1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai đã có những quyết định chiến lược về quân sự trong Đại thắng mùa xuân 1975 !!!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi mytam81, 10/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Mời các bác tham khảo thêm đi:
    -[topic]631320[/topic]
    -[topic]448208[/topic]
  2. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Sao không thấy bác nào nhắc tới thuợng tuớng Hoàng Minh Thảo nhỉ?. Ông vào chiến truờng Tây Nguyên rất sớm cơ mà. Gần đây ông có cuốn hồi ký chiến đấu ở Tây Nguyên.
  3. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Có thể nói một trong những nguyên nhân để bộ chỉ huy tối cao của quân đội NDVN và BCT ĐCSVN ra quyết định tấn công Buôn mê Thuật là rút kinh nghiệm năm 1972, tấn công trực tiếp từ miền Bắc vào Quảng Trị, gần như một sự thách thức trực tiếp với Mỹ. Đây là vấn đề tâm lý nữa. Đồng thời về mặt chiến lược, Tây nguyên cũng là nơi mà sự phòng thủ của VNCH tương đối yếu hơn các nơi khác. Như vậy Quân đội NDVN đã tập trung một lực lượng mạnh tấn công vào chỗ phòng thủ chưa chắc chắn của đối thủ. Mặt khác giải phóng Tây nguyên cũng có thể uy hiếp Sài Gòn. Về mặt hậu cần các đơn vị ở Tây Nguyên có thể được tiếp tế theo con đường mòn HCM không mấy khó khăn. Vấn đề còn lại là chiến thuật hợp lý và một nghệ thuật chỉ huy chiến dịch tài tình là bảo đảm chiến thắng. Lúc này quân đội NDVN đã đủ mạnh để có thể dàn trăi trên các mặt trận vừa có thể tập trung vào các trọng điểm chiến lược để tấn công. Quân đội VNCH với chiến thuật lấn đất đã phải dàn trải ra khắp miền Nam để đối phó với Quân GPMNVN và cả lực lượng du kích đông đảo. Về vấn đề chiến lược, có thể TBT Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã nhìn ra mấu chốt của bàn cờ chiến tranh nhưng chỉ đạo chiến thuật và chỉ huy chiến dịch lại là tài năng của các tướng lĩnh quân đội. Thực ra lúc đó quân đội VNCH đang trên đà đi xuống, đang phải dồn những nỗ lực để tồn tại nên vấn đề giải phóng MN chỉ còn là vấn đề thời gian. Thực ra sau hiệp định Pari cả quân đội VNCH và Quân GPMNVN-QDNDVN đều khá mỏi mệt nhưng quân đội miền Bắc và quân GPMNVN lại sức nhanh hơn và chỉ cần sau 2 năm lại có thể ra những đòn quyết định. Năm 1975 về viện trợ, cả hai phía đều có sự giảm sút so với trước. Mỹ, LX, TQ đều không muốn tiếp tục dấn quá sâu vào VN như trước, nhưng miền bắc VN đã tranh thủ được sự giúp đỡ tốt hơn và dự trữ được các trang thiết bị, súng đạn tốt hơn và nhất là tinh thần lại được xốc lên một bước mới.
  4. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi quyết định chiến lược đánh vào Ban Mê Thuột là một quyết định vô cùng quan trọng và có tính bất ngờ rất cao.
    Các quyết định khác như nghi binh, đánh Nở hoa trong lòng địch ... là các quyết định mang tính chiến thuật nhiều hơn. Các tướng lĩnh quân đội như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng và nhiều người khác đã cùng góp công trong các quyết định chiến thuật đó.
    Tuy nhiên khi nói về quyết định chiến lược khi không chọn Đức Lập là mục tiêu chính mà chuyển qua Ban Mê Thuột - thì rõ ràng ý kiến của hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ là quyết định nhất.
    Nhưng rõ ràng quyết định chiến lược quan trọng này được đưa ra cũng phải dựa trên nhiều ý tưởng, ý kiến phát biểu của nhiều người khác - đồng thời chắc chắn phải có sự khẳng định của các tướng lĩnh quân đội như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng là đã có việc suy nghĩ trước - bàn luận về các phương án đánh Ban Mê Thuột từ trước - và việc chuyển kế hoạch tác chiến sang đánh Ban Mê Thuột sẽ không đòi hỏi nhiều thời gian.
    Tôi nghĩ chỉ có hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ mới có quyền điều động ngay lập tức Tổng Tham mưu trưởng - Đại tướng Văn Tiến Dũng vào trực tiếp chỉ huy chiến dịch.
