1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

AI CŨNG ĐÒI HIỂU NGHỆ THUẬT. SAO KHÔNG CỐ HIỂU GIỌNG HÓT CỦA CHIM?

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi kts_june, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arch

    arch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    Cũng không nhiều người quan tâm tới Nhạc Trịnh lắm. Post đại mấy bài về chữ :Vô thường" từ bên Box Trịnh.
    Thường trong "vô thường" có nghĩa là cái vĩnh cữu bất biến. Cha nội đầu tiên dùng từ này theo nghĩa đó có lẽ là.. Lão Tử. Chương 1 Đạo Đức Kinh mở đầu bằng "Đạo khả đạo phi thường đạo", thường đạo ở đây là cái đạo vĩnh cữu bất biến (anh chị em có thể tham khảo bản dịch Đạo Đức Kinh của Nguyễn Hiến Lê tiên sinh...hichic..sẵn nói thêm, nhiều cha nội hổng hiểu nghĩa chữ thường nên dịch câu đầu trong Đạo Đức Kinh tầm bậy tầm bạ). Còn Vô trong "Vô thường " có nghĩa là ...hổng có. Vô thường nghĩa là không hằng thường,không vĩnh cữu, là những vật có hình thể,có phát sinh,có huỷ diệt.
    Trong khi Thường vô có nghĩa là cái gì tồn tại một cách hằng thường, vĩnh cữu,không bao giờ mất; cũng có nghĩa là cái gì tồn tại mà không có hình thể: nó sinh ra vạn vật mà không thành vạn vật-bao giờ cũng vẫn là tự thân nó, không bao giờ mất đi. Vô thường không phải là thường vô nhưng cũng không phải là "thường hữu " vì chúng có phát sinh,phát triển và..ngủm.
    Một số vị nhầm hai khái niệm đó ở trong Phật giáo là vì cái Phật giáo mà quí vị ấy nói là cái thứ phật giáo tả-pín-lù pha lẫn tá lả trong đó rùi, khi mà Đạo giáo,Khổng giáo đã "hội nhập" với Phật giáo (vậy nên có câu Tam giáo đồng nguyên mà xét kỹ ra,mấy cha nội đó chả có chỗ nào là đồng nguyên cả). Mà thui,nói nhiều một hồi tui sợ nói bậy, trở lại cái chuyện vô thường nhạc Trịnh vậy.
    Ông Trịnh, nghe đồn đâu là có học qua Phật học nên trong nhạc của ông thường có "phật tính", triết lý tính v.v. Vậy nên thỉnh thoảng người nghe nhạc Trịnh phải sững sờ với mấy cái ca từ khó hiểu. "Đoá hoa vô thường"? Hoa này là hoa kiểu gì đây? Nếu mà áp dụng cái khái niệm vô thường ở trên vô đây thì...hichic..hoa này chắc chắn là không có vĩnh cữu, chắc chắn sẽ thay đổi. Mà thay đổi kiểu gì nếu hổng phải là bị..tàn đời,xong phim. "Hoa tàn hoa nỡ cũng vô tình".
    ...
    Tình yêu có "vô thường" không? Nói theo kiểu Tây, tình yêu là một dạng ý thức, còn "vô thường" là vật chất hay ý thức? Cái nào có trước,cái nào có sau, và cái nào quyết định cái nào? Đây cũng là vấn đề cơ bản của bản thể luận. Đó là một vấn đề tranh luận dai dẳng đến tận bây giờ cũng chẳng ai chịu ai, kể cả phương Đông lẫn phương Tây.
    Ở đây thì do "vô thường" là một khái niệm trong triết Đông nên tui chỉ nói theo quan điểm của Tam giáo (Nho , Phật , Lão). Theo Phật giáo thì vô thường là một trong ba thuộc tính của tồn tại (cùng với đau khổ và vô ngã). Vậy nên tình yêu "tồn tại" nên nó cũng có tính vô thường. Còn trong Lão giáo, khái niệm vô thường vốn được rút ra từ hai khái niệm thường hữu và thường vô, chỉ có cải bản thể mới có thường tính còn mọi vật tồn tại khác đều không có thường tính, tức vô thường. Tình yêu không là bản thể nên nó cũng là vô thường.
    Còn với Nho giáo thì sao? Theo một số nhà nghiên cứu về cổ học thì thật sự Nho giáo không có khái niệm triết học tự nhiên, do đó không có cái gì gọi là bản thể luận cả. Nhưng Đổng Trong Thư và các nhà Lí học (thời Tống) đã làm một việc "tội lỗi" là vay mượn bản thể luận của Lão, Phật để làm bản thể luận cho mình (cái mà họ gọi là Hình nhi thượng học luận về trời đất,qui tắc tổng quát v.v.). Do sự vay mượn đó nên sự lí giải của họ về bản thể không khác gì Phật, Lão.
    Trong triết Đông chúng ta có câu Tam giáo đồng nguyên (ba giáo có cũng nguồn gốc), thật sự có phải vậy chăng? Như trong mục bàn về bài đoá hoa vô thường thì tôi cũng có đề cập vấn đề "giao lưu, hội nhập" của Phật giáo Ấn Độ với Huyền học Trung hoa (mà nguồn gốc của phái này vốn từ Lão giáo). Ở đây vấn đề hội nhập lại một lần nữa xảy ra. Tam giáo đồng nguyên thật ra là do quá trình tiếp xúc, hội nhập, giao lưu,chuyện hoá giữa ba phái này với nhau để tạo nên một vị thế cân bằng trong đời sống văn hoá tinh thần . Đó là một điểm đặc sắc trong văn hoá Phương Đông. Nó chẳng giống như các nền văn hoá , tín ngưỡng khác như Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Do thái giáo "hễ mày sống thì tao chết", "thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn". Nhờ thế mà chúng ta tránh được biết bao nhiêu thảm trạng đau thương, lành thay!
