1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

AI CŨNG ĐÒI HIỂU NGHỆ THUẬT. SAO KHÔNG CỐ HIỂU GIỌNG HÓT CỦA CHIM?

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi kts_june, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    TRIẾT HỌC TRONG KIẾN TRÚC(tiếp)
    Khác với Phương Tây, triết học phương Đông đến với con người ko phải bằng đường toả sáng mà bằng con đường thâm nhập. Hệ tư tưởng phương Đông chủ yếu xuất phát từ triết lý của Đạo Phật, Đạo Khổng.
    Phật giáo ra đời từ Ấn Độ từ trước thế kỷ VI trước Công Nguyên. Với mục đích chính thống là tu hành diệt khổ, mong được giải thoát vòng đời và sung sướng miền cực lạc. Phật giáo du nhập vào Việt Nam bằng 2 con đường. Một con đường đi vào miền Nam gọi là phái Tiểu Thừa qua các nước phía Tây (Mianma, Thái Lan,..)Một con đường đi từ phía Bắc gọi là phái Đại Thừa đi qua Trung Quốc, từ thế kỷ thứ II sau Công Nguyên với trung tâm Phật Giáo cổ là Luy Lâu. Đạo Phật vàp VN trở nên dung dị và gần gủi hơnKiến trúc đình chùa, kiến trúc nhà ở dân gian, cũng như kiến trúc kinh thành đời Lý đều mang nặng triết lý đạo Phật . Tư tưởng ?osắc sắc không không? của đạo Phật là một triết lý biểu đạt một quan niệm thế giới hư vô, bản thân vạn vật không có tự tính, không có bản thể độc lập. Hiểu biết nó một cách đầy đủ phải bằng sự nghiền ngẫm, suy tưởng mà người ta gọi là Thiền.
    Mà Thiền được thể hiện rõ trong kiến trúc vườn Nhật Bản: Những khu vườn Nhật Bảnđem lại cho con người những trạng thái tinh thần khác nhau, những tình cảm khác nhau, chỉ cần bằng sự sắp xếp đơn giản những khối đá con đường, những dãi cát uốn như hình sóng, mà tên của mỗi khu vườn như đánh thức một ý niệm riêng.
    Không những thế, tư tưởng ?osắc sắc không không? còn cho ta cái quan trọng hơn là ?othấy? đó là ?oCảm nhận?! Cái mô thức ?okhông gian thiền? được cảm nhận không chỉ bằng ngôn ngữ thị giác, mà còn kết hợp cả bằng âm thanh, ánh sáng ,hương sắc,? Nói không bằng đưa một ví dụ cụ thể, hãy nghe sự luận bàn về một cái vườn Trung Quốc được một văn hào Trung Quốc diễn đạt: ?o Cái vườn như ý là một cái vườn không có được, vườn đó không có bờ cõi, chủ nhân không biết đường ra, người ngoài không biết lối vào. Cây thơm như Lan, Huệ. Hoa tươi như Sen, Cúc. Ríu rít như chim Hạc, Cò, Thuỷ Khê. Suối kêu như đàn. Đá trong vườn hoặc xanh hoặc đỏ, hoặc ngã ngữa hoặc ngửng đầu, hoặc đứng cao muôn trượng?? Thế mới biết cái đẹp lĩnh hội được thật khó biết bao!
    Phương tiện chuyển không gian giữa hai phần rõ rệt trong kiến trúc Phương Đông được thể hiện có thể qua con đường đi dạo, một mặt nước trong, một mái hiên nhà,? Hãy đi vào Văn Miếu Quốc Tử Giám mà xem! Ở Văn Miếu có thể đoạn đường đi dạo thành nhiều khúc:
    Sự nhẹ nhàng: đi trên dải lụa đặt trên thảm cỏ, bước đi chậm và sâu lắng.
    Sự thanh tao: đi bên bể cảnh(sen), bước đi nghiêng, ngắm nước và sen.
    Sự ngỡ ngàng: đi chui qua cổng, như được chuyển qua một thế giới khác.

