1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ai giúp tui với tui đang cần tư liệu về văn học thời kỳ trung đại đặc biệt là NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN DU

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nangtienxanh, 24/03/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nangtienxanh

    nangtienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    ai giúp tui với tui đang cần tư liệu về văn học thời kỳ trung đại đặc biệt là NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN DU , HỒ XUÂN HƯƠNG....

    bon em moi hoc lop 10 hoc ve van hoc trung dai nhung lai phai lam mot bo suu tap ve van hoc de chung to minh co quan tam den van hoc. lan truoc la alm ve van hoc dan gian lan nay la lam ve 3 tac gia lon trong chuong trinh do la NGUYEN TRAI. NGUYEN DU va HO XUAN HUONG.. em dang can tu lieu ve 3 tac gia nay . mong moi nguoi giup do em lam tot. cam on nhiu nhiu .


    Anglepink


    Được sửa chữa bởi - nangtienxanh vào 27/03/2002 17:23
  2. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của Mr Bồng Lai
    Nguyễn Trãi: (1380 - 1442) Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (tức phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông). Năm 21 tuổi đỗ Thái học sinh (tiến sỹ) niên hiệu Thánh nguyên thứ 1 triều vua Hồ Quí Ly (1400). Làm quan đến chức Ngự sử đài chánh chưởng. Thân phụ là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Bảng nhãn niên hiệu Long Khánh thứ 2 triều vua Trần Duệ tông (1374), vì cớ là hàn tộc mà lấy con gái Trần Nguyên Đán là tôn thất nhà Trần, theo phép nhà Trần không được bổ dụng.
    Mãi đến triều nhà Hồ mới được dùng làm Trung thư thị lang. Khi quân Minh sang xâm lấn, hai cha con vua nhà Hồ bị bắt. Phi Khanh cũng bị giải về Tàu. Nguyễn Trãi khóc theo đến Nam quan. Phi Khanh ngoảnh lại bảo rằng: "Con về rửa hờn cho nước, báo thù cho cha, mới là người đại trung đại hiếu, không nên theo nhi nữ thường tình !" Nguyễn Trãi trở về đi theo Lê Thái Tổ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Trong 10 năm kháng chiến với quân Minh, giúp vua Lê bằng mưu kế: phàm các văn thư từ trát giao thiệp với tướng nhà Minh, đều do một tay ông thảo thiện. Sau khi đã đánh đuổi ngoại xâm về Tàu, Nguyễn Trãi được phong tước Quan phục hầu, liệt vào hạng khai quốc công thần đệ nhất . Triều vua Lê Thái Tông được làm Nhập nội hành khiển (tức Tể tướng ). Năm 60 tuổi, về trí sĩ tại Côn Sơn (thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Ba năm sau, vì án Nguyễn Thị Lộ, bị tru di tam tộc.
    Sử chép: Niên hiệu đại bảo thứ 3 triều Lê Thái Tông (1442), nhà vua đi tuần phương đông, duyệt võ ở Chí Linh, Nguyễn Trãi đón xa giá đến chơi chùa Côn Sơn . Thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, có tài sắc, được nhà vua vời . Khi xa giá đến vườn Lệ Chi (xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) nhà vua bị bệnh sốt, Thị Lộ vào chầu suốt đêm rồi vua mất, ai nấy đều nói Thị Lộ thí nghịch, nên Nguyễn Trãi phải tội tru di. Năm ấy, Nguyễn Trãi 63 tuổi, có người thiếp đương có thai trốn được, sau sinh ra Nguyễn Ánh Vũ. Đời Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi được minh oan, truy tặng Tế văn hầu. Anh Vũ được bổ chức Tri châu.
