1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai giúp giải thích giùm về việc lợi và hại của đập thuỷ điện xiên dòng cái

Chủ đề trong 'ĐH Thuỷ Lợi HN' bởi thuc2009, 26/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuc2009

    thuc2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Ai giúp giải thích giùm về việc lợi và hại của đập thuỷ điện xiên dòng cái

    Hôm vừa rồi thuc2009 đi tham quan nhà máy thuỷ điện 'ол.овская, chính là nhà máy thuỷ điện Lê Nin xây năm 1927(hic), thuc2009 đã giới thiệu trước kia trong topic " Các thông tin liên quan...". Thấy họ có cấu trúc khá lạ mắt là đập xả và âu thuyền thì xây ngang dòng, nhưng nhà máy thuỷ thuỷ điện xiên dòng, chứ không phải thẳng như mình vẫn tưởng tượng(??). Kết cục là tạo một hình gần giống chữ z, nhưng góc gấp lớn hơn 90 độ. Trong lòng thuc2009 cảm thấy rất thắc mắc nhưng không hiểu vì sao. Các liền anh, liền chị cao thủ xin giải đáp giùm. Đây là loại đập thủy điện nhỏ và cổ lỗ sĩ, mới được update một phần.
    Điểm thứ hai cũng không hiểu được là tại vì sao máy phát điện không đồng bộ. 10 cái 12000 kW và 2 cái 8000 kW. (??) Sau khi lật lại tài liệu thì phát hiện ra một điều phần lớn các nhà máy thuỷ điện xây trước năm 70 của Nga đều có các máy phát điện không đồng bộ.(??)
  2. Your_Friend_new

    Your_Friend_new Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    2.022
    Đã được thích:
    609
    To Thức (Hay chanlyhaiphan) : Tớ chưa học Thuỷ Điện nên không rõ đoạn sau,nhưng xin cậu chỉ cho tớ phần trước mới.
    Cậu nói là " đập thuỷ điện xiên dòng cái " ở chủ đề topic,đến đoạn sau thì lại "nhưng nhà máy thuỷ thuỷ điện xiên dòng, chứ không phải thẳng như mình vẫn tưởng tượng".Thế thực chất là thế nào nhỉ.Hồi đi tham quan ở đập Hoà Bình mình thấy cái nhà máy nó đút tận vào trong núi cơ và tớ cũng chẳng biết là nó xiên dòng hay không xiên dòng.
    Đập có 2 phần là phần chắn nước và phần tràn(xả lũ).Nếu cậu nói về phần chắn nước(nó) xiên dòng thì tớ cũng thử giải thích theo ý của tớ(Hình như đây là đập bê tông thì phải theo cái của bác Long40d đã post),chắc do lưu tốc lớn nên nó xiên đi nhằm giảm áp lực thuỷ động tác dụng vào công trình thôi,nếu thẳng thì áp lực thuỷ động sẽ lớn hơn.(Còn áp lực thuỷ tĩnh và các lực khác như áp lực gió,sóng v.v.... thì chắc vẫn phải tính toán theo trường hợp an toàn nhất).
    Ấy nhưng xiên dòng thì thi công kiểu gì nhỉ.Chắc là khó lắm đấy????
  3. thuc2009

    thuc2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Đấy là cấu trúc tổ hợp đê(đập) anh ạ : Yло,иная компоновка. Tức là tất tần tật mọi thứ đều nằm ngay trên thân đê(đập). nhà máy thuỷ điện cũng là một phần của đập. Đập xả lũ thì xây ngang, nhưng đập thuỷ điện thì xây xiên dòng.
    Gần như 100% đập thuỷ điện của Nga đều là đập bê tông trọng lực, anh nói đúng, có thể việc xây đập xiên này sẽ tăng cường tính kết cấu bền vững cho đập, vì về bản chất đập này rất thấp. Bọn em được học là nếu thiết kế đập mà chiều cao thấp hơn 1/5 chiều rộng lòng sông thì kiên quyết không làm vì khó chịu được áp lực của dòng nước, Đập phải cao, và đáy phải rộng thì mới chịu được.
    Ok, thế là mình đã hiểu được một phần rồi.
  4. Your_Friend_new

