1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

AI CÓ Ý KIẾN VỀ GÓT SẮT ( JACK_LON DON)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi MUAMUON, 27/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MUAMUON

    MUAMUON Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    1.501
    Đã được thích:
    0
    AI CÓ Ý KIẾN VỀ GÓT SẮT ( JACK_LON DON)

    THEO Ý KIẾN CHỦ QUAN CỦA RIÊNG MÌNH "GÓT SẮT " LA MỘT TÁC PHẨM TUYỆT VỜI CHÍNH "GÓT SẮT" ĐÃ LÀM MÌNH HÂM MỘ ĐẾN ĐIÊN CUỒNG JACK_LON DON
    AI LÀ FAN CỦA JACK HAY LIÊN HỆ VỚI MÌNH NHÉ

    tranquangdat
    m2m
  2. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Đây là tác phẩm vụng về nhất , viển vông nhất , vô chính phủ nhất mà lại hô khẩu hiệu nhất của Jack London .
    Tuy nhiên , phải thừa nhận rằng trí tưởng tượng lãng mạn và những phân tích mang tính xã hội học và triết học ở đây rất hay .
    Khi người yêu tôi
    Mặc áo trắng đi ngang qua đồi
    Vương vào lá
    Chắc áo sẽ ngả vàng
    Vì đang là mùa thu ...
    Được sửa chữa bởi - Yasunari vào 27/04/2002 18:48
  3. MUAMUON

    MUAMUON Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    1.501
    Đã được thích:
    0
    MÌNH NGHĨ "GÓT SẮT" LA MỘT TÁC PHẨM HAY ĐẤY CHỨ MỘT TÁC PHẨM RẤT MANG TÍNH TRIẾT LÍ
    VÀ MÌNH THÍCH NHẤT LÀ BÀI THƠ TRONG NÓ
    "VUI TIẾP NIỀM VUI VÀ THÊM THÊM NỮA
    QUYỀN ĐÓ CỦA TÔI TỪ LÚC MỚI RA ĐỜI
    ..............................................................................
    VÀ HAY NHẤT LÀ "CHO ĐẾN KHI TÔI TỪ GIÃ CUỘC ĐỜI
    TRAO CỐC LẠI CHO MỘT THẰNG TÔI KHÁC.................................................
    tranquangdat
    m2m
  4. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    đồng ý đây là tác phẩm tồi về mặt văn chương. Nặng tuyên truyền.Có thể nói đó là lý do nó được khen nhiều ở...
    những đoạn diễn giải tư bản cũng chả khá mấy, được cái không khô cứng...Kiểu thế giới sophia ấy!

