1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai học Nguyễn Huệ thì vào đây nào

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi uptown_girl, 16/09/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. infancy99

    infancy99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Hom nay mới vào forum NH thấy Nh mình có nhiều cái hay ghê! Con gái NH minh xinh nhỉ nhin bạn cantocnau này thi bit! Đấy có phải là Hương ở Sơn Tây ko học lớp cô Hoa béo. Chào cô gái ST nghe bài cô gái ST chưa con gai ST xinh nhỉ
  2. sonitvnn

    sonitvnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng là cựu học sinh nguyễn huệ khoá (1999-2002) đây rất vui được làm wen với các bạn :D . Mìn học chuyên Tin quậy nhất trường
  3. sonitvnn

    sonitvnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Thái bala đó hả .. :D gặp người wen roài uống bia kô mài
  4. sonitvnn

    sonitvnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2006
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Mà cho mìn hỏi cái .. trường mình có trang web chưa nhỉ .. tại search không thấy .. hay là chúng ta cùng hợp tác lập 1 trang web cho trường đi .. ai đồng ý có thể liên hệ với mình wa nick Y!M : sonitvnn :D mỗi người ủng hộ 1 ít thì chúng ta có thể có 1 trang web cho trường roài ..
  5. ldvinci

    ldvinci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Trước hết cho mình xin chào tất cả các bạn trong box trường Nguyễn Huệ !

    Mình là thành viên mới, rất muôn tham gia cùng thảo luận với các bạn, cùng xây dựng cho box hay hơn !
    Cũng nhân ý tưởng thành lập một trang web cho trường Chuyên Nguyên Huệ Hà Tây chúng ta :


    Chúng ta sẽ có một trang web giới thiệu về chính nơi chúng ta đã gắn bó 3 năm đáng nhớ !

    Bạn sẽ tìm ra chúng tôi, và chúng tôi sẽ tìm ra bạn. Vì đơn giản chúng ta sẽ gặp nhau trên diễn đàn riêng dành cho trường.

    Bạn có một ý tưởng, và cần chia sẻ !
    Tất cả sẽ thành hiện thực trong một thời gian ngắn nữa !

    Hiện nay chúng tớ đang lập một dự án thành lập trang web và forum cho trường.
    Chúng tớ là những cựu học sinh Nguyễn Huệ như các bạn , đang ở trong và ngoài nước !
    Dự án đang triển khai tại : http://proj293.forumer.com
    Chào mừng bạn tham gia!
    Một cây làm chẳng lên non
    Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

    Được ldvinci sửa chữa / chuyển vào 00:32 ngày 07/04/2006
    Được ldvinci sửa chữa / chuyển vào 00:34 ngày 07/04/2006
    Được ldvinci sửa chữa / chuyển vào 00:35 ngày 07/04/2006
    Được ldvinci sửa chữa / chuyển vào 00:36 ngày 07/04/2006
  6. ldvinci

    ldvinci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Bổ xung, nếu các bạn không vào được link trên, hãy thử lại :
    http://proj293.forumer.com
    Chào mừng các bạn đến trang web Proj293 !!!
  7. cantocnau

    cantocnau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2003
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Éc éc thế là đã bị lừa. Lan Hương giờ đi đâu cũng có nhóc tì lẽo nhẽo đằng sau rồi, lấy đâu ra xinh nữa hử? Hum nào up mấy cái ảnh cưới cho mọi người ghen tị cái nhỉ.
    Hic, con gái ST xinh thì cũng có xinh thật dưng mà hơi bị "dữ", hihi. Dưng mà được cái tâm hồn đẹp, nhỉ.
    Ơ nhưng pls be noted là tớ học lớp thầy Thiều chứ có fải học lớp cô Hoa đâu. Nhầm à? Cô Hoa chủ nhiệm lớp chuyên Pháp khoá sau tớ cơ mừ.
    Được cantocnau sửa chữa / chuyển vào 09:57 ngày 07/04/2006
  8. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0

