1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai có hứng đọc truyện thì ghé qua đây nhé!!!

Chủ đề trong 'Huế' bởi alen, 06/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Phần VII
    Có đám bụi đất đỏ của đàn trâu đạp lúa đang về và có đám bụi mù của vó ngựa phi nhanh trên đường quê Thái Ấp. Đối với Trí Hải thì đám bụi nào cũng giống nhau, vó trâu hay vó ngựa cũng chỉ là những bước đi dấy lên từ đất, nhưng đối với người dân Thái Ấp thì vó ngựa có người kî mã mang lệnh bài của triều đình là một biến cố. Mọi người lập tức dạt ra hai bên đường và dắt trâu nép xuống bờ ruộng cho kî sĩ và tuấn mã phi nhanh về phía dinh ông hoàng. Trí Hải đang kể chuyện về giống vịt trời cho đám trẻ con đang chen lấn nhau, hoác miệng cười vang bên bờ ruộng. Ông cung tay thi lễ đón nhận lệnh của vua triệu vào cung khẩn cấp với vẻ bình thản như nghe chuyện xảy ra hàng ngày trong Thái Ấp đã làm cho mọi người và ngay cả sứ giả ngạc nhiên đến độ sững sờ. Một Trí Hải nghiêm trang, trịnh trọng, lạnh lùng và cách biệt không còn dấu vết nơi ông. Trước khi bước lên cổ xe song mã lộng lẫy của triều đình vào nội thành, Trí Hải còn vui cười vẫy lũ trẻ sợ hãi ngồi im thin thít hay chạy biến loanh quanh để dặn dò lúc về ông sẽ kể tiếp chuyện vịt trời.
    Trên đường vào đại nội, vị quan bộ lễ hộ giá hoàng thân kể rằng, sau vụ án "văn chương phản nghịch" ấm Thuyên, vua mang tiếng là bạc đãi trung thần và khắt khe với hiền sĩ nên đã tìm cách lấy lại niềm tin của giới nhân sĩ Bắc Hà bằng cách cho vời vào cung một phái đoàn nhân sĩ đất Thăng Long gồm nhiều nhân vật danh tiếng và các học sĩ lừng lẫy xứ Bắc vào Huế để được thấy tận mắt uy thế của thiên triều và giang sơn hoa gấm của đất Thần Kinh. Đồng thời vua cũng muốn ổn định phương Bắc quá xa xôi và sử dụng nhân tài, nhưng trong hơn mười ngày qua, giới nhân sĩ Bắc Hà không làm vua hài lòng vì họ vẫn xa cách và lạnh nhạt trước những tiểu yến và đại yến được mở ra tưng bừng để chiêu hiền đãi sĩ. Với quyền uy thiên tử, chém đầu ba họ thì chỉ cần một cái gật đầu, nhưng chinh phục được lòng người thật khó. Giới sĩ phu Thăng Long không khuất phục trước quyền thế, không mờ mắt trước hư danh, không dễ dãi chấp nhận những lời biện thuyết của giới học sĩ Đàng Trong. Sự từ chối lời mời ở lại phò vua, giúp nước của họ đã làm cho cả triều đình Huế vừa bối rối vừa ngấm ngầm tức giận nên mọi hy vọng đang đổ dồn vào Trí Hải.
    Đại yến đang mở ra tại Ngự Viên. Đội ngự binh gươm giáo sáng lòa. Các quan phẩm phục lóng lánh như sao sa. Cung tần, thị nữ đẹp rực rỡ và thơm mát như những hình hài không có thật ở trần gian... Bỗng mọi người đều "ồ" lên kinh ngạc khi Trí Hải bước vào. Một hoàng thân Trí Hải có dáng đi đường bệ với khuôn mặt nhìn thẳng lạnh lùng trong phẩm phục triều nghi có thể chói lòa trong đêm tối đâu rồi. Một Trí Hải khác có dáng đi khoan thai, khuôn mặt vẫn thanh tú nhưng màu da trắng xanh nay trở thành rám hồng vì nắng gió. Nét cười khoan hòa dễ dãi và đôi mắt tinh anh nhưng lại ấm cả vùng trời đang đậu trên từng người quen và khách lạ. Áo quần đơn sơ mà thân thiện như người nông dân đi ăn giỗ. Một thoáng xôn xao nổi lên trong đám nhân sĩ Bắc Hà. Người ta tự hỏi, một vị hoàng thân tiếng tăm như Trí Hải lại là một người bình thường và đơn giản đến thế sao.
