lần nào.
    Trí Hải là niềm hãnh diện chung của hoàng tộc. Vua Gia Long lên ngôi Hoàng đế, thống nhất sơn hà nhưng giới sĩ phu Thanh Nghệ Tĩnh và Bắc Hà vẫn thờ ơ, không tỏ lòng quy phục vì họ vẫn hoài niệm Lê triều, vẫn hướng về "lối xưa xe ngựa hồn thu thảo". Dưới mắt họ, Nguyễn Ánh, nhân vật thời đại có ý chí kiên trì và sắt đá nhưng thiếu cái hào quang bừng bừng sấm dậy của Nguyễn Huệ, mà cũng chẳng xuất thân từ hàng vương tôn hiển hách đất Thăng Long. Trí Hải vô hình chung đã trở thành một đáp số của vấn đề. Trong chinh chiến, ông đã vào sinh ra tử phò vua xưng nghiệp đế. Lúc thanh bình ông quy ẩn không chịu nhận một tước vị hay ân sủng nào vua ban. Trí Hải chỉ xuất hiện vào những dịp cực kỳ trọng đại của triều đình như trong các dịp quốc lễ thiết đại triều nghi hoặc để tiếp kiến các phái bộ đại sứ thần ngoại quốc. Với dáng dấp uy nghi, kiến thức uyên bác, và tài ứng biện trùng trùng như mây bay nước chảy của ông bên cạnh vua, tuy Trí Hải không nắm giữ một địa vị nào rõ rệt nhưng ông lại được coi như một vị tối uy thần. Ông là vị hoàng thân duy nhất được vua đích thân xa giá đến đàm đạo tận tư dinh. Có một thời, nhiều nhân vật tai mắt hàng đầu của hoàng tộc và triều đình coi Trí Hải như là tai mắt của vua. Họ nườm nượp kéo đến tiếp kiến vị hoàng thân để nói tốt người nầy, chê bai người nọ với ước mong đến tai vua cho thỏa lòng ao ước vùi dập kẻ thù hay được hoàng thượng gia ân ban bổng lộc. Nhưng tất cả đã rơi vào im lặng vì Trí Hải đã nghiêng tai thần sấm mà nghe chuyện thế nhân nên chuyện thị phi chỉ là tiếng ồn vô nghĩa. "Nhãn để phù vân khan thế sự - Mắt nhìn thế cuộc giống mây trôi", nên Trí Hải đã được đời trả lại sự cô liêu của một kẻ đứng bên lề.
    Đất nước và vương triều trải qua bao đổi thay của buổi đầu dựng nghiệp nhưng vị hoàng thân đó vẫn say sưa vây màn đọc sách. Có chăng một người bạn văn chương là cậu ấm Nguyễn Văn Thuyên, con trai của đệ nhất công thần Trung quân Nguyễn Văn Thành. Ấm Thuyên là một công tử nổi tiếng tài hoa phong nhã của kinh thành Huế đương thời. Thuyên đỗ cử nhân rất sớm nhưng không chịu ra làm quan, mà lập hội Tao Đàn ở phường Đông Ba để tiêu khiển bằng cầm, kỳ, thi, tửu. Trí Hải một thời kết bạn tâm giao với Ấm Thuyên và rất tương đắc trong những cuộc bình thơ, xướng họa, nhưng cái khác của hai tâm hồn đã đưa họ đi xa mỗi người một cõi. Trí Hải với kinh nghiệm thiếu thời đi đó đi đây với giám mục Bá Đa Lộc đã sớm nhận thức được rằng, có một thế giới phương Tây đằng sau chân trời đang bừng bừng trỗi dậy. Có những lối suy nghĩ khác với Luận Ngữ, Trung Dung. Có nhiều cách hay hơn để thể hiện lòng trung quân ái quốc hơn là chỉ biết phủ phục ở sân chầu. Ấm Thuyên cũng cưu mang cái hào khí của tuổi trẻ, nhưng ước mơ xa nhất vẫn chưa ra khỏi xã hội hoàng kim thời Nghiêu Thuấn. Người hùng lui tới cũng chỉ quanh quẩn hình ảnh tráng sĩ cầm gươm lên ngựa hay mài kiếm dưới trăng. Hành động bão nổi cũng không xa hơn Kinh Kha qua bờ sông Dịch với tâm sự kẻ sang Tần. Sinh hoạt của Ấm Thuyên và thi hữu trong Hội Tao Đàn trở nên phù phiếm, vui buồn với phong hoa tuyết nguyệt, khóc gió thương mây. Ấm Thuyên càng chiêu mộ những danh sĩ trong giới bút nghiên, Trí Hải càng rút về lặng lẽ, cuốn mình trong vỏ ốc cô đơn. (còn nữa)
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Phần II
    Năm Gia Long thứ 13 (1814), vụ án "Văn chương phản nghịch" đã làm xôn xao khắp nước và lay động tận gốc rễ giới bút nghiên đương thời của Kinh Thành Huế.