    Tác Phẩm
    Nguyễn Trãi chẳng những là bậc năng thần kinh bang tế thế, mà còn là một nhà đại văn hào của Việt Nam ta. Tác phẩm của Tiên sinh bằng chữ Hán rất nhiều, hiện nay còn truyền lại đều in trong bộ Ức Trai Toàn Tập: như Ức Trai Thi Tập, Ức Trai Văn Tập, Quân Trung Từ Lệnh Tập, An Nam Vũ Cống v.v... Tác phẩm bằng Quốc âm, nay chỉ còn truyền lại có 2: tức là tập "Gia Huấn Ca" này và bài thơ "Hỏi Ả Bán Chiếu" mà người ta thường truyền tụng.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  3. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Giai thoại:
    Vế đối của anh học trò Nguyễn Trãi
    Thuở nhỏ Nguyễn Trãi đi học tại một nhà ông đồ. Một hôm, tuy đã tan buổi học nhưng trời vẫn còn mưa, tất cả học trò đều không về được. Thấy thế, thầy bèn ra câu đối để học trò làm trong khi chờ tạnh mưa. Câu đối đó như sau:
    "Vũ vô kiềm toả năng lưu khách"
    Trong số các câu đối lại của học trò chỉ có câu đối của Nguyễn Trãi là hay nhất. Câu đối ấy như sau:
    "Sắc bất ba đào dị nịch nhân"
    Truyện kể thêm rằng: Đời Vua Minh Huệ, Trần Hoá Chiêu ở huyện Tế Hàng, tỉnh Sơn Đông, Trung quốc có người vợ là Lương Tiểu Nga rất đẹp. ở cùng huyện, có nhà phú hộ tên là Trát Háo Sắc. Háo Sắc thấy Tiểu Nga đẹp, tìm cách kết bạn với Hoá Chiêu. Lập tâm chiếm cho được vợ bạn, Háo Sắc bỏ ra rất nhiều tiền để giúp bạn trong việc làm ăn hoặc lúc nguy khốn. Qua hai năm, sau khi chiếm được cảm tình của nhà bạn, Háo Sắc rủ Hoá Chiêu ngồi thuyền đi buôn, mọi vốn liếng đều do mình chịu cả. Thuyền đi một tháng đến Hàng Châu, Háo Sắc phục rượu cho Hoá Chiêu say rồi xô xuống biển. Mấy lần Hoá Chiêu trồi lên đều bị tên phản bạn nhấn xuống cho chìm, cuối cùng chàng phải vùi thây dưới đáy biển. Chừng ấy, Háo Sắc mới tri hô lên cho bè bạn hay và mượn thuyền đến vớt thây bạn nhưng không được. Háo Sắc cho thuyền trở về, khóc lóc báo tin dữ cho mẹ và vợ Hoá Chiêu, bỏ tiền cúng bái và cùng Tiểu Nga để tang. Từ đó, Háo Sắc càng tỏ ra hết lòng lo lắng mọi việc nhà cho vợ bạn khiến mẹ Hoá Chiêu cảm động và ép dâu là Tiểu Nga ưng Háo Sắc làm chồng đền công ơn giúp đỡ. Hai người ăn ở với nhau ít lâu, nhân vô ý, Háo Sắc để lộ việc mình âm mưu hại bạn. Tiểu Nga đến huyện đường đầu cáo và trả được thù cho chồng cũ. Nhưng nàng nhận thấy vì nhan sắc của mình mà cả hai người chồng đều bị chết, Tiểu Nga thắt cổ tự tử.
    Như vậy là nguồn gốc và hoàn cảnh ra đời của câu "Vũ vô kiềm toả năng lưu khách" đã có một đáp số, là "vế ra" của "vế đối": "Sắc bất ba đào dị nịch nhân" (Mưa gió chẳng có kiềm khoá mà vẫn giữ được khách. Nhan sắc đàn bà dù không thấy sóng nổi vẫn đánh đắm được người). Cũng xin nói thêm vế trên của tài liệu ghi là "Vũ vô kiềm toả năng lưu khách". Phải chăng "thiết toả" và "ba đào" đối với nhau chỉnh hơn.
