1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai có thuốc gì chữa được bệnh lười học không.

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi combo, 21/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ImD1

    ImD1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Ồ,bây giờ bạn digiheart đang làm gì vậy bạn? Người trẻ VN nói chuyện như bạn rất hiếm.
  2. traingheolangtu

    traingheolangtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2003
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này rất serious.Bác digiheart ko phiền có thể cho bọn tớ biết thêm suy nghĩ của bác tại sao bác lại quyết định như vậy được ko?Tớ thấy nể bác đấy,chả biết thể hiện thế nào ngoài vote.Theo tớ thì bác ko hề kém cỏi trong study mà lại có hành động như vậy thì quả thật suy nghĩ của bác rất mới.Cho bọn tớ học hỏi cái nào.
  3. digiheart

    digiheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, mình nghĩ suy nghĩ kiểu như mình hiện nay cũng bình thường thôi. Nhưng nếu nói về điều này thì có rất nhiều nguyên nhân để nói, đôi khi các nguyên nhân này lại liên quan đến nguyên nhân khác. Mình lấy ví dụ một nguyên nhân:
    - Đất nước ta từ xưa tới nay đặt rất nặng chuyện bằng cấp. Trước đây bạn muốn xin việc là phải có bằng, hoặc như hiện nay muốn xin việc trong các cơ quan nhà nước cũng phải có bằng (mình xin tạm định nghĩa việc làm ở đây là các công việc như kế toán, computer.... đại loại là theo định nghĩa công việc trí thức của chúng ta chứ không phải lao động phổ thông)... vô hình chung đã xuất hiện một định nghĩa bất thành văn ăn sâu trong tư tưởng mọi người dân chúng ta đó là: có bằng sẽ có việc làm lương cao. tôi nghĩ chính từ ý nghĩ sâu xa trong tiềm thức về "lương cao" đã đưa tấm bằng lên vị trí số 1 của nó. Tôi còn nhớ có lần anh bạn tôi nói: Tao muốn bỏ học lắm rồi, nhưng bà già tao khóc lóc nói với tao, mày muốn sống muốn chết gì cũng được, nhưng phải mang về cho tao tấm bằng đại học. Thật nực cười phải không các bạn. Nhưng chúng ta không thể trách được cha mẹ, thật ra cha mẹ chúng ta chỉ là nạn nhân của cái định nghĩa chung mà tôi nói ở trên mà thôi.
    - Ngày xưa tôi bỏ học vì quá bất mãn chương trình dạy học của trường (đa số các sinh viên ai cũng bất mãn với trường mình học và cho rằng ước gì mình được học trường khác)... Tôi đã bỏ học và nhận được phản ứng gay gắt từ phía GIA ĐÌNH. Tôi biết cha mẹ tôi không có lỗi và nếu tôi muốn phát triển được thì tôi phải vượt qua rào cản lớn nhất này (tôi nghĩ rằng hiện nay có rất nhiều sinh viên bị áp lực lớn, họ muốn bỏ học nhưng không đủ can đảm vì họ không dám suy nghĩ tìm cách gạt bỏ rào cản của họ). Tôi muốn nhấn mạnh thêm một nguyên tắc cơ bản thế này: đòn bẩy lớn nhất là gia đình chúng ta và kẻ thù nguy hiểm nhất cũng chính là gia đình chúng ta. (xin các bạn ngẫm nghĩ và coi trọng điều này).
    - có một lần, tôi tình cờ tham dự một lớp học ngắn hạn về kế toán, thầy tôi nói với tôi rằng 20 năm trước có câu: chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm. Nghe câu này cũng vui tai chứ các bạn hả. Và các bạn thử tưởng tượng "hiệu quả" mà điều đó mang lại bây giờ đi. Các bạn có tưởng tượng nổi một giáo viên tiểu học bắt một học sinh đứng trước lớp cho các học sinh còn lạt đi qua tát vô mặt chưa. Theo tôi tiểu học là cấp quan trọng nhất và hiện nay nó rất được chú trọng với trình độ của những ....
    Vậy vấn đề của chúng ta đặt ra khi bỏ học là gì, tôi nghĩ có hai cái chính sau đây: đầu tiên là gia đình, thứ hai là sẽ làm cái gì. Chính vì chúng ta không dám suy nghĩ để tìm ra giải pháp cho 2 vấn đề trên mà chúng ta phải chấp nhận ngồi lại ghế nhà trường, tốn mấy năm tuổi trẻ với một đống áp lực tâm lý (chưa kể tới những tác động xấu có thể lôi kéo chúng ta).
    Chúng ta đang sống trong một thời kì quá độ, nền kinh tế tương lai sẽ biến đổi khủng khiếp, bạn sẽ không trụ nổi nếu bạn nghĩ về tương lai như hiện nay.
    Như tôi nói ở trên, nói về đề tài này thì nói cả ngày không hết.
    Thật ra tôi không khuyến khích tất cả mọi người bỏ học, tôi chỉ khuyên những ai cảm thấy chán học thì nhanh chóng tìm ra con đường mới của mình mà thôi. Sau khi bỏ học tôi cũng có đăng kí FPT - Aptech nhưng cũng chẳng hơn gì (tôi đã cố gắng hoàn tất khoá học vì tiếc tiền, có một điều nực cười là tôi chẳng học mà vẫn thi đậu và bằng của tôi tới bây giờ vẫn chưa thèm lấy)
    điều này cũng quan trọng này các bạn: tương lai là của chúng ta, chúng ta quyết định nó chứ không phải cha mẹ hay thầy cô quyết định nó.
    (hì hì, đi đánh răng rửa mặt đây)
  4. Sagacious