    (tao_lao)
  2. arch

    arch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    0
    VÔ THƯỜNG
    Khi nói đến Vô thường liền hiểu ngay đó là luật tuần hoàn của vũ trụ. Nơi nào có sự vận hành, chuyển biến, đổi dời, nơi đó có Vô thường. Vì vậy Vô thường là một định luật phổ biến, bao gồm cả vũ trụ và nhân sinh.
    Vì mang tính phổ biến nên Vô thường là một cuộc đại hóa, sự biến hóa cùng khắp, bất cứ ở đâu và lúc nào. Dù đức Phật có xuất hiện hay không thì ngọn lửa Vô thường vẫn cứ điềm nhiên âm ĩ thiêu đốt cả thế gian, không một phút tạm ngừng. Vì thế, đứng về mặt tục đế hữu hình hữu hoại thì hẳn nhiên Vô thường là chân lý bất di dịch.
    Thân, tâm và cảnh giới là một dòng chảy (quá, hiện, vị lai). Chánh báo và y baó của một chúng sinh tạo thành dòng sông sinh mệnh, lực đẩy tạo thành dòng sông sinh mệnh chính là sự khát ái vào những sở thuộc như sự nghiệp tài sản, danh vọng nhằm củng cố cái Tôi (giả ngã) trong vòng luân hồi vô tận. Khi nào cái Tôi còn bén rễ, khi nào ý thức chấp ngã còn bén rễ, khi nào ý thức chấp ngã còn xen vào cuộc sống thì vòng luân hồi vẫn thường xoay chuyển.
    Vô thường có ba:
    - Nhất kỳ Vô thường - Tương tục Vô thường - Sát na sinh diệt Vô thường.
    Nhất kỳ là thô tướng nhất của Vô thường, chỉ cho sự kết thúc của một tiến trình, như sự chết của một người, nhưng chết không có nghĩa là mất hẳn, mà chỉ là tạm vắng ở nơi này, để chuẩn bị biểu hiện thành sự sống ở nơi khác.
    - Tương tục là sự sinh diệt, băng hoại thường xuyên trong lòng sự vật, là sự chuyển biến không ngừng, nên sự tương tục ấy là tể tướng của Vô thường.
    - Sát na sinh diệt là sự vô thường ma mãnh nhất, nhỏ nhiệm nhất. Sát na là thuật ngữ nhà Phật hay sử dụng, chỉ cho đơn vị ngắn nhất của thời gian. Một niệm thoáng qua trong tâm thức có đến 90 sát na. Mỗi sát na là một tiểu niệm. Sự sinh diệt nhỏ nhiệm của mỗi sát na chỉ có Phật trí mới thấy được. Ba phạm trù thuộc ba phân loại Vô thường ở trên không chỉ có nơi các hiện tượng vật lý, mà thâu gồm luôn trong các hiện tượng sinh lý và tâm lý nữa.
    Kinh Pháp Hoa, phẩm Thí Dụ. Phật dạy: "Chúng sanh bị chìm đắm trong vô số nạn khổ, thế mà không biết lại hoan hỷ vui chơi, chẳng kinh chẳng sợ, chẳng hề biết chán, chẳng chịu tầm cầu giải thoát. Ở trong nhà lửa tam giới cứ dong ruổi Đông Tây. Tuy gặp đại khổ mà chẳng biết đó là nguy khốn".
    Phật nói Vô thường (nhà lửa) nhằm phá cái chấp thường của phàm phu, vì mê mờ điên đảo, vọng nhận các pháp là thực hữu, bèn đem cái tâm Vô thường, dùng cái thân Vô thường, nắm bắt các pháp Vô thường, cho đến mãn kiếp không bao giờ được thỏa mãn tâm vọng cầu. Người lớn hay sống về quá khứ, tuổi trẻ hay mơ mộng về tương lai, người tỉnh thức biết khéo sống nơi giây phút hiện tại. Mảnh đất lập thân của người phàm là quá khứ vị lai. Nơi an thân và lập mệnh của người tỉnh thức là hiện tại. Những kỷ niệm vui buồn quá khứ chỉ còn là những viễn ảnh mờ xa rơi rớt lại trong ký ức. Những dự hướng tương lại chưa đến chỉ là những bóng ma của hư tưởng. Một cuộc vui nào rồi cũng phải qua đi. Một nỗi buồn nào rồi cũng phải nhạt theo năm tháng. Cổ Đức có dạy: "Thời gian tợ tên bắn, ngày tháng như thoi đưa. Vô thường chóng qua mau, gắng gỗ chớ dần dà! Ngày tháng cứ thản nhiên trôi qua, mạng sống cũng theo đó dần dần đoạn giảm, như cá thiếu nước, nào có vui gì...".
    (Quang âm tợ tiễn, nhựt nguyệt như toa, Vô thường tấn tốc, thiết mạc ta đà!. Thị nhựt dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc...).