    Biểu tượng triết lý tồn tại của Phật Giáo là bánh xe luân hồi- một vòng quay vĩnh cửu với bốn giai đoạn của tạo hoá con người: Sinh -Lão -Bệnh -Tử. Điều đó cũng tương ứng với quy luật vận chuyển của thời gian với sự thay đổi của vạn vật theo chu kì Xuân Hạ Thu Đông. Một vòng hở tượng trưng cho sự may mắn. Nếu số 4 là số có sự mở đầu và sự kết thúc của một vòng quay trọn vẹn thì số 3 được xem là may mắn, là sự dang dở của kiếp hồi sinh. Cho nên người Phương Đông ,nói chung ưa số lẻ. Số chẳn là khép lại và kết thúc, số lẽ là sự tiếp tục và nảy nở. Đó là lý do khiến người ta ưa số 3 hơn số 4, số 5 hơn số 6, số 9 hơn số 10?
    (còn tiếp)
  2. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
  3. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    THỜI GIAN PHẢI SỢ KIM TỰ THÁP!
    Kim tự tháp là lăng mộ của các Pharaon Ai Cập. Ở vùng Hạ Ai Cập, người ta thống kê có 67 Kim Tự Tháp, có cái còn nguyên vẹn, có cái đã đổ nát, có cái làm dang dở. Kim tự tháp được xây dựng đầu tiên là Kim tự tháp cảu vua Giose thuộc vương triều III (2778-2723 TCN) của Cổ Vương Quốc. Người thiết kế và chỉ huy xây dựng Kim Tự Tháp này là Kiến trúc sư Imhôtép đại thần của vua Giose. Đây là Kim tự tháp tầng cấp, được xây dựng ở vùng Sắckara, cách thủ đô Cairo Ai Cập ngày nay khoảng 35km. Kim tự tháp này gồm 6 bậc, cao 60m đáy hình vuông, mỗi cạnh đáy khoảng 71m. Bên trong Kim tự tháp có nhiều buồm và hành lang thông các buồm với nhau. Hầm mộ đặt quan tài nằm sâu dưới mặt đất 28m, mỗi cạnh 7m.
    Ở Sackara còn có nhiều Kim tự tháp tầng cấp khác, có cái có 5 tầng, có cái có 4 tầng. Người ta bảo những tầng cấp ấy là bậc để các Pharaon bước lên. Những Kim tự tháp tầng cấp ở Sackara có các chử tượng hình chi tiết trên mặt tường , nhờ các bản cử đó mà người ta biết chủ nhân của các Kim tự tháp đó.
    Đến Vương triều thứ tư (2723-2563 TCN) Các Pharaon lại chuyển sang xây dựng Kim tự tháp chóp nhọn ở khu vực Ghidê, thuộc vùng ngoại ô Cairo. Ở Khidê có khoảng 40 kim tự tháp kiểu chóp nhọn, trong đó có 3 kim tự tháp lớn nhất của vua Khếôp, Khêphren và Mykêrinôp.
    Kim tự tháp Khếôp là Kim tự tháp hùng vĩ nhất, hiện còn tương đối nguyên vẹn. Kim tự tháp này theo thiết kế ban đầu, cao 146m60( Hiện đỉnh chóp bị mòn chỉ còn 137m70), đáy tháp hình vuông ,mỗi cạnh dài 232m, bốn mặt phẳng của tháp là hình tam giác cân. Kim tự tháp trông xa như một ngôi nhà cao 40,50 tầng.
    Kim tự tháp Khêphren cao khoảng 134m ,mỗi cạnh đế dài khoảng 215m. Kim tự tháp Mykêrinôt cao chỉ khoảng 66m, mỗi cạnh đế dài khoảng 105m. Nằm trấn trước kim tự tháp Khêôp là một con sư tử đầu người (Sphinx) khổng lồ ,toàn thân giống con sư tử đang nằm, nhưng đầu lại là đầu người mang một bộ tóc giả, mặt giống mặt Pharaon Khêphren, nhìn hướng về mặt trời mọc. Chiều dài của sư tử đầu người này là 57m, cao 20m. Riêng đầu cao 5m, tai dài 1,4m và miệng rộng 2,3m.