    Buổi đại tiệc bắt đầu khi xa giá của nhà vua ngự đến. Những lễ nghi quan cách rườm rà lúc đầu từng bước nhường lại cho mục đích chính của buổi ngự yến là cuộc đấu trí tay đôi giữa nhân sĩ Bắc Hà và giới học sĩ đất Thần Kinh nhằm thuyết phục khách Thăng Long ở lại ra tay phò vua giúp nước. Các Văn minh điện đại học sĩ, Võ hiển điện đại học sĩ, Cần chánh điện đại học sĩ cùng các danh gia, danh sĩ Thần Kinh đối mặt với sĩ phu Bắc Hà trên chiến trường trùng điệp, võ trang bằng lý thuyết và tư tưởng của Bách Gia Chư Tử. Khi hai bên đều có kẻ tung người hứng không để hở đường tơ kẻ tóc thì Trí Hải và Lê Trung Ọn, thủ lãnh sĩ phu Bắc Hà vẫn ngồi im lặng lắng nghe. Hai phe chưa ai nhường ai nửa chữ. Đêm trôi dần, cuộc đấu xoay chiều đến hồi gay cấn qua chuyện "chính danh". Dù lời lẽ bóng bẩy nhẹ như tơ trời, dù sự ngụ ý xa xôi như sao khuya leo lắt, nhưng ai cũng hiểu là hai phía đang nói đến vương mạng của nhà Lê và nghiệp đế của nhà Nguyễn. Mọi con mắt đều đổ dồn về phía Trí Hải và Lê Trung Ẩn khi luận bàn chuyện "tiếm quyền và tiếm văn". Phía nhân sĩ Bắc Hà thì cho rằng, chỉ có câu ca dao duy nhất phát xuất từ miền Bắc:
    Gió đưa cành trúc là đà,
    Tiếng chuông Trấn Võ, canh gà Thọ Xương.

    Giới học sĩ Thần Kinh thì lại dùng mọi luận chứng lịch sử để cho rằng, chỉ có một câu ca dao xuất phát từ Huế, sau khi chùa Thiên Mụ được chúa Nguyễn Hoàng cho khởi công xây dựng vào năm 1601:
    Gió đưa cành trúc là đà,
    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.

    Vô hình chung, Trí Hải và Lê Trung Ẩn biến thành thủ lãnh của hai phe. Thế nhưng im lặng kéo dài. Mãi đến khi nhà vua lên tiếng gọi hai người ngõ lời, Trí Hải mới đứng lên. Mọi người như nín thở chờ đợi những lời minh triết cao siêu, những biện giải hùng hồn như sấm dậy do vị hoàng thân uyên bác nầy sắp sửa nói ra. Trí Hải mĩm cười nhìn Lê Trung Ẩn và đồng thời cũng bắt gặp nét cười trả lại. Hai nét cười tỏa hào quang của sự đơn sơ như cỏ nội hoa đồng, của sự cảm nhận sâu xa và trọn vẹn. Hai lối nhìn tinh anh, sâu thẳm nhưng nhu hòa không gợn một chút thách đố khen chê. Trí Hải đọc mấy câu thơ của Tuệ Trung nói với vua Trần Nhân Tôn về cái tâm tĩnh lặng, vô ngã:
    - Giữa ba nghìn thế giới,
    Có chung một nụ cười.
    Trăm nhánh sông vô ngã:
    Chung một giòng ra khơi.

