1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

AI CŨNG ĐÒI HIỂU NGHỆ THUẬT. SAO KHÔNG CỐ HIỂU GIỌNG HÓT CỦA CHIM?

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi kts_june, 16/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Chân dung hoạ sĩ Renoir (25/2/1841-3/12/1919) QQ: Pháp.
    Bức tranh đánh dấu sự thay đổi trong tư tưởng của Renoir. Bức tranh Chiếc Ô, vẽ năm 1883, chất liệu sơn dầu.
    Hôm sau sẽ post bài bình về bức này
  2. lwt

    lwt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2004
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Uh!
    Xin quote cái bài này chút!
    Thế tranh của cái ông Rì noi này nó hay chỗ lào ạh (ý là cái bức chiếc ô đấy).
    Chẳng hạn trong tuổi trẻ cười thì có Ô Dù tùm lum hiểu thể có đúng ?
    Trong TV có quảng cáo ờ thì cái ấy (cái đoạn mưa rì rào troát trít chi đấy!) cũng có Ô Dù hiểu thế có thể đúng chăng ?
    Rồi thì theo lwt lại tiếp tục hiểu Cái Ô đây là để chỉ sự che chở của một người cụ thể với một người cụ thể nào đấy ( trong chữ tình nhé!) cũng có thể đúng ?
    Cái hay mà lwt muốn hỏi ở đây là nó thế, có vẻ hơi khi khỉ nhẻy ?
    em thanh hằng nói hộ chăng ?
  3. thanh_hang_new

    thanh_hang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    1.134
    Đã được thích:
    0
    Đợt ni đang bận nên chưa dịch được bài bình, lại đóng thùng cái Computer để chuyển nhà nữa. Hẹn hôm sau.
  4. goals

    goals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Ta nói là ta sợ cái gọi là nghệ thuật của các nhà ngươi đấy.
    Xin hỏi các nhà am hiểu nghệ thuật bức tranh dưới đây có tên gọi là gì và của ai vậy nhỉ?
    Chẳng cần đến 1 người chuyên môn, tui đây xin mạn phép trình bày ý nghĩ của tui. Bởi k0 biết được tên bức tranh, hoàn cảnh ra đời, tên hoạ sĩ, phong cách, thời gian sáng tác nên xin k0 đi sâu vào tiểu tiết, chỉ xin nói về cảm xúc của 1 người bình thường khi đứng trước 1 tác phảm gọi là nghệ thuật. Đây là 1 bức tranh bán khoả thân, nhưng khi nhìn vào đấy ta k0 thấy nhục dục, có lẽ thiếu 1 bóng dáng của người đàn ông. Nhưng k0, chúng ta vẫn cảm thấy được hình ảnh của người đàn ông qua nét buồn trên khuôn mặt của cô gái. Nét buồn đó trên khuôn mặt của cô gái, cùng với cách phối màu của tác giả càng làm cho sự buồn bã của cô gái nổi bật lên trên sự tươi trẻ, tràn đầy sức sống được thể hiện trên thân hình người con gái. Còn khi nhìn vào bộ ngực của cô gái trước thì ta thấy nguợc lại, sức sống, mùa xuân, tuổi trẻ như càng nổi bật lên trên nền màu xám và nét buồn trên khuôn mặt cô gái. Làm gì có bố nào xem bức tranh này mà chú ý đến khuôn mặt trước, nhỉ??? Sự buồn bã, sự khát khao, sự mong chờ ...... được thoả mãn của cô gái k0 nói cho chúng ta được điều gì cả, nhưng nói cho ông hoạ sỹ biết rằng, ông đã để cô người mẫu ngồi hơi bị lâu rồi đấy.
    Mong kts_june rộng lòng bỏ qua nếu có gì k0 phải.
  5. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Tớ không am hiểu nghệ thuật, nhưng có cuốn sách viết về Renoir, tớ trả lời câu hỏi của goals:
    Đây là bức: "[red]Khoả thân dưới nắng". 1875. Sơn dầu. 80 x 64 cm
    của Renoir (Ông này thuộc trường phái ấn tượng, xem những nét bút nhỏ quyện vẽ cây cỏ. Nhiều bức tranh của ông ca ngợi vẻ đẹp của phụ nữ. Đã có người phản đối: "Hãy giải thích cho Renoir biết rằng: thân thể của phụ nữ không phải là đống thịt tím bầm, thối rửa, đang tan rã như của 1 tử thi". Nhưng rồi người ta hiểu ông. Những cô gái mạnh khoẻ, có thân hình đầy ắp sức sống, nhưng rất thuần khiết, trong sáng. Đó không phải là những thiên thần xa lạ, mà là cái đẹp rất bình thường quanh ta (nói theo sách, hì hì) )
    Còn bài bình luận của goals: Mỗi người có 1 cách cảm nhận nghệ thuật. Nếu tất cả mọi người đều phải cảm nhận giống nhau, hiểu giống nhau thì không còn được gọi là nghệ thuật nữa, mà là khoa học rồi
  6. goals

