1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai đã có những quyết định chiến lược về quân sự trong Đại thắng mùa xuân 1975 !!!

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi mytam81, 10/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mytam75

    mytam75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Đoạn trích này nằm trong hồi ký "Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
    ...
    Ngay từ giữa năm 1973, trong bản "Đề cương kế hoạch chiến lược" dự thảo lần đầu tiên, Tổ trung tâm đã đề nghị: "? Hướng chủ yếu của các đòn chủ lực: Tây Nguyên, Miền Đông, Trị - Thiên, Quảng Đà. Chủ yếu là Tây Nguyên vì: địa hình tốt, bảo đảm phát huy được binh khí kỹ thuật; kết hợp được đòn chủ lực với tiến công, nổi dậy ở đồng bằng Khu 5; bảo đảm được liên tục tiến công; có điều kiện bảo đảm cơ sở vật chất; địch hiện nay tương đối yếu?".
    Anh Dũng và tôi đã xem và cho ý kiến để Tổ trung tâm tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến, bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch.
    Trong một buổi làm việc, anh Hoàng Minh Thảo, với nhãn quan một nhà nghiên cứu khoa học quân sự, đã nêu ý kiến: khi đã chọn hướng chiến lược là Tây Nguyên thì trước hết nên đánh Buôn Ma Thuột, vì đây là thị xã lớn nhất, là nơi hiểm yếu và cũng là nơi địch sơ hở nhất. Khó khăn phải vượt qua để tiến công trên hướng này là thiếu đường hành quân và thiếu nước. Tôi rất tán thành.
    Mấy hôm sau, tôi mời cơm anh Võ Chí Công và anh Chu Huy Mân tại gia đình. Lúc đó, trong cán bộ ta có hai ý kiến tranh luận chưa ngã ngũ: một số đồng chí chọn Tảy Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu, một số khác chọn đồng bằng Nam Bộ. Trong lúc chuyện trò thân mật, tôi đã nói với hai anh: "Thế nào ta cũng đánh Tây Nguyên trước".
    Việc chọn Tây Nguyên làm chiến trường chính còn là suy nghĩ của nhiều đồng chí khác. Tháng 7-1974, khi gặp tôi cũng như khi gặp các anh Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn ở Đồ Sơn, anh Ba có nhắc đến Tây Nguyên.
    Đồng chí Lê Trọng Tấn đã có lần ra tình huống tập bài cho học viên trường bổ túc quân sự cấp cao: "Nếu chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chiến lược chủ yếu thì mục tiêu đầu tiên là ở đâu?". Tuyệt đại đa số đáp án của học viên đều thống nhất chọn hướng nam, đánh vào Buôn Ma Thuột.

    Vậy thì người đầu tiên có ý tưởng đánh Buôn Mê Thuột chính là cụ Hoàng Minh Thảo ?
    Được mytam75 sửa chữa / chuyển vào 21:32 ngày 31/10/2006
  2. nguyend_uyanh

