1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai đã có những quyết định chiến lược về quân sự trong Đại thắng mùa xuân 1975 !!!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi mytam81, 10/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Thiệu dĩ nhiên có phần trong thất bại nhưng vì ông ta hầu như không lên tiếng sau năm 75 nên nếu chỉ dựa vào lời các tướng khác mà kết tội ông ta thì cũng.. tội! Nhưng cũng có tư liệu nói lên không phải các tướng khác vô can, ví dụ như khi Thiệu hỏi tướng Phú xem liệu có giữ được phần còn lại của Tây Nguyên hay không, thì Phú nói phải có tăng viện tối đa, yểm trợ không quân tối đa...thì sẽ giữ được.. 2 tháng! Yêu cầu bất khả thi!
    Rồi đến việc rút lui ở Tây Nguyên, do sơ suất chủ quan của quân Bắc nên đường 7 không bị chặn, lẽ ra nếu tướng Phú ra sức đốc thúc chứ không chuồn trước về Sài Gòn, rồi quân VNCH bỏ lại hết gia đình mà chạy cho nhanh thì cũng thoát gần hết rồi, đằng này đã chạy mà còn gia đình đồ đạc lỉnh kỉnh chậm chạp..
    Địa thế Ban Mê Thuột giống như Kỳ Sơn trong truyện Khổng Minh, chiếm được nó có thể đánh ra 3 nơi: Sài Gòn, Miền Trung, Playcu, lấy sức hợp nhất mà đánh với sức chia ba của địch. Dù các tướng vùng 1 như Trưởng nói rằng có thể giữ vững, nhưng Thiệu sợ không đủ quân sẽ bị cắt đôi ở miền Trung hoặc bị tấn công thẳng vào hướng Sài gòn... Dĩ nhiên rút quân mà bị tiêu diệt thì thà đừng rút quân còn hơn, nhưng không biết có tướng nào đã nói với Thiệu lúc đó là nếu rút quân sẽ tiêu hết hay không. Hay là các tuớng đều rút lui an toàn về được Sài Gòn!
  2. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Khi bàn về lịch sử, các chi tiết về các nhân vật then chốt phải được đưa ra đúng bạn ạ. Tướng Phú tuy mắc phải những sai lầm, nhưng ông ta không hề "chuồn" về Sài Gòn như bạn nói. Ông ta bị cách chức TL QĐ II bằng lệnh miệng ở sân bay Nha Trang, lúc thành phố này chưa bị thất thủ. (theo thiếu tá Phạm Huấn, sĩ quan tuỳ viên báo chí, có mặt bên cạnh tướng Phú trong thời điểm đó, đã viết lại trong cuốn sách "Cuộc rút bỏ Cao Nguyên tháng 3,1975".
    Được Khikho007 sửa chữa / chuyển vào 12:56 ngày 28/05/2006
  3. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi về việc đánh Ban Mê Thuột có 2 loại.
    Về ý tưởng đánh Ban Mê Thuột trước là của nhiều người - có tướng Giáp, tướng Trà, tướng Tấn ... thậm chí các học viên Học viện quân sự cao cấp cũng có ý tưởng này khi làm bài do tướng Tấn ra đề cũng (tới 3/4 số học viên có ý tưởng này).
    Về quyết định đánh Ban Mê Thuột trước thì đó là của hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Ngay trong hồi ký của tướng Giáp cũng không hề nói là chính ông ra quyết định này mà chỉ nói quyết định này là của Bộ Chính Trị - có thể hiểu là quyết định của chính trị chứ không phải của các tướng lĩnh quân sự.
    Việc điều tướng Dũng vào nam cũng là một quyết định quan trọng không kém mà cũng của hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Nếu không có tướng Dũng tại mặt trận thì trận Ban Mê Thuột không thể có kết thúc quá nhanh như vậy được - trên thực tế nó đã là một đòn choáng váng ở tầm mức chiến lược.
