1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai đã đọc " Nhân trường hợp chị thỏ bông"? Ai thích Thảo Hảo?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi rantanflan, 28/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Cái "Nhân trường hợp chị thỏ bông" vừa có bác post trên trang trước, bác Hồng Vi post lại làm gì. Hình như bài gần đây nhất của Thảo Hảo là "Cụ rùa thuộc biên chế bộ nào", à không, bài "150 diễn viên = 75 cân thịt" nhân chuyện cúm gà. Đọc thấy hơi hơi cùn đi so với những bài kiểu "Ai cho mày chê con tao xấu".
  2. cafechoanh

    cafechoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Cũng may mắn là tôi có lưu lại khoảng 30 bài báo của Thảo Hảo, tôi sẽ post dần lên cho các bạn đọc
    À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói...
    Thảo Hảo 01.11.2002
    Chuyện như sau:
    Có một anh phóng viên(*) gặp một quan chức ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Nói trắng ra cho rồi: ông Phó Cục trưởng.
    Anh phóng viên so sánh kiểu "chạm tự ái": nước người ta có những công trình lớn, nghiên cứu các mầm ngộ độc, để kịp thời phát hiện mà cảnh báo cho dân. Còn nước ta ít làm như thế. Ðợi ngộ độc rồi mới (bị động) lật ra xem đó là cái gì.
    Ông Cục phó bảo, anh nói sai rồi. Hai năm nay, chúng ta cũng nghiên cứu, phải gọi là "chủ động" chứ!
    Anh phóng viên (là người hay ăn hoa quả?) cãi lại: thế cái nghiên cứu cách đây hai năm, về độc chất trong hoa quả Trung Quốc, sao mãi các ông không "chủ động" đưa kết quả ra cho dân biết?
    Ông Cục phó nói, kết quả có rồi. Nhưng tại chúng tôi đưa táo lê Tàu đi 3 nơi xét nghiệm. Mà ba nơi này, mỗi nơi thiết bị, thuốc thử, phương pháp khác nhau, nên cho kết quả khác nhau, không thống nhất được, nên không thông báo được. Vả lại, mẫu táo, lê chúng tôi đem đi xét nghiệm ít quá, không nói được.
    Anh phóng viên bảo, gì mà kỳ vậy, thế theo Tiến sĩ (ông này tiến sĩ nhé), chừng nào mới có một cách làm việc khoa học để có kết quả chính xác?
    Ông Cục phó nói: À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói...
    Anh phóng viên vẫn dai dẳng: thế sao không thuê chuyên gia nước ngoài xét nghiệm cho chính xác? Cả một dân tộc ăn táo lê Tàu cơ mà...
    Ông Cục phó nói, thôi đi, đắt lắm. Vả lại, cái gì chúng ta đã làm rồi thì không làm nữa. Hơn nữa, xét nghiệm chỉ là xét nghiệm, trong khi chỉ cần "chủ động" nhìn lâm sàng (trợn mắt, tê môi, co giật, chết?) thì biết ngay là ngộ độc chứ gì!
    Và giải pháp cuối cùng cho vệ sinh và an toàn thực phẩm, theo ông, là: giáo dục dân, "địch vận" các cơ sở kinh doanh, sản xuất. Tuyên truyền là hàng đầu.
    ***
    Tuyên truyền, giáo dục là hàng đầu. Nhưng cho đến bây giờ, chỉ vì kết quả của ba phòng thí nghiệm cho ra khác nhau mà những bà nội trợ chúng ta vẫn chỉ nghe phong thanh về chất độc trong hoa quả Trung Quốc, cho nên vẫn khó mà cầm lòng được trước sự mơn mởn, rực rỡ của chúng. Không ai cho một bảng phân chất rõ ràng, cho nên chúng ta đành chỉ biết thắc mắc về sự quá trắng của bún, quá dòn của rau câu, quá to của đu đủ... Và cái nền ẩm thực của chúng ta đây phải chăng là một nền ẩm thực đầy nghi ngờ? Bố mẹ vẫn can con cái bằng một câu mơ hồ: "Ðừng ăn cái đó, độc lắm." Ðộc cái gì, may mà con cái không vặn lại, vặn lại thì bố mẹ bí. Sự bí lời giải thích cũng như sự nghi ngờ bao giờ cũng đến từ sự thiếu thông tin. Ở đây lại là cái thiếu thông tin từ một Cục với ông Cục phó quan niệm rằng công việc mình chủ yếu là thông tin cho dân đầy đủ!
