1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai đã đọc " Nhân trường hợp chị thỏ bông"? Ai thích Thảo Hảo?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi rantanflan, 28/07/2004.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Thảo Hảo 11.10.2002
    Gửi Đoàn của tôi
    Thưa Ðoàn,
    (Mà cụ thể là thưa anh - cái người vẫn hay soạn báo cáo cho Trung Ương Ðoàn)
    Ðầu tiên, tôi xin đố anh, lá thư này là của ai:
    "Từ tháng 11 năm 1924, tôi được Ban phương Ðông và Ðảng Cộng sản Pháp phái đến Quảng Châu để làm việc cho Ðông Dương.
    ... Mặc dù thiếu thời gian và tiền, nhờ sự giúp đỡ của các đồng chí người Nga và An Nam, chúng tôi đã có thể:
    Ðưa 75 thanh niên An Nam đến học ở trường Tuyên truyền do chúng tôi tổ chức ở Quảng Châu,
    Xuất bản 3 tờ tuần báo nhỏ,
    Phái những người tuyên truyền vừa mới được đào tạo về Xiêm, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Nam Kỳ,
    Thành lập một liên đoàn cách mạng do một ủy ban gồm 5 ủy viên ở Quảng Châu lãnh đạo, liên đoàn đã bắt rễ khắp nơi trong tất cả các xứ Ðông Dương đó.
    ..."(*)
    Thôi để nói luôn, cái thư này cũng là bản báo cáo của một thanh niên gửi cho tổ chức. Thanh niên đó là Nguyễn Ái Quốc. Và tổ chức đó là Ban Phương Ðông Quốc tế Cộng Sản. Bức thư viết vào tháng 6 năm 1927. Chừng đó công việc, viết ra và đọc lên nghe đơn giản, nhưng toàn là những việc lớn và cốt tử. Thí dụ, ở mục (1), cái trường Tuyên truyền được nêu rất vắn tắt với 75 học viên đó, lại chính là chậu ươm của Ðảng Cộng sản Việt Nam; Và Ðảng, qua năm tháng, ai cũng biết, có thêm cánh tay phải là Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
    77 năm sau, "cánh tay phải" đã phải dùng tới 8 trang báo Thanh niên (số ra ngày 18.9.02), đặc kín chữ, chỉ để đăng cái dự thảo báo cáo công tác của mình trong nhiệm kỳ vừa qua và phương hướng sắp tới. Và cái người soạn bài báo cáo này cho Ðoàn chính là anh đấy, người thư ký nhiều chữ ạ.
    Bản dự thảo Báo cáo này có một cái tên dài: "Phát huy truyền thống vẻ vang, tuổi trẻ Việt Nam thi đua học tập, rèn luyện, lao động sáng tạo, xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa". Tôi nói thật, nếu một ngày kia, một đoàn viên bình thường trong 4 triệu đoàn viên trong cả nước, tự nhiên muốn biết, từ năm 1997 đến 2002, thanh niên cả nước đã làm được gì và sắp tới sẽ phải làm gì; thì anh ta sẽ phải đọc theo kiểu "dũng sĩ", nghĩa là kiên trì vượt qua bao nhiêu cửa ải của những câu choang choang trong báo cáo của anh, đã nghe mãi, nghe mãi, trong (gần như) mọi văn kiện, ở (gần như) mọi đại hội thanh niên, sực nức từ kép Hán Việt.
    Thí dụ, nói về nhiệm vụ thời đại của thanh niên Việt Nam, anh viết:
    "... ra sức thi đua học tập, rèn luyện, vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thi đua lao động sáng tạo, xung kích, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước."
    Còn báo cáo về công tác giáo dục của Ðoàn:
    "... được tập trung chỉ đạo và thu được những kết quả quan trọng, nhất là sự chuyển biến tích cực trong giáo dục chính trị, tư tưởng; lực lượng làm công tác tư tưởng được tăng cường; cơ chế, nguồn lực phục vụ công tác tư tưởng, văn hóa được tập trung đầu tư hơn, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, củng cố niềm tin, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ."