    (Sưu tầm của Minh Anh)
    [Kỳ trước][Trang chủ][Kỳ sau]
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  4. giangctm1

    giangctm1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    1
    bác cưới này
    Em nghĩ câu Sắc bất ba đào dị nịch nhân là của Phan Thanh Giản chứ nhỉ
    Còn có 2 câu đối tàm tạm nữa (của ai thì chịu) là:
    "phấn bất uy quyền dị sử nhân" và
    "Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân"
    (tất nhiên không hay băng Sắc bất ba đào dị nịch nhân)
    THERE ARE MORE YOU NEED TO KNOW THAN YOU EVEN KNOW YOU NEED
  5. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bai ay la tu lieu *****u tam thoi, to khong ro lam cai cau doi ay bac Giang a. Bac co tu lieu hay ve vu ay thi bin len cho anh em hoc hoi nhau cai.
    To con mot it tu lieu kha kha ve may cu nay nhung cai IE bi dien, cai Netscape khong dung font TV dc nen danh hen cac bac khi khac post len vay.
    hi` hi`, em ri moi hoc lop 10 tuc la nhi dong cua box thi lan sau nho noi "cac bac giup chau voi " hay "cac anh cac chi cac bac giup nha em voi" nha.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  6. giangctm1

    giangctm1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    1
    Hic Hic!!!
    Mất công đánh 1 bài dài lê thê mà không post được mới tức chứ.Đành tóm tắt lại vậy.
    To bác chm: tư liệu của em cũng là giai thoại thôi bác ạ.Em xin liều Post lên đây nhé.
    Lấy từ "Giai thoại văn học VN" do Hoàng Ngọc Phách và Kiều Thu Hoạch sưu tầm và biên soạn.
    Văn tức là người
    Nguyễn Giản Thanh(NGT);người làng Ông mặc(làng Me) huyện Đông Ngàn(nay là Từ Sơn) Bắc Ninh.Sống vào khoảng đầu thế kỉ XVI, sinh năm 1482(??? cái này các sách viết có khác nhau).Ông lúc nhỏ học thông minh,mới 16 tuổi đãthông hiểu khá nhiều sách vở,sau đỗ trạng Nguyên nên tục gọi là Trạng Me.
    Một hôm đang học ở trường, thầy học là thượng thư Đàm Thận Huy vừa giảng bài xong thì trơi đổ mưa,học trò đều phải ngồi lại.Ông Huy nhân vậy bèn ra 1 câu đối:
    Vũ Vô kiềm toả năng lưu khách.
    NGT đối ngay:
    Sắc bất ba đào dị nịch nhân.
    Ông Huy xem xong khen rằng:"câu này đối hay lắm,giọng văn này có thể đỗ trạnh được(???),nhưng sau tất mê đắm vào vòng sắc dục mà làm hại lây đến sự nghiệp!"
    Tiếp đó 1 người học trò tên Nguyễn Chiêu Huấn lại đối:
    "Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân"
    Ông Huy phê:"Câu này kém sắc sảo,không hay bằng câu kia,nhưng tỏ ra cái khí chất hiền hoà,sau này sẽ làm nên,cuộc sống sẽ chu toàn"
    Lại có 1 người học trò khác đối rằng:
    Phân bất uy quyền dị sử nhân
    Nghĩa là:Phân *** chẳng có uy quyền gì mà dễ sai khiến con người.
    Ông Huy phê:"Sau giàu sang nhưng là hàng bỉ lậu!"
    Quả nhiên mấy năm sau NGT đỗ thủ khoa,rồi trạng nguyên đời vua Lê Uy Mục(1508),làm lễ bộ thượng thư,nhưng vì say đắm 1 cô gái đẹp ở kinh mà đến ô danh bại giá.Còn Chiêu Huấn chỉ đõ Bảng Nhãn (Giangctm1:Khoa Giáp Tuất -Hồng Thuận 6 (1514) Lê Tương Dực),nhưng làm quan và sống yên ổn không xảy ra chuyện gì cả.Con người học trò kia sau cung vào bậc hào phú trong vùngnhưng ai cũng chê là hạng thô lỗ,bỉ ổi.
