1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai đã có những quyết định chiến lược về quân sự trong Đại thắng mùa xuân 1975 !!!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi mytam81, 10/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    (Theo mình thì tướng Giáp và tướng Dũng thuộc về những trướng phái khác nhau nên cách nhìn nhận về chiến lược, chiến thuật cũng khác nhau. Có thể nói tướng Giáp chú trọng chiến tranh nhân dân, đánh một cách chắc chắn, dần dần tạo tình thế có lợi cho mình để tạo thế mạnh trên bàn đàm phán. Còn tướng Dũng có ảnh hưởng của trường phái quân sự XôViết thiên về dùng các đòn tấn công mạnh gây sự rung động lớn cho đối phương và tấn công nhanh. Cách đánh của tuớng Giáp rất thich hợp trong thời kỳ chống Pháp và sau trận ĐBP tướng Giáp có uy tín cực lớn trong quân đội. Tuy nhiên khi bước sang thời kỳ chông Mỹ, đối phương đã mạnh hơn Pháp rất nhiều, và chiến thuật cũng thay đổi so với Pháp với ưu thế lớn về trang bị vũ khí. Mặt khác so với thời chống Pháp quân đội NDVN đã được trang bị những vũ khí mạnh hơn nhiều và vì thế lối đánh theo kiểu CT nhân dân cổ điển không có tác dụng nhiều. Bây giờ đòi hỏi những chiến thuật mới đòi hỏi những sự hy sinh lớn hơn và các tướng NCThanh, LTTấn , VTDũng, TVTrà tỏ ra thích hợp hơn. Tuy vậy tướng Giáp vẫn luôn là một niềm tin chiến thắng của QĐNVN mà niềm tin bao giờ cũng quan trọng. Chiến dịch HCM là đỉnh cao sự nghiệp của tướng Dũng. Nó có nét giống cuộc tấn công của Quang Trung năm 1789 đại phá quân Thanh và cũng có nét giống cuộc tấn công Beclin của NS GiuCôp năm 1945. Nói chung về tài năng thì hai ông " người tám lạng kẻ nửa cân " nhưng uy tín trong QĐ và ND của tướng Giáp lớn hơn)
    Nói như bạn tôi e là hơi phiến diện, hiện nay người ta vẫn lưu giữ được tất cả các mật điện mà tướng Giáp đã ký để gửi vào miền Nam cho tướng Dũng để chỉ đạo chiến dịch Hồ Chí Minh. Phải nói công bằng là chiến dịch HCM là sự phối hợp đỉnh cao của hai tướng VNG và VTD, có lẽ công trạng của hai ông trong chiến dịch này là tương đương nhau.
    Tuy nhiên tại sao quốc tế không đánh giá cao tướng Dũng, chỉ đơn giản một điều là ngụy quân lúc đó không phải là một đội quân hùng mạnh nữa rồi.
    Điều đó khác hẳn so với VNG và Trần Hưng Đạo, những tổng tư lệnh đã lãnh đạo hai cuộc kháng chiến thần kỳ đánh bại hai quân đội nước ngoài thiện chiến là Mông Cổ và Pháp. Điều này ngay cả phương Tây cũng thừa nhận tài năng của hai ông.
    Được mytam81 sửa chữa / chuyển vào 11:41 ngày 22/05/2006
  2. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Đại tướng họ Võ thì có nét văn hơn còn Đại tướng họ Văn thì nét võ lộ rõ!!
  3. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Một điều nữa là đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lãnh đạo quân đội ta từ năm 1944 tới 1954, những năm mà hoàn cảnh đất nước, cách mạng vô cùng hiểm nghèo, hậu cần khó căn, hậu phương hầu như không có. Bộ đội ta đã lập nên những chiến công thần kỳ.
    Chiến dịch Hồ Chí Minh rõ ràng thế và lực của ta đều hơn địch, hậu phương vững chắc, rất nhiều thuận lợi.
    Vả lại phương Tây luôn xem chiến thắng 30/4 là một chiến thắng chính trị nhiều hơn, còn họ vẫn tôn trọng chúng ta nhất là với Điện Biên Phủ.
    Chắc chắn là đại tướng VNG có "tầm vóc thời đại" hơn đại tướng VTD rất nhiều.
  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Không nổi tiếng bằng tướng Giáp thôi chứ có sử gia quân sự Mỹ coi tướng Dũng có nghệ thuật quân sự ngang với Rommel và Wellington (tướng Anh thắng Napoleon trong trận Waterloo). Lý thuyết của tướng Giáp thì khó áp dụng chứ lý thuyết của tướng Dũng được nghiên cứu ở nhiều nước đấy!
  5. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài của Cavalry
    </hr>
    Không nổi tiếng bằng tướng Giáp thôi chứ có sử gia quân sự Mỹ coi tướng Dũng có nghệ thuật quân sự ngang với Rommel và Wellington (tướng Anh thắng Napoleon trong trận Waterloo). Lý thuyết của tướng Giáp thì khó áp dụng chứ lý thuyết của tướng Dũng được nghiên cứu ở nhiều nước đấy!