    Thưa anh, chỉ cần đọc bản Dự thảo Báo cáo của Ðoàn mà anh viết là biết ngay anh đang sống trong thời bình. Vì chỉ có thời bình thì người ta mới dám dùng nhiều chữ chung chung một cách xa xỉ như thế. Những chữ ấy, anh vặn lại tôi, sai chỗ nào nào, thì tôi thua, vì thật ra chúng chẳng có gì sai cả; nhưng mà anh viết báo cáo thì chắc anh cũng biết, chữ càng to thì càng che mất những việc làm cụ thể mà Ðoàn đã làm được những năm qua. Người ta thấy anh "bình" nhiều hơn "báo". Cứ báo cáo được một dòng thì anh lại bình (có khi) đến cả một cột. Ngay cả phong trào "Thanh niên tình nguyện" để tự nhiên đã đẹp đến thế, anh vẫn còn không tự tin mà vẫn phải ca ngợi nó lên đến mức sáo rỗng:
    "Màu áo xanh tình nguyện không chỉ thể hiện sự thống nhất về tổ chức, mà còn in đậm trong lòng xã hội về hình ảnh đẹp của người thanh niên Việt Nam tình nguyện, xung kích, sáng tạo trong kinh tế thị trường."
    **
    Quay lại bản báo cáo của thanh niên Nguyễn Ái Quốc ở đầu bài. Chừng đó công việc, nếu giao cho anh - người soạn báo cáo cho Ðoàn vào những năm 2000, thì chắc đã phải kín 16 trang báo, mà vẫn không biết ai làm được việc nào, việc đã đi cụ thể tới đâu; trong khi Nguyễn Ái Quốc chỉ có 4 cái gạch đầu dòng mà cách mạng vẫn phát triển.
    Tôi cũng như anh thôi, tôi làm việc trong một cơ quan Ðoàn. Ðoàn của anh và của tôi mang tên Bác - Người mà mở đầu một cuốn sách mà tôi rất thích - Ðường Kách Mệnh - gồm những bài học dành cho 75 học viên thanh niên cộng sản của mình, đã viết: "... nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả." (Quả có vậy, cái cuốn Ðường Kách Mệnh ấy, nếu Bác mà viết theo văn phong của bản dự thảo báo cáo của BCH TƯ Ðoàn mới đăng trên báo vừa rồi, thì chắc chắn 75 hạt giống cách mạng đầu tiên trong lớp học ở Quảng Châu đã chịu, không hiểu nổi, thậm chí mật thám Ðông Dương có bắt được tài liệu cũng khó lòng mà đọc cho hết được.)
    Chúng ta vẫn cứ nói là phải học tập Bác, nhưng chuyện đơn giản nhất, là viết cho gần quần chúng, nói cho quần chúng hiểu, thật vắn tắt, thật cụ thể, thì hình như chúng ta ít làm theo.
    Thế đấy, thưa đồng chí soạn văn bản cho Ðoàn. Cứ (viết báo cáo theo) cái đà này, thì càng ngày Ðoàn sẽ càng xa dần; để đến cái bản báo cáo công việc của đoàn viên cả nước không thôi, mà thanh niên bình thường, nếu không quen với từ ngữ hội nghị, cũng không len chân vào (hiểu) được.
    Từ 8 đoàn viên vào buổi sơ khai, cho đến nay số đoàn viên đã hơn 4 triệu. Vâng, nhưng đâu phải vì thế mà số chữ (cũng như sự cầu kỳ về chữ) trong báo cáo cũng phải tăng theo mức độ đó? Và cái công việc mà Ðoàn chúng ta làm vào thời bình chẳng lẽ vất vả hơn cái thời sơ khai trứng nước đến thế sao? Hay chỉ vì thời bình thì chúng ta rảnh rỗi hơn, có nhiều thì giờ hơn, cả cho người soạn báo cáo lẫn cho những người ngồi suốt những ngày hội nghị chỉ để nghe và thảo luận báo cáo?