    Việc điều động này chứng tỏ quyết tâm đánh Ban Mê Thuột là rất sắt đá, không ai có thể cãi lại - ngoài ra khi có mặt tại chiến trường thì với quyền hạn của mình Đại tướng Văn Tiến Dũng cũng có quyền huy động khẩn cấp mọi lực lượng mà ông muốn kể cả của đoàn 559 của tướng Đồng Sỹ Nguyên hay quân khu 5 của tướng Chu Huy Mân (dùng sư đoàn 3 Sao vàng) hay là trung đoàn 95B thuộc quân đoàn 2 vào cho thắng lợi của chiến dịch quan trọng này.
    Thậm chí tướng Văn Tiến Dũng còn cho huy động cả xe vận tải đang vận chuyển hàng vào cho chiến trường B2 của tướng Trần Văn Trà để vào phục vụ cho trận Ban Mê Thuột.
    Nếu ở vị trí tư lệnh chiến trường như các tướng Hoàng Minh Thảo hay Vũ Lăng thì rõ ràng không thể có các quyền điều động khẩn cấp này - và trận đánh Ban Mê Thuột cũng sẽ diễn biến khác đi - kéo theo cả cục diện năm 1975.
    Trên thực tế quân đội Sài gòn cùng Bộ Tổng tham mưu của họ hoàn toàn bất ngờ trước quyết định này. Họ dự tính được ta sẽ đánh Đức Lập, Gia Nghĩa để thông đường theo kế hoạch cũ nhưng không thể ngờ ta đánh vào Ban Mê Thuột vì từ khi có quyết định tối hậu đánh Ban Mê Thuột đến khi tấn công chỉ vẻn vẹn 2 tháng.
    Nên nhớ là ngay khi sư đoàn 10 đánh Đức Lập - Tướng Phạm Văn Phú và quân đoàn 2 Sài gòn vẫn tính là chuyện bình thường theo kế hoạch của ta mà họ đã biết - từ từ họ sẽ phản kích lấy lại.
    Lực lượng bộ binh tấn công Ban Mê Thuột trên thực tế không phải là lực lượng có sẵn ở Tây nguyên mà là hoàn toàn mới được đưa vào - đó chính là bất ngờ lớn nhất về lực lượng đối với Bộ Tổng tham mưu Sài gòn. Lực lượng bộ binh tấn công Ban Mê Thuột là sư đoàn bộ binh 316 và 2 trung đoàn bộ binh - trung đoàn 95B thuộc sư đoàn 325 cùng trung đoàn 24 thuộc sư đoàn 10 (2 trung đoàn này do bộ chỉ huy nhẹ sư đoàn 10 chỉ huy).
    Như vậy chỉ có 1 trung đoàn 24 thuộc sư đoàn 10 của Tây nguyên là tham gia đánh Ban Mê Thuột. Các trung đoàn khác của Sư đoàn 10 tham gia sau này - khi đã chấm dứt trận Đức Lập.
    Có thể nói Nguyễn Văn Thiệu cùng Bộ Tổng tham mưu Sài gòn hoàn toàn bất ngờ cả về quyết định chiến lược tấn công Ban Mê Thuột lẫn quyết tâm sử dụng lực lượng của ta trong trận Ban Mê Thuột. Từ bất ngờ chiến lược dẫn đến sai lầm chiến lược là điều dễ hiểu.