    Nếu trận Ban Mê Thuột để kéo dài như trận Phước Long tới 1 tuần thì chắc chắn quân Sài gòn sẽ được bổ xung chừng 1-2 lữ đoàn dù (Nguyễn Văn Thiệu đã có quyết định rút sư dù - nhưng không kịp tăng cường cho Ban Mê Thuột vì trận đánh đã kết thúc) - khi đó tình hình sẽ khác nhiều.
    Kết thúc trận Ban Mê Thuột - trên địa bàn Ban Mê Thuột ta có tới gần 4 sư đoàn và lực lượng này sẽ có thể đánh thẳng vào Nha Trang , Phan Rang, Tuy hòa rồi uy hiếp cả Sài gòn và Đà Nẵng. Tới lúc đó thì Playcu và Cong Tum cũng sẽ mất vì không có tiếp liệu. Các kho ở Ban Mê Thuột thì đã mất, ở Nha Trang, Tuy hòa thì sẽ mất. Ở Playcu và Cong Tum chỉ còn cỡ 20~30 ngày tiếp liệu là cùng.
    Việc kéo quân Playcu và Cong Tum về để giữ Nha Trang , Phan Rang, Tuy hòa là một việc làm bắt buộc nếu Nguyễn Văn Thiệu không muốn ngồi chờ chết.
    Cái nguy hiểm nhất của quân đội Sài gòn lúc đó là không còn quân trù bị khi toàn bộ 2 sư đoàn trù bị chiến lược hiện ở Quân khu 1. Việc cố níu giữ 2 sư đoàn này ở Quân khu 1, làm chậm trễ việc đưa chúng vào chiến đấu ở các chiến trường khác mới chính là nguyên nhận chủ yếu của thảm bại.
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Những quyết định về quân sự như đánh BMT, tướng Dũng vào Nam... chắc chắn là phải do các cơ quan Bộ Tổng tư lệnh xây dựng kế hoạch. Ông Duẩn và ông Thọ ra quyết định về mặt danh nghĩa, nói cách khác là có vai trò chính thức hoá kế hoạch do Bộ Tổng tư lệnh đưa ra chứ làm sao mà làm thay được.
    BCT cũng chả phải có mỗi Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Tướng Giáp và tướng Dũng cũng có trong đó.
    u?c chiangshan s?a vo 16:03 ngy 28/05/2006
  5. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Trước chiến dịch Hồ Chí Minh khoảng mấy tháng, đại tướng Võ Nguyên Giáp bị bệnh sỏi mật rất nặng, phải sang Liên Xô điều trị, liệu có phải là lý do này nên đại tướng VTD mới lãnh đạo đoàn A75 vào chiến trường miền Nam chứ không phải là đt VNG?
  6. vnfakir

    vnfakir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Có phải vì lý do trên không thì tôi không rõ , nhưng cứ nhìn vào mục đích thành lập cũng như tiêu chí nhiệm vụ của A75 thì việc phân công tướng VTD vào Nam là đúng. Là Tổng tham mưu trưởng, trực tiếp chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu hoạch định chiến lược đi thị sát chiến trường là hợp lý rồi còn gì.
    ---------------------------------------------------------------------------------------
  7. mytam81

    mytam81 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Tuy vậy có thể thấy rõ ràng là, trong chiến dịch ĐBP khi đại tướng VNG trực tiếp đi chiến dịch và đại tướng VTD (lúc đó là Tổng tham mưu trưởng ở lại chiến khu) thì việc chỉ huy thuận lợi hơn vì đại tướng VNG đã ở ngay mặt trận, có thể quyết được nhiều vấn đề ngay lập tức, chỉ có các quyết sách tối cao là phải xin phép bộ chính trị.
    Hình như trước khi đánh ĐBP Bác Hồ đã nói với đại tướng VNG là: Lần này chú ra trận, Tướng quân tại ngoại, có thể quyết rồi báo cáo sau cũng được, đúng không nhỉ? Thế nên sau khi truyền lệnh kéo pháo ra, đại tướng mới cho người hoả tốc về xin ý kiến bộ chính trị.
