1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai là chỉ huy trận Làng Vây

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi altus, 26/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Ai là chỉ huy trận Làng Vây

    Các bác,

    Có bác nào biết ai là chỉ huy trực tiếp trận Làng Vây tháng 2 năm 1968 không ? Trận này do E24/F304 đảm nhiệm chính cùng một số đơn vị khác. Không rõ chỉ huy trận đánh là BCH E hay BCH F, cụ thể tên tuổi cấp bậc là những ai ? Có phải F trưởng 304 thời đó là Hoàng Đan không ? Hay là Đặng Đình Hồ ?
  2. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bác nhiều.
    Vậy tại thời điểm đánh Làng vây thì F trưởng 304 là Nguyễn Thái Dũng ? Sách có chép ai trực tiếp chỉ huy trận này không bác ? Ông Dũng hay ông Phê hay ban chỉ huy nhiều người ?
    Ông Thái Dũng này có phải từng là E trưởng E88/308 và E102/308 không nhi?. Nhân đây hỏi các bác luôn khi E102 đánh A1 thì ai là E trưởng ? Nhiều tài liệu nói trong chiến dịch ĐBP thì E trưởng 102 là Hùng Sinh, nhưng cũng nhiều chỗ chép tới sau giai đoạn 1 thì E trưởng là Thái Dũng ? Vậy có phải cả 2 ông này đều làm E trưởng E 102 trong ĐBP không ?
    Được altus sửa chữa / chuyển vào 03:11 ngày 29/08/2006
  3. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    ======
    Em xem cuốn F304:
    Ngày 23/1/68 trung đoàn trưởng E24 là Lê Công Phê.
    Lực lượng đánh làng vây gồm:
    E24 (thiếu D6 tăng cường cho mặt trận Huế), 2 đại đội đặc công4 & 40, tiểu đoàn 3 sư 325, 1 tiểu đoàn pháo 122mm thuộc E45, E công binh 7 (thiếu), 2 đại đội xe tăng3 & 9 (16 chiếc) do F304 chỉ huy.
    Lực lượng địch gồm: 4 đại đội thám báo nguỵ 101, 102, 103, 104 ~ 700 tên, cộng các lực lượng khác ~ 900 tên.
    12/6/1968 F304 lui về sau củng cố bàn giao trận địa cho F308, bác Nguyễn Thái DŨng đang là sư trưởng F304 chuyển sang làm sư trưởng F308. Bác Hoàng Đan làm sư trưởng F304, bác Hoàng Thế Thiện là chính uỷ.
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Ông Thái Dũng là E trưởng E88 (F308), ông Hùng Sinh là E trưởng E102 (F308).
    Đến khi F308 về tiếp quản HN thì E trưởng E102 là anh hùng Nguyễn Quốc Trị.
    Hình như trong suốt thời gian chiến dịch ĐBP không có sự thay đổi nhân sự nào từ cấp trung đoàn trở lên (?)
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
  6. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Thế thì có thể chỗ này chép nhầm chăng:
    http://www.quandoinhandan.org.vn/dienbien/so3/dbp311.htm
  7. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Trên đó thỉnh thỉnh thoảng vẫn nhầm, mình phải tự sửa sai thôi , có quyển chiến lệ về trận Làng Vây nhưng còn dấu mật đỏ chót nên không dám post lên đây. Nếu bác ở HN, chịu khó tìm thì có thể có đọc được.
    Trong các trận đánh được chuẩn bị kỹ như trận Làng Vây, thường thì có ban chỉ huy chứ không phải do cá nhân chỉ huy.
  8. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Không rõ lúc bắt đầu chiến dịch thế nào. Chứ khi đoàn 102 chuyển từ mặt trận phía Tây sang, trung đoàn trưởng là bác Hùng Sinh, trận này đoàn 102 gặp khó khăn, trung đoàn trưởng vào đồn trực tiếp chiến đấu cùng chiến sỹ. Sau khi đoàn 102 rút, đoàn trưởng Hùng Sinh lên BTT với cái đầu bị băng kín, xém tí nữa thì bị Đại tướng phạt vì quá xông xáo.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Các bác dừng chuyện Điện Biên Phủ ở đây nhá, đang bàn về Làng Vây mà.
    F304 tham chiến ở Làng Vây-Nguồn: Sư đoàn 304-Tập hai.
    Chương hai-Đánh Mỹ tại mặt trận Đường 9-Khe Sanh (Mậu Thân-1968)
    ?oCuối năm 1967, sau hai mùa khô đọ sức quyết liệt với quân viễn chinh Mỹ, lực lượng quân sự, chính trị của ta ngày càng lớn mạnh, trình độ tác chiến được nâng cao. Ta đã tổng kết và tích lũy nhiều kinh nghiệm phong phú. Thế trận chiến tranh nhân dân được xây dựng vững chắc trên các địa bàn, uy hiếp địch từ nhiều phía. Nhân dân ta đã đánh bại một bước rất cơ bản cuộc ?ochiến tranh cục bộ? của đế quốc Mỹ và dồn chúng vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược. Diễn biến cơ bản của tình hình là ta đang ở thế thắng, thế chủ động vâ thuận lợi địch đang ở thế thua, thế bị động và khó khăn, tình hình cũng cho phép ta có thề chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của ta sang một thời kỳ mới-Thời kỳ giành tháng lợi quyết định? (Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Những sự kiện quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1980, tr.66). Trên cơ sở đánh giá tình hình như vậy, tháng 12 năm 1967, Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định: ?oNhiệm vụ trọng đại và cấp bách của ta là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn đảng, toàn quân toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên một bước phát triền cao nhất, bằng phương pháp tổng công kích-tồng khởi nghĩa đề giành thắng lợi quyết định? (Sách đã dẫn, tr.66).