    Trong một giây có đến 125 triệu tế bào chết đi, nhường chỗ cho 125 triệu tế bào khác sinh ra, trong ấy thực không thể tìm thấy cái Tôi. Theo đây, luật Vô thường bình đẳng đối với tất cả chúng sanh (5 uẩn), dầu là kẻ sang người hèn, kẻ ngu người trí. Quỷ Vô thường tuy không thấy hình dạng nhưng có khả năng làm mạng căn con người chết dần mòn. Sự nhận diện thường trực nơi tất cả mọi đổi thay chuyển dời của cuộc sống không phải để đi đến bi quan chán đời, mà là sự nhận diện cần thiết nhằm thực hiện sự chuyển hóa nơi tâm thức, vốn là sự mê lầm cố hữu đang đè nặng lên thân phận kiếp người, bình tâm mà nhận xét, vui thú thế gian tuy tạm bợ mong manh nhưng vẫn có hấp lực phi thường, hấp lực đó cũng chính là ma lực vô hình dẫn dắt chúng sanh trôi lăn theo sáu nẻo. Chúng sanh chịu khổ sanh tử không khác nào con tằm mùa Xuân kéo tơ làm kén tự trói buộc mình, cũng như con thiêu thân tự lao vào đèn chịu cái họa chết thiêu. Nếu như không đủ phước duyên gặp minh sư dẫn dắt thì làm sao tỏ ngộ được chánh pháp.
    Cổ đức dạy: "Tuy sống một trăm năm như trong khoảng sát na, như lượn sóng rút về biển Đông, như ánh sáng còn sót lại của buổi chiều tà, như đánh đá nhà lửa, như ngựa câu thoáng qua khe cửa, như ngọn đèn trước gió, như giọt sương sớm mai trên đầu ngọn cỏ. Nếu không gặp được chánh pháp, ắt phải chịu vĩnh kiếp trầm luân!".
    (Tuy niên bách tuế du nhược, sát na, như đông thệ chi trường ba, tợ tây thùy chi tàn chiếu, kích thạch chi tinh hỏa, sậu khích chi tấn câu, phong lý chi vi đăng, thảo đầu chi triêu lộ. Nhược bất ngộ ư chánh pháp, tất vĩnh đọa ư ư đồ hỷ!). Một tâm thức mê mờ quay cuồng trong cảnh sống say chết mộng thêu dệt nên hoàn cảnh sống, trong đó mình là tác giả. Thế nên kinh Hoa Nghiêm cho rằng tâm chính là một đại danh họa, họa ra thân năm uẩn và thế giới y báo:
    "Tâm như người thợ vẽ
    Vẽ mỗi mỗi ngũ uẩn
    Trong tất cả thế giới
    Đều do tâm tạo tác".
    (Tâm như công họa sư
    Hỏa chủng chủng ngũ uẩn
    Nhất thiết thế giới trung
    Giai do duy tâm tạo).
    Vô thường thuộc yếu tố thời gian, là một diễn trình đi từ nhân đến quả. Diễn trình đó nơi chúng sanh hữu tình thì biểu hiện thành sinh, già, bệnh, chết; nơi các pháp thì có sinh, trụ, dị, diệt; nơi thế giới thì có thành, trụ, hoại, không. Sự thay đổi của bốn mùa, sự di chuyển của các hành tinh, vệ tinh cũng không ra ngoài quy luật của diễn trình đó. Thế giới vĩ mô, thế giới vi mô và thế giới trung bình cũng cùng một loại. Hễ có thành ắt có hoại, có hợp ắt có tan. Người quán thông lý Vô thường thì liền dừng, ấy là người tỉnh, người giác. Cái thực vĩnh cửu vốn vô hình vô tướng, còn cái hữu hình hữu tướng chỉ là giả tạm. Nhưng sự sống vĩnh hằng cũng không thể tìm ngoài cái Vô thường ảo mộng. Hãy bình thường trong mọi hoạt dụng của cuộc sống, và tìm cách giải thoát ngay trong cảnh bình thường đó. Xin thay lời kết thúc bằng đoạn thơ của Thiền sư Thanh Đàm, thuộc đời thứ 42, tông Tào Động, khoảng đầu thế kỷ thứ 19:
  3. lwt

    lwt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2004
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện âm nhạc, hay iem đang tập hiểu nghệ thuật!
    Nói về mức độ hiểu hai chữa âm nhạc, xin được khẳng định là iem đây ko biết một chút gì cả, chỉ có thể đại khái là :
    -Âm nhạc là một tổng hợp có tính nghệ thuật về âm thanh(Ôi! Tiếng Việt giàu và đẹp), những tổng hợp này được một người mà người ta gọi là nhạc sĩ viết lên bởi những kí tự khó hiểu mà ngày nay, người ta thường gọi là :Đồ, rê, mi, fa, sol, la, si. Và để tối ưu hoá hình ảnh nhưng ko có màu sắc hay đa dạng hơn, người ta có dẫu thăng (#) và dấu giáng (b).
    1. Nhạc giao hưởng-cổ điển-"bác học"!
    Mọi người thường ca ngợi thể loại nhạc này là Vĩ Đại hay là chỉ những người tri thức mới nghe nó, vâng ạh! Iem đã cố gắng tập nghẹ và cố gắng nghe để rốt cuộc thấy hay, nhưng mà ko hiểu, chẳng biết từ lâu đến nay người ta gật gù về nó như thế nào, lắc đầu về nó như thế nào, ra sao có lẽ hoạ chăng chỉ có người đó hiểu, cũng như, fỏng có ai mà hỏi em nhạc đang nghe đấy, đang được các nhạc công chơi đấy, nó củ thể là như thế nào ?
