1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai đã có những quyết định chiến lược về quân sự trong Đại thắng mùa xuân 1975 !!!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi mytam81, 10/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Thắng lợi của VN trong cuộc chiến tranh với Mỹ chủ yếu nổi bật ở tính ác liệt của nó và số người thương vong.Còn nói về tình thế hiểm nghèo thì nó không thể so sánh được với cuộc KC chống Nguyên - Mông thời Trần cũng như một số cuộc chiến tranh khác của VN trong quá khứ. Trong chiến tranh chống Mỹ Việt nam có cả một hậu phương lớn phía sau, có nguồn cung cấp lương thực, đạn dược, vũ khí đầy đủ trong khi các cuộc chiến tranh thời trước VN không có lợi thế đó trong khi vẫn phải đối mặt với đối thủ mạnh hơn mình rất nhiều. Như vậy có thể nói thử thách khó khăn nhất của cuộc chiến tranh với Mỹ là VN có thể chịu đựng được sự hy sinh đến mức nào thôi.
  2. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Bác này lại mơ à, chả lẽ Mỹ tốn kém vào VN chỉ để hoà với TQ hay sao! Phải nói là Mỹ đã thua phơi áo ở VN, vừa mất mạng vừa mất tiền vừa bị nhục! Phải ví dụ là thằng Mỹ nó đi câu cá ở ao VN nuôi (có bác còn bảo là nó mang cá sang thả ở ao VN), chẳng ngờ không câu được gì mà còn bị ăn đòn vì tội câu trộm!! Nó tính giở trò đánh chủ nhà để cố lấy cá cho bằng được nhưng cuối cùng đành chấp nhận mất cần câu, vác mặt sưng về trước đông đủ bà con thế giới! Đáng lẽ cố đánh thêm 2-3 năm nữa thì biết đâu được cá chăng!
  3. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Hi hi cẩn thận lại thảo luận lạc đề đấy
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Này thì Đại tướng ra chiến trường này!
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm bộ đội Trường Sơn.
    Theo thứ tự từ trái qua phải:
    -Đại tá Đặng Tính-Chính uỷ Đoàn 559
    -Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    -Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Cao Văn Khánh, Phó Tổng tham mưu trưởng thăm mặt trận Cửa Việt, năm 1973
    [​IMG]
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 19:50 ngày 17/05/2006
  5. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Thế Mỹ đổ sức người, sức của vào VN để làm gì ? Các cậu thử trả lời xem. Cuối cùng Mỹ đã đạt đưọc những gì, không đạt được những gì ? Chắc các cậu không định nói Mỹ đổ quân vào MNVN chỉ để chiếm lấy mảnh đất và tài nguyên ở đấy chứ ( không có MNVN Mỹ cũng chẳng ảnh hưởng gì về vấn đề tài nguyên hay đất đai cả - vấn đề ở chỗ khác cơ : nó liên quan đến cả vùng đông nam á nói riêng và cả thế trận giữa hai phe trong chiến tranh lạnh nữa ). Hay các cậu định nói Mỹ thích ăn cá basa ở MNVN nên đổ quân vào !!! Mà hồi đó không biết có cá basa chưa ?
    Được diendanrieng sửa chữa / chuyển vào 10:50 ngày 18/05/2006
  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Cái này nói nhiều lắm bên LSVH rồi, chịu khó đọc lại nhé. Cho dù Mỹ muốn cái gì thì nó cũng đã lỗ vốn to, chả đạt được cái gì cả! Kể cả ai bảo là Mỹ giàu, nó sẵn sàng bỏ 10 đồng để phá 1 đồng của phe CS, thì trong trường hợp này Mỹ cũng thua nốt, nó phải bỏ ra 100 đồng mới phá được 1 đồng!
  7. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Các bác thảo luận khéo lạc đề mất. Mình vẫn bảo lưu quan điểm là người có những quyết sách chiến lược về quân sự trong kháng chiến chống Mỹ là đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Cũng giống như trong kháng chiến chống Pháp, đại tướng luôn có những quyết sách chiến lược. Tuy vậy trong các cuốn hồi ký của mình đại tướng luôn luôn nói về Đảng và về Bác Hồ kính yêu - mới là nơi ra những quyết sách chiến lược. Đặc biệt là đoạn về năm 1953 - 1954 viết về việc Bác xòe bàn tay 5 ngón ra ứng với 5 hướng chiến lược của bộ đội ta.