    (*) Hồ Chí Minh Toàn Tập - tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, trang 241
    (Thể Thao-Văn Hoá, 04.10.2002)
    honghoavi
  2. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì chỉ bây nhiêu thôi... hết vốn rồi...
    Bà con ai còn thì post tiếp. lên nhé....
    honghoavi
  3. skept82

    skept82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2003
    Bài viết:
    1.056
    Đã được thích:
    0
    iem vừa vote cho bác honghoavi. Iem thích đọc PTVA từ hồi xa xưa. Sâu sắc và hài hước.
    Đã lâu lém không đọc bất cứ TP nào của PTVA. Hôm nay vào đây, đwợc đọc 1 lô lốc. thank u các bác nhìu.
  4. alexanderthegreat

    alexanderthegreat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    4.053
    Đã được thích:
    0
    Cái này tớ thấy đăng trên talawas hôm 17/12/04. Không biết tại VN thì đăng trên báo nào.
    Thảo Hảo
    Tâm trạng của anh phóng viên ?okém tiếng Việt?

    Ngày 8.12.04, qua điện thoại, phóng viên đài BBC phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Hiển (Tớ bỏ link vị sợ vi phạm nội qui ), Tổng Giám đốc Vietnam Airlines. Sau đây là đoạn cao trào nhất trong cuộc phỏng vấn 5 phút này.
    PHÓNG VIÊN (PV): Các máy bay mà Vietnam Airlines mua thì sẽ dần dần thay thế các máy bay mà hiện nay đang thuê, phải không ạ? Hay vẫn có những máy bay mà Vietnam Airlines tiếp tục thuê?
    ÔNG NGUYỄN XUÂN HIỂN (NXH): Không. Chúng tôi sẽ tiếp tục thuê. Bởi vì tại sao lại không thuê? Anh còn hỏi gì được thêm nữa không?
    ?
    PV: Hiện nay thì hãng United Airlines ngay ngày mai họ đã bắt đầu khởi hành chuyến bay từ San Francisco, thì...
    NXH: Tôi hoan nghênh, hoàn toàn hoan nghênh, rất hoan nghênh United Airlines mở đường bay đến Việt Nam. Bởi vì thị trường muốn rộng mở, muốn tiến tới mở rộng thị trường, tự do hóa thị trường. Có điều Vietnam Airlines sẽ cân nhắc đầy đủ để bay đến Mỹ cuối năm 2005 ?" 2006.
    PV: Tại sao lại không thể sớm, cùng thời gian với lại United Airlines ạ?
    NXH: BỞI VÌ TÔI KHÔNG THÍCH. BỞI VÌ TÔI CHƯA THÍCH.
    PV: Mà thưa ông, rõ ràng là khi United Airlines họ bay đến Việt Nam vào cuối tuần này thì, rõ ràng là...
    NXH: Đấy là một hiện tượng rất tốt đẹp, trên tất cả các lĩnh vực. Xin chúc mừng.
    PV: Và ông không hề sợ là sẽ phải cạnh tranh với những hãng rất là sừng sỏ trên thế giới?
    NXH: Ồ, tại sao lại dùng cái từ sợ ở đây nhỉ? Anh ơ... anh phỏng vấn trên điện thoại nhớ, nhưng anh ăn nói hơi thiếu văn hóa đấy.
    PV: Dạ không, tôi cũng không nói là...
    NXH: Vì có lẽ sống xa tổ quốc nên ngôn ngữ Việt Nam của anh hơi hạn chế. Vietnam Airlines không biết sợ ai hết.
    PV: Thôi thì, có thể tôi dùng từ không đúng, nhưng mà theo ông...
    NXH: Anh nên học lại tiếng Việt đi xong rồi hẵng tổ chức phỏng vấn, nhé!
    PV: Thì tức là tôi có thể dùng...
    NXH: Cái cuộc phỏng vấn này được ghi âm đấy!
    Nhưng không cần đợi ông đe, anh phóng viên đã ra tay ghi âm trước.