    Thì chỉ một câu :"Iem ko biết ạh"/
    Người ta bảo, chỉ những người tri thức mới nghe và mới hiểu, thế thì em ko hiểu và rõ là em ko fải tri thực, vậy tạm gọi là Giả Tri Thức đi. Thế rồi mới nói chuyện, nhạc của chúng ta thường vây quanh gì ?
    Rõ là các vị tri thức THẬT bảo :"Nhạc của chúng ta, thường nói đến trời đất, sự cao diệu của âm thanh quyên lại lan toả không gian khiến người nghe cảm nhận được cái gọi là tinh hoa, tinh tú của nhân loại, nhạc của chúng ta ko thể so sánh với âm nhạc trong thị trường hiện nay, và đặc biết, với những người ko có trình thì ko thể nghe, ko nên nghe, và tốt nhất đưnghf nghe!"
    Ngoài ra, nhạc của chúng ta, khi được các vị nhạc sĩ thiên tài kể đại loại vài ngưòi :" Bach, Bét thô Ven, Mô Da (khác với biểu bì đấy), sô panh .v.v.ngoài ra một số nhạc sĩ ngày nay nữa!, viết nên bởi sự tích luỹ đến kinh ngạc, và đó gọi là thể hiện tài năng, người ta fải LẮNG NGHE mới hiểu được và đặc biệt fải NẶn óc mới nghĩ ra!
    Nói về chuyện lắng nghe, chắc một số bạn ở Hà nội sẽ rất quen với tiếng rao hè fố chứ nhẻy ? Và xin được nói rằng, tối đã từng cố gắng lắng nghe cái này, cái thể loại có thể cho là rất thực dụng này nhiều, và tôi thấy rất hay!
    Vâng! trong và thanh, đặc biệt rất có vần điệu và quan trọng hơn cả là ko thô như rao trứng Vịt Lộn ở Huế đâu/Và cái quan trọng, người ta cứ thế này, thế nọ, để rồi nhận ra rằng tiếng rao này cũng là một Nghệ Thuật, và ko những thế, người ta còn khen rằng :"Đây là nghệ thuật bậc thầy!". Chính thế, một số các nhạc sỉ chuyên viết nhạc GIao hưởng ở ta bắt đầu lang thanh nhiều hơn, bắt đâu suy nghĩ nhiều hơn về vấn đề này,
    và bây h đây, đúng vậy, họ đã cho ra cái thức nhạc Bác học ấy một cách rất tài tình. Với sự fối hợp chặt chẽ của Bộ khí và sự hỗ trợ của bộ dây, đặc biệt là cây violon các nhạc sĩ đã cho ra những bản giao hưởng "tiếng rao" đáng kinh ngạc, sự réo rắt nhiều khi đến khó chịu của dàn hợp xướng toàn bộ khí làm ngưòi ta "chết mê" bởi sự tài tình của âm nhạc đó! Đặc biệt, khi vào giàn hợp xướng, người ta khó lắm, rất khó có thể nhận ra chỗ nào thì có bánh mì, chỗ nào thì có đồ điện hỏng, và có lẽ ko được đặc trưng cho nên trứng Vịt Lộn chẳng được nhạc sĩ cho vào đấy. Rất tiếc! Đấy chính là câu chuyện của Giao Hưởng và tôi tập nghe Giao hưởng như thế nào ạh!
    Ngoài ra, để nói thêm cho vấn đề nổi trội, tôi xin đá qua tác fẩm Xô Nát (múc) ánh trăng của Nhạc Sĩ thiên tài Bét Thô Ven mà tôi thích nhất, đại khái là hiểu sơ sơ thôi!
    -Để có thể nói lên bản nhạc này, tôi mạn fép chia làm hai fần, fần Xô Nát và fần Ánh Trăng/
    Fần Ánh trăng, ta có thể tim thấy vô vàn trong sách vở. Và ta có thể hiểu miên man tại đó cũng được. Đặc cách trong này fải kể đến Xuân Diệu, Nam Cao, Hàn Mặc Tử (hình như chữ mặc trong tên của Hàn Mặc Tử cũng liên quan đến trăng), và vài người khác. Để cho súc tích, chỉ nói mấy người này.
    Về Xuân Diệu, ánh trăng của ông là fải tràn ngập, fải vào mắt, vào miệng, vào mọi nơi trên cơ thể chỉ trừ những nơi được che đậy kín quá! Trăng của Xuân Diệu là fải sáng, vắng vặc luôn thì càng tốt, ấy thế mà trong thơ Xuân Diệu chẳng viết :
    "Trong vườn(ko fải của cà fê vườn đâu) hôm ấy nhiều trăng quá
    Ánh sáng tuôn đầy khắp lối đi ..."
    Trăng của XD thì là thế, còn về của Nam Cao thì khác, dịu dàng hơn, êm ái hơn, và đặc biệt mơn trớn hơn, Nam Cao ít nói về trăng, chỉ nói qua trong đoạn anh ku Hộ trong truyện hình như Đời Thừa (có lẽ là ông của Đời Cát) là :"... Hộ muốn tắm trăng, và hôm nay, Hô nằm đó, để cho Trăng tưới đẫm lên thân thể mình, để cho Trăng ve vuốt mình, từng chập ...". Đấy ạh!
    Ah! xin mạn fép bỏ qua Ánh Trăng trong Thơ của Hàn Mặc Tử, ko mọi người đọc lại tiêm nhiễm thành người điên mất ạh, bởi ánh trăng của Mặc Tử có fần hơi điên!