    Được quyenlinh66 sửa chữa / chuyển vào 12:57 ngày 12/05/2006
  5. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Nhân nói về các quyết định liên quan đến cuộc tổng tấn công năm 1975 ta nên nói một chút về vai trò của Lê Duẩn trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Có thể nói vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước, khi đứng trước tình thế hầu như khó tránh khỏi một cuộc chiến tranh với Mỹ, trong tầng lớp lãnh đạo cao cấp của Đảng Lao động VN ( sau đổi tên là ĐCSVN ) có nhiều luồng tư duy về chiến lược cách mạng trong giai đoạn tiếp theo. Nói chung đa số đều có quyết tâm thống nhất đất nước. Tuy vậy trong trường hợp Mỹ đổ quân ồ ạt vào miền nam thì chưa có một giải pháp thống nhất, tức là chưa hạ được quyết tâm. Khi đó Lê Duẩn, sau thời gian khá dài nắm cương vị lãnh đạo trong Nam đã đề ra một quyết sách tương đối kiên quyết và khả thi để giải phóng miền nam bằng mọi giá. Và điều đó rất phù hợp với những suy tư của HCM, người coi việc thống nhất đất nước là việc lớn nhất lúc đó. Và tất nhiên, với việc nổi lên như người đi đầu trong quyết tâm giải phóng miền nam, Lê Duẩn đã được sự ủng hộ của HCM, người có uy tín nhất trong Đảng lúc đó để được bầu vào vị trí bí thư thứ nhất của Đảng LĐVN. HCM sau đại hội 3 dần đi đến chỗ trở thành biểu tượng để cổ vũ khí thế của nhân dân. Việc hoạch định chiến lược, sách lược chuyển dần sang tay Lê Duẩn và các cộng sự thân tín. Tuy vậy trong quân đội uy tín của tướng Giáp vẫn rất lớn. Nhưng vai trò của tướng Giáp lúc này không còn mang ý nghĩa quyết định như thời chống Pháp. Đã nổi lên một số tên tuổi như Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng,Trần Văn Trà v.v . NCT và VTD nghiêng về phía Lê Duẩn nhiều hơn, nhất là Văn Tiến Dũng. Việc này làm mờ đi vai trò của tướng Giáp trong quân đội. Tuy nhiên, quân đội sẽ khó làm gì được nếu thiếu đường lối chiến lược tổng thể. Mặt khác do quân đội Mỹ mạnh hơn quân đội Pháp rất nhiều nên chiến thuật để tấn công cũng phải thay đổi cho phù hợp. Tất nhiên luc này vai trò của HCM vẫn rất quan trọng, có tác dụng cổ vũ nhân dân , để có thể vượt qua những tổn thất ngày càng lớn, vì dù có chiến lược hay chiến thuật tốt đến đâu mà không sẵn sàng trả giá trước sức mạnh vượt trội của Mỹ cũng sẽ thất bại. Như vậy có thể hình thành thế chân vạc : HCM có tác dụng biểu tượng, cổ vũ lòng dân, đối ngoại; Lê Duẩn- Lê Đức Thọ- Phạm Văn Đồng - Trường Trinh lo về chiến lược, sách lược và chuẩn bị cơ sở vật chất, con người; Các lực lượng vũ trang lo việc chiến đấu và làm suy yếu lực lượng của Mỹ - VNCH và dần tiến tới thay đổi cục diện cuộc chiến. Như vậy vai trò của Lê Duẩn - Lê Đức Thọ trong thế trận này khá quan trọng ( Tất nhiên ở đây chỉ nói đến thế trận thuần tuý, còn các sự lựa chọn chính trị và đường lối cho đất nước ta chưa xét đến ). Chính vì thế sau này khi HCM mất đi, vai trò của Lê Duẩn càng nổi bật hơn. Sau đại hội 4 của ĐCSVN ( 1976 ) Lê Duẩn trở thành TBT và nắm trọn quyền hành. Tướng Giáp tuy vẫn có uy tín trong quân đội nhưng vẫn chịu lép vế hơn. Cuối cùng cái gì đến sẽ phải đến. Tướng Giáp rời khỏi bộ chính trj và chức Bộ trưởng quốc phòng, sau đó được cử làm Trưởng uỷ ban KHHGĐ. Cử một vị tổng tư lệnh quân đội vào chức vụ này nhiều người coi là sự sỉ nhục. Tuy nhiên lịch sử rất công bằng. Bây giờ người VN đánh giá tướng Giáp rất cao, tất nhiên là cao hơn Lê Duẩn. Âu cũng là sự công tâm của lịch sử. Nói chung, cuộc đời tướng Giáp cũng như một số tướng soái tài ba khác như ZuCốp, Bành Đức Hoài, Trần Nghị, Hạ Long v.v. cho ta thấy việc có uy tín rất cao trong quân đội đôi khi không tránh cho họ những trắc trở trong đường đời, vì những chiến thuật áp dụng trong chiến tranh đôi khi không có hiệu quả đối với con đường chính trị. Chính vì vậy việc kết hợp những tinh hoa của nghệ thuật quân sự với những tinh hoa của nghệ thuật chính trị mới là giải pháp tốt nhất. ( Và tất nhiên còn cần một số thứ khác nữa )
  6. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Có thể nói cho tới tận ngày hôm nay, sau thắng lợi vĩ đại mùa xuân 75, vẫn còn rất nhiều tranh luận từ phía ta được đặt ra, về công trạng, về những đóng góp.