    Nguyên nhân vụ án là cậu Ấm Nguyễn Văn Thuyên nghe danh ở Thanh Hóa có hai nhân vật lỗi lạc là Nguyễn Đức Nhuận và Nguyễn Văn Khuê, nên đã làm một bài thơ tâm tình sai người nhà tên Nguyễn Trương Hiệu mang thư ra Thanh Hóa và mời họ vào Huế chơi. Bài thơ như sau:
    Văn đạo Ái Châu đa tuấn kiệt,
    ]Hư hoài trắc tịch dục cầu ty.
    Vô tâm cử bảo Kinh Sơn phác,
    Thiên tướng phương tri Ký Bắc kỳ.
    U cốc hữu hương thiên lý viễn,
    Cao cương minh phượng cửu thiên tri,
    Thử hồi nhược đắc Sơn Trung tể,
    Tá ngã kinh luân chuyển hóa ky.

    (Sử gia Trần Trọng Kim dịch nghĩa:
    Ái Châu nghe nói lắm người hay,
    Ao ước cầu hiền đã bấy nay.
    Ngọc phác Kinh Sơn tài saün đó,
    Ngựa kỳ Ký Bắc biết đâu thay.
    Mùi hương hang tối xa nghìn dặm,
    Tiếng phượng gò cao suốt chín mây.
    Sơn Tể phen này dù gặp gỡ,
    Giúp nhau thay đổi hội cơ nầy. )

    Xét về mặt văn chương thuần túy thì đây là một bài thơ hay, mặc dầu hơi sáo ngữ và quá tâng bốc kẻ hiền tài chưa gặp mặt.Tuy nhiên hai câu kết đã bị suy diễn bởi kẻ thù và bởi lòng nghi ngờ âm mưu thoán nghịch thường xuyên và saün có trong lòng của vua Gia Long, nên mười bốn chữ oan nghiệt sau chót đã gây nên thảm trạng ngút trời: Đệ nhất công thần Nguyễn Văn Thành phải tự tử trong ngục và con trai Nguyễn Văn Thuyên bị án phân thây.
    Sơn Trung Tể là "Tể Tướng Trong Núi", dựa theo tích Đào Hoàng Cảnh, đời Lương Vũ Đế, học thức uyên bác mà không muốn ra làm quan, vào núi ở ẩn. Mỗi khi vua có chuyện quốc sự phải cho người vào núi tìm hỏi kế. Vì vậy người đời sau đặt là "Sơn Trung Tể Tướng". Xét về mặt chính trị, thì bài thơ trên đây rất dễ bị xuyên tạc và trở thành lợi khí để hãm hại phe thù nghịch trong thời quân chủ chuyên chế đa nghi, bảo thủ và hẹp hòi.Cái chết của Nguyễn Văn Thành còn là vì ông xuất thân từ hàng quý tộc, văn võ toàn tài, lại có cậu con trai nối dõi tài hoa. Ông lại có ý coi thường Tả quân Lê Văn Duyệt, xuất thân con nhà dân dã, lại là một họan quan. Oái oăm thay, vua lại giao vụ án cho Lê Văn Duyệt xử nên cha con Nguyễn Văn Thành đã bị hạ ngục ngay tức khắc.
    Sau thảm họa Ấm Thuyên, Trí Hải càng nhận rõ hơn cái phù phiếm của sách vở từ chương và cái bọt bèo phi lý của thân phận con người. Đã có tiếng thở dài trăn trở trong thơ ông:
    Bắt chước người xưa ta vây màn đọc sách,
    Ba năm trường không thấy mặt nhân gian.
    Khi ngoảnh lại thấy hồn bay mây trắng,
    Và quanh ta cỏ dại mọc hoang đường!

    Rồi đến một ngày đầu Xuân không lâu sau đó, cả kinh thành và hoàng cung nhốn nháo khi nghe tin Trí Hải cùng đám tùy tùng lặng lẽ rời tư dinh trong một cuộc hành trình đi về hướng Tây Bắc, tìm lên núi Ngọc Trản cách xa kinh thành cả năm bảy ngày đường.
  7. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Phần III

    Theo dõi chuyến đi của Trí Hải, người ta kể lại rằng:
    Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vântrên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm, một nhà sư nổi tiếng đạo cao đức trọng của phái Liễu Quán thời đó, để hỏi con đường đi tìm chân lý.
    Trong hang núi cheo leo chỉ có mây bay và gió thoảng, Trí Hải đến gặp sư Trúc Lâm đang nhập thiền định. Chờ mãi vẫn thấy nhà sư im lìm như tượng đá. Đã ba ngày chờ đợi, vẫn không thấy nhà sư động tĩnh, mặc dầu hơi thở điều hòa chứng tỏ nhà sư ở trong trạng thái tham thiền nhưng tỉnh thức.
    Cuối cùng Trí Hải phải lên tiếng:
    - Thưa thiền sư, tôi chỉ là một kẻ vô danh, được người đời kêu là Trí Hải. Kẻ hậu sinh vốn xuất thân từ chốn hoàng cung nhưng bình sanh ham mê đèn sách. Suốt 10 năm trường chuyên tâm nghiên cứu, giam mình trong thư phòng, học cho đến khi thuộc làu kinh sử Đông Tây kim cổ với ước mong luận ra con đường cứu đời giúp nước. Nhưng càng ngày, chữ nghĩa càng làm cho tôi hôn mê trong trận đồ bát quái của sách vở từ chương, không tìm ra được con đường tiến thoái để thực sự đi vào cuộc đời. Nay được nghe danh thiền sư là bậc đạo cao đức trọng và đạo Phật của thiền sự là giáo lý cao siêu cứu khổ giúp đời. Bởi vậi hôm nay tôi lặn lội đến đây xin thỉnh ý thiền sư để mong tìm ra một con đường, không phải là con đường đi vào rừng thiêng của chữ nghĩa kinh sách, mà chính là con đường đi vào cuộc đời.