    *
    Chẳng ai biết được tâm trạng anh phóng viên sau đó. Tôi xin đưa ra hai trường hợp:
    Truờng hợp 1: Anh ray rứt vì tiếng Việt của mình
    Sau buổi phỏng vấn, anh phóng viên kéo cổ áo đến tận mang tai, gục đầu ra phố, gọi một ly bia để giải sầu.
    Anh điểm lại những câu mình đã nói, và thấy không hiểu sao lại bị mắng là ?ovô văn hóa?.
    Anh càng lo âu vì không biết mình bắt đầu làm ông nổi nóng từ đâu?
    Sách tâm lý có dạy là ?ođôi khi sự quá nhẫn nhịn và lễ phép sẽ khiến người đối diện muốn giơ đấm?. Anh đâm hoang mang về giọng nói của mình, về cách ăn nói của mình. Anh ân hận vì mình đã thêm những chữ ?oạ? với lại ?ophải không ạ? đằng sau vài câu hỏi, mức độ lễ phép không thua gì lúc về ăn giỗ ở quê. Ông Hiển có mắng anh là xa tổ quốc lâu nên vô văn hóa. Anh thắc mắc, hay văn hóa hiện nay của người Việt ?ogần tổ quốc? là không có những chữ quỷ quái này trong câu hỏi?
    Anh cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi, mà không tìm ra lý do. Anh đâm sợ quá.
    Và ngay cái khoảnh khắc ?osợ? đó, anh ngộ ra chân lý: Anh đã quá vô ý. Khi hỏi câu: ?oVà ông không hề SỢ là sẽ phải cạnh tranh với những hãng rất là sừng sỏ trên thế giới??, anh đã không biết dùng từ ?olo?, từ ?ongại?, từ ?obăn khoăn?... thay cho từ ?osợ?, khiến cho ông Tổng Giám đốc chạm tự ái. [1]
    Ông, ông mà sợ ai! Bởi vì ông là Tổng Giám đốc một hãng hành không ?okhông biết sợ ai hết? như ông nói. Ông chẳng sợ gì hết á! Nhìn những chuyến bay của Vietnam Airlines trễ hết giờ này đến giờ khác, hành khách mặt hầm hầm (thầm) rủa xả hàng không, ông còn không sợ nữa là... Chúng nó không bay ông thì bay ai? Bầu trời thì chỉ có một...
    ...
    Ngày 14.12.04, đọc trên VnExpress, anh thấy ông giải thích nguyên nhân của cuộc to tiếng này là do ?ocó sự vênh nhau về ngôn ngữ?. [2]
    Anh đã biết lỗi và muốn xin lỗi ông, xin thay chữ ?osợ? bằng chữ ?otrăn trở?. Câu hỏi của anh như vậy sẽ là:
    ?oVà ông không hề trăn trở là sẽ phải cạnh tranh với những hãng rất là sừng sỏ trên thế giới??
    Nhưng nếu đổi ?osợ? thành ?otrăn trở? như thế, thì cái câu: ?oVietnam Airlines không biết sợ ai hết? sẽ phải đọc lại như thế nào?
    Anh muốn điện thoại lần nữa về hỏi ông. Nhưng anh sợ tiếng Việt của anh ?ovênh?, nên thôi vậy.
    Trường hợp 2: Anh đã vớ được niềm vui bất ngờ
    Sau buổi phỏng vấn, anh phóng viên hớn hở chạy ra phố, gọi một ly bia để tự thưởng cho mình.
    Trong cuộc đời làm phóng viên đài, mấy ai hy vọng có được một cuộc phỏng vấn bất ngờ như thế. Xét theo phương diện ?ogiật gân?, thì cuộc phỏng vấn quá sức thành công, khiến thính giả râm ran suốt.
    Anh thích nhất là khi ông liên tục cắt lời anh rồi chửi anh ?ovô văn hóa?. Anh lại càng ?otâm đắc? cái câu của ông, khi nói về việc vì sao Vietnam Airlines chưa mở đường bay đến Mỹ. ?oBởI VÌ TÔI KHÔNG THÍCH. BởI VÌ TÔI CHƯA THÍCH.? Chà, ông trả lời như thể người ta hỏi vì sao hè này ông chưa ghé Sapa! Đường lối của cả một hãng hàng không mà ông nói như là sở thích riêng của ông vậy.