    À, em mới 20 tuổi,bác không cần gọi tôn trọng thế đâu.
    Còn vụ "Lịch sử,Văn hoá VN..."các bác bỏ luôn rồi à?
    Tiếc thật,em vào muộn quá.
    Em cũng muốn lam sáng tỏ việc Trạng Nguyên, Bảng Nhãn,Thám Hoa là 46 hay 47 đó.Nhưng tư liệu thì ít mà suy đoán thì nhiều nên không dám chủ quan.Để hôm nào đảo qua Văn Miếu cái đã.

    THERE ARE MORE YOU NEED TO KNOW THAN YOU EVEN KNOW YOU NEED
  7. nangtienxanh

    nangtienxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    em xin cam on moi nguoi da tan tinh giup do em. moi nguoi that tot. bay gio em moi lam quen voi chuong trinh nay nen hkong biet gi ca. mong moi nguoi bo qua chio nhung gi chua phai. em rat mong moi nguoi giup do

    Anglepink
  8. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bác Giang, tớ cũng chưa già đến mức đấy đâu bác ạ. Bác mà vào chơi với "LS, Văn hoá VN" và "Hà Nội xưa và nay " thì thật tuyệt quá. Xin được đợi bác ở bên đó nhé.
    Đây là ít Nguyễn nữa cho cháu Tiên xanh này
    Bài viết của Trần Lê Văn giới thiệu toàn tập NT- Báo Nhân rân
    Đọc Nguyễn Trãi toàn tập tân biên

    Nhà xuất bản Văn học vừa cho ra mắt bạn đọc bộ sách Nguyễn Trãi toàn tập tân biên gồm ba tập do Trung tâm Nghiên cứu Quốc học biên soạn. Đây là công trình được biên soạn kỹ lưỡng, thừa kế những thành quả của nhiều học giả đi trước và làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề về văn bản cũng như phần dịch thơ văn Nguyễn Trãi.
    Tôi sung sướng được cầm trong tay bộ sách Nguyễn Trãi toàn tập tân biên do Trung tâm Nghiên cứu Quốc học biên soạn, Nhà xuất bản Văn học ấn hành.
    Bộ sách gồm ba tập, mỗi tập dày gần một nghìn trang. Đây là một công trình có tầm cỡ lớn, giúp cho người đọc hiểu được những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Trãi, một anh hùng cứu nước, một thiên tài vĩ đại về chính trị, quân sự, văn hóa...
    Một đội ngũ soạn giả, dịch giả có năng lực và tâm huyết đã được huy động để xây dựng công trình.
    Trong ba tập thì tập I gồm: Lời nói đầu của nhà nghiên cứu văn học Mai Quốc Liên, ức Trai thi tập (Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi); Quân trung từ mệnh tập (gồm thư từ trao đổi với các tướng lĩnh nhà Minh do Nguyễn Trãi viết trong quân theo lệnh của Chủ soái nghĩa quân Lê Lợi).
    Tập II gồm: Bình Ngô đại cáo; Văn loại; Lam Sơn thực lục; Dư địa chí.
    Tập III gồm: Thơ nôm của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập; bảng giải thích từ cổ; niên biểu Nguyễn Trãi; sách báo tham khảo.
    Để thực hiện công trình này, các soạn giả đã đầu tư nhiều công sức, vận dụng nhiều kiến thức và tuân thủ một phương pháp khoa học nghiêm túc về mọi mặt. Trước hết về mặt văn bản học.