    </hr>
    Có sử gia quân sự Mỹ nói như thế, thì chắc cũng chỉ một hai người thôi. Lý thuyết của tướng Giáp thì khó áp dụng, bởi vì đó là sự kết tinh của tinh hoa quân sự dân tộc và thế giới để sử dụng cụ thể trong hoàn cảnh việt nam. Nếu để tướng Giáp chỉ huy ở một nước khác, có lẽ ông sẽ vận dụng ra những lý thuyết quân sự phù hợp với hoàn cảnh nước đó để giành chiến thắng. Lý thuyết quân sự ấy cũng giống như là vắc xin đặc trị, không thể lấy vắc xin sốt rét để tiêm cho sốt xuất huyết được.
    Còn lý thuyết của tướng Dũng dễ áp dụng bởi vì nó giống như là thuốc ho hay vi ta min C, B1. Nói chung là phù hợp với nhiều bệnh nhân.
    Được mytam81 sửa chữa / chuyển vào 12:41 ngày 22/05/2006
  6. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Thực ra trong chiến dịch năm 1975, trận có ý nghĩa quyết định là trân Buôn Ma Thuật, về cơ bản nó cũng có cái gì hao hao giống Điện Biên Phủ->nghi binh, kéo pháo vào rồi lại kéo pháo ra, với một hệ thống hậu cần hùng hậu mà rất thô sơ, chỉ khác là nhanh chứ không chậm và hiện đại hơn rất nhiều.
    Còn các trận sau, kể cả Xuân Lộc, dù có ác liệt nhưng cũng như các quân bài đô-mi-nô đang chuẩn bị đổ rồi cũng sẽ đổ. Xem trong các phim tài liệu thì có cảm giác nếu quân Sài Gòn không quá bạc nhược do ảnh hưởng từ Tây Nguyên thì ta cũng chưa thắng được như vậy đâu!
    Như vậy người có quyết định chiến lược quan trọng nhất trong đại thắng mùa xuân năm 1975 sau Buôn Mê Thuật phải là Tổng thống Việt Nam Công Hòa Nguyễn Văn Thiệu: mệnh lệnh "tùy nghi di tản" của Ông ta đã giúp thế trận Đô-mi-nô của ta hình thành và làm cho cả cái chế độ cùng với quân đội có không quân đứng hàng thứ 4 trên thế giới sụp đổ chỉ trong có hơn 40 ngày (nhắc lại là sau Buôn Ma Thuật nhé!).
  7. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Bạc nhược hay không bạc nhược thì không phải là vấn đề của một trận đánh.
    Một quân đội không thể phút chốc trở nên bạc nhược - phút chốc lại là anh hùng được.
    Thử hỏi quân đội ta cũng có bao nhiêu thời điểm khó khăn, từ năm 1945, 1946, 1968 vvv sao không thấy bạc nhược.
    Được quyenlinh66 sửa chữa / chuyển vào 22:43 ngày 22/05/2006
  8. diendanrieng

    diendanrieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    Không hề phiến diện đâu ! Tướng Dũng có thể không có uy tín như tướng Giáp nhưng nghệ thuật quân sự của ông cũng đạt đến mức độ khá cao đấy . Tướng Giáp có uy tín lớn chủ yếu nhờ ĐBP khi đó đối thủ là đội quân viễn chinh Pháp, còn đối thủ của tướng Dũng trong Chiến dịch HCM là quân đội VNCH. Chính vì thế uy tín của tướng Giáp vẫn cao hơn. Điều này ai cũng thừa nhận. Nếu nói về những bài học có thể rút ra được từ sự nghiệp của hai ông áp dụng cho ngày nay thì đúng là một sự bổ xung rất hợp lý cho nghệ thuật quân sự VN của chúng ta. Tuy vậy đối thủ có thể có của chúng ta bây giờ cũng có những sự thay đổi lớn về chiến thuật và cbiến lược so với những đối thủ trước đây nhất là về sự đổi mới trong vũ khí, khí tài. Chính vì vậy mọi bài học cũng chỉ có giá trị nhất định. Vấn đề mà chúng ta gặp phải bây giờ cũng khác so với trước, đòi hỏi sự nghiên cứu mới về lý luận quân sự. Tất nhiên, dù thế nào, chiến tranh nhân dân vẫn là nền tảng của chúng ta. Tuy vậy, xây cái gì trên nền tảng đó mới là quan trọng. Chúng ta có thể xây dựng cho mình một luận thuyết quân sự phù hợp với thời đại, thậm chí mang tính xuyên thời đại. Mà nói chung, đảm bảo một nền hoà bình lâu dài là đỉnh cao của mọi học thuyết quân sự.
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Chí lý! chí lý!