    Ngoài 3 Kim tự tháp kể trên , những Kim tự tháp còn lại cao khoảng trên dưới 20m. Tất cả những Kim tự tháp trên đều xây dựng dưới thời Cổ Vương Quốc.
    Tên gọi Kim tự tháp do người đời sau đặt ra, gọi theo hình dạng của hình tháp nhọn. Còn người Ai Cập cổ đại gọi nó bằng tên khác. Pharaon Khêôp khi làm xong ?ongôi nhà vĩnh cữu ?o của mình đã gọi nó là Khut, nghĩa là ?oRực rỡ?(mặt trời rực rỡ).
    Cái ?oRực rỡ? này đã sống mãi với thời gian, như người Ai Cập xưa đã nói: ?oBất cứ cái gì đều sợ thời gian, nhưng bản thân thời gian thì lại sợ Kim tự tháp!?. Kim tự tháp Khếôp được đánh giá là một trong 7 kì quan của thế giới cổ đại. Nó đánh dấu một nên văn minh rực rỡ đã ra đời cách đây trên 5000 năm trên vùng đất thuộc miền Đông Bắc Châu Phi- Nền văn minh Ai Cập Cổ đại.
    (còn tiếp).
    Được kts_june sửa chữa / chuyển vào 22:34 ngày 06/06/2004
  4. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG TRÀO LƯU HỘI HOẠ HIỆN ĐẠI!
    Các trào lưu hội hoạ hiện đại có lẽ nên bắt đầu từ trường phái ẤN TƯỢNG , trường phái này được ra mắt triển lãm trước công chúng vào năm 1886 tại Paris. Sau trường phái ẤN TƯỢNG là đến trường phái HẬU ẤN TƯỢNG, rồi đến TƯỢNG TRƯNG, BIỂU HIỆN, TRỪU TƯỢNG, LẬP THỂ,CHỦ NGHĨA VỊ LAI, CHỦ NGHĨA ĐA ĐA, CHỦ NGHĨA SIÊU THỰC, ? Và tất nhiên ở giữa những trường phái đó vẫn có những trào lưu hội hoạ khác. Tuy những trào lưu đó không đủ để hình thành một trường phái hội hoạ hay đại loại như vậy nhưng những trào lưu đó vẫn đọng lại cho bao thế hệ sau này bởi chúng là tiền đề ,cơ sở để hình thành những trường phái hội hoạ, chẳng hạn như trào lưu hội hoạ ?oDã Thú?, phong cách hội hoạ của nhóm ?oKị Sĩ Xanh?, nhóm ?oCái Cầu?,?
    Mỗi trường phái đều có những đặc điểm riêng mà nhận biết đơn giản nhất quan đặc điểm riêng biệt của bản thân mỗi trường phái.
