1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai cũng có một nơi nương náu của tâm hồn

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi tuntooc, 08/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuntooc

    tuntooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Ai cũng có một nơi nương náu của tâm hồn

    Đây là mái ấm của tuổi thơ tôi! Tôi muốn chia sẻ với mọi người- nhất là với các bạn đang xa ngôi nhà của cha mẹ mình.
  2. tuntooc

    tuntooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
  3. tuntooc

    tuntooc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Em cho chữ to hơn nhé. để mọi người dễ đọc
    TÔI CÓ MỘT MÁI NHÀ!
    Trên con đường tha hương, tôi tự huyễn hoặc cho mình là kẻ giàu có. Bởi tôi có một mái nhà để được tìm về - dù chỉ bằng tâm tưởng, mỗi khi tâm hồn tôi kiệt sức. Cách đây lâu rồi, tôi được đọc mấy dòng của hoạ sĩ Lê Thiết Cương. Hoạ sĩ nói, với anh, chuyện làm nhà, chăm chút cho ngôi nhà - cái đích cuối cùng lớn lao nhất là để được có cảm giác nhớ nhà, thèm nhà mỗi khi đi xa. Người đời mong có nhà, cái đích cuối cùng là để có được chỗ ở ổn định - ?oan cư rồi mới lạc nghiệp?. Làm nhà để được nhớ nhà - điều ấy có lẩn thẩn quá không, trong cái thời buổi vội vàng này?
    Nhưng mà tôi - một kẻ đang phải rời xa mái nhà của cha mẹ mình, bị dồn đuổi từ ngày này qua tháng khác bởi những bon chen, những chật hẹp, quay cuồng nơi thị thành - hiểu thấm thía cái cảm giác thèm nhà, nhớ nhà đến ứa nước mắt ấy. Ngôi nhà nơi tôi lớn lên, nơi bây giờ có bóng mẹ cha tôi ngày ngày thui thủi ra vào với những câu chuyện lặng lẽ vụn vặt của người già - với tôi là một biểu tượng thiêng liêng của sự sum vầy, của bình yên và an lành. Đó là bảo tàng của quá khứ, lưu giữ những ngày ngọt lành và trong trẻo nhất, những nỗi đau buồn đầu tiên, sự xấu hổ đầu tiên? Nơi ấy là nguồn năng lượng cho mọi sinh lực sống nơi tôi.
    Chuyến đi xa dài ngày lần đầu, một mình trong khu nhà khách mênh mông của thị xã Cà Mau, đêm đêm nghe tiếng rì rì của từng chuyến xe chở hàng chạy qua xa lộ, tôi hụt hơi như cái cây bị bứng mất rễ. Cái tiếng động cơ lan xa trên mặt đường ban đêm cứ xiết vào óc tôi như một nỗi đơn độc không vùng thoát ra được. Cảm giác nhớ nhà, thèm nhà ùa về - mạnh mẽ và buồn đau. Trong nỗi nhớ ấy, tôi thiếp ngủ, để mơ về ánh sáng bình yên trong ngôi nhà cha mẹ mình.
    Những người tỉnh lẻ về Hà Nội lập nghiệp lang thang từ nhà trọ này qua nhà trọ khác. Những căn nhà ẩm thấp, ngập lụt khi trời mưa, oi nồng ngột ngạt khi trời nắng. Khác quê quán, khác nghề nghiệp, khác về bản tính, sở thích - họ chỉ chung nhau một nỗi nhớ nhà, thèm nhà của những kẻ tha hương. Người bạn cùng lớp đại học của tôi có lập một bàn thờ nhỏ trên vách tường nhà trọ, để thờ vọng ông ngoại, người đã nuôi cô từ khi mới ẵm ngửa. Mỗi ngày rằm, trong khói hương man mát, chúng tôi lại cùng cô hồi nhớ về không gian thành kính và dáng ngồi khấn nguyện lặng lẽ của mẹ mình.