    Về fần cá nhân tôi, cũng biết chút chút ánh trăng ạh, bởi Trăng quê tôi đẹp quá mà, nên tôi thường khoe bạn, miết đâm thấy hơi hiểu Ánh Trăng! Chả là quê iem có sông Nhật Lệ, có Biển, thế nên, iem thường "tìm trăng" để ngắm, và đặc biết muốn ngắm cho thoả nỗi đam mê, cái hồi kon nít, iem thường ra Biển để nhìn cái ánh sáng kì diệu "dội" xuống mặt nước rực lên ánh bạc và lan toả khẳp một vùng, ngời lên cái vẻ quyển rũ của sự kết hợp Biển Và Trăng. Và ngay gần đây thôi, 2 h sáng, tại Bãi Biển, chúng iem đã được thấy ánh trăng ấy, đẹp, và đặng biệt là có sự hoà hợp thêm tiếng Quitar nữa, thế nên cũng như là đang nghe bản Xô nát (múc) ánh trăng đấy. Đặc biệt, ánh sáng Trăng của Biển khác với ánh sáng trăng của Sông ạh, ở Biển thì ánh sáng ko bị ngăn cản gỉ, thế nên, ánh sáng xuyên suốt lắm, còn ở Sông thì khác, bị ngăn bơi những căn chòi nhỏ bé xếp dọc sông, và tô điểm là những cái thuyền đêm đêm đánh cá, có thể nói, fần Xô Nát được hiểm và đặc biệt được cảm là ở sông đấy ạh, tiếng gõ đơn điệu của thuyền đánh cá vang và được dội lại làm vọng lên ở góc sông, tuy nhỏ, nhẹ nhưng lại khua trong đêm nên rất thanh, thanh đến lạ lùng. Vâng! Tiếng piano chạy dọc chiều dài thời gian như là sự đuổi nhau của Ánh Trăng khiến người cảm thấy trầm mặc (đừng cười khi iem sử dụng câu sự đuổi nhau của ánh trăng), bởi nếu ai đã ở quên thì nên một lần "đi" xem, hoặc ko ở Quê thì cố gắng đến xem ạh(có nhiều anh chị đến đó nhưng ko xem còn làm mất tập trung của người khác) đi. Tuyệt! trăng mới lên, nhô đầu ra khỏi dặng Dừa Bảo ninh thì tạo mới tạo nên cái sự rượi đuổi đấy, chả là ánh sáng chiếu xuống tương fản với nước, và đặc biết "được va đâp" với sóng cho nên những ánh bạc cứ nhấp nhô rượt theo nhau là vậy, sự rưởt đuổi này vào tân, gần bờ và va nhẹ vào bờ kè nao nên sự "thăng hoa" của và âm thanh cũng như là sự vụt tắt của ánh sáng, kì diệu! Vâng! Đó chính là sự hiểu và hơi rõ một chút qua sự tình cờ cua riêng bản thân iêm với bài Xô nát (múc) ánh trăng, quả thật, có thể nói rất đang khen với bản thân vì dù sao cũng đã gắng đừng vào hàng ngũ "gần" có tri thức rồi ạh, cho dù nhiều người hay tự bản thân cảm thấy là tri thức giả!
    -Chặc! Hiểu nghệ thuật răng mà khó rứa!<----Tôi vẫn đang đi tìm sự hiểu đó!
  4. hoaloakenmuathu

    hoaloakenmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Hoa loa kèn và tháng Tư Hà Nội
    From Vietnamnet, for someone who loves Hoaloaken
    Sau một ngày nắng chói chang oi ả, tiếng mưa đêm rả rích như an ủi vỗ về, lại như kéo nỗi buồn không tên vào lòng người. Để rồi sáng tỉnh giấc, bước ra đường chợt ngơ ngẩn, dưới mặt đường lấp loáng, bầu trời vẫn trong xanh lạ! Và hoa loa kèn bỗng đâu ùa về khắp mọi ngả đường, duyên dáng khép mình sau những giỏ hoa rung rinh theo nhịp xe chầm chậm trên phố, khiến ai cũng phải ngẩn ngơ vì cái màu trắng tinh khôi và hương thơm thoang thoảng thanh khiết!
    Phải mua vội vì sợ hoa hết mùa. Cái loài hoa đến lạ! Chỉ rộ lên rồi chợt biến mất đúng một tháng trong năm khiến bao người tiếc nuối. E ấp, nhẹ nhàng, duyên dáng... nói thế nào nhỉ! Hoa loa kèn là loài "nữ tính" và dễ làm mềm lòng người nhất. Lâu rồi, người ta không còn gọi nó là hoa huệ tây như những ngày mới du nhập vào Hà Nội hồi đầu thế kỷ 20. Giữa muôn sắc rực rỡ của bao loài hoa khác, loa kèn vẫn là loài nổi bật. Có mặt trong hầu như mọi ngôi nhà, loa kèn ban phát cho không gian vẻ sang trọng, lãng mạn và thật thanh tao. Không biết có phải "tại" bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân hay không mà mỗi cành hoa loa kèn đều khiến ta liên tưởng tới bóng hình của một người con gái kiêu sa, hiền thục đang cúi đầu e ấp. Cầm trên tay là những búp hoa xanh dịu, lá xanh mảnh khảnh, từng nụ hoa khum khum, he hé một mầu trắng dịu dàng như còn ngần ngại! Có ai đó đã nói rằng: "Năm tháng qua đi, bao hình sắc nhạt nhòa, nhưng những nụ hoa loa kèn thì cứ trắng tin khôi, vẻ tinh khôi không thể che giấu hay bôi xóa...". Đẹp nhưng đến và đi nhanh như một cuộc tình lãng mạn, dịu êm nhưng vô cùng chóng vánh...