    mãi cho đến một ngày
    cái chết rời đôi tay...
  5. Superego

    Superego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Tồi về mặt văn chương. Sao hôm nay mình đi đâu cũng gặp mấy chú dở hơi nhắm mắt nói càn vậy? Cóc biết nó dở ở chỗ nào mà nói là dở thì đúng là .... ha ha ha.
    Tất nhiên về mặt văn chương tôi cũng không đánh giá quá cao tác phẩm này. Một vài đoạn có phần hơi gượng ép. Nhưng các chú đánh giá tác phẩm văn học thế chắc lại kêu: Trang của Dali cóc đẹp, cóc giống bằng mấy bác vẽ truyền thần. Các tài năng văn chương của Jack London chúng ta không cần phải bàn nữa vì những tác phẩm có giá trị nghệ thuật của ông quá đủ không cần các chú phải khua môi múa lưỡi thêm nữa. Vậy tại sao các chú lại đánh giá truyện này là thiếu giá trị văn chương vì theo tôi các chú có hiểu gì cả. Các chú cóc hiểu lý luận của Mác cũng như những thứ tương tự. Đó là cái vẻ đẹp của triết học, bộ môn khoa học cao quí nhất trong các bộ môn khoa học. Các chú không hiểu nên các chú thấy khô khan quá, các chú đâm chán. Chán vì không hiểu thì quay ra kêu nho còn xanh. Âu cũng là lẽ thường tôi cũng không trách. Nhưng tôi viết vài dòng để các chú sáng mắt ra. Tôi coi các chú cũng đồng dạng với cái món cháo hổ lốn mà Jack Lodon gọi là quần chúng độc giả đã dẫm đạp lên tác phẩm của Brisenđơ trong truyện Martin Eden đấy. Riêng về Egoist thì tôi thấy chú bình luận hay quá ha ha ha có vẻ ta đây biết hết quá nhỉ.
  6. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Sáo rỗng quá ông Siêu ngã ạ .
    Chắc lão này mô phạm lắm đây nên mới lấy cái nick nghe ghê wá .
    Khi người yêu tôi
    Mặc áo trắng đi ngang qua đồi
    Vương vào lá
    Chắc áo sẽ ngả vàng
    Vì đang là mùa thu ...
  7. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Quá khen, quá khen!!! Egoist thôi! không được SuperEgo như bác đâu.Tính ra tui chỉ là hạng lông so với bác đấy ạ!
    mà Gót sắt hay chỗ nào nhỉ về văn chương ấy? hãy xem những tác phẩm để đời của Jack London toàn là những tác phẩm về cuộc sống mà ông đã trải qua. Như "tiếng gọi nơi hoang dã", "tình yêu cuộc sống", "Nanh trắng", "martin Eden"...Những tác phẩm đó mới là xuất sắc.Xuất sắc bởi sự chân thực của những kinh nghiệm từng trải mà không ai có (tất nhiên là cộng khả năng văn chương nữa).Xem lại Gót sắt .bối cảnh là jack cũng có thời theo cộng sản nhưng chuyển hướng rất nhanh, cũng như mơ mộng về thế giới của tư bản.Jack là con người của cá tính và duy lý. Ông ta tin vào mình và sự hiểu biết của mình hơn là một thứ phù phiếm(tôi có được dùng từ này không?) khác. Con đường của jack là con đường của riêng ông! xét ra thì nó cũng "siêu ngã" đấy chứ.Thì hình như ông ta cũng khoái Spence ( lý luận ) và Nietzche (lập trường) mà (theo Martin Eden).Cho nên theo tôi khi nói về Jack đừng nói tới quan điểm công sản của ông! Bởi Chủ Nghiã cộng sản có lẽ là thứ duy nhất ông không đắm mình trong nó hoàn toàn như những chuyến tìm vàng những cuộc hải trình đầy màu sắc , thứ mà đã cho ông những con sói lang thang chờ chực trong cái lạnh của tuyết Alaska hay những cái đói dài ngày ở Orlean, Klondaikơ...Những trớ trêu của cuộc đời nghiệt ngã và thiên nhiên hung dữ biến những con người thành những con thú tranh dành từng miếng ăn với nhau và với con vật. Để ông có thể viết những câu chuyên để đời.
    Trong "Gót sắt" Jack như một đứa trẻ mới tìm ra Marx và muốn chia xẻ hiểu biết này cho thế giới.Ông ta thường lang man với sự kiến giải về tư bản về xã hội . Khiến cuốn tiểu thuyết nặng tính tự sự dù nhân vật chính của ông không phải là "tôi"!
    Tôi thích Các tác phẩm khác hơn là Gót sắt lẽ này đây.
    dẫn thêm Henrie Chariere (?)đâu có biết viết văn nhưng cũng có tác phẩm để đời là "Papilon Người tù khổ sai".Đó là tác phẩm viết từ máu từ thịt của con người mà sao không hay cho được Còn lại về sau đều chỉ là hàng không ngửi đựơc.Thế mới biết văn chương hiện thưc cần nhất là gì!
    Chủ Nghĩa marx hay thật Nhưng đâu chỉ mình bác biết. Xin thưa riêng tôi vào đại học thỉ tôi chăm chú môn triết nhất bác ạ , tôi đâu có cho nó khô cứng. Bác có vẻ hơi tự thị chỗ này đó.
    "thú thực theo tôi nếu bỏ đi những đoạn về hoạt động của Anh chàng nhân vật chính (quên tên) thì mối tình cô nàng kể chuyện quả quá cao đẹp đến nổi nghi ngờ tính có thực của nó...
    Còn món cháo hổ lốn được mệnh danh Lũ lợn ấy ư! ở đâu cũng có cả. thời nào cũng có cả.Nhưng có vùi dập Brisxendơn và "phù du" của anh ta hay không là chuyện khác. Bác không nên áp đặt như thế.
    Chào bác! lời nói chơi đừng tưởng thật!
    "ta đã hát xong lời ca
    đàn kia để xuống bên ta"