    Sau câu nói đó, Trí Hải xiết bao vui mừng khi thấy sư Trúc Lâm từ từ mở mắt nhìn thẳng vào người viễn khách. Ánh mắt của nhà sư trong như pha lê, sắc sảo như bảo kiếm và tràn đầy ánh sáng của một buổi bình minh. Vẫn im lặng! nhưng Trí Hải cảm thấy như người đối diện đang nhìn xuyên suốt quá khứ và vị lai của mình qua ánh mắt. Nhà sư mở miệng. Trí Hải nín thở đợi chờ. Nhưng tất cả chỉ là hai tiếng gọn lỏn phát ra từ cửa miệng nhà sư:
    - Con gà!
    Từ những triền núi thấp thoáng giữa rừng mây khói xa xăm bên kia có tiếng vọng lại:
    - Con gà! Con gà! Con gà!
    Âm thanh nhẹ như gió lá xào xạc qua rừng cây, nhưng cũng mạnh như hải triều âm dâng lên từ phương Đông huyền diệu.
    Trí Hải hồi hộp đợi chờ những lời lẽ minh triết tiếp theo nhưng nhà sư đã từ từ nhắm mắt lại. Ba ngày tiếp theo, núi vẫn núi, cây vẫn cây, và im lặng vẫn chìm sâu trong im lặng. Người viễn khách bâng khuâng tự hỏi:
    - Chỉ có vậy thôi sao?!
    Trên yên ngựa quay về lối cũ, đoàn tùy tùng chỉ thấy một hoàng thân Trí Hải đầy ưu tư và lẩm bẩm một mình: "Con gà! Con gà!"
    Tiết Thanh Minh năm Qúy Dậu, số người đi dự hội Đạp Thanh ở kinh thành thưa thớt vì tất cả đều tò mò tập trung đến dinh hoàng thân Trí Hải để tham dự hoặc quan sát, theo dõi "Đại Hội Con Gà" sẽ được tổ chức tại đó.
    Số là sau khi từ giã thiền sư Trúc Lâm trở về Thái Ấp, Trí Hải đã cho mời tất cả văn nhân, tài tử, học giả nổi tiếng đương thời về dinh để truy tìm cho ra mọi triết lý cao xa có liên quan đến giống gà. Hơn 3 ngàn cuốn sách được đem ra tra cứu. Vô số định nghĩa về gà do hơn một ngàn học sĩ đương thời cốnng hiến vẫn không làm thỏa mãn vị hoàng thân đang muốn thoát khỏi mê đồ của chữ nghĩa nầy.
    Giống gà hiền lương, vô tư đã bị những đầu óc thông thái nhìn qua những cặp kính màu: màu đỏ của tham vọng, màu xám của hận thù, màu rong rêu của nịnh hót, màu phôi pha của nông cạn, màu âm u của si mê...Con gà sống thực giữa cuộc đời bỗng nhiên mất hút, mỗi khuynh hướng vẽ ra một hình ảnh con gà kỳ dị riêng tư. Con gà đã trở thành một cái cớ để cho người ta bám vào đó mà leo lên giấc mơ khanh tướng, công hầu.
    Có nhiều vị khoa bảng đi xa hơn cho rằng gà là một linh vật vì gà là một trong tam sinh để cúng thần linh. Giò gà mang thông điệp của thần thánh nên có người giết gà cầu nguyện để đem giò coi bói với hy vọng tìm ra bí quyết đời mình. Có nhiều nhà thơ, nhà văn lấy làm tiếc và trách nhà sư Trúc Lâm tại sao không nói đến con én mùa Xuân, con quốc nhớ nước, con sơn ca hót ***g lộng trên trời xanh, con hoàng oanh hát chào nhà quý tộc... mà lại nói đến con gà thấp bé tầm thường.
    Suốt một tháng trường, Trí Hải càng cố đào sâu về triết lý con gà, trí óc ông lại càng rối loạn vì những mớ lý thuyết bòng bong của những nhà thông thái chỉ biết vùi đầu trong sách vở như ông.
    "Đại Hội Gà" là một cố gắng cuối cùng của Trí Hải để bước ra khỏi tháp ngà của sách vở, lý thuyết suông mà đi vào thực tế. Thực tế ở đây là những gì ngắm nhìn và sờ mó được. Trong đại hội nầy, Trí Hải kêu gọi bất cứ ai có những loại gà, giống gà độc đáo và kỳ lạ nhất hãy mang về tham dự đại hội. Đến giờ Ngọ, cái dinh cơ đồ sộ của hoàng thân Trí Hải đã đầy đặc những gà. Hơn 500 loại gà từ rừng núi cho đến đồng bằng, sông biển đều được đem ra đấu xảo. Mọi người xem đều hứng thú: có những giống gà kỳ lạ như rồng, như phượng, như gia súc, như rắn rết, như chim muông. Chỉ riêng Trí Hải vẫn thất vọng, hờ hững đắm mình trong suy tư. Ông muốn quên đi chuyện "Con Gà" nhưng ánh mắt kỳ diệu và danh tiếng lẫy lừng của sư Trúc Lâm vẫn đè nặng trí óc và tâm hồn ông như một nghiệp chướng nặng nề.
