1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai đã có những quyết định chiến lược về quân sự trong Đại thắng mùa xuân 1975 !!!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi mytam81, 10/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Ai đã có những quyết định chiến lược về quân sự trong Đại thắng mùa xuân 1975 !!!

    Câu hỏi này có lẽ không quá khó để trả lời bởi những nhân chứng, vật chứng lịch sử còn lại rất nhiều. Tuy vậy vẫn có những luồng thông tin chưa thật sự khớp nhau, những đánh giá chưa giống nhau ngay cả ở phía chúng ta.
    Nếu admin thấy chủ đề này nhậy cảm thì khóa lại vậy.
    Nhưng quan điểm của tôi thấy vấn đề này rất đáng thảo luận.
  2. novemberrain0274

    novemberrain0274 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ là Tổng bí thư Lê Duẩn, đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng QP, đại tưóng Văn Tiến Dũng - Tổng tham mưu trưởng.
  3. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Cho tớ hỏi, tớ nghe bảo là khi vào chiến dịch, theo cơ cấu thì người vào tận nơi trực tiếp chỉ đạo là Tổng Tham mưu trưởng chứ không bao giờ là Tổng Tư lệnh. Các bác nói rõ hơn về điều này được không?
  4. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Theo những tài liệu và hồi ký mà mình được đọc thì những chỉ đạo mang tính chiến lược, đặc biệt là trong chiến dịch Hồ Chí Minh, qua những bộ phim tài liệu có thể nói đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn luôn là người có những chỉ đạo chiến lược, Mình nhớ mãi bức điện: Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa gửi cho đại tướng Dũng ở trong miền Nam. Bức điện đó ký tên Chiến (mật danh của đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch)
  5. vnfakir

    vnfakir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
  6. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Các bác xem hồi ký "tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng" của ông Giáp, bên box LSVH có top này, trong đó miêu tả rất rõ ràng...
  7. novemberrain0274

    novemberrain0274 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    1
    Ngưòi vào tận chiến trường, và là Tư lệnh chiến dịch Hồ chí Minh là đại tướng Văn Tiến Dũng - tổng tham mưu trưởng.
    Ông còn là ngưòi vào tận chiến trường trong các chiến dịch đường 9, chiến dịch quảng trị.
    Trong kháng chiến chống Pháp ông tửung chỉ huy sư 320 tung hoành ngang dọc tại Ninh Bình, đánh cho các quân đoàn cơ động Pháp thất kinh. Ông là ngưòi đã nghĩ ra cách đánh Nở hoa trong lòng địch ở Ninh Bình mà sau này chính ông lại sử dụng ở chiến thắng Buôn Mê Thuột và chiến dịch HCM.
    Ông cũng là ngưòi chỉ huy trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc.
    Ông được phong thiếu tướng năm 1948 cùng bác Giáp và mấy bác nữa, năm đó ông 30 tuổi.
  8. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi người có quyết định chiến lược về việc đánh vào Ban Mê Thuột là hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Ý kiến này đã thay đổi hoàn toàn kế hoạch tác chiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu lập ra cho năm 1975.
    Các quyết định khác sau này là các quyết định mang tính tác chiến, sáng tạo chiến thuật, chiến dịch nhiều hơn - là việc của các lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu.
    Trên thực tế, nếu xác định quân Mỹ sẽ quay lại - Mỹ sẽ dùng B52 và không lực với mức độ như năm 1972 thì không thể đánh Ban Mê Thuột được. Các hệ thống tiếp liệu, vận chuyển trên vùng rừng núi nam Tây nguyên sẽ bị phát hiện và tấn công bằng máy bay - nhất là khi không có mặt trận khác chia lửa. Do vậy có đánh chiếm Ban Mê Thuột được thì Mỹ cũng có thể dội bom phá hủy toàn bộ rồi ta cũng buộc phải rút
    Việc khẳng định Mỹ không vào lại dù ta có đánh đến như thế nào, đồng thời với việc có được niềm tin sau trận Phước Long đã tạo ra quyết định chiến lược là đánh vào Ban Mê Thuột - cho dù quyết định này khác với dự định của bộ Tổng tham mưu như vậy - theo tôi chỉ là những lãnh đạo chính trị có tầm cỡ cao nhất - hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.
    Các hồi ký của các ông Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Phan Hàm cũng thể hiện là quyết định này chỉ được hình thành dần dần trong - và sau cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng từ ngày 18 tháng 12 năm 1974 đến ngày 8 tháng 1 năm 1975.
    Ngay sau cuộc họp này (cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng) - kế hoạch tấn công Ban Mê Thuột mới được triển khai ở Quân Ủy trung ương - có sự tham gia của ông Lê Đức Thọ với yêu cầu trực tiếp tấn công Ban Mê Thuột.
    Rõ ràng với tầm của hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ thì mọi phản đối của các sỹ quan cấp dưới đều không được chấp nhận. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu phải bằng mọi cách xây dựng và thực hiện kế hoạch một cách hoàn hảo nhất để đánh Ban Mê Thuột. Đó chính là công của các Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng và nhiều người khác.
    Đến ngày 5 tháng 2 năm 1975 (tức là chỉ sau chưa đầy 1 tháng)thì Đại Tướng Văn Tiến Dũng đã lên đường vào Tây Nguyên.
    Đến cuộc họp của Thuờng trực quân ủy, ý định đánh Ban Mê Thuột mới thật sự rõ nét. Mọi nguời đều thấy ý nghĩa quan trọng của trận đánh vào thị xã này, nhưng cách đánh để thắng cho nhanh thì còn phải nghiên cứu thực tế tại chỗ mới đi đến quyết định đuợc.
    Cuộc họp vừa bắt đầu thì đồng chí Lê Đức Thọ bất ngờ mở cửa vào và ngồi họp với chúng tôi. Sau chúng tôi hiểu rằng Bộ chính trị chưa thực sự an tâm vì thấy ý đánh Ban Mê Thuột chua đuợc thể hiện rõ ràng kế hoạch tác chiến, cho nên đã cử đồng chí Lê Đức Thọ đến tham gia góp ý kiến với chúng tôi là nhất quyết phải đánh Ban Mê Thuột.
    Đồng chí Lê Đức Thọ nói sôi nổi:
    "Phải đặt vấn đề dứt khoát là giải phóng Ban Mê Thuột. Ta có
    gần 5 su đoàn ở Tây Nguyên mà không đánh đuợc Ban Mê Thuột là thế nào ?".
    Đồng chí Võ Nguyên Giáp, bí thư quân uỷ trung ương kết luận xác định khu vực và mục tiêu tiến công, nhiệm vụ chiến dịch, huớng phát triển, sử dụng lực luợng, gợi ý về cách đánh, nhấn mạnh đến phuong châm táo bạo, bí mật, bất ngờ, phải nghi binh rất nhiều để làm cho địch tập trung sự chú ý vào việc bảo vệ phía Bắc Tây Nguyên.
    Trích Đại Thắng Mùa xuấn của Đại Tướng Văn Tiến Dũng