    Còn khi đại tướng VTD vào miền Nam thì lại phải có chỉ đạo của đại tướng VNG và xin cả ý kiến của BCT nữa. Như vậy là hơi phiền phức hơn
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Chiến dịch thời chống Pháp quy mô nhỏ, tại từng thời điểm gần như chỉ có duy nhất một chiến dịch chính, một chiến trường chính.
    Thời chống Mĩ nhiều chiến trường, quy mô tác chiến lớn hơn, phân công trong chỉ huy cũng phải khác. Chỉ huy từng chiến trường, chiến dịch đã có các cấp thấp hơn, Tổng tư lệnh phải ở tổng hành dinh để chỉ huy chung là quá đúng, đi sát một chiến trường nào đó quá làm sao có điều kiện chỉ đạo được những nơi khác.
  9. daovh

    daovh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    1
    Theo như mình được biết, lúc đầu dự định giải phóng MN trong hai năm 1975-1976 nhưng sau đó sau trận giải phóng Phước Long mới bắt đầu có ý định giải phóng trong năm 1975 vì có dấu hiệu suy yếu nghiêm trọng của chính quyền VNCH . Lúc đó hậu cần của miền Bắc cũng được chuẩn bị rất chu đáo. Có lúc còn bắn pháo để che dấu các cuộc hành quân cơ mà. Có vị tướng đã nói đại ý : "Ta đã chuẩn bị đạn dược để bắn làm cho nó ( chỉ quân đội VNVH ) sợ đến ba đời" chứng tỏ việc chuẩn bị rất cẩn thận và đầy đủ. Ai ở trong giới quân sự chắc đều biết câu nói của Napoleon đại ý : " Các nhà quân sự nghiệp dư thường nói về chiến lược, còn các nhà quân sự chuyên nghiệp lo về hậu cần" . Nếu đang đánh dở mà hết đạn dược thì nguy to !!! .
    Trong giới quân sự mình thấy có mấy người rất giỏi về chiến lược : Trần Hưng Đạo, Mao Trạch Đông, Aixenhao v.v. Còn một số người rất giỏi về chiến thuật như : ZuCop, Quang Trung, Ceasar, Hàn tín, Mac Acthur , Nelson v.v. Những người giỏi về chiến lược thường tạo được thế đứng chắc chắn còn những người giỏi về chiến thuật có thể làm thay đổi cục diện cuộc chiến. Tất nhiên cái này mang tính tương đối. Còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cuộc chiến : kinh tế, vũ khí, địa lý, chính trị v.v. Chẳng hạn như ZuCop, rất giỏi nhưng nếu nền công nghiệp quốc phòng của LX quá yếu , không trang bị được các loại vũ khí, trang bị cần thiết thì cũng khó đánh bại được quân đội Đức.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trước chiến dịch Hồ Chí Minh khoảng mấy tháng, đại tướng Võ Nguyên Giáp bị bệnh sỏi mật rất nặng, phải sang Liên Xô điều trị, liệu có phải là lý do này nên đại tướng VTD mới lãnh đạo đoàn A75 vào chiến trường miền Nam chứ không phải là đt VNG?
    => Cái này thì chắc là không đâu chị mỹ tâm ạ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi Liên Xô mổ sỏi mật đầu năm 74. Đang thời gian điều trị thì có điện báo sang Trung Quốc chiếm Hoàng Sa đấy ạ.
    Theo như mình được biết, lúc đầu dự định giải phóng MN trong hai năm 1975-1976 nhưng sau đó sau trận giải phóng Phước Long mới bắt đầu có ý định giải phóng trong năm 1975 vì có dấu hiệu suy yếu nghiêm trọng của chính quyền VNCH.
    => Dạ báo cáo bác, không phải đến khi Phước Long được giải phóng thì mới có ý định giải phóng miền Nam trong năm 75 đâu. Thực ra từ nửa cuối năm 74, khi xây dựng phương án tác chiến cho 75 thì BCT, Quân uỷ TW đã có "phương án thời cơ" rồi ạ. Cái Phước Long chỉ làm tăng thêm quyết tâm giải quyết vấn đề trước mùa mưa 75 thôi.

Chia sẻ trang này