    mãi cho đến một ngày
    cái chết rời đôi tay...

    Được sửa chữa bởi - Egoist vào 29/04/2002 19:28
    Được sửa chữa bởi - Egoist vào 29/04/2002 19:59
  8. Superego

    Superego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Hà trả lời thế mới là trả lời chứ.
    Nhưng mà bác Egoist ơi. Thứ nhất bác đừng màng cái nick của tôi ra mà bình luận vì nó chỉ là vật tượng trưng thôi. Nếu bác nói thế thì tôi e bác lại bị nguỵ biện mất rồi.
    Còn về ý kiến của bác thì có nhiều điều để nói lắm. Bác nói những tác phẩm hay phải xuất phát từ thực tế hay máu thịt của nhà văn chi chi đó. Chắc là cũng giống lời Martin nói về nói chuyên về nghề nghiệp chuyên môn hay hơn nói chuyện về những điều phù phiếm chứ gì?
    Đúng là Martin yêu cái nghề nghiệp thời đi tim vàng của mình. Ông đắm mình và trải nghiệm trong nó để có thể rút ra những tác phẩm đó. Đồng ý là Martin Eden là cuộc đời thực của Jack. Nhưng mà bác ơi sao bác lại dám khẳng định được rằng ông là người hời hợt với triết học của Marx. Rằng ông không hiểu được nó, phải chăng chỉ vì ông rút khỏ Đảng xã hội Mỹ. Thế thì bác lầm chăng. Cái tư tưởng của Jack dẫu còn nhiều sơ khởi, vì bác phải biết đây là thời kỳ CNXH ở Mỹ còn nhiều cảm tính cái hấp thu của Jack trong xã hội như thế cũng là điều dễ hiểu thôi. Nhưng cái cách mà ông tiên đoán về cái Gót Sắt là một ý tưởng vượt thời gian. Có phải cái Gót Sắt đó vẫn đang tồn tại không? Chưa bao giờ tôi hình dung nó rõ trong thời điểm Hiện tạiy. Jack có hiểu sâu sắc về CHXH không, ông có viết Gót Sắt có tràn đầy nhiệt huyết không thì lịch sử cũng đã trả lời đầy đủ và giá trị của tác phẩm đó cũng có nhiều người đánh giá. Tất nhiên không loại trừ ý kiến khác nhau. Nhưng bác có đặt hoàn cảnh của Jack khi viết tác phẩm này không? Là hoàn cảnh mà những sự kiện tàn sát dã man trong truyện đều là sự thực. Những sự kiện dẫm đạp lên mạng sống con người mà các bác lại lạnh lùng nói nó là những hành động vô chính phủ đó. Hãy đặt nó vào thời điểm lịch sử tôi muốn nhắc lại cho bác biết thế. Bác đã đọc những ký sự của John Rít về những sự kiện đàn áp dã man của giới chủ với công nhân chưa. Đấy là sự thật mà các bác gọi là vô chính phủ đó. Còn về CN Marx mời bác hãy đọc một đoạn bình luận nhỏ mà tôi có kèm trong phần Bình luận về Dương Thu Hương nhé.
    À còn bác Yasunary nữa nhỉ. Bac nói vậy nghe chừng chỉ số AQ của bác cao quá đấy nhỉ :)) .
    To Egoist : Vẫn còn nhiều ý kiến tôi muốn đưa ra lăm bác ơi nhưng bây giờ cập rập quá. Hẹn bác lần sau.
  9. Superego

    Superego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Quên chạy qua tặng bác một cái. Không gì thì cũng đồng sở thích Martin Eden.