    Cứ xét theo tên gọi, thì nếu bạn là vua, có phải Cục Quản lý Chất lượng Vệ sinh An toàn thực phẩm phải là kẻ nếm trước bạn? Phải là kẻ nhìn thấy đôi đũa bạc ngả xám đen trước khi bạn thấy? Còn nếu để bạn trợn mắt, chảy dãi rớt rồi, kẻ kia mới chạy đến và (chủ động) hô to: "Thạch tín!", thì kẻ ấy đáng chịu tội gì?
    "À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói..."
    Bởi vì, ông Cục phó kia đã giải thích việc phân chia quyền lực như sau: quản rau sạch là bộ Nông nghiệp. Quản thuốc trừ sâu không đúng cách là Cục Bảo vệ thực vật. Tác động của rau bẩn, thuốc độc thì không thấy nói ai quản, chỉ thấy anh bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vùi đầu vào nghiên cứu. Thậm chí có báo cáo lên là có tác động đến sức khỏe thì Bộ Y tế chỉ có chỉ đạo, đề xuất thôi, chứ cũng không quản. "Vấn đề nào thì Bộ ấy nghiên cứu", ông nói. "Ðược hay không là do phối hợp liên ngành".
    Cho nên cái Cục của ông muôn đời chẳng bị sao cả. Nhưng cái đáng buồn ở đây là cái thái độ của ông. Ông là quan chức mà không hề điên tiết lên trước cái cơ chế "đổ tội liên ngành" - một cơ chế tù mù không quan tòa tối thượng làm người ta nhụt chí làm việc. Ông ẩn náu vào đó mà ung dung trả lời phỏng vấn. Nếu bạn đọc tận mắt bài phỏng vấn này, thì bạn sẽ thấy thái độ của ông thật chẳng khác gì thái độ của một... ông Tây thực dân, nghĩa là thờ ơ với tính mạng con người và với cả... thức ăn bản xứ; như thể cái mà dân ta đưa vào miệng không phải là cái mà ông đưa vào mồm.
    Thế ông đưa cái gì vào mồm?
    "À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói..."
    (*) Báo Gia đình & Xã hội, số 25, ra ngày thứ ba, 26. 3. 02.
    (Thể thao-Văn hoá 2002)
  3. cafechoanh

    cafechoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Thảo Hảo
    Sự nan giải của Tí

    Cách đây hai năm, khi Tí mới vào cấp III, bố Tí - một người cấp tiến, đã đưa ra quyết định táo bạo: Tí không cần là học sinh giỏi trong trường.
    Với giấy phép này, Tí được phép lơ là:
    môn Văn
    môn Địa lý
    môn Thể dục
    môn Sinh vật
    môn Sử
    ?
    Tí chỉ cần giỏi:
    ? môn Toán
    ? môn Lý
    ? môn Hóa
    ? môn Anh Văn
    Trong suốt hai năm đó, bố Tí đã nỗ lực dạy Tí những điều mà trường không dạy. Bố dạy Tí đọc báo, phân tích tin thời sự và xã hội (theo kiểu bố Tí). Bố cùng Tí đọc sách và đi chơi? "Nghiêm trọng" nhất, bố cho Tí tham gia phần điện của các công trình xây cất, để một khi thi đậu vào trường Kiến trúc, Tí sẽ là một sinh viên khác các sinh viên khác.
    Với lối giáo dục như thế, Tí trở thành một học sinh "cá biệt" của lớp theo nghĩa đặc biệt. Từ Tí toát ra sự khinh khỉnh trước cái lối dạy vẹt và học vẹt. Tí coi thường sự "mãi không chịu lớn" của đám bạn cùng tuổi. Tí bất chấp hệ số với thang điểm. Tí là một học sinh điểm số trung bình mà đáng nể. Tí là một thách thức với thày cô và đồng loại bạn bè.
    Tóm lại, Tí "đáng ghét".
    *
    Nhưng,
    Mới ngày hôm kia thôi, quan niệm của Tí đã bị chao đảo. Khi nghe được ý kiến của Bộ Giáo dục - Đào tạo: "Chỉ những thí sinh khá giỏi mới nên dự thi đại học" [1] , các thầy cô đã nhìn Tí nín cười.
    Bố Tí bảo, đừng lo, đó chỉ là "ý kiến", chứ chưa phải là một "quyết định".