    Lâu nay, anh vẫn được coi là ?ođài địch?. Mà ?ođài địch? thì có nhiệm vụ phải vạch cho được điểm xấu của ?oquan chức ta?. Lần này anh đã thành công. Anh đã cho thấy một ông Tổng Giám đốc đến những câu hỏi tầm thường, bé tí thế kia mà còn căng thẳng, mất bình tĩnh, trả lời hớ hênh; làm sao đảm đương nổi những chiến lược xây dựng hình ảnh hết sức tinh tế cho một hãng hàng không lớn?
    Nhưng nhớ ra một việc thì anh hơi lo. Bởi vì bản thân anh cũng là một hành khách của Vietnam Airlines. Ông Nguyễn Xuân Hiển, khi ?othích? thì gửi thư chúc mừng United Airlines mở đường bay tới Việt Nam, vì theo ông, đường bay đó sẽ ?ocung cấp dịch vụ cho một nhóm khách hàng, trong đó có cộng đồng người Việt mình bên Mỹ.? [3]
    Nhưng khi ông ?okhông thích? thì sao? Cụ thể là không thích anh chẳng hạn... Liệu máy bay của ông có chịu chở anh không? Có cho anh ăn không? Có cho anh dùng nhà vệ sinh trong suốt chuyến bay không?
    Về nhà, anh lên mạng, vào thăm dò những hãng hàng không khác ?" những hãng hàng không ?obiết sợ ai?, những hãng không có chuyện ?othích? hay ?okhông thích?, mà chỉ có chuyện ?ophục vụ?.
    Có nhiều hãng như thế. Chỉ tội bọn chúng không nói ?otiếng Việt mình?, dù tiếng Việt mình thì đi lâu rồi anh cũng có hơi quên.
    16.12.2004
    © 2004 talawas
    --------------------------------------------------------------------------------
    [1]Trả lời của ông Nguyễn Xuân Hiển trên VnEpress ngày 14.12.2004, http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2004/12/3B9D9883/
    [2]Như trên
    [3]Như trên
    Được alexanderthegreat sửa chữa / chuyển vào 17:24 ngày 09/01/2005
    Được alexanderthegreat sửa chữa / chuyển vào 17:27 ngày 09/01/2005
  5. alexanderthegreat

    alexanderthegreat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    4.053
    Đã được thích:
    0
    Còn 1 bài nữa trên talawas
    -----------------------------------------------------------
    Thảo Hảo
    34 tỉ, 16 tỉ, và bao nhiêu đồng bào?

    Tháng trước, đến làm việc tại phòng y tế xã nọ, thuộc miền núi phía Bắc, ngồi một lúc lâu và uống rất nhiều trà xong, thì xin lỗi, cả đoàn có ?onhu cầu?.
    Nhà vệ sinh nằm ở một góc vườn xa, xây bằng gạch, ngang chừng 80 phân, cao quá đầu người một tí, cánh cửa gỗ ọp ẹp chắp vá, không khép kín nổi.
    Hỏi trưởng phòng y tế, nhà vệ sinh của các anh bẩn thế này, bé thế này, làm sao anh vận động được dân trong vùng ở sạch?
    Anh trưởng phòng y tế cho biết, thật đáng thương, chỉ có hai trăm nghìn đồng để làm cái nhà vệ sinh ấy thôi. Bằng gạch cơ mà. Đến cánh cửa là hết tiền, anh em phải lấy gỗ ở nhà chắp lại tạm.
    Sẵn dịp, anh đưa sang nhà bếp tập thể. Hai triệu một cái bếp ăn cho nhân viên, cũng là nơi nấu nước sôi cho công việc y tế. Tiền bên trên chỉ cho chừng ấy, anh em đốn một cây mít, một cây gì nữa (tôi quên rồi) trong sân, bán lấy tiền bù vào để hoàn tất nhà.
    Cả một vùng nghèo lắm, thư viện không có, rạp hát không có, trường học lụp sụp, thanh niên không có gì giải trí nên chích hút rất nhiều...