    Các tác phẩm của Nguyễn Trãi vô cùng phong phú và đa dạng, đã bị thất tán sau thảm họa tru di. Về sau, do công lao của hai nhà sưu tầm là Trần Khắc Kiệm và Dương Bá Cung mới tập hợp lại được về cơ bản. Tuy nhiên, qua thời gian dài, không tránh khỏi việc tam sao thất bản. Nay các nhà nghiên cứu phải dày công lắm mới phục hồi lại được văn bản. Các soạn giả Nguyễn Trãi tập tân biên đã tham khảo những công trình của những người đi trước để đối chiếu, phân tích ngữ âm, ngữ nghĩa, gắng tìm ra cái gì là đúng nhất. Đặc biệt, các soạn giả đã tham khảo cuốn Nguyễn Trãi toàn tập của học giả Đào Duy Anh - Cuốn sách này tuy được biên dịch rất kỹ nhưng không tránh khỏi những thiếu sót về mặt văn bản cũng như về phần dịch. Tân biên đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề chữ và nghĩa. Tôi xin nêu ở đây một trường hợp lý thú. Thơ nôm Nguyễn Trãi có bài "Cuối xuân" trong có hai câu mà bản Đào Duy Anh phiên âm như sau:
    Kiếp thiếu niên đi thương đến tuổi
    ốc dương hòa lại ngõ dừng chân
    Và chú thích:
    Kiếp thiếu niên là đời tuổi trẻ
    ốc: Không rõ nghĩa là gì
    Tân biên đã giải mã lại hai câu đó và cho biết: chữ Kiếp (Hán tự) ở đây phải phiên âm ra nôm là cướp. ốc (tiếng Việt cổ) ở đây có nghĩa là gọi (Chèo cổ Dương Lễ, Lưu Bình khi nói về Lưu Bình có câu "Danh ốc Lưu Bình": Tên gọi Lưu Bình. Các cụ ngày xưa nói: ốc đò tức là gọi đò).
    Cả hai câu thơ trên của Nguyễn Trãi có ý nói: Ngày qua tháng lại cướp mất tuổi trẻ của ta đi, cho nên ta muốn gọi cái khí dương xuân (cái hơi ấm áp của mùa xuân) lại để dừng chân ở đó mà thưởng xuân.
    Xem đến cách giải mã như vậy, kẻ viết mấy dòng này thấy lý thú là chính mình cũng đã có lần nghĩ như vậy và thầm vui như được nghe một tiếng tri âm. Và hai câu thơ Nguyễn Trãi đã khiến tôi liên tưởng đến hai câu thơ của Nguyễn Du:
    Xuân lan thu cúc thành hư sự
    Hạ thử đông hàn đoạt thiếu niên
    Tạm dịch:
    Thu cúc xuân lan thànhchuyện hão
    Đông rét hè nồng cướp tuổi xanh.
    (Trần Lê Văn - ND)
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  9. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bài này bác không nhớ tác giả nhá
    Nguyễn Trãi
    Triều đại nhà Lê ghi vào sử sách những nhân vật anh hùng, lỗi lạc độc đáo nhu' Lê Lợi, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; Lê Lai (?-1419) liều mình cứu chúa; Nguyễn Chích (1382 -1448), danh tu'ớng đã đu'a ra chiến lu'ợc lấy Nghệ An làm hậu phu'ơng lớn cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; Nguyễn Xí (1398 - 1465), vị tu'ớng trẻ đã bắt sống đu'ợc hai tu'ớng Minh là Hoàng Phúc và Thôi Tụ; Trần Nguyên Hãn (?-1428), ngu'ời chiến thắng trận Xu'ơng Giang; Lê Thánh Tông, bậc minh quân của lịch sử Việt Nam; nhà toán học Trạng nguyên Lu'ơng Thế Vinh (1441-?); sử gia Ngô Sĩ Liên, tác giả cuốn Đại Việt sử ký toàn thu'; Tổ nghề in, nhà văn Thám hoa Lu'ơng Nhữ Học... và đặc biệt là Nguyễn Trãi, một con ngu'ời toàn tài, đã đu'ợc UNESCO phong làm danh nhân văn hóa thế giới.