    I have done - Put by the lute.
    Song and singing soon are over As the airy shades that hover In among the purple clover.
    I have done - Put by the lute.
    Once I sang as early thrushes Sing among the dewy bushes;
    Now I'm mute.
    I am like a weary linnet, For my throat has no song in it;
    I have had my singing minute. I have done. Put by the lute.

    Nguyên văn bài thơ đó đấy bác. Bye bye
  10. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Hè hè , chả biết ông Siêu Ngã khen hay chê tui thế ?
    Bác hiểu sai ý iem rồi . Vô chính phủ là thế nào , hic , trước hết phải hiểu thế nào là " hữu chính phủ " chứ nhở .
    " Hữu chính phủ " là thế nào ? Hãy nhìn cách mạng Việt Nam ngay đây . Một chính đảng . Một đường lối - tư tưởng . Một sự thống nhất cả nước . Tính hợp pháp quốc tế . Sự liên kết với các dân tộc khác . Quan trọng nhất là đường lối và sự kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang .
    Còn Gót Sắt ? Trước hết iem xin nói là iem không lạnh lùng trước nhũng cảnh tàn sát và những thủ đoạn bỉ ổi mà những người cách mạng phải chịu . Sau đó , xin nói rằng Lon don một mặt miêu tả những cuộc tàn sát và những mưu toan bỉ ổi của cái Gót Sắt , một mặt để cho những người cách mạng cũng đáp trả bằng các hành động vũ lực như thế , trong đó có cả ám sát , một cách tự phát thì nhiều mà có đường lối thì ít . Cuốn nhật ký có nói vài dòng rằng Êvơha đã dành nhiều thời gian cho sự chuẩn bị cách mạng , những 20 năm . Nhưng chỉ có thế . Êvơha chuẩn bị như thế nào , lực lượng cách mạng ngoài con số mơ hồ vài triệu ( không nhớ rõ lắm ) người lao động ra , có những biến đổi gì , cần phải đánh như thế nào , cần phải lập ra một chính quyền như thế nào , thì không nói . Chỉ thấy những đoạn trần thuật say sưa về các cuộc chạy trốn , ám sát và cuộc chiến ở Chicagô ( quả thật người ta thấy tác giả có vẻ quá say sưa đắm chìm trong những tưởng tượng này ) . Jack đắm chìm trong những tưởng tượng của mình dường như không phải để vạch ra một con đường cho cách mạng Mỹ , mà là để thoả mãn những nỗi đau khi chứng kiến công xã Chicagô thất bại hoặc những đau xót tương tự .
    Cái vô chính phủ của London là ở chỗ chưa ý thức được đường lối rõ ràng cho cách mạng và chưa định hình được thế nào là một chính đảng vô sản , một Đảng Cộng Sản . Nếu Yasunari nhớ không nhầm thì cuốn này được viết năm 1907 , 10 năm trước cách mạng tháng Mười . Một nhà văn người Mỹ , ngay trên đát Mỹ . Sự vô chính phủ thể hiện ở đây âu cũng có thể hiểu đuợc .