    Vào thời Phục Hưng, Hội hoạ và điêu khắc được xem là phát triển mạnh mẽ với những bật thầy như Lêona do Vinxi, Raffaen, Michelangelo,? Ở thời đó con người được xem như là mẩu hình lý tưởng, cũng vì vậy mà hầu hết các tác phẩm đều lấy đề tài ca ngời con người , cac danh tài đều cố sức minh hoạ hình ảnh ,vẽ đẹp con người từ cơ bắp, gân cốt đến khuôn mặt hình dáng ở mọi góc độ. Họ luôn ca ngợi cái CHÂN-THIỆN-MỸ, tôn trọng hình dáng chân thật của sự vật, cái cao đẹp của đạo đức và tâm hồn vĩnh hằng? Nhưng đến trường phái ẤN TƯỢNG ra đời thì trường phái này cũng dựa trên nghệ thuật Phục Hưng nhưng thiên về mô tả hiện thực đời thường, tìm đề tài trong cuộc sống hiện đại, thể hiện theo ngẫu hứng của nghệ sĩ khi nhìn nhận sự vật, yêu thiên nhiên gần gũi với con người, sử dụng màu sắc và ánh sáng một cách có hiệu quả, nắm bắt những cảnh thoáng qua của một cuộc đời hạnh phúc hay bất hạnh?Có thể hiểu nôm na rằng, chẳng hạn một bức tranh chân dung thời Phục Hưng, nhìn vào ta luôn nhận thấy chân dung trong luc nào cũng toát lên vẽ đầy đặn, thiên thần, nếu là chân dung của người phụ nữ thì người phụ nữ đó luôn cân đối, khuôn mặt đầy đặn như đức mẹ hay nữ thần. Nếu chân dung đó là một em bé thì em bé đó như đang hạnh phúc ,phát triển đầy đặn, có khuôn mặt thiên thần,? Nhưng ở trường phái ẤN TƯỢNG thì lại khác bởi những chân dung đó được người hoạ sĩ diễn tả một cách chân thật hơn, cũng là chân dung một em bé nhưng hình ảnh em bé đó không còn bụ bẩm đáng yêu mà thay vào đó là hình ảnh của một em bé có sự phát triển không đều đặn mà nhìn vào đó có thể nhận ra là em bé đó không phải được ăn no mặt ấm!... Nhưng dù sao trường phái Ấn TƯỢNG cũng vẫn còn e dè, vẫn dừng lại ở một mức độ nào đó. Trường phái HẬU ẤN TƯỢNG ra đời!
    (Còn tiếp)
    Được kts_june sửa chữa / chuyển vào 22:49 ngày 06/06/2004
  5. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0

    Được kts_june sửa chữa / chuyển vào 22:47 ngày 06/06/2004
  6. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Chéc ơi chéc, có khi phải thêm vài hình ảnh minh hoạ cho bài hội hoạ hè. Vài bức Phục hưng, vài bức ấn tượng, vài bức hậu ấn tượng...để cho bài viết dễ hiểu hơn ấy mà.
  7. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Đang lọc lại rồi mới gửi được! Phải chọn hình nào tán phét được mới gửi chứ! Bài sau có!
  8. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG TRÀO LƯU HỘI HOẠ HIỆN ĐẠI!
    Một điều đáng nói là trường phái ẤN TƯỢNG và HẬU ẤN TƯỢNG trên cơ bản gần như tương tự nhau. Các hoạ sĩ ẤN TƯỢNG thiên về cảm xúc thực, vụt đến vụt đi trước thiên nhiên, họ không tin vào bất cứ cái gì mà không phải là kết quả của sự quan sát trực tiếp. Họ coi những cảm xúc trực tiếp đó mới là những cái cần thiết, cơ bản và đó cũng là quan điểm của HẬU ẤN TƯỢNG.
    Những người thuộc trường phái HẬU ẤN TƯỢNG một mặt coi trọng cách thể hiện nghiêm túc bằng nét vẽ và cấu trúc của hình thể sự vật ?"cũng là yếu tố cơ bản của hội hoạ cổ điển- mặt khác vẫn đề cao những cảm xúc gần với hiện thực tự nhiên của trường phái ẤN TƯỢNG. Những bậc thầy trường phái HẬU ẤN TƯỢNG hầu như đi từ ẤN TƯỢNG mà lên. Có thể kể đến Renoir, Seurat,? Reinoir đã có tranh hầu hết ở các cuộc triển lãm ẤN TƯỢNG từ năm 1874 đến 1882. Nhưng rồi ông không bằng lòng với chính bản thân mình, vẫn cảm thấy có cái gì đó bế tắc ko ổn. Ông đã tuyên bố với thương gia buôn tranh nổi tiếng Ambroise Vollard:? Đến khoảng 1883 đã có sự rạn nức trong sự nghiệp của tôi. Tôi đã đi tới đỉnh cao của chủ nghĩa ẤN TƯỢNG và tôi cảm thấy rằng thực chất mình không biết vẽ. Tôi bế tắc hoàn toàn!?. VÀ từ đó đặc điểm tranh vẽ của ông dần dần xa lạ với một loạt hoạ sĩ trẻ ở Paris cùng thời. Trai với cách thể hiện tự cho là tiền phong của lớp hoạ sĩ ẤN TƯỢNG, ông đã sử dụng một kĩ thuật đặc sắc trong nét bút vẽ những hình rõ ràng, rành mạch, chính xác được sắp xếp hài hoà, ông chú ý nhiều đến nét vẽ hơn là màu sắc.