    Nguyễn Trãi không những giỏi thơ phú, văn chu'ơng mà còn là một nhà chính trị uyên bác đồng thời lại tinh thông luật pháp, địa lý, lịch sử... Thêm vào đó, ông đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho công cuộc xây dựng đất nu'ớc và đào tạo các thế hệ tiếp nối. Cuộc đời của con ngu'ời sống vì lý tu'ởng ích quốc lợi dân ấy, éo le thay, lại gặp phải thảm cảnh "tru di tam tộc".
    Nguyễn Trãi vốn là dòng dõi Trần Quang Khải về phía mẹ, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán, Tu' đồ du'ới thời Trần Nghệ Tông. Phía nội của Nguyễn Trãi lại là nhà khoa bảng. Cha là Nguyễn Phi Khanh, đổ Bảng nhãn vào năm 1374.
    Trong cuộc kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi đem hết tài năng, sức lực phò trợ cho Lê Lợi. Những chiến thuật chiến lu'ợc của ông đã đu'ợc Lê Lợi sử dụng thành công trong công cuộc đánh đuổi quân Minh. Tu' tu'ởng lớn của ông "lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân để thay cu'ờng bạo" là đu'ờng lối của cuộc kháng chiến. áng văn bất hủ "Bình Ngô đại cáo" là bản tuyên ngôn về sự độc lập, tự cu'ờng của dân tộc.
    Cuộc kháng chiến thành công, là ngu'ời có công lớn, Nguyễn Trãi đu'ợc vua Lê Thái Tổ phong tu'ớc hầu và ban cho quốc tính. Ông đứng đầu hàng ngũ quan văn, nhận trọng trách soạn thảo các chiếu, chỉ của vua. Về sau, ông phụ trách các kỳ thi tiến sĩ. Vụ án Lệ chi viên xảy ra, ông bị giết oan. Hai mu'ơi hai năm sau, năm 1464, du'ới triều bậc minh quân Lê Thánh Tông, ông mới đu'ợc minh oan.
    Nguyễn Trãi để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm bất hủ. Ngoài "Bình ngô đại cáo", ông là tác giả của công trình "Lam Sơn thực lục", viết về lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; "Luật thu'", nền tảng cho pháp chế thời Lê; "Du' địa chí", ghi chép về địa lý Đại Việt; "Băng Hồ di sự lục", viết về Trần Nguyên Đán, "ức Trai thi tập"...
    Năm 1980, ghi nhận về giá trị của cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, tổ chức UNESCO công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.
    Lệ Chi Viên
    Trên trăm năm rồi nhân dan ta vẫn nhắc đến Nguyễn Trãi với nỗi đau thế thái nhân tình mà đỉnh điểm của nó là vụ án Lệ Chi Viên. Máu và nước mắt nơi vườn xưa u ám, nơi thành quách rêu phong, góp phần làm cho Nguyễn Trãi sống mãi.
    Nguyễn Trãi hiệu là ức Trai sinh năm 1380 ở kinh đô Thăng Long. Ông thi đậu Thái học sĩ (tiến sỹ) làm quan triều đình nhà Hồ được 6 năm thì quân Minh sang đô hộ nước ta. Cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nhà Hồ thất bại. Nguyễn Trãi từ chối làm quan triều Minh. Ông bị quân Minh giam lỏng ở Đông Quan (Thăng Long cũ). Năm 1417, nghe tin Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa, Nguyễn Trãi bí mật cùng Trần Nguyên Hãn lặn lội tìm đến Lam Sơn và tôn Lê Lợi làm minh chủ "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần".
    Với tài thao lược về quân sự và chính trị, Nguyễn Trãi là linh hồn của khởi nghĩa Lam Sơn. Cuộc kháng chiến kéo dài mười năm (1417-1427), quân Minh phải đầu hàng. Lê Lợi lên làm vua. Nguyễn Trãi giúp Lê Lợi soạn thảo giấy tờ bang giao và viết "Đại cáo bình Ngô", một thiên"cổ hùng văn" tổng kết mười năm đánh quân Minh. Ngoài tài quân sự, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn.