    Thiên Mụ, Trấn Võ, Thọ Xương... đều là tên đặt, là danh từ, là huyễn tướng. Tên sông không phải là giòng sông, tên đường không phải là con đường, ngón tay chỉ mặt trăng không phải là mặt trăng. Cho nên tranh nhau cái tên gọi là hoàn toàn vô ích, phù phiếm. Tiếng gió lao xao qua cành trúc, tiếng chuông, tiếng gà đến và đi từ vô ngã, không lời. Chấp ngã, nhiều lời sinh ly tán!
    Nhiều người thở dài thất vọng. Với họ, Trí Hải đã mất đi khả năng ứng đối khóa lưỡi kẻ thù, chẻ tóc làm tư.
    Mọi người lại nhổm dậy. Đến lượt Lê Trung Ẩn đăng đàn lên tiếng. Ông mượn lời của thiền sư Hương Hải nói với vua Lê Dụ Tôn về cái tâm rỗng lặng:
    - Nhạn bay cao vút trời xanh,
    Nước soi bóng nhạn mong manh giữa vời.
    Nhạn đi bóng mất lưng trời,
    Nước không lưu giữ bóng ngời thoáng qua.

    Thiên Mụ, Trấn Võ, Thọ Xương và tiếng gió, tiếng chuông, tiếng gà đều là giả tướng, không có thật. Khi tâm lắng nghe là có, khi tâm khép lại là không. Khi đã không thì cả thế gian này cũng không. Không có chấp ngã mà cũng chẳng có vô ngã. Quyết tranh nhau cái không có để về đâu?!
    Trong khi mọi người còn đang ngơ ngác thì Trí Hải và Lê Trung Ấn đã tiến lại gần nhau, cầm tay nhau như hai người bạn cố tri, như hai người anh em từ kiếp trước và nhìn vào mắt nhau rất sâu như đọc hết những thế giới âm u ẩn tàng sau nét mĩm cười rất nhẹ. Nhà vua cũng cả cười bước xuống cầm tay họ và chư khách cũng bùng vỡ tiếng cười vui không che dấu những mưu toan. Đêm tàn nhưng đại tiệc chưa tan. Bỗng tất cả đều lặng im vì tiếng chuông công phu của chùa Thiên Mụ vừa lọt vào Ngự Viên. Lê Trung Ấn ngỏ lời:"Nước non muôn thuở không hay có.Một cõi đi về phát tự tâm". Trong mắt vua, ngời ánh phong quang và thoáng nét phong trần nhưng thuần hậu của tay hảo hán Lương Sơn Bạc, người đã vào sinh ra tử để thống nhất sơn hà, dựng nên nghiệp đế. Nhóm nhân sĩ Bắc Hà, cùng nhìn một hướng về phía giang sơn thay cho nụ cười kiêu bạt, lên tiếng: "Vâng, chúng tôi sẽ ở lại!"
    Tiếng chuông Thiên Mụ từ hai trăm năm trước vẫn ngân nga mà cũng chẳng bao giờ có thật. (Hết)
  2. meo_con2712

    meo_con2712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Duongphuongbay hổng mỏi tay à ? Sorry ấy nhé !! Mèn lazy to read mí cái bài zài như rứa lém !! Có truyện nèo ngắn hơn 1 chút hông ?
    - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
  3. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Trang đầu có 2 truyện ngăn ngắn đấy, ai thích khẩu vj gì xơi khẩu vị ấy
  4. loncon18

    loncon18 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Hơ em biết anh đọc mấy bài đó ở mô rồi anh đuongphuongbay. Hehe, công nhận em thích cuốn đó của Trần K iêm Đoàn thiệt. Mỗi lần đọc thấy có mình trong đó. Hiện hữu nhưng lại không thật hiện hữu, hay phải chăng đó là nỗi lòng của người xa quê.
  5. HongLatTieu

    HongLatTieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    0
    hơ hơ ,con nhỏ này có câu này hay nhỉ
    Mà duongphuongbay có vẻ sành nhỉ,hay đấy chứ
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Mời các bạn thưởng thức Truyện ngắn Biển khát mới đăng trên báo Tuổi Trẻ của Nguyễn Thị Phương Thảo.