    Your_Friend_new Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    2.022
    Đã được thích:
    609
    Thức à.
    Theo tớ thì thế này :
    - Thời điểm xây đập là năm 1927(tức chỉ 10 năm sau CM tháng 10 Nga vĩ đại).
    ==> Theo tớ nghĩ thì đó là thời kỳ khoa học kỹ thuật (và cả tư duy)khác nhiều so với bây giờ(Thường thì cứ 15 năm kiến thức gần như thay đổi hết mà từ đó cho đến bây giờ là bao nhiêu năm rùi nhỉ?).Tuy vậy nhìn ảnh của bác Long40d (không biết từ năm bao nhiêu) tớ thấy đập xây đẹp phết và nó trường tồn gần 100 năm thì cũng đáng nể phục.
    Về vấn đề tại sao máy phát điện lại không đồng bộ thì tớ không biết đơn giản vì chưa học.Cái vấn đề này thì có lẽ mấy bác học qua như bác Long40d,bác ka_mupmip(bác này khoe xong cái đồ án thuỷ điện trong 3 tiếng thì chắc giỏi lắm đấy) hoặc bác S-Holland v.v....
    Còn về vấn đề tớ đang nói ở trên thì sau khi về nghĩ lại nó còn nhiều vấn đề mà khó có thể lý giải được vì trong tay tớ không có bản vẽ,bản thuyết minh,tình hình địa mạo địa chất,vấn đề dân cư ,vấn đề lịch sử văn hoá và khoa học kỹ thuật v.v...thời đó nên khó có thể giải thích 1 cách cụ thể được.
    Tuy nhiên có thể 1 số giả thuyết như sau :
    - Có thể giảm áp lực thuỷ động của dòng nước(Tuy vậy như em nói chiều rộng sông khoảng 300 - 400m ==> diện tích mặt cắt lòng sông lớn và như vậy thì lưu tốc cũng không lớn lắm ==> áp lực thuỷ động cũng không lớn được).Tuy vậy nó có thể đề phòng trường hợp băng tan nước lũ tập trung đột ngột hay các vấn đề khác mà tớ không biết(Còn lưu tốc ở tràn thì lớn khủng khiếp rồi cậu ạ.Mặt cắt ở tràn nhỏ tý thế mà phải chuyển tải lưu lượng của toàn bộ dòng sông với mặt cắt mà chiều rộng hơn 300-400m cơ mà).
    - Có thể họ thấy địa chất tuyến xiên như vậy có nền đá gốc rắn chắc hơn tuyến ngang(Tràn thì bắt buộc phải xây vuông góc với dòng chảy để ổn định nếu mà tràn mà xây nghiêng góc thì áp lực nước đành vào các mố tràn nó khủng khiếp thế nào).Và vì thế họ xây đập nghiên theo tuyến có tầng đá gốc rắn chắc và không phải bóc vỏ lớp phong hoá bên trên nhiều.
    - Có thể do tình hình địa mạo ở đó gây ra,nếu xây tuyến đập mà nghiêng đi thì có thể giảm được thể tích đắp đập hơn xây tuyến ngang,lúc đó sẽ giảm được chi phí đắp đập.
    - Cuối cùng theo anh nghĩ là do muốn xây 1 cái đập lạ đời ,khác tất cả các đập khác cho nó lạ(Dễ thu hút khách du lịch).
    - v.v...(chưa nghĩ ra được gì thêm.He he).
    Ở đây kiên quyết không làm gì vậy.Làm thuỷ điện ở trên thân đập à.Cái món thuỷ điện như tớ nói ở trên đấy là tớ không biết.Nhưng nếu vì lý do là "không chịu được áp lực của dòng nước" thì hơi khó hiểu vì khi tính toán thiết kế người ta đã tính toán làm sao để chịu được tất cả các ngoại lực tác dụng lên công trình (Tuỳ theo từng cấp và tổ hợp tải trọng).Công trình vẫn tồn tại được gần 100 năm như thế cơ mà.Nên lý do "không chịu được áp lực của dòng nước" theo tớ không thuyết phục.
    Mấy điều tự nghĩ không biết có đúng không nhỉ???????????????
    Được Your Friend sửa chữa / chuyển vào 20:02 ngày 27/04/2004
  5. thuc2009