    Nhưng thiên tài Nguyễn Trãi đã dẫn ông đến thảm hoạ Lệ Chi Viên vì nó đi ngược lại quyền lợi của bọn vua quan thống trị, Lê Lợi không cho Nguyễn Trãi phát huy tài năng và ý nguyện vì dân. Năm 1429, Lê Lợi giết hai tướng tài là Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo. Năm 1430, Nguyễn Trãi bị tống giam, sau được trả tự do. Ông vẫn kiên gan theo đuổi tư tưởng dân là gốc. Nhưng triều đình càng ngày càng mục nát, biết không thể chống lại phe cánh phản bội đầy thế lực, Nguyễn Trãi lui về Côn Sơn vui cùng tiếng thông reo, suối hát.
    Cuối tháng bảy 1442, Lê Thái Tông đi tuần về phía Đông xem duyệt binh ở thành Chí Linh. Nguyễn Trãi mời vua ngự chơi chùa Minh Sơn vùng Côn Sơn. Trên đường về kinh, vua đã cùng Nguyễn Thị Lộ, người vợ trẻ của Nguyễn Trãi (giữ chức Lễ nghi học sỹ trong triều) xa giá đến Lệ Chi Viên (vườn vải) thuộc huyện Gia Lương tỉnh Hải Dương. Bổng nửa đêm, vua chết đột ngột. Quan quân im lặng đưa thi hài về cung và vu cho Nguyễn Thị Lộ giết vua. Nguyễn Trãi được tin, vội về triều, cũng bị bắt giam.
    Vụ án Lệ Chi Viên trở nên một vụ án đầy oan khuất. Nguyễn Thị Lộ chỉ là một cái cớ cho bọn quyền thần gian ác tiêu diệt Nguyễn Trãi, tiêu diệt một tài năng lớn. Nguyễn Trãi đã từng viết:
    Hoạ phúc có nguồn, đâu phải một buổi
    Anh hùng để hận mấy nghìn năm
    Chưa đầy nửa tháng sau, ngày 16/8/1942 cả gia đình Nguyễn Trãi phải chịu bản án tru di tam tộc. Thi hài Nguyễn Trãi chôn tại núi Tam Tiêm (vùng Đông Triều) năm ấy ông sáu mươi ba tuổi.
    Hai mươi năm sau (1464) Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi qua một câu thơ "ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo" (ức Trai lòng sáng tựa sao Khuê).
    Vụ án Lệ Chi Viên, bi kịch của Nguyễn Trãi là bản cáo trạng lên án bọn thống trị phản bội trí thức, tài năng nhân đạo. Hiện nay, trên khắp thế giới, diễn lại biết bao vụ án Lệ Chi Viên.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  10. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Bài của Mr Anh Vũ. Chác ngần này cũng đủ zồi cháu nhỉ.
    Nguyễn Trãi- Thân thế và sự nghiệp
    THÂN THẾ :
    Nguyễn Trãi tự là Ức Trai sinh ra trong một gia đình quí tộc, cha là danh sĩ đương thời Nguyễn Ứng Long, ngoại là quan Tư đồ Trần Nguyên Đán hiệu Băng Hồ tướng công dưới triều vua Trần đế Nghiễn.
    Tình hình đất nước lúc bấy giờ rấ t là rối ren, trong nước Hồ Quý Ly nắm hết chính quyền, tự lập vây cánh lăm le lật đổ nhà Trần, bên ngoài biên cương phía Nam thì Chiêm Thành đang cường thịnh, vua Chiêm Chế Bồng Nga hay đem quân xâm phá nước tạ
    SỰ NGHIỆP :
    Nguyễn Trãi sinh ra tư chất thông minh, ông thi đỗ Tiến Sĩ vào năm 20 tuổi (1400), làm quan dưới triều Hồ cùng với cha (lúc ấy đã đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh).