    Nguyễn Thị Phương Thảo quê gốc Nghệ An nhưng tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Huế năm 2000. Khi còn là sinh viên, Phương Thảo đã từng nhận học bổng Học trò giỏi, hiếu thảo của báo Tuổi Trẻ trao cho HSSV 10 tỉnh miền Trung, được tổ chức ở Huế năm 1999.
    Phương Thảo hiện là phóng viên phụ trách mảng giáo dục của phòng văn xã, báo Bà Rịa - Vũng Tàu.
    Biển khát, một trong hai truyện ngắn đầu tay của Thảo gửi TTCN, được viết với tất cả sự yêu thương của cô dành cho một vùng đất mà Thảo đã sống gắn bó nhiều năm tuổi trẻ
    và có thể với những rung động đầu đời...
    Biển khát​
    Thế là cuối cùng Hà đã được trở lại Huế. Một sự thật hiển nhiên mà suốt mấy ngày qua cô cứ ngỡ mình ngủ mơ. Hà thầm cảm ơn Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển Radda Barnen đã tổ chức cuộc hội thảo này. Nếu không, chắc là không biết đến bao giờ cô mới có dịp quay lại Huế.
    Đã nhiều lần Hà nhấm nhứ chuẩn bị đi Huế thì lại có công tác đột xuất, đành phải gác lại. Công việc cuốn hút cô. Nhưng mỗi ngày trở về nhà Hà cảm thấy cô đơn khủng khiếp. Hà đã không thể quên được anh. Và nỗi khát khao được trở lại nơi cô đã có anh và mất anh vĩnh viễn luôn thường trực, bao lần làm Hà day dứt.
    Qua khỏi mấy đường hầm đèo Hải Vân, Hà thấy xao xuyến lạ. Cô chợt nhận ra Huế từ đợt mưa xuân ẩm ướt ngoài trời, từ lời mời chào dịu ngọt đến nao lòng của cô gái bán bánh bột lọc. Tàu đến Truồi thì trời vừa hửng sáng. Sớm mai ở làng quê Huế tinh khiết và trong lành quá. Con tàu vẫn lao nhanh về phía trước. Bất giác, Hà nhận ra con đường đi về phía Lộc An, một thoáng thôi nhưng cũng đủ làm cô bần thần.

    Hồi còn là sinh viên khoa văn năm thứ ba, Hà cùng một nhóm bạn được phân về Lộc An kiến tập trong một tháng để sưu tầm văn học dân gian. Hà không ngờ một làng quê hẻo lánh như Lộc An lại có vốn văn học dân gian phong phú và dồi dào đến thế. Càng đi, bọn Hà càng cảm thấy thú vị khi tự mình khám phá bao điều mới lạ, nguyên sơ và cũng rất nhân bản của vùng đất và con người nơi đây.
    Kết quả của chuyến kiến tập ấy Hà đạt loại xuất sắc. Hàng nghìn đơn vị ca dao, hò vè... mà cô cùng các bạn sưu tầm đã được ban chủ nhiệm khoa đánh giá rất cao. Cũng từ chuyến đi ấy, Hà nghĩ sau này nhất định mình sẽ chọn nghề báo. Chỉ có nghề báo cô mới được thỏa sức khám phá, tìm tòi và trải nghiệm cuộc sống theo cách của mình.
    Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Hà đi vào thế giới hội họa để tự trấn an sự yếu đuối của mình, và vẽ bằng tất cả khát khao được nói lên những điều thầm kín không thể diễn đạt bằng lời. Nơi đó, cô được sống trọn vẹn với nỗi buồn hiện hữu và những hạnh phúc tình cờ bất chợt, mong được giãi bày, sẻ chia... Hà vốn có năng khiếu vẽ từ nhỏ. Tranh của Hà toàn vẽ về biển cả. Biển là nỗi đau, là hạnh phúc, là tình yêu của anh luôn vẫy gọi Hà. Trước biển Hà luôn cảm thấy mình bất lực. Nhưng cũng chỉ có biển và anh mới cho Hà tình yêu sống và vẽ.