    nguyend_uyanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    109
    tôi đã đọc Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng và cả cuốn Tướng Giáp của 2 nhà báo Anh Quốc, phải nói là Tướng Giáp là một người lãnh đạo quân đội trong những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, lúc kẻ địch rất mạnh, còn tướng Dũng thì đánh lúc kẻ địch đã suy yếu rồi. Các tướng nước ngoài cực kỳ khâm phục tướng Giáp(tướng Pháp, Mỹ), chứ họ không nói nhiều đến tướng Dũng. Tôi cho là Tướng Giáp ở một tầm cao hơn , và đã được chọn là 1 trong 10 danh tuớng thế giới với số phiếu 100% cùng với đức Thánh Trần.
  3. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Nói thật, bác đang mắc phải 2 sai lầm. Thứ nhất là cuộc bầu chọn các tướng là ko có thật. Thứ nhì là bác đang đi vào so sánh các tướng, điều này rất ko nên..
  4. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Topic này nêu lên một câu hỏi khá lý thú,nó nêu thắc mắc mà chúng ta thường gặp ,vì câu trả lời thường chung chung ẩn ý : Tập thể Bộ Chính trị.
    1.Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Đại tướng là người cầm quân rất lão luyện và hết sức thận trọng. Kinh nghiệm về những tổn thất kéo dài từ trận Thất khê trong Kháng chiến chống Pháp,tới những thiệt hại trong năm 1968 và nhất là 1972 tại Quảng trị rèn cho ông đức tính này.
    Năm 1972,ta chiếm thị xã Quảng trị để làm Thủ đô cho CPCMLP. Một quyết định mang nặng tính chính trị,nhưng không có lợi gì về quân sự. Bộ đội ta phải phơi lưng ra hứng chịu bom B-52 với số lượng hủy diệt khổng lồ và pháo hạm nhiều kinh khủng từ ngoài khơi .(Ông già tôi bị thương vào đầu khi đang bơi vượt sông Thạch hãn,pháo 203 mm của giặc tư ngoài khơi giã vào. Trận này có chú Trần Hữu Dân,con trai út của Ông Trần Hữu Duyệt,Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Trung ương hy sinh). Đến khi bộ đội bị tiêu hao nặng,quân TQLC của Sài gòn mới chiếm Thành cổ). Ông Giáp tiên liệu điều này ,nhưng vì mục tiêu chính trị nên phải làm. Điều này cho thấy tướng Giáp tuân theo Nghị quyết chung.
    Ngay từ năm 1977,Ông Giáp đã không ủng hộ phương án đánh Căm pu chia vì tính thận trọng này.Đại tướng đặc biệt phát biểu trong các cuộc họp của BTT năm 1978 về khả năng Liên hiệp quốc kêu gọi đưa quân vào đó,và Mỹ là nước đóng góp quân lực nhiều nhất. Tình hình rất phức tạp đối với nước vừa ra khỏi chiến tranh. Ông đoán rằng không thắng được. Chính điều này làm ông dần thất sủng.Việc đánh Căm pu chia được giao cho Đại tưóng Văn Tiến Dũng
    Tuy nhiên ,tính cẩn thận và lòng chính trực của ông đã giúp cho chính Quân đội.Mặc dù mất hết quyền hành,phải làm Chủ nhiệm UBDSKHH ,ông vẫn dũng cảm góp ý kiến về việc tuyệt đối không chọn Vị Xuyên là điểm quyết chiến chiến lược,khi mà năm 1984,ông Lê Duẩn tán thành phương án tập trung các Quân đoàn và binh ,hoả lực mạnh đánh tiêu diệt các đơn vị Trung quốc trên mặt trận Vị xuyên. Việc cương quyết chống lại chiến lược này diễn ra trong thời điểm ông bị tố gian là con nuôi người Pháp,cuối cùng đã được Trung ương tán thành.
    Quay lại chiến tranh Việt nam,ông Giáp không có tầm chiến lược như Thủ trưởng của mình.
  5. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    2.Ông Bí thư thứ nhất Lê Duẩn.
    Trong buổi đầu Kháng chiến,ông Lê Duẩn mới chỉ là trưởng phòng Dân quân Nam bộ.So với các bậc tên tuôi khác như ông Trần Văn Giàu,Trần Văn Trà,Trung tưóng Bình .. chưa mấy người biết đến ông. Tính ông mơ mộng,không hồ hởi,chan hoà mà hay suy nghĩ bí hiểm. Nhưng bắt đầu từ năm 1947,vói những đóng góp cụ thể cho vùng Miền nam tạm chiếm,ông đã nổi tiếng là một người thông minh kỳ dị.
    Năm 1954,do không được Trung quốc viện trợ đạn dược và khí cụ,tuy quân đội Việtnam thắng lợi vang lừng tại Điện biên và tuy Tề-ngụy tan thành từng mảng ở kháp các nơi,nên chúng ta đành phải châp nhận vĩ tuyến 17-nơi chia cắt đất nước.
    Khi Quốc trưởng Bảo Đại cử ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng,ông này không chấp nhân hiệp định Giơ-ne-vơ.Bất hoà,ông Bảo Đại gọi ông Diệm sang Pháp thì ông này không đi mà lật luôn ông Quốc Trưởng của mình. Không làm cuộc Tổng Tuyẻn cử , Ông tổ chức một cuộc bầu cử Tổng thống dưới sức ép của chính bộ máy của mình.Ông hô hào chấp nhận các liên danh các Đảng phái,kể cả những người Kháng chiến chống Pháp v.v. Vì thế đã có ý định đưa ông Lê Duẩn ra tranh cử.Lúc này,suốt từ 1954 tói 1956 ông Lê Duẩn thường có mặt tại Sài gòn.Ông đóng vai một nhà tư sản giàu có,đi xe sang ,hút xì gà.
    Kinh nghiệm Kháng chiến,ông thấy rõ, Mỹ sẽ làm ông chủ Miền Nam,không có chuyện thương thuyết Tổng tuyển cử.Khi cán bộ Miền Nam ra tập kết,với cương vị Bí thư ,ông ra lệnh cho bôi mỡ,bọc vải chôn trên 2 vạn đơn vị vũ khí.Đặc biệt các vũ khí của Pháp,do Mỹ viện trợ ,ta thu được đều chôn giấu hết.
    Thắng lợi trong công cuộc bình định các giáo phái,kể cả một vài nơi của đảng Đại Việt,một đảng ********* nhưng lúc đó chống ông Diệm,chính quyền ông Diệm -Nhu quay ra tàn sát những người cộng sản hay có cảm tình .Chỉ trong năm 1956,gần 10 ngàn cán bộ,đảng viên,kể cả những người không hoạt động chống đối đã bị bắt và tra tấn hay thủ tiêu.
    Cuối năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị bằng mọi cách đưa ông Duẩn ra Bắc. Ông lại đóng giả một nhà buôn lớn và ra đi hợp pháp.
    Năm 1957,ông Duẩn ra Hà nội.Cương lĩnh của ông là đề cương duy nhất mang tính tư duy và chiến lược lâu dài mà chưa ai vạch ra cụ thể được.
    Trong phần trả lời phỏng vấn,ông Đại tá (?) con cụ Duẩn nói việc ông đi Nga ,Trung về nói dối Trung uơng về thái độ của họ.Sự thực,các Đại sứ Việt nam như Nguyễn Lương Bằng,... đã báo cáo rõ ràng.Năm 1956 ***** qua một loạt các nưóc XHCN châu Âu,trong đó có cả Nam tư.Từ đó ,***** liên tục sang Liên xô . Thái độ của hai nưóc đó là rõ ràng.Tôi đã viết về việc này ,được BBC đăng riêng hẳn một chuyên đề,trong đó có trích dẫn tài liệu của ông Khrutchiev về các lần tiếp Hồ Chủ tịch .
    Việc giúp hộ Việt nam thống nhất bằng đấu tranh không được cả hai nước trên ủng hộ . Ngoài Bắc,có những ý kiến trái ngược về việc này.
    Trong bối cảnh này,ông Lê Duẩn là người khả thi nhất nêu bật được chiến -sách lược xây dựng miền Bắc và Thống nhất đất nước.
    Vấn đề nổi bật nhất : Hợp tác hoá nông nghiệp và tiến hành chiến tranh. Hai vấn đề này cũng là phần tranh cãi quyết liệt,trong đó một số cán bộ cao cấp như ông Dương Bạch Mai,ông Vũ Đình Huỳnh,.. chống quyết liệt.
    Đại đa số cán bộ tán thành chủ trương trên.Nhưng cách thức và phương tiện không nhất quán.
    Vấn đề viện trợ quân sự của hai nước trong bối cảnh chiến lược toàn cầu và quốc tế của họ rất phức tạp và khó khăn.Đặc biệt sôi động khi Mỹ đưa 200 tên lửa đạn đạo vào Thổ nhĩ kỳ.Sự kiện vịnh Con lợn và tiếp sau đó thoả thuận hoà hoãn giữa hai bên tác động rất lón vào viện trợ vũ khí cho chúng ta, hơn nữa Liên xô cũng bị bó buộc bởi những cam kết không ủng hộ những hành động quân sự tại các điểm nóng của hai bên và tư tưởng cách mạng hoà bình.
    Trong tình thế đó,việc cơ bản dựa vào sức mình là chính là ý kiến dũng cảm mà ông Lê Duẩn nêu ra được ***** hết lòng ủng hộ.
    Tại Hội nghị Trù bị của Đại hội Đảng 1960,***** đã đề cử ông Lê Duẩn lên cương vị cao nhất. Trong cuộc họp nhân sự của BTT ***** nói :
    Đây là người duy nhất thống nhất được đất nước
    .Thông tin này rất bất ngờ. Đến khi công bố một nhân vật mà đa số cán bộ miền Bắc không biết hay chỉ mới nghe tiếng ,là Bí thư thứ nhất,gần như tất cả hết sức ngạc nhiên.Họ tưởng rằng,chức vụ đó phải là của một trong các ông Trường Chinh,Phạm Văn Đồng,Võ Nguyên Giáp là những trụ cột của đất nước mà các gia đình treo ảnh. Đằng này lại là một ông trong Nam ra,không biết thế nào...
    Chưa hết,kể từ đó,***** giao toàn bộ trọng trách và quyền hành thực tế cho ông Duẩn. Điều này trái ngược vói dư luận nói ông này tiếm quyền.
    3. Ông Lê Duẩn-người chỉ huy tài ba nhất trong cuộc thống nhất đất nưóc
    Ngay từ giữa tháng 1-1973,khi mà ông Lê Đức Thọ báo cáo về từ Paris tin Hiệp định Paris với việc Quân Mỹ sẽ rút hết và quân Giải phóng và VNCH sẽ giữ nguyên hiện trạng,ông Lê Duẩn đã bàn về kế hoạch thống nhất đất nước.(tiếp)
  6. mytam44