    Sang cuộc kháng chiến chống Mỹ, giai đoạn ác liệt nhất diễn ra khi Bác không còn khỏe (1968) và khi Bác đi xa. Có thể nói rằng hầu hết những ai thuộc thế hệ sinh vào khoảng năm 65 tới 72 mà tôi quen biết đều cho rằng công lớn trong đại thắng mùa xuân phải là của TBT Lê Duẩn, TBTCTW Lê Đức Thọ, đại tướng Văn Tiến Dũng. Có lẽ thực chất là bởi vì thế hệ ngày ấy chịu ảnh hưởng bởi ... (thôi nói thế thôi, nhậy cảm các bác hiểu hết mà).
    Cuốn hồi ký Đại thắng mùa xuân của đại tướng Văn Tiến Dũng hầu như không nhắc tới đại tướng Võ Nguyên Giáp, không nói tới bức điện nổi tiếng thế giới của anh Văn gửi vào miền Nam chỉ đạo chiến trường:
    "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa ...". Không nói tới cả một tổng hành dinh quân đội nhân dân ở Hà Nội đang điều động, phối hợp tất cả các chiến trường chứ không riêng gì ở Nam Bộ
    Các thế hệ sinh sau, có lẽ là từ 8x trở đi chắc chắn sẽ có cái nhìn khác đi và khách quan hơn.
    Đọc Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng của bác Giáp sẽ thấy ông có cái nhìn khách quan, sâu lắng và chí tình, ông viết rất thân tình về anh Ba, anh Tuấn (đại tướng Văn Tiến Dũng), anh Sáu (đ/c Lê Đức Thọ), đồng chí Lê trọng tấn, Hoàng Văn Thái ...
    Nếu như không ai phủ nhận được ảnh hưởng về quân sự của bác Giáp trong kháng chiến chống Pháp thì tới cuộc kháng chiến chống Mỹ đã có 2 luồng ý kiến khá trái ngược. Một nghiêng về đại tướng VTD, một luồng nghiêng về đại tướng VNG
  8. novemberrain0274

    novemberrain0274 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    1
    Công trạng thì không của riêng ai, tuy nhiên tùy thời mà ngưòi ta nhắc đến. VN mình hay bóp méo lịch sử hoặc chỉ nói 1/2 lịch sử. Có thời bác Giáp k được ai nhắc tới, cũng như bây giờ, tướng Dũng cũng k được nhắc tới, kể cả trong dịp 30/4, dù là ngưòi đánh đông dẹp bắc, xông xáo chiến trường. Các tưóng Tấn, Thái...đều là tướng giỏi. Những tưóng còn lại có lẽ giỏi ở cáp chiến thuật hơn.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng của chúng ta trước giờ ra trận
    [​IMG]
  10. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Theo mình thì tướng Giáp và tướng Dũng thuộc về những trướng phái khác nhau nên cách nhìn nhận về chiến lược, chiến thuật cũng khác nhau. Có thể nói tướng Giáp chú trọng chiến tranh nhân dân, đánh một cách chắc chắn, dần dần tạo tình thế có lợi cho mình để tạo thế mạnh trên bàn đàm phán. Còn tướng Dũng có ảnh hưởng của trường phái quân sự XôViết thiên về dùng các đòn tấn công mạnh gây sự rung động lớn cho đối phương và tấn công nhanh. Cách đánh của tuớng Giáp rất thich hợp trong thời kỳ chống Pháp và sau trận ĐBP tướng Giáp có uy tín cực lớn trong quân đội. Tuy nhiên khi bước sang thời kỳ chông Mỹ, đối phương đã mạnh hơn Pháp rất nhiều, và chiến thuật cũng thay đổi so với Pháp với ưu thế lớn về trang bị vũ khí. Mặt khác so với thời chống Pháp quân đội NDVN đã được trang bị những vũ khí mạnh hơn nhiều và vì thế lối đánh theo kiểu CT nhân dân cổ điển không có tác dụng nhiều. Bây giờ đòi hỏi những chiến thuật mới đòi hỏi những sự hy sinh lớn hơn và các tướng NCThanh, LTTấn , VTDũng, TVTrà tỏ ra thích hợp hơn. Tuy vậy tướng Giáp vẫn luôn là một niềm tin chiến thắng của QĐNVN mà niềm tin bao giờ cũng quan trọng. Chiến dịch HCM là đỉnh cao sự nghiệp của tướng Dũng. Nó có nét giống cuộc tấn công của Quang Trung năm 1789 đại phá quân Thanh và cũng có nét giống cuộc tấn công Beclin của NS GiuCôp năm 1945. Nói chung về tài năng thì hai ông " người tám lạng kẻ nửa cân " nhưng uy tín trong QĐ và ND của tướng Giáp lớn hơn

Chia sẻ trang này