    Chợt nhớ những câu thơ của Ngô Quân Miện:
    Bàn tay trắng muốt em cầm
    Một cành hoa nối mùa xuân - mùa hè
    Mưa phùn vừa dứt, tiếng ve
    Cháy ran lên giữa trưa nhòe bóng cây
    Em đi, áo mỏng phô bày
    Da thơm dịu thoáng giữa ngày dịu xanh
    Mùa hoa đi vụt qua nhanh
    Mùi hoa chưa kịp cho anh được cầm.
    Hoa giao mùa, sao người ta không gọi như thế nhỉ?
    Trong các loại hoa di thực được du nhập vào Việt Nam, có lẽ loa kèn là loài được yêu thích nhất. Vài chục năm trước, hoa chỉ được cắm trong những bình gốm đẹp bày biện trong những gia đình khá giả, giàu sang. Người ta cho rằng, nó được đến Việt Nam vào khoảng đầu những năm 30 cùng với hoa cẩm chướng (tên gốc là oeillet de France (cẩm chướng của Pháp, sau này quen gọi tắt là hoa phăng). Hoa phải trồng bằng hạt, đem từ Pháp và trước đây chỉ ưa Ðà Lạt - mảnh đất mang khí hậu ôn đới. Khi đó, nó được gọi là hoa huệ tây, chắc cũng vì nó là loài mang màu trắng và có hương thơm nồng nàn quyến rũ. Người Pháp cho rằng hoa huệ tây là biểu hiện của sự trinh tiết. Người đàn bà đẹp là người có nước da trắng màu hoa huệ...
    Hoa loa kèn nay đã trở thành một loài hoa không thể thiếu mỗi khi nhắc về Hà Nội, nó được khoác lên mình vẻ tao nhã, thanh lịch, kín đáo như những gì người ta vẫn ngợi ca về con người Tràng An.
    Đừng xao nhãng! Hãy dành cho lòng mình chút thời gian thư thả với những bông hoa trắng muốt. Đừng chỉ nhìn theo dọc đường mà hãy mang về nhà chút hương thơm hiếm hoi, kẻo, khi chợt nhớ ra, mùa hoa đã chia tay tự bao giờ. Phút giao mùa ngắn ngủi, ngoài kia, nắng mỗi lúc một chói chang, những tiếng ve đầu tiên lại đang chuẩn bị réo rắt!
    Nhật Mai
  5. serenad

    serenad Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay đi đâu cũng thấy hoa loa kèn . Nhớ là có một người bạn yêu loài hoa này kì lạ . Và lại yêu mùa thu nữa . Để rồi kết hợp hai thứ lại thành hoaloakenmuathu.
    Bây giờ thì U sướng nhé , được cắm hoa, ngắm hoa suốt cả 31 ngày .
    Mà sao thấy nhiều người thích hoa loa kèn quá. Có một đứa bạn lại lí giải là do nó sinh vào tháng tư .
    Miềng thì chỉ có mua về cho nó cắm thôi , còn mấy khoản trang trí , khéo tay này nọ là miềng chịu .

  6. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Bài này hay!
  7. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    TRIẾT HỌC TRONG KIẾN TRÚC
    Trong lịch sử tồn tại hàng vạn năm , đã có lúc Kiến trúc vươn lên thoát khỏi bản chất sử dụng tự thân để đáp ứng một tư tưởng được suy tôn. Nó có thể thể hiện nguyện vọng, sự ngưỡng mộ và cả sự cảm thông.
    Từ thời xa xưa, khi cuộc sống được xem là tạm thời, cái chết là vĩnh cữu thì các công trình chăm lo cho cái chết được các bậc vua chúa quan tâm tới mức các công trình kiến trúc giành cho nó trở thành di sản bất tử. Kim tự tháp Kê-ôp Ai Cập là một bằng chứng như sự đảm bảo gắn chặt với đất. Phải chăng thuyết Thiên Địa Nhân đã có từ thời đó?
    Thời kỳ cổ đại ,khi cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc thiên nhiên, thì các kiến trúc đền đài có xu hướng tháp bậc vươn lên trên. Thời kì La Mã được mở đầu bằng những cuộc chinh phạt của đế chế La Mã hùng mạnh. Niềm tự hào chiến thắng và vinh quang của đội quân bất khả chiến bại được thể hiện trong kiến trúc quy hoạch với những con đường viư đại , những hình khối kiến trúc vững chắc, ?nơi mà các đoàn quân chiến thắng trở về. Như câu nói bất hủ:? ALL THE ROADS LEAD TO ROME!?
    Thời Phục Hưng, con người được tôn vinh, là một chủ thể vũ trụ. Được ca ngợi như là một tiêu chuẩn vẽ đẹp, sự hài hoà thiên bẩm,? được biểu hiện như một niềm tin vô hạn. Vì vậy mà những công trình kiến trúc, quy hoạch đô thị được hình thành theo hình tượng ,tỷ lệ, tỷ xích của con người . Mà những ứng dụng đó có thể thấy rõ bởi các tác phẩm của các KTS như Mikenangielo, Albertini: Tượng chàng David được xem là mẩu người chuẩn mực hoàn hảo lúc bấy giờ!