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Phần IV​

    Rừng nhân sĩ đã lui gót, đại hội gà đã tàn, Thái Ấp đã trở về nếp sinh hoạt thường nhật với cảnh êm đềm và tịch liêu của nó. Suốt mấy đêm liền Trí Hải vẫn ngồi đăm chiêu trong đêm thâu.
    Đêm xuống đã lâu rồi, gia nhân đã mấy lần nhắc hoàng thân dùng trà khuya đi ngủ mà Trí Hải vẫn ngồi yên lặng trong sương đêm. Ông nhìn bầu trời đầy sao, nghe gió về trong lá, cảm nhận cái mát lạnh mơn man của mùa Xuân măng tơ và chìm lắng trong dòng suy nghĩ. Mùi hoa phù dung thoang thoảng cho ông biết đã quá nửa đêm. Ông ngước nhìn những vì sao hiu hắt và thao tức trăn trở cho đến quá canh tư. Giữa không gian vô cùng và thinh không lắng đọng, tiếng chuông công phu buổi sớm của chùa Thiên Mụ bỗng vang lên, ngân nga, nhỏ dần rồi tắt lịm như biểu hiện cho một kiếp người. Từ trong Thái Ấp, một tiếng gà gáy sáng vừa cất lên. Tiếng gà gáy như một thứ âm thanh nẩy mầm từ lòng đất, vắt qua bầu trời và rơi vào một thế giới xa xăm. Hồi chuông công phu quyện với tiếng gà gáy sáng có một sức hút lạ lùng làm cho Trí Hải lắng nghe. Tiếp theo là tiếng gà gáy sáng thi nhau rộn rã đủ sức lay động cả bình minh và tâm hồn Trí Hải. Có tiếng gà thanh thoát cao vút với nhiều cung bậc u trầm như tiếng hò ru con của người cô phụ. Có tiếng gà trong suốt mời gọi tươi vui. Có tiếng gà vừa cất lên đã vội vàng rơi xuống. Có tiếng gà khàn khàn như tiếng ho hiu hắt của cụ già. Trong một khoảnh khắc thời gian, trí óc của vị hoàng thân lênh đênh, chơi vơi rồi bùng vỡ ngập tràn ánh sáng. Ông ngạc nhiên nhìn lại chính mình rồi tự hỏi:
    - Ta là ai? Một đứa trẻ chưa sanh hay một cụ già đã chết? Tại sao mấy chục năm qua ta chưa hề nghe được một tiếng gà gáy sáng? Phải chăng chỉ vì ta quên hiện tại rồi loay đào bới một dĩ vãng xa xăm và sống mơ mộng cho một tương lai chưa đến nên đã bao năm qua ta không biết trên đầu có một bầu trời xanh, bên cạnh ta có những con người thân thương đang sống, và trong xóm kia có những tiếng gà?
    Tiếng chuông chùa vẫn ngân nga trong gió, tiếng gà vẫn rộn rã trong sương, Trí Hải cảm nhận sự hiện hữu của thế giới, của chính mình và bỗng nhiên cảm thấy một niềm hạnh phúc vô biên tràn đầy trong hơi thở.
    - Cuộc đời chính là đây! Sao ta chưa vào đời? Trí Hải đứng bật dậy đúng lúc người hầu cận trung thành vừa bước đến, cất giọng run run:
    - Bẩm hoàng thân đại nhân, trời đã sáng. Xin mời ngài dùng chén trà sen kẻo nguội. Trí Hải cười vui thành tiếng, nói với người hầu cận:
    - Này lão nhân! Ngươi cũng thức trắng đêm với ta sao?Ô! Trà thơm quá, ngươi ngồi xuống uống với ta một chén đi nào.
    Lão hầu cận mở to mắt, há hốc mồm, tay chân run rẩy tưởng chừng như đang sống trong mơ. Đã hơn 20 năm hầu cận vị hoàng thân nầy, người lão bộc sống trung thành và âm thầm như chiếc bóng. Đối với lão, Trí Hải thật phải là một người lạnh lùng, đôi mắt lúc nào cũng chăm chăm vào trang sách, ra lệnh cho lão bằng những cái vẫy tay và lắc đầu hay gật đầu nửa vời mệt mõi. Bỗng dưng hôm nay lại xuất hiện một Trí Hải biết cười, biết khen trà thơm và kinh khủng hơn nữa là mời lão cùng uống trà. Người lão bộc chỉ có thể phản ứng bằng những lời lắp bắp:
    - Dạ bẩm đại nhân, kẻ... nô bộc không... không dám...