    Người quen, người lạ giữa chốn thị thành, tôi ở cùng họ tới 10 năm rồi mà chẳng nhớ kỹ được ai. Phải chăng vì càng sống, lòng tôi càng nhàm tẻ, nghèo nàn? Những thân phận khốn khó của từng người láng giềng của cha mẹ tôi sao cứ cắm rễ vào ký ức của tôi dai dẳng. Dường như ở đâu, tôi cũng nhìn thấy họ, trên dáng lam lũ và rụt rè của những người lao động ngoại tỉnh tôi gặp. Cạnh nhà tôi có một gia đình 3 thế hệ của những người đàn bà goá sống. Bà cụ già hiền lành đôn hậu như một bà tiên, vì không có mụn con trai nào nên chồng đi theo vợ lẽ. Bà vốn người Tày Cao Bằng, theo cô con gái út xuống Thái Nguyên sống nốt những năm tháng tuổi già. Tội nghiệp bà cụ, trước đó chưa bao giờ đi đâu ra khỏi cái bản nhỏ của mình - trừ khi vào rừng hái củi. Mỗi ngày mưa xám xịt, bà cụ lại kê ghế ra đầu hè ngồi, lặng lẽ như cái bóng, mắt ầng ậc nước. Bà nhớ ngôi nhà sàn nơi bản nhỏ, những chiều mưa núi có bếp lửa đỏ gọi về ấm áp. Nhớ quê, nên có ai đi Cao Bằng, bà cụ cũng nhờ mang xuống mấy cây cỏ nhuộm xôi, nhánh gừng gió, cây đào cây mận, ít hạt cải làn từ núi - để giồng trong mảnh vườn nhỏ của mình. Có thể lắm, với bà cụ khoảnh vườn ấy chính là một góc quê nhà, nơi an ủi tâm hồn già cô độc. Người con gái xinh đẹp và thơ ngây. Bởi vậy khi cô xuống núi đi thoát ly, đã mau chóng bị một gã đàn ông hèn hạ của miền xuôi lừa tình. Cô có mang, mấy chục năm nuôi con trong búa rìu dư luận, lòng vẫn chưa hết tin vào người đàn ông bạc bẽo ấy. Tôi kém chị Lãnh - con cô hàng xóm 7 tuổi, những ngày thơ bé tôi đi chơi theo chị khắp các quả đồi quanh vùng. Cũng như mẹ mình, chị thơ ngây tin rằng có ngày người bố sẽ quay lại đón hai mẹ con ra khỏi cuộc sống nghèo khó này. Nhưng tới ngày chị lấy chồng, tôi chưa bao giờ thấy ông ta. Tôi không biết có nhà ai khổ cả 3 đời như gia đình chị Lãnh? Chị lấy chồng được 2 năm thì người chồng lại bỏ đi biệt tích. Người làng đồn rằng anh ta nghiện, đi làm ăn xa bị xốc thuốc, chết đâu đó dọc đường. Bà cụ đã qua đời 4 năm trước, không bệnh tật gì, mà chỉ vì tuổi già sức kiệt, khổ quá mà mất. Lúc hấp hối, cụ dặn con: ?oĐể dành tiền, lúc sang tiểu đưa mẹ về bản. Cóc chết 3 năm quay đầu về núi - huống hồ con người??. Khi có tin đồn đường quốc lộ sẽ mở qua vùng đồi nhà tôi, đất tăng giá. Mẹ con chị Lãnh bán nhà (trong đó có mảnh vườn xơ xác lạc loài các giống cây từ Cao Bằng của bà cụ), rồi chuyển đi đâu không rõ. Lâu lâu mỗi khi về nhà, nhìn hàng rào mới xây bằng gạch sỉ quây kín khu đất nhà chị Lãnh, trong đó xanh um những vải thiều như bất cứ khu vườn đồi nào - tôi lại ngùi ngùi tự hỏi, không biết 2 mẹ con chị Lãnh phiêu bạt ở phương trời nào, có nhớ đưa bà cụ về với đất đai quê nhà!?