    ***​
    Khi Quang ngỏ lời yêu Hà, cô không nhận lời nhưng cũng chẳng từ chối. Hà chỉ kể cho Quang nghe câu chuyện tình yêu của cô và anh. Nghe xong, Quang đã lặng người đi một lúc rồi nói: ?oEm đã làm cho anh cảm thấy ghen với người con trai ấy rồi đấy. Nhưng anh yêu em. Và anh sẽ chờ. Em sẽ không bắt anh phải chờ lâu đấy chứ??. Quang là vậy, lặng lẽ yêu, lặng lẽ chăm sóc Hà. Và cô thầm biết ơn anh vì điều đó.
    Khi nghe Hà nói là có chuyến công tác ở Huế, Quang đã chuẩn bị cho Hà từ lọ dầu đến cái khăn quàng cổ, dặn dò cô đủ thứ. Xong, anh giả giọng Huế: ?oNgoài nớ bây chừ lạnh lắm. Bé nhớ giữ gìn sức khỏe?. Chỉ đến khi đưa Hà lên tàu, Quang đã nắm tay Hà thật chặt và bảo: ?oAnh hi vọng sau chuyến đi này em sẽ thanh thản hơn và mau trở về với anh. Anh rất mong điều đó?. Tàu rời ga. Bóng Quang dần khuất Hà mới thấy mình thật ích kỷ. Vô tình, Hà đã bắt anh đợi, mà Hà thì vẫn chưa xác định được lòng mình hướng về đâu.
    Tiếng phanh ?okét? khiến Hà sực tỉnh. Tàu đã vào ga Huế rồi đấy. Hà lấy hành lý rồi xuống sân ga. Cô ngơ ngác nhìn xung quanh như tìm ai. Ngày xưa, mỗi lần về quê ăn tết xong trở lại Huế, tàu vào ga cô đã thấy anh đợi ở phía dưới:
    - Này cô bé, đi xe ôm không?
    Hà phì cười. Anh đỡ lấy hành lý từ tay Hà, rồi đưa tay bẹo vào má cô, bảo:
    - Mấy ngày không gặp, trông em lớn và xinh ra phết!
    - Đừng có mà chọc quê em. Em đói bụng lắm rồi đây này.
    Và lần nào cũng vậy, anh chở Hà ghé vào một góc quán bún bò trên đường Lý Thường Kiệt, gọi cho Hà và ngồi ngắm cô ăn.
    - Anh không ăn sao?
    - Chỉ nhìn em anh cũng đã cảm thấy no lắm rồi!
    - Anh chỉ được cái nói xạo!
    Hà nói rồi nhéo cho anh một cái rõ đau vào hông.
    - Đi xích lô không cô?
    Hà giật mình, bối rối:
    - Dạ, bác cho cháu về ký túc xá... à không, về khách sạn Hương Giang ạ.
    (còn nữa)
  7. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo và hết)
    Hai ngày hội thảo đã làm cho đầu óc Hà căng ra. Cô phải tìm hiểu về quyền trẻ em và những vấn đề liên quan đến quyền trẻ em, chức năng của báo chí đối với trẻ em... Sau đó, mỗi người trình bày những vấn đề bức xúc của trẻ em tại địa phương mình công tác. Hà phải chuẩn bị cho bản tham luận nên không còn thời gian đi thăm lại ký túc xá, thầy cô và bạn bè nữa.
    Cho đến buổi chiều cuối cùng, khi hội thảo kết thúc, Hà cảm thấy nhức đầu. Cô quyết định không dự liên hoan chia tay để đi dạo một vòng quanh Huế. Hà thả bộ qua cầu Tràng Tiền, đi về phía Thành nội. Có chút gì êm ả trong lòng. Cô lắng nghe nhịp bước chân mình men theo cổ thành. Những con đường ở Huế đều nhỏ. Hà chợt nghĩ mỗi con đường sinh ra để đưa người ta đến những nơi cần đến. Và mỗi con người, sang hèn thế nào, cũng cần một con đường để tìm về bản ngã của chính mình.
