1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai giỏi võ nhất trong Anh hùng xạ điêu-Trích Tiền Phong-Cãi nhau đê

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Voldo, 07/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dut1doan

    dut1doan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Chỉ riêng việc Trương Chân Nhân chấp nhận đối đầu với cả võ lâm để bảo vệ Thuý Sơn - Tố Tố đã là quá đủ để bác bỏ định kiến của các hạ
    Something we'll never have again.
  2. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Câu này quá bậy , thế nào là cực đoan , là thiên kiến ? Thế nào là HTC không khác ÂDP ?
    Hồng Thất Công không có thật ? Đương nhiên , thế còn Hoàng Dược Sư ? Y là nhân vật có thật trong lịch sử à ?
    Hoàng Dược Sư giỏi thì giỏi thật , nhưng giỏi để làm gì ?? Rút cục chỉ là 1 kẻ bất mãn thế cuộc !

    Majin-Boo
  3. Dragonswordman

    Dragonswordman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Khì khì khì,thế là lão phu đã lôi được Boo huynh đệ nhập cuộc rồi,bấy lâu nay vẫn không xuất chiêu chống lại đòn thế của lão phu mà. Huynh đệ thân mến,huynh đệ có biết Kim Dung xây dựng Ngũ Bá theo công thức nào chăng,nếu biết hẳn huynh đệ sẽ hiểu ý lão phu.
    Kiếm vũ đêm trăng,rồng hiện giữa trời.Rượu một bình,áo một manh,tiêu diêu tự tại.Tại hạ là Đông Hải Cuồng Long.
  4. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Mỗ cũng đã đọc bài viết của Nguyên Nguyên ... Đương nhiên là biết , nhưng cái đó có liên quan gì với vô vi hay không vô vi , chính nghĩa hay không chính nghĩa ?

    Majin-Boo
  5. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hà, có thể ý của Cuồng Long huynh kô nói về vụ Ngũ hành của Nguyên Nguyên đâu Bô. Có thể liên quan nhiều hơn đến Tam giáo: Nho - Phật - Lão (có thể kèm Đạo). Kô biết tại hạ đoán bậy thế có trúng kô nữa. Chờ nghe cao luận của Cuồng Long huynh. (vụ Hồng Thất công với Hoàng Dược Sư khi rãnh sẽ bàn tiếp)
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn,
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn.
  6. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    Thế thì thôi , vào đến Nho với Phật thì em chạy thôi