    (còn tiếp)
  8. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    MÁI NHÀ!
    Hình như chữ ?oquê nhà? phải được hiểu là ở quê hương đó có một mái nhà của mình. Vì có một mái nhà nên dù lưu lạc ở nơi đất khách quê người thường vẫn có một nỗi hoài thương. Muốn về để được đặt bàn chân lên thềm, để ngắm nhìn lại những kĩ niệm đã trở thành linh hồn của mỗi nơi ,ngồi ,nằm, đi đứng.
    Căn nhà có thể lớn ,nhỏ , hẹp, rộng nhưng những kích thước ấy phải mang đầy đủ linh hồn của mỗi đời người mới khiến mình tìm được đầy đủ sự yên lành khi trở về.
    Mỗi căn nhà khi có điều kiện, thường phải là một phản ánh gần như trung thực tâm hồn của con người cư ngụ trong nó.
    Có người khách lạ đến nhà ,chỉ cần nhìn kiến trúc và cách bày biện ,sắp xếp trong nhà là có thể biết ngay chủ nhân của nó là ai, thuộc thành phần nào trong xã hội.
    Trong những ngày bão giông nắng cháy, mưa dầm, không thể nào không thấy gợi lên trong lòng một nỗi biết ơn thầm kín dành cho người đã nghĩ ra một nơi cư ngụ cho con người.
    Không có bất cứ một sinh vật nào trên mặt đất này mà không có một nơi cư ngụ riêng. Từ loài có cánh cho đến loài đi trên mặt đất rồi loài bơi lội dưới biển sông.
    Con người vì một sự thông minh thiên phú đã biết biến nơi cõi tạm này thành một chốn cư trú đầy huyền hoặc.Nhà cữa , đền đài trên mặt đất cứ theo thời gian mà lung linh, thay hình đổi dạng theo sự sáng tạo của con người.
    Mái nhà là một tiếng có một âm vang tình cảm sâu kín trong lòng mỗi một con người. Chỉ có ở đó mình mới tìm thấy được mình đầy đủ nhất. Đó là cái nôi thứ hai ru mỗi đời người khi lớn lên Vì vậy mỗi người phải có gắng đừng bao giờ để dưới mái nhà ấy có một địa ngục. Vẫn có những kẽ đã rời bỏ mái nhà đi không một chút tiếc thương nhưng kể từ đó trong tâm hồn người ấy sẽ không bao giờ còn sự bình an nữa.
    (còn tiếp)
    Được kts_june sửa chữa / chuyển vào 00:37 ngày 18/05/2004
  9. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    MÁI NHÀ!
    ( tiếp)
    Vứt bỏ một mái nhà để ra đi cũng như phụ rẫy một tình yêu. Mái nhà ở lại hoàn toàn vô tội. Mái nhà vẫn chờ cửa để đón người trở về nhưng người ra đi thì không bao giờ kéo được mái nhà về được với mình nữa.
    Có được một mái nhà riêng trong lúc sống là một hạnh phúc. Nhất là mái nhà ấy là hình ảnh của chính mình. Trong những ngày cuối năm này tôi cùng với mấy người em suốt ngày đứng trông coi những người xây mộ cho mạ tôi. Mộ cũng là một thứ kiến trúc dùng làm nơi cư ngụ cho một người không còn sống.
    Thường ở các nghĩa trang ,mộ được xây theo một kiểu đồng dạng. Đó là một loại nhà tập thể cho những người đã khuất. Nhìn vào thấy buồn, ngậm ngùi và sự vô nghĩa của cái chết càng vô nghĩa hơn nữa.
    Có một kiến trúc sư tôi không còn nhớ tên, cũng vì sự buồn bã trên đã tự mình biến tất cả các ngôi mộ trong nghĩa trang mà anh có người thân đã mất thành những tảng màu đá ghép (mosaique). Và từ đó nghĩa trang trở thành một vườn vui chơi cho trẻ em. Người sống và người chết đã có một sự giao lưu mớivà cuộc đời bỗng nhân ái hơn.
    Tôi mong là mạ tôi cũng vậy. Nhờ những người bạn kiến trúc giúp thể hiển trên bản vẽ những ý nghĩ của tôi và cũng là tâm hồn của chính mạ tôi, chúng tôi đã có có được một giường nằm cho mạ thật nhàn nhã, nhẹ nhàng và thanh thoát. Đó không phải là một ngôi mộ mà chỉ là nơi yên nghỉ của một con người . Ở đó không có dấu vết u ám của cái chếtmà chỉ là lời từ biệt của một con người đã có lời hứa với riêng tôi sẽ còn gặp lại nhau năm 2000.
    Kiến trúc không chỉ là cái đẹp mà phải mang trong đó lòng nhân ái nữa. Nghĩa là một cái đẹp có tâm hồn.
    Trịnh Công Sơn.
    Trên là một bài viết mang phong cách rất riêng của TCS về quan niệm ?oMái Nhà?.
  10. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    NỤ CƯỜI HOẠT KÊ!
    Có một bài thơ châm biếm kể về một ông sư cụ đang tương tư rằng:
    Sư đang tụng niệm nam mô!
    Thấy cô xách giỏ mò cua bên chùa
    Lòng sư luống những mơ hồ
    Bỏ cả kinh kệ, tìm cô hỏi chào
    Ai ngờ cô đi đường nào
    Tay cầm tràng hạt ra vào ngẩn ngơ!