    Ngày trước, chủ nhật nào anh cũng chở Hà vòng vèo khắp Huế. Anh bảo: ?oEm học văn, nên đi nhiều để trải nghiệm cuộc sống. Cuộc sống chính là tư liệu dồi dào nhất để em có những cảm xúc thật nhất từ trái tim mình mà viết, em ạ?. Anh thường đưa Hà vào khu hàng ăn chỉ họp buổi tối trong Thành nội, ăn thứ bánh canh cay xè của Huế. Mỗi quán ăn hai, ba ngọn đèn dầu. Anh nói rằng mỗi lần đến đây, trên nền sừng sững của tường thành tối sẫm trong trời đêm, những ngọn đèn dầu đỏ quạch, thông phong ám khói gợi nhớ về cái chợ âm dương huyền ảo, nơi người đã khuất, kẻ đang sống tỏ tường mặt nhau.
    Hà cười: ?oAnh nói nghe mà khiếp?. Anh nheo mắt nhìn Hà: ?oChứ không phải à? Ấy là nghĩ ngợi lung tung, chứ vị cay nồng, thơm đến ngọt lừ của tô bánh canh đang bốc khói này là rất thực. Đây không phải là nơi để những kẻ giàu sang tìm lấy cho mình sự thừa mứa. Em thấy đấy, chỉ cần 1.000 đồng thôi là em có ngay một tô bánh canh ngọt ngào rất giản dị, vốn là căn cốt của đời sống nơi đây?. Hà bỗng cảm thấy mình nhỏ bé trước anh rất nhiều. Và cô thấy hạnh phúc vì đã có anh.
    Anh thường kể cho Hà nghe về mẹ. Nhà anh ở ngay bên cạnh con sông La. Mùa hè, nước sông trong và xanh lắm. Anh cùng lũ bạn thi nhau bơi qua bên kia sông rồi bơi về. Anh bơi chẳng biết mệt. Mẹ bảo anh là con rái cá. ?oCòn bố?? - Hà hỏi anh. ?oÝ niệm của anh về bố chỉ qua lời kể của mẹ. Anh yêu bố bằng tình yêu của mẹ và ngược lại?. Chiến tranh kết thúc. Những ai có thể trở về thì đã về. Riêng bố thì không. Mẹ khóc và chờ bố đến bạc tóc. Chỉ đến khi nhận được giấy báo tử và những di vật của bố do một người bạn cùng đơn vị mang về, mẹ mới tin là bố sẽ không bao giờ về nữa. Nỗi đau không hóa đá được thì phải sống. Sống cho xứng với người đã khuất. Mẹ anh là vậy.
    Từ đó, tất cả tình yêu của mẹ dồn hết cho anh. Cũng từ đó, anh biết lớn lên mình sẽ theo nghiệp bố. Hết cấp III, anh thi đỗ vào Trường Sĩ quan lục quân 2 với số điểm cao. Học xong, anh được phân về bộ đội biên phòng Thừa Thiên - Huế. Anh day dứt vì đã không gần kề, chăm sóc mẹ khi tuổi đã già. Nhưng mẹ lại bảo: ?oCon đừng lo, mẹ còn có bà con làng xóm. Mẹ chỉ mong con sống xứng đáng như bố đã sống. Có như vậy, mẹ mới hạnh phúc?. Nghe anh kể, Hà mong được gặp mẹ vô cùng và đã nói điều đó với anh. Anh bảo: ?oMẹ sẽ vui lắm, nhất là có được cô con dâu xinh và ngoan hiền như em?.
    Nhưng anh chưa kịp đưa Hà về thăm mẹ thì cơn đại hồng thủy đã nhấn chìm Huế trong biển nước. Lũ về quá bất ngờ. Buổi sáng hôm ấy, Hà cùng cả phòng ngủ dậy thì đã thấy mưa như trút nước ầng ậc từ trên trời xuống. Khoảng sân ký túc xá ngập nước. Cũng chưa ai nghĩ đến lũ vì Huế mưa như thế là thường. Thế mà rồi lũ về thật. Phòng Hà lục tục chuyển đồ lên giường. Đứa nào cũng la đói bụng nhưng không ai bán đồ ăn sáng.