    Majin-Boo
  7. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Vài lời phân tích chuyện luyện võ của Quách Tỉnh và Dương Qua cho vui. Tuy nhiên, để đi đến kết luận, ta nên nhìn vào cái thông điệp của Kim Dung gởi gắm trong hai con người này.
    Xạ Điêu Anh Hùng Truyện là bộ truyện dài thứ nhì của Kim Dung tiên sinh sau Bích Huyết Kiếm. Các tiểu thuyết võ hiệp trước đó vốn đi theo lối mòn xây dựng một nhân vật anh hùng võ công cái thế, thiên hạ vô địch, song hầu hết hành động của họ chủ yếu là tầm cừu, còn trên đường đời cũng kiến nghĩa dõng vi, nhưng chất hiệp chỉ là phụ, hiện lên rất mờ nhạt, gượng ép. Vì vậy tiểu thuyết võ hiệp bị coi là tiểu thuyết đánh đấm ba xu cũng không phải là oan. Ngay trong Bích Huyết Kiếm Kim Dung cũng vẫn còn đi theo con đường đó khi khoác cho Viên Thừa Chí một bản lãnh siêu quần, bách chiến bách thắng.
    Đến Xạ Điêu Anh Hùng Truyện thì tiên sinh mở ra một mẫu anh hùng mới của truyện kiếm hiệp : Không cần phải võ công thiên hạ vô địch mới làm anh hùng, làm đại hiệp được. Võ công chỉ là phương tiện, quan trọng chính là cái tâm hành hiệp. Sự điều chỉnh này - nhấn mạnh chữ Hiệp trên chữ Võ - khiến người anh hùng gần với thực hơn, tiểu thuyết võ hiệp cũng mang tính nhân văn cao hơn. Mỗ cho rằng Kim Dung đã rất sáng suốt khi ghìm bớt Quách Tỉnh lại, không để anh chàng này trở thành thiên hạ vô địch vào cuối Xạ Điêu Anh Hùng Truyện. Chính vì cái tài của Quách Tỉnh bị kìm bớt mà cái tâm Quách Tỉnh nổi bật lên. Không cần phải ngang hàng ngũ bá, nhưng Quách Tỉnh sống một cuộc đời oai hùng vô cùng, đối đầu với tất cả những thế lực phi nhân nghĩa bậc nhất đượng thời : quyền lực của Thành Cát Tư Hãn, võ công của Âu Dương Phong, sự xảo trá của Dương Khang, sức mạnh của mấy chục vạn quân Mông Cổ. Vì vậy, nếu vì bản ý Kim Dung che bớt cái bãn lĩnh của Quách Tỉnh mà ta chê bai Quách Tỉnh là học võ dở, thua người này người kia là không hợp tình lý.
    Chính vì cái tinh thần ?ocá nhân phải biết hy sinh cho tập thể? được mô tả quá đậm ở Quách Tỉnh nên Kim Dung phải dựng lên một Dương Qua với cuộc đời sương gió bất hạnh để nhắc nhở rằng ?okhông vì vậy mà đem lợi ích tập thể chà đạp lên hạnh phúc của cá nhân?. Vô hình trung, người đọc bỗng cảm thấy Quách Tỉnh và Dương Qua dường như được đặt ra đối lập với nhau, ta không tránh khỏi tò mò thắc mắc ?onếu hai người này so tài thì sao?. Song hãy để ý rằng Kim Dung cũng không tả Dương Qua thành ra siêu phàm tuyệt thế hơn hẳn người khác như kiểu Tiêu Phong, Trương Vô Kỵ, Hồ Phỉ. Lúc trẻ Dương Qua từng bị Lý Mạc Sầu đuổi chạy như vịt, mỗi lần đối đầu Kim Luân Pháp Vương hay Công Tôn Tự cũng khó nhọc và may mắn mới giữ toàn mạng. Đến khi thành tài sau 16 năm khổ luyện ngoài biển, Dương Qua cũng chỉ ngang Hoàng Dược Sư lúc đó đã lên hàng ông cố, hay hơn ông già Châu Bá Thông sắp xuống lỗ có nửa chiêu. Dương Qua đánh bại Kim Luân Pháp Vương cũng rất chật vật, thành công trong một phút xuất thần chứ không phải bản lĩnh áp đảo. Tóm lại, Kim Dung muốn nhấn mạnh hai chữ ?ohiệp khách?, chứ không phải hai chữ ?ođệ nhất? cho Quách Tỉnh và Dương Qua.
    Thú vị là Quách Tỉnh, Dương Qua mỗi người đều giao thủ với gần hết cao thủ đương thời, đánh chơi cũng có, đánh thiệt cũng có, nhưng chưa hề có lấy một trận đấu nhỏ với nhau, dù Dương Qua cũng từng có lúc vì thù nhà định hùa vào bọn Kim Luân đánh Quách Tỉnh. Đó là vì Kim Dung không muốn để xảy ra xung đột giữa người hai đại diện tư tưởng của mình. Tiên sinh bản ý không muốn chúng ta nghĩ ai mạnh hơn, ai yếu hơn. Hai nhân vật được xây dựng với tính cách đối lập nhưng là để bổ sung, hoàn chỉnh tư tưởng sống xã hội, chứ không phải phân tranh phe nào hơn. Chính vì vậy, tuy Thần Điêu Hiệp Lữ Truyện là cái sân khấu của Dương Qua nhưng Kim Dung vẫn khắc cho Quách Tỉnh một hình ảnh rất nét, không để Quách Tỉnh hoàn toàn lép vế.