    *
    Trong khi đó, trên báo Tuổi Trẻ, ngày 1. 12. 04, có một mẩu tin ngắn, trong đó UBMTTQ TP.HCM đã phải kiến nghị với UBNDTP về cái kế hoạch (đã được UB phê duyệt) là dùng 34,7 tỉ đồng để biến đường Đồng Khởi - một con đường tuy trung tâm nhưng có thể gọi là ngắn - thành phố đi bộ.
    Với 34,7 tỉ này, theo báo, người ta chắc sẽ lại nạy gạch (mới lát) lên, lát lại bằng granite cả lòng đường lẫn vỉa hè. Người ta lắp mấy cột điện thoại công cộng (cái thứ mà giờ gần như không ai dùng nữa, vì rất khai), rồi xây thêm các bồn hoa trang trí... Con đường sang trọng đó, xưa nay vốn không phải dành cho người Việt số đông, nay sẽ sang trọng hơn, khách Tây ghé lại vài ngày sẽ có một cái nhìn về Việt Nam hào nhoáng đầy giả tạo.
    *
    Còn ở Hà Nội thì sao?
    Hà Nội đang hối hả lắp cho xong tượng đài ?oQuyết tử để Tổ quốc quyết sinh? ở vườn hoa Vạn Xuân. Người ta sẽ dành cho cái tượng đài này khoảng 16 tỉ đồng. Tượng đài cũ đã có, nằm ở vườn hoa Bà Kiệu, cách nơi sẽ đặt tượng đài mới khoảng một cây số rưỡi. Cả hai tượng đài nói chung đều phải có người chiến sĩ ôm bom ba càng, một cô gái Hà Nội... 16 tỉ để gần như lặp lại một cái đã có, chỉ có những thành phố lớn mới vô tâm trước cái nghèo của đất nước như thế.
    *
    Thế đấy, đất nước ta, mấy chục tỉnh thành như mấy chục anh em, lại là anh em con nhà nghèo, vậy mà lại rất đúng với câu ?oanh em kiến giả nhất phận?. Thành phố lớn thờ ơ trước khó khăn và bế tắc của các thành phố bé. Nếu cán bộ thành phố lớn có hôm nào đi ngang qua một thị xã đìu hiu, thì chắc cũng chỉ thấy hả hê trong lòng, ?othằng này thua mình xa?.
    Thành phố lớn sẽ nói, mỗi vùng có một nhiệm vụ, một đặc thù, tiền chi mỗi nơi phải mỗi khác.
    Nhưng dùng 34,7 tỉ phố đi bộ để nâng cấp 34 cái trường học miền núi, hay dùng 16 tỉ tượng đài để cải tạo 16 trung tâm y tế xã, các vị thấy cái nào mang tính ?ovì đồng bào? hơn?
    Chúng ta vẫn có phong trào Thanh niên Tình nguyện để dạy cho sinh viên cái tinh thần tương trợ những người yếu hơn mình. Nhưng sinh viên chỉ là những người chưa là gì cả trong guồng máy. Họ đến với hai bàn tay và tình cảm của họ, để đào mấy con mương, làm mấy cái cầu khỉ. Rồi cái nghèo ở một vùng xa vẫn hoàn nghèo, khoảng cách thành thị-nông thôn chẳng thu ngắn lại được sau mấy tháng hè. Sẽ chỉ là vô ích và hình thức, nếu chính cái tinh thần tương trợ ấy không có trong bản thân những người đứng đầu các tỉnh thành.
    Nhưng thôi (có thể tôi nghĩ sai?), biết đâu trong chiến lược của các vị lại có mục cứ giữ nguyên những vùng nghèo đói, để mùa hè còn có nơi mà giáo dục thanh niên hai chữ ?ođồng bào?!