    Trí Hải bật cười thành tiếng, đùa vui vờiông lão:
    - Ông lão đừng sợ. Đêm qua ta thức suốt đêm vì có ông tiên trên trời hiện xuống bảo ta phải vui với mọi người và nhất là sáng nay phải uống trà với lão. Nào ngồi xuống, chúng ta cùng uống trà để ông tiên khỏi buồn lòng và quở phạt ta.
    Trí Hải đã đánh trúng tâm lý sùng bái vị hoàng thân như tiên thánh, nên ông lão đành cúi đầu vâng dạ nhấp chén trà để vui lòng chủ.
    Trong cuộc đối ẩm bất đắc dĩ, ông lão toàn "Dạ, thưa" và chỉ dám trả lời cung kính mỗi khi được hỏi, thế nhưng đối với Trí Hải lại thích thú vô cùng. Ông đi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác khi khám phá ra rằng, vị lão nô âm thầm như chiếc bóng bên cạnh ông mấy chục năm không phải là một thứ vật dụng trong nhà biết cử động mà là một con người thâm trầm, đầy suy tư và chia xẻ.
    Bao nhiêu năm qua, người lão bộc và vị hoàng thân sống kề cận nhau như hình với bóng nhưng chưa một lần nhìn thấy nhau. Vị hoàng thân như một hòn núi thái sơn sừng sững nhưng lạnh lùng và cô quạnh. Người lão bộc như một khe suối nhỏ nhoi róc rách chảy dưới chân cầu. Sự khai ngộ hôm nay như một trận đại hồng thủy để cho khe suối và núi cao biết nhau rằng mỗi giọt nước tầm thường đều mang tính chất của đại dương và mỗi ngọn núi uy nghi đều đến từ sõi đá.
    Mãi uống trà và trò chuyện, mặt trời đã mọc quá cây sào. Biên giới ngăn cách giữa ông lão và vị hoàng thân dần dần nhỏ lại. Đến gần trưa thì những nhười dân trong Thái Ấp đã thấy hai người khách lạ có dáng dấp quý tộc nhưng ăn mặc tầm thường giống nhau, một già, một trẻ đi bên nhau vào tận mỗi thôn cùng xóm vắng của những vùng lân cận kinh thành.
    Vốn khao khát cuộc sống và yêu thương con người đến quặn mình, Trí Hải cố gắng phá tung những chấn song của chiếc ***g son quý tộc đã nhốt ông hơn nửa cuộc đời để xây dựngcái tín hiệu giữa quần chúng và lãnh đạo, đó là tín hiệu của trái tim. Dần dà, Trí Hải đã học được tiếng gáy của con gà, đó là tiếng gáy hồn nhiên, trong sáng, gần gũi, thân thương không ẩn chứa một mưu mô, một định kiến, một mặc cảm đen tối nào cả.
    Sau vụ gặt hái tháng Tư, những người nông dân trong Thái Ấp bỗng xôn xao và hoảng hốt khi họ biết rằng "Thầy Khoá lỡ thời," cái tên thân mật dành cho người thư sinh tuổi trung niên hàng ngày gần gũi, chuyện trò, hát dặm với trai làng, chia xẻ với các cụ già, đùa vui với đàn trẻ nhỏ, chính là hoàng thân Trí Hải, vị chủ nhân tối cao của Thái Ấp mà họ trước đây chỉ nghe tên chứ chưa từng biết mặt.
    Từ khi khám phá ra người đàn ông, nhân hậu, xuề xòa đó là hoàng thân Trí Hải, mối giao tình hồ hởi, thân thương giữa nhà đại quý tộc và quần chúng bình dân mới chợt loé lên đã chìm hẳn lại. Trí Hải đi đến đâu mọi người đều e dè, cung kính, xa cách vì sợ mang tội bất kính. Cái biên cương giữa bình dân và quý tộc đã do lịch sử xây lũy, đắp thành cao chất ngất đâu dễ gì phá đi một sớm một chiều. Trí Hải muốn bước vào đời nhưng vẫn đi bên cạnh cuộc đời. Giới qúy tộc và bình dân chưa thể nhận ra nhau vì họ không nói cùng chung một ngôn ngữ, không cùng một suy tư và cũng chẳng chung nhau những nỗi vui buồn qua tiếng cười hay tiếng khóc.
    Những đêm dài trăn trở lại đến. Tiếng chuông công phu chùa Thiên Mụ vẫn thanh thoát, tiếng gà vẫn giục giã đầu thôn nhưng Trí Hải lại phờ phạc với nỗi bơ phờ của người lạc bước giữa cuộc đời tầm thường mà cuốn hút nầy. Ông muốn đưa cả hai cánh tay ra cho đời bắt lấy, nhưng đời lại lạnh lùng và cung kính khước từ. Trí Hải có cảm tưởng chơi vơi như mình là kẻ ngồi ở đầu non để nhìn khe suối róc rách reo vui dưới lưng đèo. Thèm một ngụm nước trong nhưng khi xuống lưng đèo thì nước rút xuống đồng bằng và khi cố tới đồng bằng thì nước lại trôi xuôi về biển.