    mytam44 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    1
    Tôi nhận thấy một điều:
    Khi chiến thắng thì công trạng ai cũng muốn có mình góp phần trong đó.
    Còn khi thua trận thì ... đương nhiên là ai cũng không muốn nhận rồi.
    Vai trò của người lãnh đạo tối cao hết sức quan trọng.
    Ở đây tôi muốn nói chữ nhưng, bởi vì có những thời điểm, mà người lãnh đạo tối cao đương nhiên sẽ nói như thế. Ví dụ như khi một người bệnh ung thư lâm trọng bệnh, người thầy thuốc luôn luôn nói là anh phải tin tưởng, phải có niềm tin, phải lạc quan ...
    Hẳn nhiên nếu người bệnh đó chết đi thì cũng là bình thường, ung thư mà. Thế nhưng nếu người bệnh đó qua khỏi, thì sẽ có người nói là: đấy mà tôi đã khuyên anh ta là phải lạc quan mà ...
    Chắc các bác cũng hiểu ý tôi
    Năm 1968, không thấy nhiều người muốn chia xẻ ...
    Năm 1975 thì ai cũng thấy là mình đóng vai trò lớn...
    Và có thể vào thời điểm này, hãy để phương Tây đánh giá cho có cái nhìn khách quan về sự kiện.
    Và theo quan điểm của phần lớn các chuyên gia phương Tây, ai là người có những quyết định chiến lược nhất trong năm 1975 chắc chúng ta cũng rõ.
  7. nguyend_uyanh