    Về giá trị văn chương , thủ pháp nghệ thuật , bác Egoist nói là tồi có hơi quá nhưng mà đúng . Yasunari chia những ấn tượng này ra làm ba phần : phần một - vợ Êvơha ( không nhớ tên ) sống giữa xã hội tư bản và dần dần phát hiện ra bản chất của nó , phần hai miêu tả đoạn chị chạy trốn , vợ chồng chị vừa ẩn nấp vừa lãnh đạo cách mạng , phần ba miêu tả công xã Chicagô . Yasu thấy rằng phần hai là phần tác giả miêu tả thành công nhất , ngắn gọn mà tự nhiên . Hai phần kia , tui thấy London rõ ràng đã cố gắng tái tạo một nhân vật có đời sống nội tâm phong phú - là người viết những dòng hồi ký này - đang chìm giữa những biến đổi của thời đại . Hãy so sánh chị với bác sĩ Zhivagô của Pasternark , với công tước Anđrây của Tôlstôi , với Fabriccio của Stăngđan , sẽ thấy nhân vật rất thiếu sinh động . So sánh phần một - nhận ra bản chất CNTB - với những trang miêu tả đời sống quý tộc vây quanh Boncônxki của Tôlstôi thì thấy nó non nớt vụng về lắm . Nó rất thiên về lý trí và khái quát chứ không tinh nhạy và sâu xa như trong "Chiến tranh và hoà bình " .
    Tiếp theo , so sánh phần miêu tả cuộc tàn sát ỏ Chicagô với trận Waterlô chẳng hạn . Đây là đoạn mà Yasu khi đọc gọi tên ông Jack nhiều nhất . Trong khi T & S miêu tả rất tinh tế , hiện thực và tự nhiên uyển chuyển , thì London , ở đây , dù cố nhét nhân vật Tôi vào một khung cảnh hỗn loạn và cho chị một sự lạc lõng thực sự , dù đã tạo được phần nào ấn tượng ghê sợ về cuộc tàn sát , nhưng bối cảnh lại đầy chất dàn dựng và thiếu kết dính , và ấn tượng ghê sợ kia được tạo ra không phải do nội tâm nhân vật hay tổng thể mà chủ yếu do một vài chi tiết và bộ phận .
    Yasu lại chia phần Chicagô này ra mấy phần ( nhớ không rõ đâu ) : khi còn ở xa Chicagô và trên tàu đến thành phố - đoạn này hay , gần đạt nếu so với không khí trong " Bác sĩ ZHivagô " , tạo được dự cảm u ám . Buớc đến thành phố ; đụng độ một đám dân vực thẳm ( chị và anh chàng đi cùng bị bao vây trước một cánh cửa , anh ta đấm vào mặt một mụ đàn bà định túm tóc chị , sau đó chị bị một bàn tay giật manh tóc , đau buốt một mảng da đầu ) , rồi phiêu dạt ở thành phố khói lửa , đoạn này kịch tính nhất trong phần Chicagô , nhưng bản thân nó chỉ là một mớ các hình ảnh và cảm giác của nhân vật đựơc tác giả dụng tâm sắp xếp lộ liễu , không uyển chuyển . Chỉ có các cảm giác mà ấn tượng chung mờ nhạt , nói nôm na thế ạ . Sau đó là gặp chồng , và đi khỏi Chicagô .
    Yasunari nghĩ rằng London hợp và viết rất hay những truyện có tính chất phiêu lưu hoang dã , nhưng không khéo trong những tác phẩm cần sự tinh tế và nghệ thuật đan cài cao thủ . Vì thế mà phần hai của tác phẩm tỏ ra có hồn nhất , sinh động nhất . Phần đầu có hai thành tố chính là những phân tích , suy đoán tương lai về CNTB và những cảm nhận của nhân vật Tôi . Những phân tich tuy hay nhưng nhiều quá , gây cảm giác nhà văn đang ... khoe chữ . Những cảm nhận thì được miêu tả không " cao thủ " .
    Phần ba thì bác thấy rồi đấy , thua xa Tôlstôi và Standhal .
    Dzậy thui ạ . Mạn phép lắm lời . Hic , mỏi tay wá !
    Nâng ly !
    Khi người yêu tôi
    Mặc áo trắng đi ngang qua đồi
    Vương vào lá
    Chắc áo sẽ ngả vàng
    Vì đang là mùa thu ...
    Được sửa chữa bởi - Yasunari vào 01/05/2002 01:16

Chia sẻ trang này