    Lại vang vọng trong đêm thâu tiếng chuông Thiên Mụ. Tiếng chuông như hữu tình mà vô ngã vì muôn năm vẫn thoát ra ngoài buồn vui của nhân thế. (còn tiếp)
  9. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Phần V​
    Chùa Từ Vân lặng lẽ đón hai người khách cũ đã mệt nhoài vì sương nắng đường xa. Trí Hải và lão bộc âm thầm khăn gói lên đường tìm sư Trúc Lâm. Vẫn chỉ là núi rừng và khung cảnh cũ nhưng cái lạnh của núi rừng nhức buốt từng thớ thịt mà sư Trúc Lâm vẫn tham thiền trong tư thế kiết già với mảnh áo choàng đơn sơ. Đợi đến ngày thứ ba, Trí Hảimới đến bên nhà sư lên tiếng:
    - Thưa thiền sư, theo lời của ngài, tôi đã học được tiếng gáy của con gà; mở lòng thật rộng và cúi mình thật thấp để gần gũi với lê dân nhưng rốt cuộc tôi vẫn bị tách rời trơ trọi đứng bên lề. Vì vậy, tôi trở lại đây để xin theo thiền sư học hỏi. Lần nầy chưa tìm ra hướng đi tôi quyết sẽ không xuống núi trở về. Xin thiền sư nhủ lời chỉ bảo.
    Sư Trúc Lâm nhìn dịu dàng vào đôi mắt của người viễn khách, môi mĩm nụ cười mát dượi và bao dung như giọng nói ấm áp thật bất ngờ:
    - Thiện hữu, mời người ăn trước đã.
    Trí Hải thắc mắc:
    - Thưa thiền sư, ba ngày qua tôi đã ăn nhiều bữa và ăn no lắm rồi.
    Nhà sư trả lời và nhắm mắt vào thiền định:
    - Không! Thiện hữu chỉ gắng nhét cho đầy bụng chứ chưa ăn.
    Trí Hải lui về nhà trai khi bữa cơm chay buổi chiều đã được người lão bộc dọn saün chờ đợi. So với những bữa ăn hàng ngày thịnh soạn của một ông hoàng thì bữa cơm chay đạm bạc tại một ngôi chùa heo hút trong rừng sâu như chùa Từ Vân nầy trông nghèo nàn một cách tội nghiệp. Trí Hải lặng lẽ ngồi xuống cầm đũa, nhìn chén cơm bốc khói trước mặt và còn nghe văng vẳng lời vọng như chuông vang của nhà sư "Thiện hữu chỉ gắng nhét cho đầy bụng chứ chưa ăn!". Trí Hải cầm đũa, nhắm mắt hít một hơi dài như muốn tập trung tất cả mọi cảm giác vào cái "ăn".Mùi cơm dìu dịu nhẹ nhàng len vào khứu giác và lần đầu tiên ông ngạc nhiên hỏi người lão bộc đứng bên cạnh:
    - Cơm hôm nay nấu bằng loại gạo gì mà lại thơm ngào ngạt như vậy?
    Đến lượt ông lão ngạc nhiên:
    - Bẩm tôn ông, chùa nghèo không có gạo de An Cựu hay gạo Nàng Hương như ở dưới phủ nên phải nấu tạm cơm gạo hẩm. Gạo nầy là gạo xấu nhất trong các loại gạo đó ạ.
    Trí Hải gật gù và miếng cơm vào miệng, gắp rau rừng chấm với tương. Ông vừa nhai vừa cảm nhận được vị ngọt và bùi của cơm; vị rau rừng vừa ngọt vừa pha chút chua chua chát chát, rau luộc xanh thoang thoảng như mùi lan núi; những hạt tương đậu nành vỡ ra, mặn mà và ngọt lịm trong từng kẽ răng.
    Trí Hải khám phá ra một thế giới nhỏ bé nhưng kỳ diệu trong từng miếng ăn. Ông như một đứa trẻ mới được bú giòng sữa Mẹ Thiên Nhiên lần đầu trong đời. Ông quên mùa đông giá lạnh bên ngoài, quên người lão bộc đứng hầu bên cạnh, quên tất cả những chân trời mơ ước cao xa. Ông nghe được cả những cảm giác run run phập phồng trong thân thể mình đang náo nức đón lấy nguồn sống từ hạt đậu, miếng cơm. Nước mắt ông ứa ra vì biết ơn những bàn tay đã làm ra hột gạo, trân trọng những mạch đất đã nuôi lớn cọng rau.
    Người lão bộc dọn dẹp mâm cơm với chén dĩa sạch trơn và nghe Trí Hải nói với bóng mình: "Tội nghiệp mình! Bao năm qua ta chỉ nhét thức ăn cho đầy bụng, bây giờ mới được ăn!"
    Sáng hôm sau, Trí Hải đến gặp sư Trúc Lâm.Ông đã hơi quen với không khí tĩnh lặng trong ngôi chùa cổ kính này. Ông không còn thấy khó khăn khi nói với nhà sư như nói với một bức tượng:
    - Thưa thiền sư, tôi đã ăn và đã hiểu lời dạy của ngài: "Có thì có tự mảy may. Khi không cả thế gian này cũng không."
    Sư Trúc Lâm lại mỉm cười.Nụ cười trong sáng và dễ dãi quá, không ẩn chứa một gợn phê phán, khen chê. Nhà sư hỏi Trí Hải, giọng vô tư nhưng tha thiết như nó với một đứa trẻ lạc đường:
    - Thiện hữu có thấy con cọp nằm và con công múa ở đâu không?