    Những câu hỏi như ai là người thực sự có công lớn trong đại thắng mùa xuân cũng như trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, đại tướng Võ Nguyên Giáp hay đại tướng Văn Tiến Dũng. Tại sao đại tướng Võ Nguyên Giáp lại là bí thư quân uỷ trung ương. TBT Lê Duẩn, TBTCTW Lê Đức Thọ có vai trò quan trọng như thế nào. Đến nay vẫn chưa có những đánh giá chính xác, khách quan từ chính phía ta. Phải nhấn mạnh từ khách quan.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Phải nhấn mạnh từ khách quan.
    => Bác nhớ câu: Lịch sử luôn khách quan, người viết sử thì chủ quan không. Bác định chờ đơi sự khách quan á? Còn khá lâu đó. Muốn biết rõ vai trò của các nhà lãnh đạo chính trị, quân sự thì phải chờ các tài liệu mật đến hạn giải mật thì còn may ra. Chứ giờ chỉ có thể căn cứ vào những tài liệu nào đã được công bố thôi. Chứ còn cứ ngồi mà phán thì... chán chả buồn chết!
  8. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Cuộc chiến tranh giữa VNDCCH + MTGPMNVN và Mỹ + VNCH là một cuộc chiến không chỉ ác liệt về quân sự mà còn cả trên các lĩnh vực ngoại giao, chính trị nữa. Có thể nói cuộc chiến Triều Tiên đã góp phần vào thắng lợi VN. ở Triều Tiên liên quân do Mỹ đứng đầu đã phản công mãnh liệt, sau khi quân đội miến Bắc tấn công sâu vào lãnh thổ Nam Triều Tiên, và họ đã tiến tới gần sông áp lục - biên giới giữa Triều Tiên và TQ. Khi đó trước tình thế cấp bách, Mao Trạch Đông đã ra lệnh cho Bành Đức Hoài chỉ huy một lực lượng lớn quân chí nguyện TQ tấn công nhằm đẩy lùi quân Mỹ và đồng minh. Sau đó , như mọi người đã biết sau một thời gian giao tranh, các bên chấp nhận lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới phân chia hai miền Nam- Bắc. Quân đội Mỹ đã phải gánh chịu một sự hy sinh lớn về người và trang bị chiến tranh ( theo một số tài liệu có khoảng 30.000 quân Mỹ chết trong cuộc chiến này ). Đó cũng là một trong những lý do khiến Mỹ sau này không đưa ra quyết định tấn công miền Bắc vì họ sợ lặp lại một cuộc chiến với TQ ( tất nhiên còn nhiều lý do khác ). Nói chung mục đích của Mỹ là muốn biến VN thành Triều Tiên thứ hai , đưa miền nam VN thành tiền đồn của "thế giới tự do" ( như Mỹ và đồng minh vẫn thường tự gọi mình ). Tuy nhiên họ cũng không muốn chiến tranh leo thang quá mức, vì khi đó rất dễ lôi kéo TQ và LX vào cuộc. Nếu vậy họ sẽ khó kiểm soát được tình hình. Tất nhiên VN khác với Triều tiên nên cuối cùng nước Mỹ , sau nhiều cố gắng không thành công , đã chấp nhận rút khỏi miền nam VN dù biết rằng khả năng sụp đổ của chính quyền VNCH là rất lớn. Tuy vậy trước đó họ đã đặt được mối quan hệ với Bắc Kinh và Đông Nam á lúc đó, trừ Đông Dương đã tương đối phù hợp với đường lối của Mỹ.
    Có thể ví dụ thế này , một người đi chợ với mục đich mua về một con cá nặng 3kg để nấu ăn, nhưng đi tìm mãi mà không mua được. Cuối cùng gặp con cá 1.5 kg họ cũng chấp nhận mua về, dù sao cũng có món cá để ăn vì đi lại đã mệt mà vẫn chưa tìm được con cá ưng ý. Nếu chẳng hạn họ không gặp con cá 1.5 kg đó thì có thể họ sẽ cố đi tìm thêm một thời gian nữa , 10-15 phút chẳng hạn , nhưng đối với lịch sử có thể là 2-3 năm. Lúc đó lại có thêm nhiều người chết và nhiều tài sản bị phá huỷ.