  10. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Ngay từ khi topic này mới được đưa ra, tôi cũng có ý kiến giống như phaiphai. Ở đây chỉ phân tích vào "quyết định chiến lược về quân sự trong Đại Thắng Mùa Xuân 1975" Đúng là VNCH sẽ sụp đổ, nhưng nếu không có những quyết định sai lầm về chiến lược của TT Nguyễn Văn Thiệu thì VNCH sẽ thua trận vào 1976-1977 chứ không phải trong vòng 2 tháng từ khi trận BMT bắt đầu. Tướng Phạm Văn Phú sai lầm về chiến thuật, phòng thủ PlayKu mà lơ là Buôn Mê Thuột, chỉ để có một trung đoàn của SĐ 23 phòng thủ thị xã (tất nhiên là còn có ĐPQ và các đơn vị không chiến đấu). Mất BMT là một cú sốc nhưng không phải là đòn làm cho QLVNCH kiệt quệ.
    Sai lầm thứ nhất là triệt thoái ra khỏi cao nguyên. Quyết định này của TT Nguyễn Văn Thiệu làm cho BTL QĐ II chỉ lo rút chạy mà không lo phòng thủ các nơi khác: Khánh Dương chỉ có Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù. Trong khi các LĐ Dù khác của SĐ Dù nằm chờ ở Đà Nẵng, Sài Gòn vì TT Thiệu không muốn tập trung SĐ ND hợp nhất, vì sợ đơn vị này móc nối đảo chính. Có thể nếu không rút khỏi PlayKu, hay rút có tổ chức, trật tự thì SĐ 22, và 7 liên đoàn BĐQ còn nguyên vẹn, và QĐNDVN sẽ thiệt hại rất nằn nề khi loại những đơn vị trên ra khỏi vòng chiến.
    Sai lầm thứ 2 của TT Nguyễn Văn Thiệu: Bỏ vùng I chiến thuật với những lệnh lạc bất nhất. Ông ta cho rút SĐ Dù, nhưng khi Trung Tướng TL QĐ I Ngô Quang Trưởng yêu cầu, ông lại cho SĐ ND ở lại Đà Nẵng với điều kiện không được tham chiến. Sai lầm hơn là lệnh bỏ Huế, rút toàn bộ về Đà Nẵng mà không có một kế hoạch rút quân rõ rệt, bao giờ cũng là phút chót. Các sĩ quan tham mưu chới với, không biết phải làm gì để lập kế hoạch hành quân. Tướng Ngô Quang Trưởng lại thuyết phục ông đừng bỏ Huế, ông chấp nhận, tướng Trưởng vững tin, tuyên bố "VC phải bước qua xác tôi để vào Huế", ngay chiều hôm ấy, TT Thiệu lại ra lệnh bỏ Huế! Các tướng bó tay, không lên được kế hoạch gì, quân sĩ hoang mang, bỏ ngũ. BTTM lo cho con cưng của mình, ra lệnh SĐ TQLC rút khỏi Huế bằng đường biển, bỏ mặc các đơn vị khác, toàn bộ lực lượng ở Quảng Trị, Huế tan rã khi đối phương chưa tấn công!!! Mất Huế, mất những đại đơn vị tinh nhuệ nhất của QLVNCH, Đà Nẵng chỉ chờ ngày sụp đổ. Tinh thần của quân lính ở Quảng Nam- Đà Nẵng xuống thấp đến mức độ một chiếc PT 76 xuất hiện ở thị xã Tam Kỳ cũng làm cho những đơn vị ở đây bỏ chạy, rút về Đà Nẵng. Không phải là họ sợ đánh nhau, mà họ sợ bị bỏ rơi như PlayKu, Huế... Nếu TT Thiệu để cho Tướng Ngô Quang Trưởng toàn quyền quyết định ở QĐ I sau khi SĐ ND rút đi, QDNDVN chưa chắc đã chiếm được Đà Nẵng và Huế trong thời điểm tháng 3 1975, mà có thể 6-7 tháng sau đó, sau các trận đụng độ lớn với các đơn vị thiện chiến của VNCH: TQLC, SĐ 1 BB, BĐQ và bị thiệt hại nặng, phải dừng lại để bổ sung quân số, tái huấn luyện.... Chiến Dịch HCM, tấn công Vùng III, Sài Gòn sẽ thực hiện vào cuối năm 1975, hay mùa khô 1976.
    Những suy nghĩ như trên, tôi vẫn nghĩ người có đã có những quyết định chiến lược về quân sự trong Đại thắng mùa xuân 1975 vẫn là Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu. Những sai lầm của ông ta đã mang đến cuộc chiến thắng của QĐNDVN với những thiệt hại tối thiểu và một thời gian kỷ lục.
    Bài này chỉ phân tích những quyết định sai lầm về quân sự của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, không nói đến những yếu tố khác (chính trị, xã hôi...) làm ông ta có những quyết định trên. Cũng không đề cập đến các quyết định của các tướng lãnh QĐNDVN.
    Được Khikho007 sửa chữa / chuyển vào 03:35 ngày 28/05/2006

Chia sẻ trang này