    Trí Hải trả lời thành thật:
    - Từ dưới nhà trai lên núi tôi chẳng thấy gì cả.
    Nhà sư nói tiếp trong dáng cười chưa tắt:
    - Vì thiện hữu chỉ nhìn mà không xem nên chưa thấy!
    Vốn đã quen dần với lối nói của nhà sư.Trí Hải còn hoang mang nhưng biết hỏi thêm cũng vô ích nên rời chùa, trở lại khu nhà trai dưới chân núi. Ông uống tách chè xanh và lững thững bước ra ngoài. (còn tiếp)
  10. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Phần VI​

    Núi rừng mùa Đông lạnh và trơ vơ nhưng lại mang vẻ đẹp lão tùng chịu đựng tuyết sương. Lá khô trải thảm dày trên đá sỏi. Nắng đã lên nhưng chưa thắng nổi sương rừng và gió núi nên cả không gian và thời gian nơi này còn nhuộm trắng tóc mây. Trí Hải nhìn quanh, chân trời xa bị mây và sương che khuất nên mắt ông đậu trên từng phiến đá, gốc cây. Ông không biết đi đâu, không có một cõi đi về hay đâu đâu cũng là cõi đi về nên chẳng bước vội. Rừng vắng quá nên ông nghe cả tiếng bước chân mình dẫm xào xạc trên lá. Bước chậm quá nên ông thấy bàn chân mình dò dẫm tìm đường trên mặt sỏi. Một cảm giác mát lạnh và bình an đi từ gan bàn chân chuyển dần lên mắt, lên tóc nên ông thấy bình thản lạ lùng trong suy nghĩ và trong vắt trong mắt nhìn.
    Xa, rất xa, trong vầng sương nắng ẩn hiện, ngọn núi đá màu xanh thẩm và tím ngắt hiện ra sừng sững trên nền trời trắng đục làm Trí Hải bàng hoàng giật mình. Rõ ràng trước mắt ông là trái núi hổ phục - hình con cọp nằm - mà sư Trúc Lâm nói đến. Chờn vờn phía đuôi "con cọp" là triền núi xẻ ba, cây mùa đông có đám lá rụng trơ xương, đám màu xám, màu đỏ, màu vàng, màu xanh trông giống hình một con công đang múa. Trí Hải chân vẫn cất đi nhè nhẹ, thần trí lâng lâng, mắt không rời "con hổ nằm và con công múa" đẹp lãng đãng và phiêu bồng với mây núi như một kỳ quan. Cái đẹp thiên nhiên cuốn hút con người làm cho Trí Hải ngỡ như mình đã hoà tan với đất, không biết mình đang hóa thành cây cỏ hay cây cỏ là hiện thân của chính mình.
    Ông sực tỉnh để nhận ra thằng người nhỏ bé của mình khi chân bước lên tam cấp của chùa. Sư Trúc Lâm đã đứng đó tự bao giờ.Hai người nhìn nhau không lên tiếng, "đối diện đàm tâm". Im lặng rất lâu nhưng nhà sư và viễn khách đã nói với nhau hàng ngàn câu chuyện.
    Nắng đã lên cao. Trí Hải ngước lên nhìn sư Trúc Lâm mĩm cười và nhà sư gật đầu. Im lặng. Chia tay.
    Cũng vẫn là con đường cũ mà khi về lại Trí Hải có cảm tưởng như mới đi lần đầu. Trước đây, con đường chỉ là một phương tiện để tìm đến với sư Trúc Lâm nên chân bước trên đường mà đầu vẩn vơ nghĩ về phương trời khác. Nay cũng trên con đường rừng gập ghềnh ấy, nhưng khi bước lên sỏi đá, Trí Hải biết mình đang bước, đang sống thực và làm chủ lấy bước chân của mình. Lần đầu tiên trong đời, ông vừa đi vừa nhìn cảnh vật và sự sống chung quanh. Ông ngắm những con sáo núi làm tổ trên cây phong và thấy được con đường chập chùng xa lắc nầy tiếp nối bừng lên sự sống. Ông cũng thấy mình đang sống, đang bước đi thanh thản như con kiến đang bò trên đường dài.
    Về lại Thái Ấp sau một cuộc hành trình xa, Trí Hải cảm thấy một cái gì vừa đổi khác. Ông tạt qua ruộng lúa, vườn cà, nương khoai... ngỡ ngàng và thú vị như người hành tinh vừa mới đến trái đất lần đầu. Ông ngồi xuống nâng niu từng chồi non, từng đọt bông, từng ngọn lá. Gặp người dân Thái Ấp ông nhoẻn miệng cười dễ dãi và bắt chuyện với họ tự nhiên như những người bạn cũ thân thương. Ông không còn cảm thấy mình cao hơn họ và cũng chẳng thấy mình thấp hơn họ. Ông chỉ thấy mình cũng là một con người có đủ tính chất vui, buồn, hờn, giận... như muôn ngàn người khác, thế thôi.