    goals Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2004
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Nhân cái gọi là nghệ thuật thì xin được chỉ giáo thêm về bức tranh này để Goals tui đây cảm nhận được tốt hơn về nó. Xin được hỏi tên gọi của bức tranh và tác giả của nó, nội dung bức tranh này được lấy từ điển tích nào thế nhỉ?
    Cảm ơn No_cry về thông tin của bức tranh trước nhé. Kẹng với Kts_June 1 cấy đã nì

  7. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG TRÀO LƯU HỘI HOẠ HIỆN ĐẠI!(tiếp)
    TRƯỜNG PHÁI TƯỢNG TRƯNG!
    CHỦ NGHĨA ẤN TƯỢNG lâm vào khủng hoảng, trào lưu TƯỢNG TRƯNG xuất hiện! Trào lưu này muốn NGHỆ THUẬT phải là công cụ chuyển tải những cảm xúc thật riêng tư, những tính cách hào hoa, những ước mơ riêng biệt. Chúng vừa mang tính chất kinh viện, tính chất nguyên thuỷ, với cái đẹp tinh tế giàu tính triết học. Nổi bậc lên nhất là 3 hoạ sĩ gây tiếng vang vào những năm 1870 về những cảm khái văn học và phong cách hào hoa, đó là Gustave Moreau, Puvis de Chavannes và Odilon Redon! Với họ hội hoạ phải có chất thơ, Thơ phải là sự hài hoà của cả âm thanh, màu sắc và hương vị.Hội hoạ phải có chức năng gợi ra hiện thực hơn là mô tả trực tiếp hiện thực. Và nhà hội hoạ TƯỢNG TRƯNG cũng là nhà thơ phải gợi ra được sự ngoan đạo, phải khai thác cho được những chân lý vĩnh hằng ẩn sau cái bề ngoài có thể thấyqua mắt thường.
    Tóm lại , trí tuệ phái TƯỢNG TRƯNG phản ánh một loạt quan điểm triết họccủa các nghệ sĩ đương thời rằng thế giới chỉ là một hiện tượng, một sản phẩm của trí tượng tượng và do đó nó đầy tính chủ quan. Quan điểm này đã chi phối cái nhìn của nhiều nghệ sĩ trong suốt thập kỷ cuối của thế kỷ XIX. Bản thân họ có thể đắm mình trong thế giới những giấc mơ, họ thoát ly thực tế, chạy theo những cảm xúc chủ quan, thậm chí họ thích mô tả những cái phi lý ,vô lý, không thể có,?miễn là theo dòng cảm xúc của họ!
    Có rất nhiều tác phẩm theo phong cách này như bức ?oSự xuất hiện? của Moreau thể hiện vẻ đẹp buồn thần bí theo phong cách của danh hoạ Phục Hưng Pharaen và chất thơ của sắc đẹp phụ nữ, bức ?oCyclope? của Redon( Cyclope là quái vật khổng lồ một mắt theo Thần thoại Hy Lạp, dưới con mắt dân Hy Lạp thì đó là con vật tượng trưng cho sự man rợ, hoang dại) thể hiện Cyclope cực kì xấu xí, ôm lái trái núi nổi giữa bầu trời hoàng hôn, nhưng lại có nụ cười rất hiền từ trong nét mặt vừa âu sầu ,vừa thân thuộc, con mắt âu yếm nhìn xuống chân núi, chiêm ngưỡng cái đẹp, cái đẹp đó tượng trưng bằng một dáng phụ nữ khoả thân đang nằm nghiêngtrong vòng hoa lá, đầu gối vào cánh tay,?Hay bức? Mùa hè? của Chavannes thể hiện vẽ đẹp của người phụ nữ đầy dân dã, trong trắng! Và đó là vẽ đẹp tương trưng. Nhìn vào bức ?oMùa Hè? ta nhận thấy phong cách vẽ mang dáng dấp phong cách vẽ trước đây , đầy sự chau chuốt mược mà. Nhưng đằng sau đó ta có thể cảm nhận được đường nét bức tranh thể hiện có gì đó giống như thiên đương hay trong trí tưởng tượng của con người tức là không có thực: Mùa Hè của Chavannes là mùa hè của một giấc mơ, là nổi buồn vô cớ của tuổi vàng, là mùa hè của xứ sở vĩnh hằng, trong đó có tâm hồn của người nghệ sĩ! Đó chính là những cảm xúc của người nghệ sĩ hướng vào những cái gì bên ngoài hiện thực của cuộc sống đời thường!
  8. noi_that