    2.12.04
    Nguồn: Văn hoà-Thể thao, 03.12.2004
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    2 Bài của Alexandregreat trích từ Talawas hay quá. Chắc là mấy bài này chỉ được đăng trên Talawas thôi chứ báo ta ko đăng vì quá "nhạy cảm"
    Cuôc PV Ông TGĐ quá tuyệt. Đúng kiểu 1 cha TGĐ hách dịch, cửa quyền và ngạo mạn. NHững ai đã từng bị chậm với HKVN chắc quá hiểu đây là 1 hãng HK ko hề biết sợ. Hahahahhah...
  7. alexanderthegreat

    alexanderthegreat Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2005
    Bài viết:
    4.053
    Đã được thích:
    0
    Bạn thấy thích thì cũng đừng vì thích quá mà gõ nhầm cả tên tớ . Trên talawas có khá nhiều bài của Thảo Hảo nhưng tớ thấy bạn honghoavi post hết rồi. Còn 1 bài này tớ thấy chưa nên post nốt. Nếu trùng lại thì xin lỗi mọi người nhé, thread dài quá, tớ không kiểm tra được.
    -----------------------------------------------------------------------------
    7.2.2003
    Thảo Hảo
    Học cách chết

    Khi chị tôi còn học Y, tôi đã từng được đến Trung tâm Ung bướu, chỗ chị thực tập. Tôi cũng có đến Trung tâm Huyết học; tại đấy, có khá nhiều bệnh nhân ung thư máu được điều trị.
    Những người bệnh ung thư, tôi vẫn nhìn người ta thương cảm; vừa thương vừa sợ có ngày cái bệnh ấy vận vào mình, không biết khi ấy mình sẽ đối phó ra sao. Mình có còn làm việc không? Mình có còn đi học thêm không? Hay là mình tự tử?...
    Rồi ông tôi mất vì bệnh ung thư. Tôi đã biết không khí của một gia đình có người bệnh nặng là thế nào, dù rằng người bệnh vẫn làm việc cho đến phút chót, cho đến khi ông mất ý thức và sống như một em bé trong nhiều tháng. Tôi nhớ khi đó, thỉnh thoảng có một ma xơ vẫn đến thăm. Cô giúp đỡ gia đình tôi cả về vật chất lẫn tinh thần. Cô tặng ông tôi cuốn sách về Thiền, cô nói với ông tôi những câu chuyện để ông tôi thấy cái chết là nhẹ nhàng.
    Làm sao để thấy cái chết là nhẹ nhàng đây ? Tôi cũng có một thời gian đến những lớp học thêm của các xơ. Có một lần, xơ nói, chúng ta là những đứa con xa nhà, đi học nội trú ở trên đời. Khi nào chết là học xong, về với cha mẹ. Nhưng mà, tôi không thích cái thuyết này, vì thấy có những người sống rất dài mà có vẻ chẳng đi học gì cả, còn có những người đang là học trò giỏi mà sao lại phải về nhà sớm?
    Lại có người nói, khi mình chết, mình như rơi xuống một cái ống rất to và sâu. Trên đường rơi, cả cuộc đời sẽ hiện lại, những lúc mình đau khổ, những khi mình vui sướng... Rồi rơi phịch xuống một cánh đồng. Ðồng mênh mông đầy hoa và cỏ. Ðồng giống như trong các phim về cõi tiên, nhưng ở đây không thấy tiên, mà đón mình là những người thân đã mất. Nhưng gặp lại người thân đâu có nghĩa là có lại tất cả!
    Có lý thuyết nào thực sự làm người ta nguôi được nỗi buồn, khi đến một cái hạn cận kề mà mình đã biết, mọi thứ sẽ mất hết, sẽ tuột khỏi tay mình hết, và cái cuộc đời là duy nhất này, thế là xong, mọi nỗ lực từ trước tới nay chẳng để làm gì nữa. Từ đây cho đến mãi mãi, chẳng bao giờ được quay trở lại, để bước đi trên đường, để vuốt ve một con chó, để ngồi uống cà phê vào những sáng chẳng đi làm...