    Ký túc xá nhốn nháo, tán loạn cả lên. Nước mỗi lúc dâng càng cao. Cái Dung chợt nảy ra ý kiến là đục trần nhà rồi nhét tất cả sách vở, áo quần lên trên đó. Khi mọi việc xong xuôi thì nước đã ngập ngang cổ. Hà chới với sợ hãi. Ôi, giá như có anh ở đây. Anh lúc nào cũng tạo cho Hà cảm giác an tâm, chở che. Nhưng mà lúc này có lẽ đơn vị anh cũng đang đi cứu lũ. Khi cánh cửa phòng được cái Dung đóng lại thì Hà được một bàn tay ai đó dắt đi. Tiếng gọi nhau í ới... Cả bọn leo qua cổng mới vào được trường.
    Ngày hôm sau nước xuống dần. Vừa đói lại vừa rét nên cả phòng rủ nhau về lại ký túc xá. Rồi lần lượt các phòng khác theo nhau về. May mà nước chưa ngập đến giường tầng hai. Hà bỗng lo cho anh nhưng cũng tủi hờn không kém. Anh đã chẳng thèm đoái hoài xem Hà sống chết ra sao cả. Đã có mấy đơn vị bộ đội vào cứu trợ mì tôm và cơm nắm cho sinh viên ký túc xá, nhưng không phải đơn vị của anh.
    Mấy ngày sau nước rút, phòng Hà tập trung làm vệ sinh. Vẫn không thấy anh qua. Hà đã tự trấn an mình rằng anh bơi rất giỏi. Mẹ gọi anh là con rái cá kia mà. Đến chiều, anh Tùng ở cùng đơn vị anh qua Hà đã thấy run run. Linh cảm có chuyện gì đó không bình thường. Bầu trời bỗng sa sầm lại. Thác lũ ầm ào hung dữ. Những cánh tay chới với níu kéo sự sống. Hà khuỵu xuống bất tỉnh.
    Sau này Hà nghe các bạn anh kể lại. Ngày lũ đầu tiên, đơn vị anh được phân công xuống cửa biển Thuận An cứu lũ. Một dải đất Thuận An đã bị cuốn phăng ra biển. Trong cơn cuồng điên của thác lũ, anh đã sải dài cánh tay giành lấy sự sống cho hàng chục con người. Khi đứa bé cuối cùng được đưa đến nơi an toàn thì chính anh lại bị dòng lũ cuốn đi, nhấn chìm vào biển cả.
    Một năm sau, Hà tốt nghiệp và ra trường.
    Trước khi rời Huế vào Nam tìm việc, Hà đã một mình đạp xe xuống cửa biển Thuận An ở đó một ngày. Hôm ấy, biển động dữ dội. Những cánh chim chao chát giữa bầu trời. Trong nỗi cô đơn tuyệt vọng, Hà đã nghe tiếng anh thầm thì vẫy gọi. Đến khi tỉnh dậy, Hà thấy mình nằm trong chiếc thuyền của một ngư ông. Cho đến tận bây giờ Hà vẫn nhớ như in lời ông lão: ?oÔng không biết vì lý do gì khiến cháu hành động như thế. Nhưng cuộc sống quí lắm cháu ạ. Nếu ông không nhầm thì cháu là một sinh viên. Cha mẹ cháu đã phải vất vả lắm mới cho cháu như ngày hôm nay. Vậy cháu đã làm được gì cho cha mẹ, cho bản thân mình chưa nào? À, nếu chưa thì phải sống cháu ạ...?.
    ***​
    Huế về khuya trời lành lạnh. Hà đã đứng ở khu hàng ăn bên Thành nội tự bao giờ mà cô không biết. Bất chợt, Hà nhớ có lần anh bảo rằng: ở đây, gợi nhớ về cái chợ âm dương huyền ảo, nơi người đã khuất, kẻ đang sống tỏ tường mặt nhau.
    Nếu có điều đó thật, liệu đêm nay anh có về không? Bất giác, Hà thì thầm gọi: Thành ơi!

Chia sẻ trang này