    Một trong những bức tranh của Renoir là ?oBữa ăn trưa của những thuỷ thủ lái canô?. Bức tranh mô tả một cảnh sống đời thường của những thuỷ thủ. Một góc quán ăn đơn giản và bình dị giữa một bãi cỏ mênh mông trên bờ sông lặng gió, thiên nhiên thoáng đạt, ánh sáng trời rực rỡ. Trong quán cac thuỷ thủ, hàng chục thanh niên nam nữ, có cả một vài người có dáng chủ thuyền, tất cả đều vạm vỡ, vẽ mặt tươi vui, sảng khoái sau một bữa ăn ngon, trên bàn còn ngỗn ngan đĩa bác, chai cốc. Trừ các cô gái giữ nguyên y phục kín đáo, còn các chàng trai đều mặc may ô thoái mái (đây xem như là điểm khác biết so với phong cách hội hoạ trước đây), mấy người có dáng ông chủ ngiêm túc hơn trong trang phục, song tất cả đều gần gũi cởi mởcó người đứng tựa lan can hút thuốc mơ mộng, có những cặp sát bên nhau tâm sự tay còn cầm cốc uống rượu dở dang, có những cô gái mãi mê chuyện, nét mặt rạng rỡ như tán thưởng những câu chuyện vui dí dỏm của các chàng trai sau bữa ăn. Bức tranh có màu sắc hài hào , người và cảnh quyện nhau, ghi lại được một nét đẹp trong đời sống của những người lao động trên sông nước.
    Đó là bức tranh đưa ông đến đỉnh cao trường phái ẤN TƯỢNG và bắt đầu chuyện sang phong cách HẬU ẤN TƯỢNG. Sau này Renoir vẽ khi cảm thấy hứng thú thoải mái. Nét bút của ông càng trở nên uyển chuyển, ông làm dịu đi những gì thô kệch cứng rắn với những đường nét đầy ngẫu hứng và ý nhị. Tranh của ông có sở trường thể hiện những gì dịu dàng tươi mát, chẳng hạn những bóng mát khu vườn và đặc biệt là sự tươi mát của người phụ nữ! Đó chính là sự quan sát tinh tế về cái đẹp. Mà cái đẹp đối với Renoir trước hết là cơ thể người phụ nữ. Phần lớn các bức tranh của Renoir đều toát lên sự trân trọng cái đẹp đó, cái đẹp mà tạo hoá ban cho người phụ nữ như là một tuyệt tác của thiên nhiên, và ông đã vẽ cái đẹp đó không chán ,sống động và đầy tính hiện thực. Một trong những tranh vẽ về đề tài đó của ông là bức? Những thiếu nữ tắm? bằng sơn dầu 117x172cm hiện được đặt ở Bảo Tàng Mỹ Thuật Philadelphia.
    Bên cạnh Renoir còn có những hoạ sĩ nổi tiếng khác như Monet, Seurat và đặc biệt là Cezanne- người được xem khám phá một trường phái hội hoạ mới và suốt cuộc đời theo đuổi trường phái nghệ thuật mới, mà mọi người cho rằng trường phái đó là phong cách TƯỢNG TRƯNG, nhưng thực ra còn xa hơn nữa: trường phái BIỂU HIỆN!
  9. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Để tiếp theo bài viết về các trường phái, Kts nói qua về một vấn đề liên quan:
    CẢM NHẬN NGHỆ THUẬT HỘI HOẠ!