    Trở lại thắc mắc : Ai hơn ? Với bản ý của Kim Dung muốn bảo vệ một sự cân bằng giữa giá trị cá nhân và giá trị tập thể, tại hạ nghĩ rằng võ công của hai người này thực sự ngang nhau.
    Bội phục. Đoạn này đỉnh quá đi mất. Đọc phê thật. Kính huynh đài một chén.
    Hê , còn cái bài chi đó của tay nhà báo nào đó thì đáng quăng thùng rác quá !
    Huynh đài nóng quá. Bài đó tay tác giả viết ra nhằm phục vụ số đông người xem Anh Hùng Xạ Điêu trên HTV chứ không mang tính chất chuyên sâu. Chính vì mục đích ?oviết cho ai? nên tác giả chỉ đề cập đến bề mặt của truyện chứ chưa đào được bề sâu của truyện được.
    Trước tiên phải nói là nhà báo muốn viết gì cũng được, nhưng nên cập nhật thông tin lại giùm cái.
    Theo Kim Dung tiên sinh hiệu đính thì tuyệt kĩ của Trung thần thông Vương Trùng Dương là Tiên thiên công còn Nhất dương chỉ là tuyệt kỹ của Nam đế Đoàn Trí Hưng.
    Hì hì, chắc tại tay nhà báo đó chưa có đủ tiền mua bộ mới mà chỉ có tiển nhai bộ cũ từ hàng thuê truyện. Nhân tiện hỏi Kiều huynh luôn cách chuyển font chữ (từ Vntimes sang Vn Time Romans) nó như thế nào? Huynh đài chỉ giúp tại hạ một phát để lúc nào rỗi tại hạ type một ít lên để quần hùng bàn chuyện cho vui.
    Ai võ giỏi nhất trong Anh Hùng Xạ điêu?
    Theo tại hạ nghĩ đó chính là Tây Độc Âu Dương Phong. Tay này ngoài những tuyệt kĩ của lão ra (cái này chắc ít ra cũng ngang tầm với Tam Bá, Lão Ngoan Đồng và trội hơn Cừu Thiên Nhận) còn có bản lĩnh mà tam bá còn lại không hề có, đó là dám sử dụng mọi thủ đoạn kể cả dùng thủ đoạn chơi bẩn trong giao đấu. He he. Vậy nếu giao đấu theo kiểu sử dụng cả thủ đoạn (điều này giang hồ chỉ khinh bỉ chứ không thể cấm được) để phân thắng thua thì Âu Dương Lão nhân hẳn đứng vị trí No 1.
    Còn nếu xét về ai thắng ai theo kiểu A thắng B, B thắng C f A thắng C thì hơi thô thiển và không chuẩn trong truyện của Kim Dung. Cái này thì một bài trong Tàng Kinh Các đã viết rồi đó. Hình như là thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong Tiểu thuyết Kim Dung thì phải.
    Vài lời ngông ngạo, mong được chỉ giáo thêm.

  8. dungnv02

    dungnv02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Hay wá, nghĩ lại mình đã nghiền nát AHXĐ và TĐĐH mà không nhìn ra, thật là uổng. Đa tạ đã chỉ giáo
    I can't wait a moment more​
  9. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài speed tỷ mới nhìn lại, hóa ra lần đó mình và Bô post cùng lúc, thành thử kô đọc được bài của hắn post.
    Việc chuyển font thì huynh đài cứ type = font VNI Times rồi post lên cũng được. Các Chấp pháp sẽ lãnh trách nhiệm chuyển nó sang Unicode.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 02:35 ngày 27/09/2003
  10. speedkn

    speedkn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/12/2001
    Bài viết:
    1.881
    Đã được thích:
    0
    hắc, ban đầu đọc bài của bác này thấy quen quen, hình như mình đọc được ở đâu thì phải. Hoá ra, những dòng không in đậm là bài post của người khác, còn dòng in đậm là dòng bác ý bình loạn, đúng không nhở một dạng quote/trích đặc biệt
    Tri nhân tri diện bất tri tâm ​

Chia sẻ trang này