    Nhưng mẹ Tí bảo, ở nước ta, những "ý kiến" của cấp trên đều có thể được cấp dưới biến thành một "quyết định", rồi tự động triển khai thành một "đường lối" để lập công. Và nếu cái ý kiến trên của Bộ Giáo dục được đem vào áp dụng, để rồi Tí không được thi Đại học, thì mẹ Tí oán bố Tí cả đời. (Mẹ Tí thì vẫn oán bố Tí cả đời!)
    Bố Tí lại cãi cùn, thế gương ông Anh-xtanh dốt Toán thì sao? Làm sao có thể căn cứ vào những gì người ta làm trong môi trường phổ thông, để mà chặn đường người ta đi vào tương lai cơ chứ? Cứ theo cái lối giáo dục này, thì chúng ta muốn có những công dân đặc sắc hay tròn đều ung ủng?
    "Tôi không biết, tôi không biết!" Mẹ Tí xua tay và mở báo ra, trong đó [2] , ông Quách Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ GD-ĐT, y như rằng, đã "triển khai" ý kiến mới nhen nhúm của Bộ. Ông ấy nói: "Vậy các em có học lực quá kém thì nên ở nhà hoặc đi thi trường THCN và dạy nghề, đỡ tốn tiền bố mẹ. Ở quê, 1 triệu đồng đã là rất quý rồi."
    Thế nếu bố mẹ cái trò dốt đó có tiền, và 1 triệu là rất bé đối với ước mơ của trò ấy thì sao?
    Thì ông nói tiếp: "Việc các em có học lực quá kém đi thi làm cho thành tích ngành giáo dục của tỉnh đó bị ảnh hưởng rõ rệt."
    Vậy là, theo hướng suy luận đen tối của mẹ Tí, một thông điệp "ngầm" đã được gửi tới toàn thể giáo viên cấp III. "Hãy nghĩ tới thành tích tỉnh nhà!" Hãy ngăn chặn bọn học kém mà lắm ước mơ đi thử sức. Hãy gác cửa ước mơ chứ đừng khuyến khích ước mơ.
    *
    Đại học chẳng của riêng ai, lại càng không phải của riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ai cũng có thể đứng trước cánh cửa Đại học mà hão huyền hay thực tế nghĩ mình có thể bước vào, và thử bước vào. Qua được những bài thi, được điểm chuẩn, được chỉ tiêu tuyển sinh hay không là sức của mỗi sĩ tử. Nhưng ít ra, cái quyền được thử sức là quyền chính đáng của mỗi học trò tốt nghiệp cấp III, kể cả những trò lêu lổng và dốt nát.
    Đó là suy nghĩ của bố con Tí, nhưng nhỡ các thầy cô và các trường Đại học nghĩ khác thì sao?
    Thế là, từ sáng nay, Tí đã biết thân, "hoàn lương" cắm đầu vào những bài học mình không yêu thích, để rủi khi cái ý kiến về học sinh khá giỏi hẵng đi thi của Bộ thành "quyết định", thì Tí cũng còn vớt vát được chút nào.
    "Để đạt được ước mơ, nhiều khi cần thỏa hiệp", đó là bài học Tí dạy ngược lại cho bố Tí. Và bố Tí, giờ mới hiểu nỗi lòng của các giáo viên, khi phải đối mặt với tinh thần "thành tích" của mẹ Tí trước các chị em cơ quan, đành phải dẹp ngay cái lối giáo dục của riêng mình, ngậm ngùi nhìn theo Tí bay theo đàn chim vẹt.

    [1]Báo Thanh Niên, số ra ngày 9. 2. 2004
    [2]Báo Thanh Niên, số ra ngày 9. 2. 2004
    Nguồn: Thể thao- Văn hoá ngày 13.02.2004
  4. dom_rocker

    dom_rocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    946
    Đã được thích:
    0
    Giọng văn nghe kể lể không chịu được, văn chương nghệ thuật hiện đại chả ai viết thế. Tiết tấu chậm, tất cả khúc mắc giải quyết ngay trên trang giấy khiến người đọc có cảm giác đang đọc một văn bản pháp luật được viết một cách mềm mại .