    Sagacious Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Vâng, bác nói rất hay, nhưng thử hỏi bây giờ nếu bác nộp đơn vào những Cty lớn, họ hỏi bác cái gì đầu tiên "Bằng, bảng điểm, kinh nghiệm". Bác có kinh nghiệm, that''s right, bác có một thành tích tốt khi xem CV, xem nhận xét của sếp cũ, nhưng muh so sánh với một người tốt nghiệp loại giỏi, chưa có kinh nghiệm. Bác nghĩ cơ may của bác là bao nhiêu phần trăm, tui có thể chỉ cho bác là bác đã tốn tiền cho một bộ hồ sơ. Điều duy nhất bác có chỉ là quyết tâm thể hiện mình, nhưng nếu bác lỡ rơi vào một công ty muh bằng cấp quyết định tất cả, , 20 năm bác sẽ lên được trưởng phòng Bảo vệ.
  5. digiheart

    digiheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    ừm, thật ra nội dung chủ yếu tôi muốn nhấn mạnh chính là "định nghĩa". Hiện nay chúng ta đang gặp bức tường lớn cản trờ là "định nghĩa". Bạn đang bị cản trở bởi "định nghĩa" về công việc của bạn, và kô chỉ bạn bị cản trở mà là rất nhiều người bị cản trở...
    Tại sao tôi nói bạn bị cản trở mà không nói bạn sai? bởi vì bạn không sai mà chỉ vì "định nghĩa" đó của bạn là không tối ưu mà thôi. Cũng giống như việc giải một bài toán, bạn có thể giải nó bằng nhiều cách, nhưng thường thì cách dễ nhất chính là cách dài nhất - nói theo thuật ngữ IT sẽ là tốn nhiều chi phí tức thời gian máy tính thực hiện hay số bước máy tính thực hiện bài toán đó (xin lỗi vì tôi nói thuật ngữ chuyên ngành nhưng thực tế có rất nhiều điều chúng ta nên học từ cách vận hành của IT). Chi phí của chúng ta ở đây chính là thời gian và công sức. Tôi có đọc một mẩu chuyện cười và rút ra được một đại ý khá hay về nó, đó là: "người lười thường là người giải quyết công việc nhanh nhất", Theo tôi đó không phải vì họ lười, thực tế là họ đã lao động bằng trí óc của họ (bằng chứng là công việc của họ giải quyết nhanh), nhưng "định nghĩa" của xã hội lại cho rằng làm việc siêng năng tức là làm viêc theo kiểu "đổ mồ hôi sôi nước mắt" hoặc được biểu hiện qua "nét cau có trên gương mặt" hay theo một cái gì đó mà qua đó khiến cho người ta thấy sự mệt nhọc và mệt mỏi...
    Có lẽ tới đây bạn cho tôi đã đi hơi xa nội dung vấn đề (lại còn chuyện cười nữa chứ), nhưng tôi không muốn giải thích nữa bởi vì nơi chúng ta đang thảo luận là box ý tưởng, tôi muốn chúng ta hãy có những ý tưởng cho riêng mình để có thể áp dụng vào cuộc sống thực tế (thí dụ như việc sáng tạo ra ý tưởng: làm sao xin việc không có bằng mà lương phù hợp với năng lực của mình? vậy mới là hay, vậy mới gọi là động não, vậy mới gọi là ý tưởng, phải không bạn?)
  6. 4voimamut4