  9. tungcongtu

    tungcongtu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Topic khá hay, mà hình như còn có cả thành viên nữ nữa. Với kiến thức hạn hẹp của mình tôi có mấy câu thế này:
    1. Cuộc chiến chống Mỹ khác xa cuộc chiến chống Pháp (giai đoạn 46-54). Chúng ta chống Pháp là chống lại thực dân kiểu cũ với nước Pháp kiệt quệ sau Thế chiến; cuộc chiến này thiên về quân sự nhiều hơn, ít chú ý tới ngoại giao và tác động chính trị toàn cầu không nhiều. (Vì ít chú ý tới ngoại giao mà chúng ta bị động trong đàm phán Genevơ). Cuộc chiến chống Mỹ mang ảnh hưởng toàn cầu rất lớn, nó là chiến tranh nóng nằm trong chiến tranh lạnh, đặt biệt cuộc chiến tranh nóng này diễn ra sau cuộc chiến Triều Tiên.
    2. Cuộc chiến chống Mỹ không chỉ về quân sự, về thống nhất đất nước mà còn là cuộc chiến của chính trị và ngoại giao. Sau lưng VNCH là Mỹ và Phương Tây đang điều khiển chiến tranh lạnh, đang muốn khống chế châu Á (sau khi TQ do ĐCS nắm quyền) là sự mở rộng của chủ nghĩa TB sau Thế chiến để bá chủ thế giới, là mưu đồ chiến lược để dùng VNCH khống chế TQ và khối XHCN. Sau lưng VNDCCH là khối các nước XHCN tiêu biểu là LX và TQ đang muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của lý tưởng CS. Cuộc chiến còn nằm trong trào lưu giành độc lập dân tộc của các nước Châu Phi và một số khu vực khác. Vì vậy chiến thắng của chúng ta không chỉ có Quân sự mà còn cả Chính trị và Ngoại giao nữa. Mọi người để ý sẽ thấy các tướng lĩnh hay dùng từ Đại thắng để ám chỉ chiến thắng rất lớn về Quân sự, trong khi đó một số nhân vật khác lại dùng từ Toàn thắng tức là thắng lợi toàn vẹn (không chỉ riêng lãnh thổ) cả 3 mặt.
    3. Bây giờ mà bàn chuyện công lao lớn nhất thuộc về danh nhân nào thì thật khó vì chúng ta có ít tài liệu quá. Theo tôi Lê Duẩn là nhân vật tiêu biểu cho chiến thắng về chính trị đồng thời cũng là nhạc trưởng của cuộc chiến, Lê Đức Thọ tiêu biểu cho chiến thắng về Ngoại giao, và tất nhiên quan trọng nhất là chiến thắng về quân sự thì Cụ Võ Nguyên Giáp là tiêu biểu.
    4. Các tướng lĩnh thường thông thạo chiến trường và giỏi thực sự ít khi giỏi về chính trị và ngoại giao vì vậy đừng bao giờ nêu vấn đề về 1 vị tướng toàn năng cả. Ngay cả Bác Hồ cũng vậy, Bác cũng có điểm yếu chỉ có điều chúng ta không phân tích đến mà thôi. Sự nghiệp của một vị tướng, một người yêu nước được như Cụ Giáp có thể coi là đỉnh cao rồi, và tôi thấy nước ta vẫn còn may mắn vì Cụ Giáp sau chiến tranh có thời kỳ gian khổ nhưng không đến nỗi như các vị tướng lừng danh khác của LX, TQ và thế giới.
    Vài lời mạo muội mong được chỉ giáo.
  10. tungcongtu

    tungcongtu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    P/S: Vừa rồi post thiếu 1 mục nay xin được tiếp tục
    6. Chúng ta nên nhớ rằng chiến thắng 1975 không chỉ của người VN mà còn là của phe XHCN nữa, trong chiến tranh lạnh chúng ta đã ghi 1 bàn cho phe mình rồi. Sau 1975 tâm điểm của chiến tranh lạnh dịch chuyển về Đông Âu và Nam Tư, đáng tiếc là khi chiến tranh lạnh kết thúc phe XHCN thua.
    7. Về chiến lược giải phóng miền Nam sau khi ký hiệp định Pari chúng ta không nên bỏ qua vai trò của Tổ công tác đặc biệt nằm trong Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Sau này có thời gian tôi sẽ trao đổi thêm nữa về vai trò của các cá nhân có tác động đến chiến lược giải phóng miền nam
    8. Có ai đó nói Đại tướng Giáp ở Thủ đô không đi chiến trường là chưa chính xác, Đại tướng đã vào chiến trường rồi và hình như đã qua cả giới tuyến nữa (cái này để tôi kiểm tra lại đã)
    Chúc vui vẻ và bổ ích

Chia sẻ trang này