1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai đọc bài thơ: Nam quốc sơn hà nam đế cư

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi danhaiphong, 31/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    Ai đọc bài thơ: Nam quốc sơn hà nam đế cư

    Hiện nay, bên Box Võ thuật đang thảo luận về tiếng hét trong võ thuật. Trong lịch sử, đã ghi nhận bài thơ NQSHNĐC của Lí Thường Kiệt bên bờ sông Cấu, khi được đọc lên đã làm khiếp vía quân thù.

    Link đây: http://www8.ttvnol.com/forum/vothuat/980736/trang-5.ttvn (ở cuối trang)

    Vậy thì các cao thủ ở Box Lịch sử này cho em hỏi: Sử sách có ghi lại ai đọc bài thơ này không??? Có tài liệu nói là do quân đội ta đồng thanh đọc, có tài liệu nói là 12 danh tưóng của LTK đọc.

    Vậy đâu là đúng???
  2. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Tham khảo cuốn "Thần, Người đất Việt" của Tạ Chí Đại Trường có giải thích trường hợp này. Dân ta thời Lý, từ vua tới quan rất mê tín. Ông Lý Thường Kiệt lợi dụng điều này, cho người vào đền Trương Hống- Trương Hát để ngâm câu thơ trên. Trong đêm tối, tiếng ngâm thơ âm u giống như lời sấm truyền khích lệ tinh thần binh sỹ. Đây có thể là hình thức đồng cốt, vốn phổ biến trong dân ta từ xưa đến nay.
    Sông Cầu chắc rộng cả trăm mét, có ai có thể hét sang bên bờ bên kia để quân Tống nghe được. Có nghe được cũng không thể hiểu được tiếng Giao Chỉ.
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ngược lại chứ bác, thơ bằng tiếng Hán. chắc phải có phiên dịch để cho lính Đại Việt hiểu.
  4. thit_cho_mam_tom

    thit_cho_mam_tom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    1.012
    Đã được thích:
    0
    Trong chuyện " Sừng rượu thề" đâu đó như tập 2, có nói tiếng đọc thơ là của người lính ở Hải Đông (quảng Hải Phòng ngày nay). Tuy nhiên đây là sách viết cho thiếu nhi nên có thể nghi ngờ về độ tin cậy.
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Chuyện ngâm thơ vang vọng rất xa, mời các bạn tham khảo
    kỹ thuật thanh nhạc Opera.
    Ngày xưa chưa có điện đóm, và loa điện, các nhà giảng đạo
    và các ca sĩ phải hát thật lớn tiếng . Cho đến nay, hát Opera
    vẫn được coi là đỉnh cao của nghệ thuật hát, không xài điện.
    Ngày xưa tôi học trong trường phổ thông, có một thày giáo dạy
    Trung Văn tên là Liệt, dạy trên lớp, thì toàn trường dài rộng 100
    mét đều nghe thấy lời giảng. Chưa nghe thầy hát và hét nên
    không biết vang đến bao xa. Còn lúc ấy, các học sinh trường
    nhạc ViệtNam hát cũng vang xa hơn 100 mét .
    Nói chung, hét qua được sông Cầu cũng là cao thủ, chứ ngâm
    thơ vang qua được sông Cầu thì cần có hệ thống điện ngày nay.
  6. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    1
    Ngày xưa cũng có loa đấy chứ , mà theo sách Thien Nam van lục thì bài này có từ thời Lê Hoàn đánh Tống và trong đêm mưa gió đó có 1 bóng người khổng lồ vươn lên ở trại Tống mà hét vang lời thơ, quân Tống sợ vãi đá...i, quân ta nhân thế tấn công.
    Còn ở hồi cụ Kiệt thì mỗi sách nói 1 kiểu, sách thì bảo tiếng thơ ngâm từ trên trời, sách nói cụ cho ngừoi bí mật vào đền thờ tướng họ Trương mà đọc... Nhưng nếu xét thực tế chắc là có 1 cách nào đó mà nay con cháu chưa tìm hiểu được
  7. vieetvnam

    vieetvnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Bài viết:
    628
    Đã được thích:
    1
    Các bác gãi đúng chỗ ngứa của em rồi. Thắc mắc bao lâu nay. Liệu có phải hồi đó đọc 2 bản không nhẩy: một bản tiếng Hán cho bọn Tàu nó nghe nó kinh sợ, một bản phiên âm cho quân mình nghe để tăng thêm sĩ khí?????. Các bác nghĩ sao ạ?
  8. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Tớ nghĩ đọc to (hay hét, hay gào) bài thơ ấy trên sông thì còn được, chứ "ngâm" thì thảm quá.
    Tưởng tượng trong đêm mà nghe ngâm rõ dài:
    Nam ý y - Quốc ỳ ý - Sơn ứ ư - Hà á a - Nam ý y - Đế ế ê - Cư ừ ư
    ..........
    Chắc tưởng Quỷ chứ không phải Thần.
  9. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Đọc lại cuốn Lý Thường Kiệt của của cụ Hoàng Xuân Hãn thì mới rõ, đối tượng để tuyên truyền của bài thơ trên là quân Giao Chỉ chứ không phải quân Tống. Sao vậy?
    Quân Tống từ khi vượt biên ải đã liên tiếp chiến thắng, trận lớn nhất là trận ải Quyết Lý. Trận này quân Lý mang theo voi trận, bị quân Tống dùng nỏ lớn bắn vào, bộ binh xông tới dùng đao xẻo vòi voi khiến voi kinh hãi bỏ chạy, dày xéo lên bộ binh. Quân Lý tan vỡ, tù trưởng Thân Cảnh Phúc phải trốn vào rừng. Hàng loạt tù trưởng như tụi Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Nùng Tôn Đản .... mới năm trước còn vâng dạ với Lý Thường Kiệt, nay đã là hướng đạo cho Quách tướng quân. Ấy thế mà nghe nói ở HN có con đường Tôn Đản, thế thực là lạ.
    Đại quân Tống kéo xuống phía Nam như chẻ tre, đại binh đóng tại làng Thị Cầu, cách sông Cầu .....những 60 dặm. Hữu quân do tướng Miêu Lý chỉ huy kéo đến trước bến đò Như Nguyệt, đây là con đường ngắn nhất để tới Thăng Long. Miêu Lý cho bắc cầu phao vượt sông, đại quân Lý xúm vào đánh, bộ tướng Tống là Vương Tiến sợ quân ta thừa cơ vượt sông nên vội vã cắt cầu phao kiến hậu quân không qua tiếp ứng được. Tuy nhiên Miêu Lý cũng đã tiến đến cách Thăng Long có 15 dặm nhưng bị chặn đánh kịch liệt. Viện binh Tống chèo bè qua sông tiếp ứng nhưng bị quân Lý ngăn lại không cho đổ bộ. Quách Quỳ buộc phải gọi Miêu Lý rút quân về. Đứt cầu phao mà Miêu Lý vẫn rút về an toàn chứng tỏ thế quân Tống rất mạnh. Lần này quân Tống chắc sử dụng quân cấm binh tinh nhuệ, khác hẳn đám sương binh ở thành Ung Châu năm trước.
    Thế quân Tống quá mạnh nên lòng quân ta dao động. Đây là lúc mà Lý Thường Kiệt làm công tác tư tưởng. Hẳn ông đã dúi ngân lượng cho đám đồng cốt thầy bùa để đọc bài thơ trên, rồi chọn dăm chục tên lính dẻo miệng để loan tin khắp hàng quân, củng cố lại sỹ khí.
    Sau trận này hai bên gờm nhau cả tháng trời không đánh. Quách Quỳ muốn chờ thủy quân nhưng lâu quá mà không thấy. Nóng lòng vội đóng bè lớn, chở được 500 quân để qua sông. Tiền quân áp sán bờ nam, đổ bộ vừa chém vừa đốt cọc tre. Quân ta từ trên lũy đổ xuống đánh bật xuống. Lúc này bè đã về bờ bắc chở thêm quân nên toán quân này hoàn toàn bị tiêu diệt.
    Lại gờm nhau thêm cả tháng trời...
    Phó tướng Yên Đạt bàn với Quách Quỳ dụ quân ta sang để tiêu diệt. Thám tử Tống báo về rằng khúc sông Kháo Túc (một đọan sông Cầu) quân ta có vẻ sơ hở. Quách Quỳ dẫn 5,000 kỵ binh thổ phiên kéo tới. Lập tức Lý Thường Kiệt sai 2 hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn dẫn 400 thuyền chiến và vài vạn quân đón đánh. Quân ta đổ bộ lên bờ, Quách Quỳ giả bộ thua chạy. Quân ta hăng máu đuổi theo sâu vào bờ, lúc đó phục binh Tống nổi lên xông ra, giết chết vài nghìn người. Kỵ binh Tống, toàn quân từ Thiểm Tây và Hà Đông, thiện chiến tung hoành. Quân ta tháo chạy ra bờ sông, tranh nhau xuống thuyền, chết đuối rất nhiều. Nước sông ba ngày chảy không hết xác. Quân Tống còn dùng máy bắn đá bắn vào thuyền quân ta đang ghé đón bộ binh, kết quả là chết thêm mớ nữa, trong đó có hai hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn.
  10. daihan

    daihan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Trong box này, tui kết nhất là anh bạn Spirou! Các bài viết của bạn rất đáng đọc, đa chiều và khách quan - chứ không cực đoan, phiến diện như nhiều đồng chí khác. Vote cho bạn Spirou 5 stars vậy!

Chia sẻ trang này