    Tất cả vấn đề được đưa ra không gợi ra những gì mới hơn trong đầu độc giả, chỉ áp đặt những suy nghĩ ( nói thẳng, chưa được tinh lắm" của tác giả. Tất cả những chi tiết đều rất vụn vặn nếu xếp vào dạng tản văn thì chưa đủ độ ( đề nghị đọc tản văn của Giả Bình Ao để so sánh), còn xếp vào dạng truyện ngắn thì kém quá.
    Cách dùng từ ngữ thô vụng không mục đích, trau chuốt không phải chỗ ( đề nghị xem lại Nguyễn Tuân và thơ Vi Linh) so sánh về cách dùng từ ngữ.
    GUOT là cái người đọc cần phải định hình cho mình để đủ tầm đánh giá các ấn phẩm văn học( chưa mong đến các tác phẩm văn học)
    Chưa hết, nhưng chờ các ý kiến phản hồi....

  5. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Như thế này bán ạ.... Thảo Hảo (hay PTVA) không phải viết cái này để mà nghĩ tới mục đích văn chương.... chủ yếu là "chửi" mấy cái trái khoái cho nó đã.... đọc qua rồi bỏ, bỏ qua rồi ngẫm chuyện đời chuyện đời, ngẫm xong rồi vứt nó đi, hoặc ngâm giấm cũng được....
    to cafechoanh...
    Tôi cũng chỉ có khoảng chừng ấy bài.... nhưng thôi bạn cứ post lên nhé
    honghoavi
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 20:37 ngày 09/09/2004
  6. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Cái cuốn sách này của Thảo Hảo thực ra không phải là viết văn. Nó chỉ là 1 collection các bài viết trong một chuyên mục trên báo mà thôi, kiểu như Thấy gì, Nghĩ gì, Đọc gì...vậy.
    Mấy năm nay Việt Nam mình chuộng kiểu xuất bản các tập collection thế này của nhiều tác giả như Trần Đăng Khoa, Hữu Thọ, rồi Thảo Hảo, Đinh Thu Hiền,...Cũng là một cách làm mới, tuy nhiên, tính chất thời sự của nó qua đi, khiến cho nhiều người không còn hứng thú nữa...
    Coi như là đọc ý kiến của một người bình thường như một độc giả, khán giả, thính giả,...bình thường thôi - như mình thôi. Có gì mà phải đánh giá tác giả chứ?
  7. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô hoahongvi & Zdream!
    Giải thích dễ hiểu, ngắn gọn xúc xích lắm!
    Đọc cái collection các bài kiểu "phiếm đàm" của Thảo Hảo thấy như mình đang ngồi nói chuyện với một người láng giềng. Người láng giềng ấy, ta không thân thiết lắm nhưng cũng đủ độ "nể" và "quý" để mà thỉnh thoảng trò chuyện dăm câu ba điều.
    Đầu ngõ nhà tôi có cái quán cà phê nho nhỏ, sáng sáng các vị "cứng tuổi" một chút ra làm chén trà hay cốc cà phê, vừa nhâm nhi vừa tán truyện đài báo, sách vở, thời sự... Đấy, sáng ra cầm tờ báo đọc bài của Thảo Hảo thì cứ như là gặp người láng giềng biết tán chuyện vậy.
  8. dom_rocker

    dom_rocker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2003
    Bài viết:
    946
    Đã được thích:
    0
    Sẽ chẳng là gì đâu nếu người ta không phải là một nhà văn. Nếu bạn nói đúng tức là tôi đã đọc một tuyển tập các bài báo, không phải là một tác phẩm văn học trọn vẹn à. Thế thì phí lời quá, phí công nữa, không nhất thiết tôi phải làm như vậy. Thành thật xin lỗi nhà báo Thảo Hảo cùng mọi người ở đây. Cáo lỗi, cáo lỗi...
  9. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Bác nào hứa post nhân trường hợp chị thỏ bông sao không không post nhỉ.
    Thôi để tôi post lên cho bà con đọc nhé!
    honghoavi
  10. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào?
    Cụ Rùa sống tại Hồ Gươm. Tổ tiên cụ đã làm một việc thiêng liêng tại chính cái hồ này, nên theo đúng luật thừa kế, cụ được sống tại hồ, được nhắc tới một cách trân trọng, được nâng lên hàng biểu tượng, và có nghĩa là, cụ rơi vào bi kịch của những gì tương tự cụ (di tích, thắng cảnh, bảo tàng?).