    Tôi đầu xanh tuổi trẻ, ham vui ham lạ. Cũng như nhiều người trẻ khác, cái cách sống nhanh làm tôi trở thành kẻ vô tình, hời hợt. Những vòng quay của công việc, bạn bè, rồi những chốn vui thú ?othời trang?? đã thôn tính hết cuộc sống của tôi. Như thể một con lắc chán ngán mà không thể dừng lại cái vòng lắc đơn điệu và mệt nhọc tự thân - đôi khi tôi làm những chuyện rồ dại để thấy mình có một hơi thở khác. Rồi cũng chẳng có gì mới hơn! Sau mỗi lần tổn thương chuyện tình ái, bải hoải chuyện công việc, giận dữ chuyện bạn bè - tôi kiệt sức tìm về ngôi nhà cha mẹ mình, như con thú bị trọng thương quay về hang ổ cũ.
    Thấy con về, rầu rĩ như tàu lá héo - bố mẹ tôi chẳng hỏi gì (tôi biết ơn sự chia sẻ lặng lẽ ấy). Bố vào chuồng gà bắt ra con mái tơ ngon nhất, mẹ ra vườn hái nắm rau ngót, quả chanh quả ớt để làm cơm cho tôi ăn. Buổi chiều, tôi theo mẹ ra vườn trẩy quả chín, rồi chạy đuổi nhau nhăng nhố với Tun Em - con chó già mẹ tôi nuôi đã 20 năm. Thấy những điên rồ của mình bỗng thành nhảm nhí. Mọi nỗi mệt mỏi tuột khỏi người, nhẹ nhàng như chiếc áo mỏng. Đêm đến, tôi được thiếp ngủ an lành trong mùi lá cây ngọt ngào từ ngoài vườn đưa vào, giữa những câu chuyện kể lầm rầm, vụn vặt không đầu không cuối của người già. Bao nhiêu chuyện xảy ra trong làng mấy tháng tôi đi vắng (có ai mới cưới con, làm nhà, có ai mới chuyển đến gây xích mích với hàng xóm, có ai mới nuôi được giống gà lạ?) đều được bố mẹ thuật lại tóm tắt trong buổi tối đầu tiên tôi về. Cuộc sống ở làng trì đọng chậm chạp, ngày nào cũng giống ngày nào - nên hầu hết những câu chuyện tôi nghe trong lúc lơ mơ ngủ đều là nghe lại. Tôi lười lĩnh hưởng thụ những ngày chậm rãi và yên lặng trong ngôi nhà cha mẹ mình. Chỉ ăn, ngủ, tưới cây cối trong vườn, chuyện vãn với bố mẹ, rủ rỉ như 3 người bạn già. Những bụi bặm mệt mỏi thị thành nhuốm vào tôi được gột rửa; mọi giận hờn, bon chen, toan tính thành vô nghĩa lý. Tôi thấy mình được thanh tẩy, được tiếp thêm tràn trề sinh lực. Tôi khoẻ mạnh lại hơn hớn xách túi ra đi, để rồi như một chu kỳ, lần sau quay về lại nhàu như lá héo...
    Họ hàng khuyên bố mẹ tôi bán đất để về ở cạnh chị cả (nhà tôi không có con trai) để lỡ ngày bố mẹ tôi yếu bấy, ở gần con tối lửa tắt đèn có người chăm nom. Mẹ tôi nhất mực không nghe. Mẹ bảo rằng, số tôi phải đi lập nghiệp xa, nhưng dù có ở góc bể phương trời nào, tôi vẫn có một ngôi nhà và mảnh vườn của cha mẹ để nhớ về, để được an ủi những khi tinh thần tôi nguy khốn. Mẹ lo rằng nếu mai sau không còn ngôi nhà này, mảnh vườn này - tôi trở về sẽ bị bơ vơ... Mái nhà mà cha mẹ gìn giữ cho chị em tôi, trước đây - bây giờ - và sau này, không chỉ đơn giản là một chỗ ở, một nơi lui về nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Ngôi nhà màu trắng trên đồi cao, nằm giữa vườn mai, từng tấc đất in dấu tay chăm sóc của cha mẹ - đối với tôi là biểu tượng gần gũi và cụ thể nhất của Nguồn Cội. Tôi không sinh ra ở Thái Nguyên, cha mẹ tôi cũng không sinh ra ở Thái Nguyên. Nhưng Thái Nguyên cho tôi một mái nhà, nơi đó tôi học ăn bột, lẫm chẫm tập đi, tôi lớn lên cùng những khó nhọc và hạnh phúc của cha mẹ mình. Tôi gọi nơi đó là Quê Hương...

    [/quote]
    [/quote]

Chia sẻ trang này