    Được quyenlinh66 sửa chữa / chuyển vào 13:02 ngày 11/05/2006
  9. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Đây chính là vấn đề mình muốn trao đổi, đó là sự khác nhau giữa hai cuốn hồi ký "Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và "Đại thắng mùa xuân" của Đại tướng Văn Tiến Dũng. Cuốn của bác Giáp viết rằng ý tưởng tấn công Buôn Mê Thuột đã hình thành trong đầu bác Giáp từ lâu. Chúng ta có thể thấy cuốn của bác Dũng nhắc nhiều tới Bộ chính trị hơn là tới Quân Uỷ trung ương. Đây là vấn đề thực sự nhậy cảm, và rất khó nói. Xin các bác cho ý kiến
  10. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi đây là một vấn đề bình thường. Khi lập kế hoạch thì có nhiều ý tưởng, trong đó chắc chắn có ý tưởng tấn công Ban Mê Thuột đầu tiên. Thậm chí các phương án tấn công chắc cũng có được bàn bạc rồi và cũng nằm trong suy nghĩ của các vị tướng.
    Tại sao ta lại khẳng định điều đó - vì khi quyết định chính thức tấn công Ban Mê Thuột được đưa ra - chỉ trong 1 tháng là Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Tây nguyên, và cũng một tháng sau là chiến dịch bắt đầu.
    Có thể nói ý tưởng tấn công Ban Mê Thuột cùng nhiều ý tưởng khác đã có trong đầu các sỹ quan Tham mưu, các vị tướng chỉ huy. Cũng giống như ta đi mua nhà - có rất nhiều phương án mua, vay tiền được chuẩn bị ... .
    Nhưng không thể nói ý tưởng nào cũng là quyết định chiến lược. Nên nhớ là bộ tham mưu có rất nhiều người, mỗi người có nhiều ý kiến dựa trên các kinh nghiệm chiến trường hàng 20-30 năm (thắng có - thua có). Ngoài ra mỗi ý tưởng lại còn có nhiều phương án dựa trên khả năng phản ứng của địch, của Mỹ.
    Chính vị vậy, có thể Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiêng về ý tưởng đánh Ban Mê Thuột trước nhưng chưa thuyết phục hoàn toàn được các cán bộ tham mưu.
    Trong cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng từ ngày 18 tháng 12 năm 1974 đến ngày 8 tháng 1 năm 1975., cộng thêm ý kiến của các tư lệnh chiến trường, tình hình Phước Long, tình hình chính trị thế giới - nên góp ý thêm để có được quyết định tối hậu.
    Nhưng theo tôi quyết định quan trọng đó là của hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Lúc này đã là quyết định chiến lược rồi chứ không phải là ý tưởng. Còn cách đánh, sử dụng lực lượng là do các tướng lĩnh quân đội như các Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng và nhiều người khác thực hiện.
    Rõ ràng - nếu Mỹ chỉ cần rải chừng vài phi vụ B52 vào Phước Long - tôi nghĩ quyết định đánh Ban Mê Thuột sẽ khác.

Chia sẻ trang này