    Éc éc thế là đã bị lừa. Lan Hương giờ đi đâu cũng có nhóc tì lẽo nhẽo đằng sau rồi, lấy đâu ra xinh nữa hử? Hum nào up mấy cái ảnh cưới cho mọi người ghen tị cái nhỉ.
    Hic, con gái ST xinh thì cũng có xinh thật dưng mà hơi bị "dữ", hihi. Dưng mà được cái tâm hồn đẹp, nhỉ.
    Ơ nhưng pls be noted là tớ học lớp thầy Thiều chứ có fải học lớp cô Hoa đâu. Nhầm à? Cô Hoa chủ nhiệm lớp chuyên Pháp khoá sau tớ cơ mừ.
    [/quote]
    Thế là đã có nhóc tỳ rồi cơ đấy ! tâm hồn đẹp hay không thì không biết nhưng "dữ" thì không phải hơi mà là "cực".
    to :idvinci . Lịch sử NH tôi cũng mơ hồ lắm nhưng mà làm trang web khi nói về lịch sử NH mà ghi được 3 dòng (hic... hic) thì mọi người cười chết . Tốt hơn hết là del . Đợi có web và tại liệu cụ thể thì post cũng chưa muộn
    thân ái
  9. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Một gia đình có 2 con gái tài năng
    Ngày 26/4/2005. Cập nhật lúc 10h 27''
    Vợ chồng thầy giáo Vương Văn Tân cùng làm nghề dạy học ở quê hương Trạng Bùng (huyện Thạch Thất, Hà Tây). Gia đình thầy có hai con gái vừa ngoan vừa giỏi. Cả hai thi HS giỏi môn Vật lý đều nhiều lần đạt giải của tỉnh và quốc gia. Hai chị em cùng được nhận ?ogiải thưởng Phùng Khắc Khoan? và đều được tuyển thẳng vào lớp cử nhân khoa học tài năng của trường ĐHQG.
    Làng trên xóm dưới, bà con ai cũng ngợi khen: ?oChị tài, em giỏi thật rạng danh con nhà giáo?. Cô chị là Vương Thị Kim Thanh (23-1-1983) cô em là Vương Thị Thanh Thuỷ (21/8/1986). Chị em Thanh đã kế thừa được ý chí phấn đấu và tinh thần làm việc độc lập ở người cha, đức tính siêng năng chăm chỉ của người mẹ. Do đó, liên tục suốt 12 năm học, Thanh là HS giỏi xuất sắc toàn diện. Hồi lớp 5, Thanh đã từng là HS giỏi nhất nhì huyện về môn Văn. Song càng học lên các lớp trên, thiên hướng của Thanh lại chuyển sang yêu thích các môn học tự nhiên. Vốn ham học, lại được cha mẹ và các thầy cô giáo, nhất là thầy chủ nhiệm lớp Nguyễn Văn Hùng - GV dạy Vật lý ở trường THCS Thạch Thất - dìu dắt khích lệ, khơi bùng lên trong em niềm say mê môn Vật lý nên Thanh học rất giỏi môn này. Sau khi giành giải nhất cấp tỉnh lớp 9, Thanh đã dự thi và trúng tuyển vào lớp chuyên Lý 1 (khoá 1997-2000) của trường THPT chuyên Nguyễn Huệ - Hà Tây.
    Sau khi giành giải Nhất HSG lớp 12 môn Vật lý cấp Tỉnh, Thanh là hy vọng lớn nhất của thầy cô và các bạn. Ở kỳ thi học sinh giỏi (HSG) quốc gia tháng 12/2000, Thanh đã tham gia và đạt giải nhì, rồi trong kỳ thi HSG Vật lý châu Á tổ chức tại Đài Loan tháng 6/2001, Thanh đạt giải Khuyến khích. Với thành tích ấy, Thanh được tuyển vào học lớp Cử nhân Khoa học Tài năng K5-K446 chuyên ngành Vật lý của trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Thanh đã được học cùng nhiều bạn SV có bề dày thành tích. Và rồi với sự tự tin, lòng kiên trì và ý chí quyết tâm cao, cộng với tinh thần say mê, tự học, tự khám phá, Thanh đã từng bước nâng dần thành tích học tập của mình ở mỗi kỳ học để có những cú bứt phá ngoạn mục. Sau năm học thứ nhất, Thanh mới chỉ ?olọt? vào tốp 12 SV giỏi nhất khoa. Nhưng đến hết năm học thứ hai, Thanh đã vượt lên dẫn đầu tốp sinh viên tài năng này và được nhận cùng lúc 2 suất học bổng: Một học bổng mức cao nhất của trường dành cho HSG xuất sắc và một học bổng của ?oDự án khuyến khích tài năng trẻ?.
    Không chỉ học giỏi các môn học trong chương trình chính khoá, Thanh còn rất ham học tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong khi các bạn khác lao vào học ở các trung tâm dạy ngoại ngữ quảng cáo ?orất kêu? thì Thanh chủ yếu là tự học và học thêm ở chính các thầy cô dạy trong trường. Điều đáng nói là: ở kỳ thi nhiều vòng nhằm tuyển chọn các SV xuất sắc nhất khoá học để cấp học bổng toàn phần du học tại Pháp - do chính các giáo sư người Pháp trực tiếp kiểm tra vấn đáp - Thanh là nữ sinh duy nhất của trường trúng tuyển.
    Tháng 10/2003, Thanh đã trở thành SV năm thứ 3 của trường ĐH Pôlitecnic - trường ĐH Bách khoa nổi tiếng tại Pari, thủ đô nước Pháp và cô luôn là một trong những SV xuất sắc của trường.
    Noi theo gương chị gái, Thanh Thuỷ cũng gặt hái được những thành tích học tập đáng trân trọng. Cả quá trình học ở phổ thông, Thuỷ liên tục là HS giỏi xuất sắc toàn diện. Là HS thi tuyển vào lớp chuyên Lý 1 (khoá 2001-2004) của trường THPT chuyên Nguyễn Huệ - Hà Tây, ban đầu Thuỷ xếp thứ 20 trong lớp. Nhưng cũng nhờ có ý chí quyết tâm cao, không ngừng học hỏi để vươn lên nên cả ba năm học lớp 10, 11 và 12, tham dự đội tuyển thi HSG môn vật lý, Thuỷ đều giành giải nhất tỉnh; tham gia kỳ thi HSG khối 12 quốc gia, em đã giành giải ba.
    Với kết quả đó, cũng như chị gái - Thanh Thuỷ lại được tuyển thẳng vào lớp Cử nhân Khoa học tài năng K8-K49 của trường ĐHKHTN (ĐHQG) chuyên ngành Vật lý. Hiện nay, em đang là SV năm thứ nhất của trường. Với kết quả điểm trung bình các môn học kỳ I năm học 2004 -2005 là 9,3; Thuỷ cũng được cấp học bổng mức cao nhất, được học bổng của ?oDự án khuyến khích Tài năng trẻ?. Họ quả là những nữ sinh ưu tú.
    ------------------------------------------------------------------------------------------
    Đọc bài này mà mát mặt
  10. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Còn cái này thì .................................
    Một số trao đổi với tác giả các bài báo và ông Trần Trọng Hà về tập Atlat địa lý dùng trong nhà trường