    Chính lúc Trí Hải không bắt chước mà sống thực hồn nhiên như tiếng gáy con gà thì cũng là lúc ông đã quên đi bản thân mình là ông hoàng, là chủ Thái Ấp, là người đã ba năm vây màn đọc sách, là nhà quý tộc muốn cúi xuống thật thấp, "hạ cố" đi vào cuộc đời và bị cuộc đời quay lưng từ khước. Khi ông thôi không còn quay quắt vào đời thì chính cuộc đời tự động mở ra và vây bủa lấy ông. Người dân Thái Ấp đã nhận được tín hiệu từ trái tim nên tự động tìm đến với Trí Hải. Họ vẫn dành trọn vẹn cho ông lễ nghi, cung kính nhưng không còn sợ hãi vì mối giao tình phát khởi từ những tấm lòng chân thành và nhân hậu với nhau, đó là sự tương kính gần gũi và yêu thương.
    Tiếng chuông công phu chùa Thiên Mụ đêm đêm rót vào bầu trời xứ Huế đã mấy trăm năm, nhưng chuông vẫn không cạn mà Huế cũng chẳng đầy.
    Suốt mấy mươi năm, Trí Hải đã nghe quen tiếng chuông nên dần dần không còn nghe nó nữa, như những đứa con xứ Huế khôn lớn còn mấy ai nhớ mùi sữa mẹ đọng trên vành môi. Tiếng chuông ngân vẫn u trầm dìu dặt nhưng không một giọt chuông nào rơi vào hồn Trí Hải vì lòng ông đã đầy đặc chuyện đời, trí ông đã ngổn ngang trăm mối. Khi tâm thức không còn khoảng trống cho hiện tại và mất đi sự ngạc nhiên tươi mát trẻ thơ thì tiếng chuông hay tiếng đồng vọng của đất trời cũng chỉ là dư âm dội vào tường gạch vỡ.
    Sau "Đại Hội Con Gà", tiếng chuông Thiên Mụ cùng với tiếng gà đánh thức bình minh lại nhen nhóm trở về với Trí Hải. Tiếng chuông giọt ngắn giọt dài rơi vào lòng ông lúc nầy cũng như những giọt mưa đêm rơi vào lòng biển động. Mất hút, lạnh lẽo, mù sương. Ông nôn nao dậy sóng đi tìm một nghĩa sống cho đời trong khi tiếng chuông vẫn khoan thai, thanh thản, vô tình trôi như chiếc thuyền nan trên sông Hương trước chùa Thiên Mụ. Có lúc ông say đắm bằng nỗi đam mê vụng dại với tiếng chuông, nhưng cũng có lúc ông giận hờn, bất mãn vì tiếng chuông quá thản nhiên trước những thao thức trăn trở của con người. Ông muốn tiếng chuông phải "đeo sầu", phải có cái "ngã" trong khi tiếng chuông lại hoàn toàn vô ngã.
    Cũng vẫn là tiếng chuông Thiên Mụ của trăm năm trước, cũng vẫn là tâm hồn Trí Hải của trăm năm sau sao bây giờ lại khác. Trí Hải sống với tiếng chuông như sống với một em bé nhỏ hay một bác nông phu. Chuông và người cùng sống, cùng ăn và cùng thở. Đêm khuya ông vẫn nói chuyện rì rào với chuông. Ông hiểu chuông hơn bao giờ hết. Trí Hải không cần phải thức khuya dậy sớm mới nghe được tiếng chuông khi trong lòng ông có nắng hòa với tiếng chuông sâu thăm thẩm phát khởi tự tâm hồn.
    Ông nghe tiếng gió từ muôn phương, ông thấy cành trúc từ vạn cổ, ông cảm tiếng chuông từ tám hướng, ông nhận tiếng gà từ làng thôn. Tiếng gió, cành trúc, tiếng chuông, tiếng gà và lòng người gặp nhau từ vô ngã.
    Có một ngày, người lão bộc nghe vị chủ nhân gõ vào sừng trâu mà hát:
    Gió đưa cành trúc là đà,
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.

    Hát ngêu ngao như một người lãng tử và chơi đùa với đám mục đồng như thuở ấu thơ, Trí Hải được sống ngây ngất với từng giây phút trôi qua mà không một chút tiếc nuối với cuộc đời quá dài hay quá ngắn.Đầu óc ông trở nên khoảng khoát như một bầu trời mơn man mây trắng và lòng ông tĩnh lặng như ánh trăng vằng vặc trên đồi xa. Rừng sách vở vẫn còn là một dấu ấn chưa phai nhưng đã được phủi bụi và được xếp vào ngăn riêng của nó. Nhờ vậy ông đã bắt đầu tập nói chuyện triết lý cao siêu bằng ngôn ngữ chất phác và đơn sơ như nói vè hay kể chuyện Tấm Cám. Dường như đôi khi ngôn ngữ là một phương tiện nghèo nàn,bất lực và yếu đuối trước im lặng suy tư. Lý sự là chiếc ghe chòng chành mà im lặng là chiếc cầu vững chải để qua sông, giòng sông tư tưởng có bờ bên nầy là bão nổi bon chen tuyệt vọng và bên kia là trầm tư tĩnh lặng tuyệt vời. (còn tiếp)

Chia sẻ trang này