    Kịp đến lúc giặc Minh sang xâm lấn, vua tôi nhà Hồ phần lớn đều bị bắt giải sang Tàu, Nguyễn Trãi nghe lời cha ẩn nhẫn tìm cách rửa nhục cho nước. Ông là một trong những người đầu tiên theo Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn.
    Với tài trí khác thường Nguyễn Trãi được Lê Lợi tin dùng, trọng dụng và đặt ông vào hàng văn thần, luôn phải ở gần bên để bàn tính những kế hoạch dùng binh, thảo văn thư mệnh lê.nh. Chính Nguyễn Trãi đã tận dụng hết khả năng và ngòi bút của mình để tìm cách dụ hàng các tướng địch để đỡ sức khó nhọc cho binh sĩ. Mỗi một câu văn, một bức thư của ông có hiệu lực không kém gì một đội quân khởi nghĩạ Ông còn nhiều lần đích thân vào thành giặc để thuyết hàng, khiến nhiều viên tướng phải mến phục và cảm động tự đầu hàng.
    Lúc non nước đã thái bình Nguyễn Trãi giúp rất nhiều cho triều Lê trong công việc xây dựng lại đất nước : định lại pháp luật, lập ra điễn lễ ...
    Năm 1442 vua LêThái Tông không may băng hà đột ngột trong tay của Nguyễn Thị Lộ, vốn là hầu thiếp của Nguyễn Trãi nên ông bị vu cáo giết vuạ Dựa theo pháp luật lúc bấy giờ thì ông bị tru di tam tộc, đại khái là chính bản thân ông, các con và các cháụ
    VĂN CHƯƠNG NỔI TIẾNG :
    1) Suốt 10 năm ròng rã kháng chiến cùng Bình Ddịnh Vương Lê Lợi (Lê Thái Tổ), Nguyễn Trãi đã soạn thảo rất nhiều văn từ để giao thiệp với các tướng giặc Minh.
    Những văn từ ấy có lúc cứng cỏi, lúc mềm dẻo, lúc nhã nhặn, lúc kiêu căng ... tuỳ tình thế, tuỳ trường hợp và mục đích.
    2) Sau khi đã đánh đuổi giặc Minh ra khỏi nước nhà chính Nguyễn Trãi đã soạn thảo ra bài Bình Ngô Ddại cáo, nhân dịp vua Lê Thái Tổ chính thức lên ngôi Hoàng đế (1428).
    Đó là một tác phẩm rất có giá trị vẫn còn được lưu truyền cho đến naỵ
    3) Nguyễn Trãi còn soạn ra văn tập Ức Trai bao gồm các chiếu biểu quan trọng : chiếu trong việc giao dịch với Trung quốc, chiếu cấm các quan không được tham lam, cấm không được bày ra nhiều lễ nghi tưng bừng trong triều ....
    4) Lại còn bộ Dư địa chí viết về địa dư của nước ta, thâu thập cảnh vật, sản vật trong các tỉnh trên toàn nước rất được vua Lê Nhân Tông trọng du.ng.
    5) Bộ Gia huấn ca được viết ra trong lúc ông cáo quan về hưu dưới triều vua Lê Thái Tông nhằm mục đích dạy dỗ khuyên răn, chia ra làm 5 bài :
    - Bài ca dạy vợ con
    - Bài ca dạy con ở cho có đức
    - Bài ca dạy con gái ở cho có đức hạnh
    - Bài ca vợ khuyên chồng
    - Bài ca khuyên học trò phải chăm học
    Theo sự nghiệp và những tác phẩm lưu truyền đến ngày nay, ta có thể nhận định rằng Nguyễn Trãi là một anh hùng trong cuộc khỡi nghĩa của vua LêThái Tổ và cũng là một trong những văn tài hiếm hoi của triều Lê.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...

Chia sẻ trang này