    *
    Chị Phạm Thị Oanh khi ấy đang theo học một lớp Tâm lý. Một ngày kia, chị phát hiện ra mình bị ung thư. Và thế là chị trở thành bệnh nhân của Trung tâm Ung bướu. Ở trong bệnh viện, chị không quên làm công việc an ủi tinh thần cho những người đồng bệnh. Ra viện rồi, chị vẫn quay lại với họ, gặp nhau mỗi tuần. Họ ngồi một vòng với nhau, và nói.
    Những người bệnh này, họ nói gì với nhau? Họ nói gì về cái chết? Họ tìm ra cách gì để biến những ngày còn lại trên đời thành những ngày nhẹ nhàng cho cả mình, cho cả người thân? Làm cách nào để chuyện ra đi mãi mãi (dù trước hạn) không có gì phải vật vã?... Ðó là nội dung cuốn sách mà chị viết lại sau đó. cuốn "Người Bệnh Ung Thư Ði Tìm Ý Nghĩa Cuộc Sống" (NXB Trẻ - 1999)
    Sách viết rất hay. Vừa tình cảm (bởi vì tác giả - người bệnh rút ruột ra viết), lại thực tế, cũng bởi vì do chính tác giả - người bệnh viết, sau khi đã loay hoay thử mọi phương cách để tự trấn an mình. Nhưng cái hay nhất của sách là không phải chỉ áp dụng nó cho những người mắc bệnh ung thư, mà nó có thể dùng được cho tất cả mọi người, cho mọi hoàn cảnh khó khăn, từ chán đời, thất bại, thất tình... Ðó là thường chúng ta, vào những lúc khó khăn, đau yếu, thì hay xấu tính; và ai ở cạnh ta nhất, quen ta nhất, thì hay bị "ăn đòn" nhất. Cuốn sách này dạy thêm cho những ai đang gặp khó khăn (tinh thần hay thể chất) biết cách biến những lúc khó khăn đó (dù là dịp khó khăn cuối cùng trong đời) thành những dịp để biết thêm cuộc đời, để sửa hết những gì mình làm không đúng trước đó, để trong mắt người thân mình không phải là gánh nặng.
    "Trời đất ký thác cho ta hình thể, dùng sinh mệnh làm ta mệt nhọc, dùng già lão khiến ta an dật, dùng cái chết giúp ta nghỉ ngơi." (Trang Tử)
    Ðã có nhiều sách dạy cách sinh, cách sống, cách hưởng tuổi già, nhưng chưa có nhiều sách dạy cách chết. Thì đây là một cuốn, mà đọc xong rồi lại thấy yêu cuộc đời này hơn, bởi vì sống hay chết gì cũng thuộc về nó. Vả lại, "Chết là một kinh nghiệm hay, tiếc là có mỗi một lần."
    Mà có lẽ, phải biết cách chết sao cho ra chết trước đã, thì họa chăng sống mới ra hồn.
    Nguồn: Thế thao- Văn hoá 2002
    --------------------------------------------------------
  8. Zdreamer

    Zdreamer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2003
    Bài viết:
    2.582
    Đã được thích:
    1
    Các bài này đều được đăng trên mục Tôi nghe, đọc, thấy của Thể thao văn hóa. Báo chí VN giờ đã rất cởi mở rồi.
  9. ikaika

    ikaika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Nho dom_rocker nen len net kiem Nguyen Ngoc Tu doc thu, giong van y het nhu may bai doc duoc trong bao Ao Trang hay Nu Sinh (= do va tam thuong). U thi hon nhien day, nhung co phai van dau, hinh nhu ai viet cung duoc. Thich PTVA tu ngay doc "Khi nguoi ta tre", van ngan gon nhung day nhung sau. dom_rocker noi PTVA (Thao Hao) khong bang ai a ? Tap truyen ngan noi tren da duoc in ra thanh tieng Phap (Quand on est jeun), co the mua de dang o day (Montreal ) hoac tren net. Xin dom_rocker
    dung che nua nhe, "tỏ ra khôn ngoan lanh lợi cuối cùng cũng chẳng bằng ai."- cau nay giong danh de cho ...
    PS: o truong khong co phong tieng Viet, cung khong duoc tai phong ve. Cao loi, cao loi.

Chia sẻ trang này