    noi_that Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP ĐỖ PHỦ.
    Viết thư pháp là sự khó, thưởng thức thư pháp cũng không dễ dàng. Cái đẹp của thư pháp nằm trong sự cân đối hài hoà, uyển chuyển, của các đường nét. Nhìn vào tác phẩm thư pháp như nhìn vào bức tranh thuỷ mặc cổ kính, thấy cả hoa lá, trời mây, rồng bay, thác cuộn? Ngoài ra, cái hay của thư pháp còn thể hiện kín đáo mà âm trầm trong nghĩa từ điển của bộ tạo ra chử. Hai câu thơ nói về mưa hụt của Đỗ Phủ cho ta một cách thưởng thức thư pháp như thế.
    > o? 空 o ,
    Lôi Đình Không Tích Lịch
    > > Y T> "
    Vân Vũ Cánh Hư Vô
    Nghĩa hai câu trên tạm dịch là :
    Sấm rền chớp giật gần xa
    Mây mưa rút cuộc chỉ là hư vô
    Bằng vào nghĩa của chử Hán thì cũng chỉ dịch được đến thế, tức là trời làm ra vẻ mưa mà vẫn không mưa. Nhưng các bộ trong từng chử còn nói lên những gì ? Trong năm chử của câu trên, thì đã có bốn chử : Lôi, đình, tích, lịch, được cấu thành từ bộ vũ ( > ) nghĩa là mưa. Câu thứ hai, chử Vân đầu câu cũng có bộ vũ. Tiếp theo, Chữ vũ đứng riêng một mình. Cả sáu chữ vũ ( trong số mười chử của hai câu ) như một ám ảnh làm người đọc có cảm giác trời mưa to đến nơi. Nhưng chử vô ( không ) cuối câu thứ hai lại có bộ hoả (灬 ) là lửa làm nền móng. Nó khẳng định trời không mưa, không làm thoả nỗi khát của nhân gian, lại còn nóng bức, ngột ngạt.
    Hoá ra , với thư pháp, cụ Đỗ Phủ khổng chỉ nói về cơn mưa hụt , mà còn ký thác thế thái nhân tình. Điều đó không dịch thành lời được , người ta chỉ cảm nhận nó khi đối diện với chính tác phẩm thư pháp mà thôi.
    ---------------
    Trích từ chuyện thư pháp của : Nguyễn Quốc Toàn.
  9. math0

    math0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    1.078
    Đã được thích:
    0
    Nỏ ơi, Em post bài này hay thế như sao không chèn vào các chữ mà Cụ Đỗ viết??? Đang cao hứng đọc mà không thấy gì cả. Tức thật. -------) Nhầm, lâu ngày không gặp Em Nỏ nên nhớ. Bác Noithat thông cảm nha :D
    Còn bức tranh của Goals thì để tìm hiểu kỹ rồi bốc phét sau. Mà math0 ấn tượng nhất là 2 chấm hồng
    Được math0 sửa chữa / chuyển vào 01:23 ngày 30/07/2004
  10. no_cry

    no_cry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    1.306
    Đã được thích:
    0
    Chi rứa? Ngó lên tên thành viên cho với Mad0

Chia sẻ trang này