    Trong thời gian gần đây, trên một số mặt báo, xuất hiện các bài viết về tập ?oAtlat Địa lí Việt Nam? dùng trong nhà trường phổ thông. Có thể liệt kê ra đây các bài báo của các tác giả sau: Nguyễn Đức Toàn đăng trên báo Khoa học và đời sống (số 86 ngày 25/10/ 2004); Kiều Hương - Thanh niên Online (ngày 23/2/2005); Ngân Anh - báo Lao động (số 306 ngày 5/1 l/2005); Ngọc Lê - báo Hà Nội Mới Tin chiều (số 360 ngày 3/11/2005 và số 368 ngày 11/1l/2005); Trịnh Vũ - báo Vnexpress (ngày 20/1 l/2005); Thu Hiền - báo Pháp luật (ngày 22/1 l/2005) và Trần Trọng Hà - báo Thanh niên (số 343 ngày 9/12/2005). Một điều đáng ngạc nhiên là các bài báo đăng trên các báo khác nhau vào các thời gian khác nhau nhưng nội dung, thông tin lại trùng lặp nhau, lặp đi lặp lại, thậm chí gần giống nhau từ tên tiêu đề, tên đề mục, ảnh minh họa (ảnh ông Trần Trọng Hà chỉ tay vào cuốn Atlat). Điều đó khiến người đọc hoài nghi về tính trung thực, khách quan và ý nghĩa tích cực của các bài báo.
    Cuốn ?oAtlat Địa lí Việt Nam? được xuất bản lần đầu từ 1992, sau đó được tái bản tới 9 lần, đã thực sự trở thành một tài liệu ?ocẩm nang? cho giáo viên và học sinh ở các trường phổ thông trong việc giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí là điều không phải bàn luận. Tuy nhiên, có thể nói rằng không một công trình khoa học nào hay tác phẩm bản đồ nào hoàn chỉnh tới mức không còn một sai sót. Bởi vì công tác thành lập bản đồ, nhất là đối với việc thành lập Atlat bao gồm nhiều trang bản đồ, phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp với một đội ngũ tác giả gồm nhiều nhà khoa học chuyên ngành về địa lí, địa chất, Kinh tế - xã hội, bản đồ, các nhà sư phạm,... và một đội ngũ biên tập viên đông đảo mới có thể hoàn thành các khâu từ bản phác thảo, biên tập, biên vẽ, đến in ấn và xuất bản. Vì thế, cuốn ?oAtlat Địa lí Việt Nam? cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Những sai sót trong tập Atlat như các bài báo nêu ra chỉ là những ?ohạt sạn?. Để giảm thiểu các ?ohạt sạn? đó, Công ty Bản đồ - Tranh ảnh giáo khoa - Cơ quan tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn ?oAtlat Địa lí Việt Nam? đã từng trao đổi về nội dung khoa học, về kiến thức địa lí cũng như các nguồn tư liệu tham khảo với một số tác giả bài báo cũng như với người cung cấp thông tin cho báo (ông Trần Trọng Hà), đã làm tờ trình trả lời những vấn đề mà các báo nêu ra đối với lãnh đạo các cơ quan chủ quản (Vụ Giáo dục Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục, các thành viên Hội đồng Bộ môn Địa lí) để dư luận có thể hiểu rõ hơn.
    Khi đọc tất cả các bài báo nêu trên, với tư cách là những người làm công tác Bản đồ giáo khoa, nghiên cứu và giảng dạy địa lí, chúng tôi xin trao đổi với tác giả các bài báo và ông Trần Trọng Hà - người cung cấp thông tin về một số vấn đề sau:
    Thứ nhất, khi phê phán một tập Atlat địa lí trước hết người đó phải am hiểu những kiến thức cơ bản về Atlat, về kiến thức địa lí. Atlat không đơn giản là một tập hợp các bản đồ địa lí khác nhau ở dạng một cuốn sách. Atlat chứa trong đó một hệ thống các bản đồ liên kết hữu cơ với nhau bổ sung cho nhau, xuất phát từ mục đích yêu cầu (công năng) của Atlat và từ những đặc điểm sử dụng Atlat. Atlat có tính thống nhất nội tại cao, thống nhất về cơ sở toán học, về nội dung, về phương pháp thể hiện, về bố cục. Vì thế không thể đọc từng trang bản đồ - nhặt từng ?ohạt sạn? trong đó để rồi quy kết, đánh giá chất lượng của tập Atlat. Việc làm đó chẳng khác nào ?othầy bói xem voi? như các cụ xưa đã nói.
    Thứ hai, do không có hiểu biết về chuyên môn bản đồ học nên một số ý kiến đưa ra trong các bài báo là không đúng sự thật và suy diễn sai kiến thức địa lí. Xin dẫn ra đây một số thí dụ sau:
    Các tác giả nhầm lẫn và không phân biệt được khái niệm bản đồ và biểu đồ.
    Trong các bài báo của Ngọc Lê và Trịnh Vũ có nêu: ?o4 biểu đồ kinh tế năm 2000? và ?otrong bản đồ thương mại 2 bản đồ cơ cấu...?o thật ra đấy là 4 bản đồ ngành nông nghiệp năm 2000 và 2 biểu đồ về cơ cấu giá trị hàng xuất nhập khẩu.
    Do không hiểu biết về đặc điểm cấu trúc của một tập Atlat địa lí và nguyên tắc tổng quát hoá bản đồ, không hiểu được nguyên tắc thành lập bản đồ công nghiệp chung với bản đồ công nghiệp ngành nên chuyên viên cao cấp Trần Trọng Hà đã nêu vấn đề 2 mỏ khí Lan Đỏ và Lan Tây thể hiện trên bản đồ công nghiệp ngành không có kinh vĩ tuyến vì vậy không có giá trị pháp lí (vi phạm toàn vẹn lãnh thổ) nên đã lớn tiếng đề nghị thu hồi tập Atlat.
    Các tác giả và ông Trần Trọng Hà cần phải đọc toàn bộ các trang bản đồ để thấy rõ tính toàn vẹn lãnh thổ được thể hiện rất đầy đủ trong toàn tập Atlat. Đặc biệt ở bản đồ hình thể và bản đồ hành chính được thiết kế bởi hai trang nên toàn bộ lãnh thổ phần đất liền và trên biển đều được thể hiện chính xác. Còn lại, tất cả các trang bản đồ Việt Nam tỉ lệ 1 : 6 000 000 được thiết kế trong một trang, đều có bản đồ phụ tỉ lệ 1 : 18 000 000 thể hiện toàn bộ quần đảo Trường Sa để khẳng định tính toàn vẹn lãnh thổ. Tất cả các trang bản đồ tự nhiên đều có thiết kế lưới kinh vĩ tuyến để định vị lãnh thổ và các địa điểm trên bản đồ. Bản đồ địa chất và khoáng sản tỉ lệ 1 : 6 000 000 không thể hiện được 2 mỏ khí Lan Đỏ và Lan Tây theo tỉ lệ và kích thước trong khung bản đồ chính, nhưng đã được thể hiện trong bản đồ phụ tỉ lệ 1: 18000 000-khẳng định chủ quyền của hai mỏ này. Đối với các trang bản đồ chuyên đề về kinh tế - xã hội vì trong cùng một tập Atlat nên không cần thiết kế lưới kinh vĩ tuyến, nhưng ở bản đồ ?oCông nghiệp Năng lượng? tỉ lệ 1 : 9 000 000 vẫn thể hiện khai thác hai mỏ khí Lan Đỏ và Lan Tây. Vì vậy, việc ông Trần Trọng Hà đề nghị thu hồi tập Atlat tái bản lần thứ 9 là hồ đồ về chuyên môn và chính trị, hơn nữa tập Atlat này đã được duyệt qua Ban biên giới - Bộ Ngoại giao trước khi phát hành.