    NGHỆ THUẬT! thật ra không hề có có cái gọi là NGHỆ THUẬT! Chỉ có cái gọi là NGHỆ SĨ! Trong Hội hoạ, đó là những người có thể vẽ những gì mình thích, có thể vẽ bất kì ở đâu theo cảm hứng của họ. Có thể vẽ trên mặt đất, trên vách đá, trên tường, trên giấy, trên vải,? Những hoạt động đó được gọi là nghệ thuật mà chẳng thiệt hại gì, và tuỳ từng người mà có thể coi là nghệ thuật hay không là nghệ thuật!
    Một bức vẽ trên tường đối với người vẽ có thể họ xem là Nghệ thuật, hay một người nào đó theo cảm xúc của mình xem là Nghệ thuật, nhưng cũng với người khác xem như là hình vẽ vớ vẫn làm bẩn vẻ đẹp của tường! Và ở mỗi bản thân của từng người hoạ sĩ mỗi người cũng mang phong cách khác nhau. Có người thích vẽ phong cảnh người hoạ sĩ đó có thể yêu thiên nhiên, yêu quê hương và nó cũng dể dàng chiếm cảm tình đối với người xem cũng thuộc tuýt người như vậy. Người hoạ sĩ khác thì lại thích vẽ chân dung bởi có thể nó gợi nhớ một ai đó trong tâm hồn người hoạ sĩ? Và cũng thế cho người thưởng thức! Người xem thích bức tranh phong cảnh này đơn giản bức tranh thể hiện núi non trùng trùng điệp điệp, phong cảnh hữu tình, bầu trời trong xanh, những đám mây nhẹ nhàng trôi, ? Nhưng có người xem lại không thích bởi có thể họ không thích leo núi, họ là người ko ưa phiêu lưu mạo hiểm,?? Vì vậy mà ghét lây bức tranh? Đó có thể xem như tâm lý chung của người thưởng thức bình thường.
    Lấy ví dụ có hai bức tranh, bức Chân dung Nicholas của RUBENS- 1620 là bức chân dung của con trai ông, và bức Chân dung mẹ của DURER- 1514 vẽ chân dung mẹ ông. Khi đặt hai bức liền nhau , tâm ký người xem thường muốn chiêm ngưỡng chân dung của người con trai, và ngay bản thân RUBENS cũng tự hào về chân dung cậu con trai của mình, bởi khuôn mặt ngây thơ bụ bẩm đẹp như thiên thần. Khuynh hướng yêu cái đẹp và lôi quốn dể khiến chúng ta từ chối xem những bức tranh mang chủ đề kém hấp dẫn hơn. Bức chân dung của mẹ với vẽ mặt chồng chất tuổi già theo năm tháng theo phong cách hiện thực khiến cảm giác ban đầu của người xem thấy gớm mà ngoảng mặt đi. Nhưng nếu ta biết chống lại cái cảm giác ác cảm đầu tiên đó thì chắc chắn chúng ta không phải hối tiếc bởi đằng sau đó là cả một tuyệt tác. Điều đó chứng tỏ vẽ đẹp của bức tranh không phải thể hiện ở chủ đề của nó.
    Một khía cạnh khác đề cập đến đó chính là phong cách vẽ, một người hoạ sĩ đều có một phong cách riêng của mình. Có người thích vẽ tranh một cách chi tiết, cẩn thận và tranh của họ luôn có sự đầu tư lớn , nhưng nói như vậy không có nghĩa tranh của những hoạ sĩ vẽ theo phong cách thoáng đạt, không chi tiết tỉ mỉ là không có sự đầu tư. Nếu đặt tranh hai phong cách đó cạnh nhau thì tranh nào cũng đều có vẽ đẹp riêng của nó.
    Có thể lấy ví dụ về hai bức tranh THIÊN THẦN. Nhìn vào hai bức tranh này , có lẽ nhiều người sẽ thích tác phẩm của MELOZZO da FORLI người Ytalia hơn là tác phẩm của một hoạ sĩ khác cùng thời là MEMLING. Nhưng nếu có thời gian ngắm nhìn thưởng thức hai tác phẩm thì sẽ thấy mỗi tác phẩm đều có sức thu hút riêng, không bên nào kém bên nào! Nhìn tác phẩm của MEMLING khi không còn bị chi phối bởi vẽ mặt xấu xí bẽn lẽn kia, ta sẽ thấy đó là một hình ảnh đáng yêu.Từ khuôn mặt, đồng phục đến cây đàn đều mang một vẽ đẹp bình dị, gần gũi,?