    Ông nhà báo Sáng Ánh, trong một bài viết về lối sống, đã từng có một câu: "Chừng mực là yếu tố làm nên sang trọng." Có lẽ lấy từ gương cụ Rùa. Không được oai hùng như tổ tiên ngậm lấy thanh kiếm của vua ngay giữa hồ sóng nổi, thì cụ Rùa cũng biết giữ gìn gia phong bằng cách chừng mực trong việc xuất hiện - chỉ vài lần phơi nắng ở bãi cỏ trên tháp Rùa giữa hồ: đủ thanh thiên bạch nhật để mà có người tụ tập xem rồi chụp ảnh, và cũng đủ thưa thớt để mà giữ được sự thiêng liêng, bí ẩn.
    Nhưng nếu chừng mực trong tác phong làm nên sang trọng, thì chừng mực trong vệ sinh lại làm hỏng chiến lược của cụ Rùa. Và vấn đề vệ sinh thì cụ hoàn toàn bất lực. Vệ sinh của cụ, phần bên trong mai là cụ đã đứng ra tự lo, nhưng phần ngoài mai (tức trong hồ), theo báo Hà Nội Mới Chủ Nhật (số 12537, 4. 1. 04), là thuộc một/và những cơ quan sau:
    Quận Hoàn Kiếm (nơi tọa thủ cái hồ của cụ)
    Sở Văn hóa thông tin thành phố Hà Nội
    Sở Giao thông Công chính thành phố Hà Nội
    Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất thành phố Hà Nội
    ?
    Tất cả những cơ quan này, ngoài việc ngăn chặn người ta nhảy xuống hồ bơi lội, người ta chặt cây quanh hồ lấy củi, hay người ta vớt cụ Rùa lên xem chơi?, thì việc quan trọng nhất là phải quản lý nước cho cái hồ. Bởi vì không có nước thì không còn hồ. Đơn giản vậy. Thế nhưng mực nước này, bao lâu nay trông vẫn gợn sóng, cho cảm giác vua tôi cỡi thuyền ra trả kiếm, vừa rồi mới được biết, đã cạn đến mức chỉ cần thiếu ý thức và bất chấp pháp luật một tí, thì ai cũng có thể ung dung lội qua. Nơi sâu nhất còn có 1.2m, nơi nông nhất có 0.4m, mà từ đây đến mùa mưa còn những 5 tháng nữa! Trời chưa ra tay thì cũng không ai động thủ. Bơm nước vào hồ mỗi ngày một tí bù lượng bốc hơi? Nạo vét bớt bùn và rác cho lòng sâu thêm?... Tất cả còn phải bàn, phải đổ trách nhiệm cho nhau đâu vào đấy rồi mới thực thi. Trong khi đó, những cái hồ con con, không lịch sử, không quốc hồn quốc túy được dịp hả hê. "Hoàn Kiếm! Ai bảo mi chứa cụ Rùa! Thiêng liêng lắm rồi thành ra khó xử!"
    Giờ thì cụ Rùa đã hiểu thế nào là "lắm thầy thối mai". Nước chắc sẽ không cạn đến mức cụ phải bò đi kiếm ăn trên nền đất nẻ. Cái cụ lo là nước rồi sẽ cạn đến cái mức dung tục, để cụ bơi thế nào cũng lộ cả mai, cho trẻ con chỉ chỏ và bình phẩm. Trong khi đó, cái công thức làm nên sức hấp dẫn của Hồ Gươm chứa đến 50% là sự thiêng liêng, bí ẩn: có bao nhiêu cụ Rùa? Các cụ trông như thế nào? Cuộc sống của các cụ dưới đấy ra sao?... Quản lý một biểu tượng đâu phải chỉ là quản lý cái phần xác của biểu tượng đó, mà còn là quản lý cái phần hồn kìa. Nhưng than ôi, việc giữ cho nước Hồ Gươm đầy, nước Hồ Gươm sạch còn không xong, mong gì có được cái chiến lược cao cấp giữ cho Hồ Gươm được thiêng liêng, bí ẩn như một biểu tượng cần phải thế!
    Xét cho cùng, tất cả chỉ tại cụ Rùa. Cụ không thuộc một biên chế bộ nào rõ ràng để người ta quy trách nhiệm. Cụ là một niềm tự hào chung nên bắt buộc phải có những thiệt thòi riêng. Điều này, khi cho mượn kiếm, tổ tiên cụ đã không ngờ tới.
    Thể thao-Văn hóa, 09.01.2004

Chia sẻ trang này