    Ba cô đội gạo lên chùa,
    Một cô yếm thấm bỏ bùa cho sư.
    Cô về, sư ốm tương tư,
    Ốm lăn ốm lốc cho sư trọc đầu!
    Ai làm cho dạ sư sầu,
    Cho ruột sư héo như bầu đứt dây!

    Đó là nụ cười đối với sự sút kém của kẻ khác: kể ra những tật xấu xa, bê bối ,ngây thơ,? Những điều đó là một phần của nụ cười hoạt kê u mặc!
    Phàm việc gì trên đời, có ?ocùng? mới có ?obiến?, mà có ?obiến? mới có ?othông? như kinh dịch đã dạy. Mà sự biến ấy là một sự đột biến do sự tiệm biến lâu ngày. Nhờ vậy mới có chỗ ?othông?. Thông, tức là tiếng cười ta đó.
    Tâm tư con người bị trói buộc trong vòng lễ giáo, cấm kị của luật pháp, những phong tục, tập quán thành kiến,? Cho nên nụ cười u mặc chính là sự cởi mở bất ngờ như ngựa thoát khỏi yên cương, mới phát ra được tiếng cười chiến thắng.
    Cười là tiếng ca đắc thắng. Nó là biểu hiện của sự cao cả tạm thời, đột nhiên khám phá ra được nơi người cười đối với người chế nhạo.
    Cười có hai thứ, rất liên quan mật thiết với nhau như hai đối cực của quả địa cầu. Cười tích cực: tôi cười vì tôi cao hơn anh, cao hơn tất cả thiên hạ hay là cao hơn tôi lúc trước. Cười tiêu cực: cười gắt gỏng chua cay, cái cười buồn bã, cười về sự thấp kém của kẻ khác, cái cười khinh bạc ngạo nghễ đối với người thất thế, cái cười trả thù và hằn học. Tôi cười không phải vì tôi đắc thắng vinh quang hơn anh, mà tôi cười sự thất bại tủi nhục của anh.
    Giữa hai nụ cười đó, còn có một thứ cười toàn diện gồm cả hai thứ cười tích cực và tiêu cực. Ví dụ như nụ cười toàn diện của một số đông nhân dân Sài Gòn khi hay tin họ Ngô bị hạ bệ, họ cười cho sự chiến thắng của mình và cũng cười cho sự thất bại của họ Ngô.
    Trong nụ cười u mặc đó có cái gọi là nói tục. Tục ?mà thanh.Cái mà xã hội gọi là phạm đến ?othuần phong mỹ tục? phải chăng thực sự là những tội lỗi mà ở trong xã hội tự nhiên không có gì gọi là tội lỗi cả! Đó là những thoả mãn, tự nhiên của con người, nếu bị cấm đoán sẽ bị dồn ép. Ở những xã hội tự nhiên, các sự thoả mãn nhu cầu tự nhiên như vấn đề trai gái, ăn uống không thấy gì đáng cười cả, trái lại, ở những xã hội văn minh giả tạo, thì đó là những câu chuyện buồn cười! Vì vậy nói tục tức là giúp cởi bỏ ức chế trong tâm tư.Và trong hoàn cảnh tương đương như vậy, lời ?onói tục? cũng hợp với tinh thần khang kiện (?). Bởi vậy ta thường thấy nhiều ông bà thời thường hết sức đoan trang đạo mạo, khi nóng giận bực tức việc gì, hay ?ovăn tục? kinh khủng!
    Ví dụ: Ngày xưa, bên Trung Hoa, Thuần Vu Khôn đáp lời của Tề Uy Vương: ?ohạ thần uống một đấu cũng say, mà uống một thạch cũng say!?
    Uy Vương hỏi:?Uống một đấu cũng đã say rồi, thì làm sao uống được một thạch!?
    Thuần Khôn đáp:? Khi hầu cận bên hoàng thượng, thì chỉ uống một hai đấu là đã say nhừ rồi! Nhưng, nếu khi ngồi lộn xộn với đám trai gái, nắm lấy tay không phạt, liếc mắt không cấm, trước rơi hoa tai sau lỏng cài trâm? thì có thể uống tám đấu mới say.Cũng như khi trời chiều rượu cạn, cùng tôn kính nhau mà ngồi sát bên nhau, trai gái đồng tịch, giày dép lộn xộn ngỗn ngang, trên nhà nền tắt, chủ nhân giữ Khôn lại và màn mở tung ra, nghe hơi hương nồng ấm, lúc ấy Khôn quá vui thích, có thể uống cả một thạch!
    (Hê hê hôm nhà bác Trường, có mặt trời mọc chắc là do thế!) Trương Xưởng vẽ mày cho vợ, bị nhà vua cật vấn, trả lời:? Trong khoảng buồng the, việc vợ chồng há chỉ có việc vẽ chân mày mà thôi đâu!?
    Đó là hoạt kê, khiến người ta cười, nhất là khi có sự cấm kị không nên nghe, mà lại nói ra được một câu hợp tình hợp lý không thể chối cãi:
    Tương truyền có một người đến hỏi một vị đạo sĩ về thuật trường sinh bất lão. Đạo sĩ bảo phải tiết dục, ăn sương nằm gió, xa lánh đàn bà, cấm ăn cao lương mĩ vị?thì mới có thể trường sinh. Người ấy nói: Như thế thọ đến ngàn năm cũng chả ích lợi gì! Thà chết yểu thì còn hơn!

Chia sẻ trang này