    Hay trong màu sắc, thường các bức vẽ mang một màu sắc khá riêng, và theo một quy luật nào đó. Có thể là màu ảm đạm, màu tươi sáng, màu vui nhộn hay tương phản ,thậm chí có bức vẽ người hoạ sĩ bổng dùng một màu , sắc đọ không phù họp hay chói gắt mà người thưởng thức nhiều khi cảm thấy nhức mắt, nhưng chỉ đơn giản một điều là bởi màu đó hợp ý với người hoạ sĩ lúc đó! Cũng vì thế mà ngoài những yếu tố quy luật cơ bản ( trong Kiến trúc gọi là Tổ hợp kiến trúc: quy luật thống nhất, cân bằng , ổn định, tỷ lệ ,tỷ xích, vật liệu , ánh sáng ,chất cảm,?; trong hội hoạ: tỷ lệ, bố cục, ánh sáng, màu sắc,?; trong âm nhạc: vần luật, nhịp điệu, tiết tấu,? Tức là người nghệ sĩ có thể dựa vào đó để sáng tác cũng như đánh giá phần nào đó tác phẩm!) thì đúng là chẳng có luật lệ nào hết để đánh giá tác phẩm đó đẹp hay ko đẹp, nghệ thuật hay ko nghệ thuật, đó có phải là tác phẩm nghệ thuật lớn hay không? Bởi có thể càng ngắm bức tranh ta càng nhận ra những cái , những điều mà ta trước đây ko thấy, hay không thấy lại những cái mà ta đã thấy trong bức tranh! Cũng không cần tranh cãi tranh này hay tranh khác có giá trị nghệ thuật hay không, bởi đó có lẽ thuộc về khiếu thẩm mỹ! Chỉ có điều quan trọng nhất niềm cảm xúc, niềm say mê , niềm yêu thích,? cuối cùng là sự tích luỹ kinh nghiệm mà thành! Một ví dụ đơn giản: Nhâm nhi café Trung Nguyên, mới đầu uống café loại nào cũng như loại nào, cũng chả biết điều gì tạo ra sự khác biệt giữa Culi thượng hạng với café Chồn? Nhưng qua thời gian tìm tòi nghiên cứu, trãi nghiệm dần dần mới trở thành lão làng trong giới!
    NGHỆ THUẬT là một cái gì đó phức tạp hơn cả sở thích ăn uống bởi nó không chỉ là vấn đề nhận ra những hương vị tinh tế đủ loại mà còn là một điều gì đó hơn cả thế. Và sau cùng là cac bậc hoạ sĩ đã ký thác tất cả những gì mình có vào tác phẩm của họ, đã chịu khổ, đã hao tổn tâm huyết vì chúng, nên tối thiểu họ có quyền đòi hỏi chúng ta cố hiểu những gì họ muốn nói.
    Chẳng ai hiểu biết hết nghệ thuật. Luôn có những điều mới để ta khám phá. Những tác phẩm nghệ thuật mới luôn đổi khác mỗi lần ta đứng trước nó. Như con người, chúng có thể phong phú vô tận, và không thể tiên đoán được. Một thế giới riêng, với một luật lệ lạ lùng và đủ thứ mạo hiểm. Để thưởng thức tác phẩm ấy, có lẽ tuỳ thuộc tâm tư cảm xúc của mỗi con người!
  10. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Mấy bài ni hay à nghe!
    Cho hỏi, trường phái cắt dán giấy của ông triễn lãm ở Bảo tàng Mỹ thuật hôm trước là trường phái gì Kts hè ?
    Khi post những bài về các thời kỳ, đề nghị Kts nêu ra một số gương mặt tiêu biểu của thời kỳ đó, để TH biết sẽ post bài support
    Được thanh hang sửa chữa / chuyển vào 09:33 ngày 10/06/2004

Chia sẻ trang này