    Trong bài viết của Trịnh Vũ, Ngọc Lê đều cho là: ?o...Hàng loạt các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Hoà Bình không có bất cứ một điểm công nghiệp nào...?o. Mong các tác giả bài báo và ông Trần Trọng Hà hãy đọc kĩ trang bản đồ công nghiệp chung (trang 16) chú ý phần giải thích thì sẽ thấy có kí hiệu điểm công nghiệp ở các tỉnh trên. Cũng như thế, hãy đọc trang bản đồ du lịch (trang 20) các trung tâm du lịch quốc gia Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh đều có kí hiệu thể hiện di tích lịch sử Cách mạng.
    Thứ ba, nhiều ý kiến nhận xét về Atlat địa lí Việt Nam không đúng về mặt kiến thức địa lí, thí dụ:
    - Ý kiến thắc mắc tại sao ở phía Bắc sông Krông Ana lại thể hiện đầm lầy, vậy trên cao nguyên cũng có đầm lầy hay sao (Nguyễn Đức Toàn)? Ai đã từng lên cao nguyên Đăk Lăk đều phải ngỡ ngàng trước các đồng bằng phù sa ven sông Krông Ana, đặc biệt đồng bằng Đăk Lăk hồ hiện nay đang nằm trong tình trạng lầy lội giữa có một hồ nước rộng (dài 3 km, rộng 2 km). Vào mùa khô trên mặt nước phẳng lặng của hồ Lăk mọc đầy cỏ lác, nhiều đàn cò và sếu đi tìm nước đậu trắng xoá cả một vùng (Lê Bá Thảo - thiên nhiên Việt Nam trang 184). Vì thế, từ việc không hiểu rõ đặc điểm địa hình vùng cao nguyên Đăk Lăk, tác giả bài báo đã có một số suy diễn sai về mặt địa lí, đặc biệt về địa mạo cho rằng ở cao nguyên (độ cao từ 500 - 1000m) thì không bao giờ có địa hình đầm lầy, cũng như cho rằng đồng bằng chỉ có ở vùng thấp.
    Một số bài báo dẫn theo lời ông Trần Trọng Hà cho là: ?oở bản đồ trang 10 nhìn vào lát cắt địa hình sẽ thấy thành phố Hồ Chí Minh cách sông Đồng Nai khoảng 20 km là sông Bé trên cùng vị trí?. ở đây tác giả và ông Trần Trọng Hà đã nhầm lẫn vị trí giữa sông Bé và sông Đồng Nai. Sông Bé chỉ là một phụ lưu của sông Đồng Nai, đoạn sông chảy từ hồ Trị An về thành phố Hồ Chí Minh là sông Đồng Nai chứ không phải là sông Bé như các tác giả đã nhầm lẫn. ?oBản đồ trang 11 có ước hiệu thể hiện quy mô dân số thị xã Tây Ninh có số dân lớn hơn các thị xã Hà Đông, Bắc Giang, Bắc Ninh... Mặc dù ngược lại, thị xã Hà Đông, Bắc Giang đông gấp 2 lần thị xã Tây Ninh... ?o. Chúng tôi được biết các tác giả Atlat lấy số liệu chính xác trong cuốn ?oTài liệu Kinh tế - Xã hội 631 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Việt Nam? - Nhà xuất bản Thống kê năm 2002. Theo đó thì dân số thị xã Tây Ninh là 122.194 người trong khi thị xã Bắc Giang chỉ có 95.268 người, Bắc Ninh là 75.598 người. Không hiểu ông Trần Trọng Hà lấy số liệu ở đâu ra mà lại đưa tin sai sự thật như thế!
    Thứ tư, một số ý kiến đưa ra trong các bài báo không đúng sự thật. Thí dụ:
    Ông Nguyễn Đức Toàn giáo viên trường chuyên Nguyễn Huệ - Hà Tây trong bài báo của mình có dẫn: ?o Các bản đồ trang 11 , 12 và 13 có cụm từ ?oquy mô dân số, (ở phía Tây tỉnh Quảng Ngãi)? và ?oở bản đồ Lúa trang 14 phần chú giải ghi đơn vị tính sản lượng lúa là ha (1mm tương ứng với 100000 ha)?. Trong các tập Atlat xuất bản lần 8 ở các trang bản đồ đó không hề có lỗi như ông Toàn đưa ra. Có thể ông Toàn đọc phải Atlat in lậu để rồi từ đó có nhận xét thiếu khiêm tốn và tôn trọng các tác giả Atlat mà phần lớn trong số họ là những người thấy dạy trực tiếp ông Toàn.