    nguyend_uyanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    109
    Sai lầm 1: Trong cuốn 10 vị tướng tài thế giới có nói rõ về tỷ lệ bầu chọn này, chẳng lẽ bốc phét, VNG và Đức Thánh Trần 100%, Kutudốp :72%. Nếu bạn có cuốn sách đó nên đọc kỹ lời nói đầu.
    Sai lầm 2 : Nói rõ thêm đi bạn
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Điều đó được xác nhận khá nhiều lần và khá lâu rồi.
    Bác có thể cho biết quyển 10 vị tướng tài của bác do ai viết, ai xuất bản không.
  9. nguyend_uyanh

    nguyend_uyanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    109
    he he, sai lầm 1 đúng là tớ sai Có thể là tin vịt cồ thật, vừa mới hỏi xong
    Còn sai lầm 2: : 2 viên tướng cùng thời nhau thì so sánh cũng có gì khậpkhiễng đâu nhẩy.Tớ là tớ vẫn kính trọng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhất, nhất là biết một số chuyện khi là chủ nhiệm Ủy ban KHHGĐ nhưng vẫn can gián quân đội trong việc đánh Campuchia và đánh Tàu ở Vị Xuyên.Ông là người đặt đại cục của đất nước lên trên tính ích kỷ của bản thân.Không như bác Lê Duẩn sau này.
  10. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Theo web hải ngoại thì tin về 10 vị tướng này do sách "Vẻ vang dân Việt", tập 3, của Trọng Minh xuất bản tại hải ngoại đưa ra. Cũng theo hải ngoại, sau đó trong nước có 1 bà ở Viện sử học họ Trần viết sách giới thiệu về 10 vị tướng được bầu, chủ yếu là để vinh danh tổ họ Trần của bả. (Chuyện người ở Viện Sử học viết sách về các ông tổ bà tổ của gia đình này ở VN thấy rất nhiều!!) Hoặc cũng có thể là bà họ Trần kia tung tin trước, cho thêm tướng Giáp vào để dễ được chấp thuận!

Chia sẻ trang này