    thuc2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Cái ảnh em gửi cho anh Long là ảnh sau khi update đấy anh ạ. Nên trông tươm tất thế. Đập xây ở Hạ lưu nên không thể sử dụng kết cấu của khối kênh (де?ива?ионная компоновка) hoặc khối ngầm dưới đất ở trong lòng núi (подземная компоновка) mà chỉ có thể xây theo khối đập (п?ипло,инная компоновка или даже п?ос,о ?fсловая компоновка) Em chỉ được học là kiên quyết không làm vì tính bền vững của công trình, lòng sông rộng thì lưu tốc nhỏ nhưng nước dâng cao một mét, nguy hiểm thêm nhiều phần. Mà khi băng tan thì nước dâng khá nhanh(có lẽ đập phải cao là vì thế), nếu đập ở gần thượng nguồn thì còn phải giải quyết tình trạng các khối băng lớn va vào đập. Như vậy đập phải cao và đáy phải rộng mới đủ chắc vì gần hết các trạm thuỷ điện của Nga là đập bê tông trọng lực (г?ави,а?ионная пло,ина). Theo như số liệu em có trong tay thì nhà máy thuỷ điện này là nhà máy thuỷ điện đầu tiên của Nga, Công suất không đủ cấp cho một phần chưa được lớn lắm của thành phố, người Nga update lại nó chắc chỉ vì ý nghĩa lưu niệm, và cho mấy chú sinh viên năm 1 như bọn em đến sờ mó và phá phách.
    Về địa chất thì em không có tư liệu nhưng theo như vách hồ chứa mà em nhìn thấy thì không phải đá vôi hay granit gì cả mà đơn thuần là đất phù sa bồi đắp. Hôm trước em đã trao đổi với thầy giáo rồi lí do thì nhiều nhưng một lí do chủ yêu khá đơn giản anh ạ. Nhà máy thuỷ điện này xây vào thời điểm đấy phải chịu quá nhiều mục tiêu, vừa là cấp điện, vừa là điều hoà nước, lại vừa phải cho thuyền bè qua lại bình thường để nối liền giao thông đường thuỷ. Như vậy riêng đập tràn và âu thuyền đã chiếm gần hết chiều rộng lòng sông, vậy thì phải làm đập thuỷ điện xiên dòng chảy để lắp đủ số máy phát điện (Oé tiết kiệm thật). Sau này người ta mới có công nghệ mới để làm các tuốc bin lớn. Việc làm đập thuỷ điện xiên này khá tốn kém và nguy hiểm (92 chuyên gia và công nhân được ghi tên lưu niệm đấy anh ạ), nhưng vì hàm lượng phù sa các con sông ở Nga thấp nên các công trình thường đứng vững trăm năm. Người nga hi vọng là giá trị lâu dài của đập thuỷ điện có thể bù lại chi phí xây dựng. Nhưng hình như tính toán này có vẻ không được ổn áp lắm. Tuy nhiên theo như thầy em nói thì đây là một niềm tự hào của Nga, và cũng giải quyết được rất nhiều vấn đề cấp bách bấy giờ của thành phố.
    Một số thông tin về đập thuỷ điện khi khánh thành:
    Hoàn thành vào năm 1927, xây dựng trên sông Vôn khốp ('оло.овская ?ека) Công suất 66.000: Kw 8 máy phát 8000 Kw và 1 máy phát 2000Kw, kĩ sư chính "?а",ио ".z. (Gờ ráp phờ chi ô, tên đọc líu lưỡi)

Chia sẻ trang này