    4voimamut4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng có ý kiến về vấn đề này là nếu bạn là một người lười đích thực thì không phải không có thuốc chữa, bởi bạn có thấy không tất cả những sản phẩm tiên tiến hiện nay là mục đích phục vụ cho người "lười", tôi cho vào ngoặc kép là vì tôi chỉ muốn nói đến tính cách nhất thời thôi chứ không phải bản chất của tính từ đó - nghĩa là bạn hãy lấy cái điều khiển từ xa ra thì thấy nó hỗ trợ điều gì, điện thoại di động nữa, máy giặt hỗ trợ cho ai, máy rửa bát đĩa, tại sao lại có bàn phím không dây, tại sao lại có xe máy khi đã có xe đạp, và cả kim tự điển nữa..... Nói chung tất cả những đều để hỗ trợ tính lười của con người và tất cả các nhà sáng tạo đều có một chút tính này trong con người và xuất phát từ điều đó mới nảy sinh ra động từ "sáng tạo" để cho con người đỡ vất vả.
    Còn chuyện học hành thì xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà cái quan trọng là phương pháp giáo dục, vì bản chất con người khi sinh ra nếu không học hỏi thì sẽ chết và ngu si thế nên nếu họ muốn thành công thì họ phải học vậy do đâu họ lười học thì mỗi cá nhân sẽ có một nguyên nhân riêng nhưng có chung một nếp nghĩ lúc này ở nước ta là phải có bằng cấp, nghèo thì nghèo vẫn phải cho con có tấm bằng đại học cái đã như thế mới bằng anh bằng em, họ hàng, bạn bè. Theo ý kiến cá nhân của tôi thì cần phải đi sâu vào vấn đề là người học đó có yếu tố gì và với những khả năng mà người đó có thì học môn gì đế có thể phát huy hiệu quả tối đa chứ không phải là lúc này học trường này có tương lai thế là tất cả học sinh cứ phải thi vào đấy.
    Tôi cũng nhất trí với ý kiến của digiheat về việc chủ dộng đi làm việc khác khi việc học quả là khó khăn, còn vấn đề xin việc thì tại sao bạn không tự tạo việc làm cho người khác mà phải đi xin người ta việc làm, bạn hãy chủ động tạo ra việc làm và rủ theo những người khác để có thể tạo ra những sản phẩm mới mà hiện nay thị trường chưa có vậy có tốt hơn không là đi xin hết chỗ này chõ kia, bạn biết không Walt Disney đã đi vay gần 200 ngân hàng để lập được hãng mang tên ông và mở rộng ra thành tập đoàn như ngày nay. Và cả Bill Gates cũng vậy khi mà ngày nay ai cũng muốn đi học Havard thì ông ta lại bỏ đi để lập ra Microsoft. Theo tôi biết thì ở Mĩ gần như phần đông tỷ phủ là người chưa tốt nghiệp một trường đại học nào cả.
    "...Cuộc sống quả là khó khăn đúng không nhưng khó khăn hơn khi ta giao mạng sống cho kẻ khác và hãy chủ động tạo ra cơ hội thì tương lai sẽ thuộc về ta..." đó là một câu nói của một danh nhân mà tôi sưu tầm được. Bạn lười à, tôi cũng vậy nhưng đó không phải bản chất của chúng ta mà do đôi khi ta muốn một chút gì đó thư thả trong cuộc sống hàng ngày thế là ta có những suy nghĩ làm sao để giảm bớt những khó khăn hay vất vả vậy thì bạn gặp khó khăn trong vấn đề gì hãy đưa ra đi biết đâu thông qua những khó khăn của bạn một sản phẩm đích thực được ra đời.
    Hãy tự tin và sống hết mình cho lý tưởng thì đương nhiên thành công sẽ tới dù cho con đường chúng ta đi không giống với nhiều người khác, nhưng chúng ta phải dũng cảm đi tới cùng thì "...Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi vì chúng ta sinh ra là để chiến thắng..." - Xin lỗi ban nhạc Bức Tường khi trích không nguyên văn bài hát của các bạn-.

    ----------------------------------------------------------------------------------------------------
    KHÔNG SỢ, KHÔNG TIN VÀ KHÔNG VAN XIN !!!
    ,,...,...

Chia sẻ trang này