    Cũng vì thế mà ông Nguyễn Đức Toàn còn ?ophát hiện? bảng chú giải có kí hiệu sét, cao lanh mà trong thực tế nước ta có nhiều khoáng sản này nhưng lại không tìm được một mỏ sét, cao lanh nào trên bản đồ - hình như chúng biến thành mỏ than cả rồi??. Đúng như ông Toàn đã phát hiện, nhưng tiếc thay có thể ông đọc phải Atlat in lậu, ông hãy đọc kĩ bản đồ Địa chất khoáng sản (trang 6) trong lần in thứ 8 và thứ 9 sẽ tin thấy rất nhiều mỏ sét và cao lanh trên bản đồ.
    Trong bài báo của Ngọc Lê (Hà Nội Mới tin chiều số 360 ngày 3/1 l/2005) đưa tin ?o...trong bản đồ thương mại 2 bản đồ cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá, diện tích cây công nghiệp cũng bị chữa lại số liệu?. Đó là một thông tin sai vì trong bản đồ Thương mại (trang 19) không hề có bản đồ cơ cấu xuất nhập khẩu mà đó là 2 biểu đồ và không thể có nội dung về diện tích cây công nghiệp trong bản đồ Thương mại được.
    Theo nghị quyết 22/2003 QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội, tỉnh lị của Lai Châu là thị trấn Phong Thổ và tỉnh lị của Đăk Nông là thị trấn Gia Nghĩa chưa là thị xã như các bài báo nêu trên đưa ra.
    Thứ năm, vấn đề các bài báo tập trung đề cập về những thay đổi số liệu giữa các lần tái bản - dẫn theo ý kiến của ông Trần Trọng Hà. Theo chúng tôi sự thay đổi số liệu để có được những thông tin chính xác hơn, cập nhật hơn là điều tích cực, ghi nhận sự cố gắng lớn của cơ quan xuất bản. Những số liệu cập nhật đó đều theo nguồn thống kê chính thống của Nhà nước, do vậy, độ tin cậy và tính pháp lí được đảm bảo. Các báo dẫn theo ý kiến của ông Trần Trọng Hà so sánh giữa tái bản lần 8 với lần 9 được thống kê tới 7 trang giấy khổ A4 và cho đó là những sai sót nghiêm trọng, ?osạn nhiều vô kể? hay ?o9 lần tái bản càng về sau nó lại càng nhiều sạn vô cùng?. Theo chúng tôi những ý kiến đó là thiếu tính xây dựng, ?othổi phồng? vấn đề. Trong số trích dẫn của ông Trần Trọng Hà có nhiều điểm không chính xác cả về kiến thức địa lí và kiến thức bản đồ (như đã trình bày ở trên). Nhiều nội dung được bổ sung, nhiều số liệu được cập nhật của lần tái bản thứ 9 so với lần thứ 8 trên cơ sở số liệu chính thống, theo chương trình SGK mới là một sự cố gắng lớn đáng hoan nghênh.
    Có thể khẳng định rằng, tập ?oAtlat địa lí Việt Nam? tái bản lần thứ 9 đã khắc phục và hạn chế được những ?ohạt sạn? trước đây và là một tác phẩm bản đồ có chất lượng cao đáp ứng tốt cho công tác giảng dạy và học tập môn Địa lí ở các trường phổ thông.
    Tập ?oAtlat Địa lí Việt Nam? được sửa chữa, tái bản tới 9 lần đủ thấy nó có tác dụng và ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với giáo viên và học sinh học tập môn Địa lí ở nhà trường phổ thông. Nhận xét và góp ý kiến với tinh thần và trách nhiệm xây dựng cho một tài liệu giảng dạy và học tập bộ môn là rất đáng trân trọng và được hoan nghênh, coi đó là những đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục của đất nước. Trái với tinh thần đó và với một động cơ cá nhân sẽ làm cho vấn đề giáo dục càng trở nên phức tạp và có hại cho sự nghiệp giáo dục chung.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này