    Chấp hành nghị quyết của Bộ Chính trị, quân dân hai miền dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, đã ráo riết chuẩn bị bước vào trận quyết chiến chiến lược mới, theo mức độ và phạm vi nhiệm vụ từng địa phương, đơn vi.
    Các sư đoàn chủ lực kề cả các lực lượng binh chủng, kỹ thuật trên miền Bắc đã được củng cố, tăng cường trang bị, lân lượt nhận lệnh của Bộ, bí mật lên đường ra trận.
    Sư đoàn 304 được lệnh hành quân đi B-đi vào chiến trưởng miền Nam trong bối cảnh tình hình, nhiệm vụ lịch sử vẻ vang đó. Cả sư đoàn ra trận, với tính chất là lực lượng chủ lực cơ động của Bộ, nhất định sư đoàn sẽ tham, gia đánh lớn theo yêu cầu nhiệm vụ chiến lược của chiến trường. Đúng như thế, sư đoàn được Bộ giao nhiệm vụ tham gia tác chiến trên hướng chiến lược Đường 9-bắc Quảng Trị.
    Ở khu vực bắc Quảng Trị, ngay từ tháng 8 năm 1966, để tạo thêm một hướng chiến lược mới, nhằm gây sức ép thu hút một bộ phận lực lượng chiến lược quan trọng của địch, phổi hợp cùng chiến trường miền Nam đánh Mỹ, Quân ủy Trung ương đã quyết định mở mặt trận Đường 9-bắc Quảng Trị và đưa sư đoàn 324 thuộc Quân khu 4, sau đó là sư đoàn 325 vào đó hoạt động. Thấy quân ngụy không đủ sức đối phó với lực lượng chủ lực của ta, đế quốc Mỹ đã phải tung những đơn vị ?ocon cưng?, những loại ?ochủ bài? của quân lực Hoa Kỳ ra thay thế, tăng cường bảo vệ đường số 9 dề đối đầu với chủ lực của miền Bắc. Đến tháng 2 năm 1967, số quân địch dồn ra tuyến đường 9 lên tới 8 tiểu đoàn bộ binh, trong đó có 3 tiểu đoàn lính Mỹ, 9 tiều đoàn pháo binh với 42 khẩu từ 105 đến 175 mi-li-mét. Không kể số quân ngụy, gần 3 vạn tên lính Mỹ đã có mặt tại đây.
    Đề thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, ở mặt trận đường 9, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đã quyết định tăng cường cho Bộ tư lệnh mặt trận B5, cử thiếu tướng Trần Quý Hai, Phó Tổng tham mưu trưởng làm Tư lệnh, thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làm Chính ủy và đưa thêm các sư đoàn 320, 304 cùng một số lớn đơn vị binh chủng kỹ thuật vào hoạt động.
    Nhiệm vụ cụ thể trong mùa khô năm 1968 được Đảng ủy Mặt trận B5 họp bàn và xác định:
    Tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng của Mỹ-ngụy, chủ yếu là Mỹ. Khi có điều kiện thì phá vỡ một bộ phận tuyến phòng ngự của địch ở đường 9 và phát triển vào Trị Thiên-Huế;
    Thu hút, giam chân lực lượng Mỹ-ngụy càng nhiều càng tốt và tiếp tục tiêu diệt chúng;
    Hiệp đồng chặt chẽ với các chiến trường trên toàn miền Nam tạo điều kiện thuận lợi cho Trị Thiên-Huế nổii dậy, chủ yếu là Huế và giải phóng nông thôn đồng bằng.
    Căn cứ vào tính chất đặc điểm chiến trường đường 9, Đảng uỷ Mặt trận B5 đã tổ chức, sứ dụng lực lượng chia thành hai hướng:
    Hướng phía tây, mục tiêu chủ yếu là Khe Sanh, cụm phòng ngự liên hoàn kiên cố nhất của Mỹ-ngụy ở tây đường 9, được mặt trận xác định là hướng chỗ yếu, do hai sư đoàn 304 và 325 đảm nhiệm. Hướng phía đông gồm hệ thống căn cứ hành quân, hỏa lực, hậu cần của địch từ Cửa Việt, Đông Hả kéo dài tới tận Cà Lu là hướng quan trọng do sư đoàn 320 vâ ba trung đoàn (của sư đoàn 324 cũ) phụ trách.
    Để tạo khu đệm, chuẩn bị phát triển vào Trị Thiên-Huế, trung đoàn 27 được phân công và hoạt động sâu phía nam đường 9.
    Lực lượng binh chủng pháo binh, lần đầu tiên có cả trung đoàn 675 và 45, pháo dư bị chiến lược của Bộ tham gia được bố trí thành 5 cụm: hai cụm cho hướng Khe Sanh, hai cụm cho hướng đông, một cụm ở giữa hai hướng.
    Binh chủng thiết giáp chỉ đưa một lực lượng nhỏ-tiều đoàn 198 xe tăng (thiếu) nhưng đây cũng là lần đầu xe tăng ta có mặt ở chiến trường. Tiều đoàn 198 được tăng cường cho hướng trọng điểm: Khe Sanh.
    Thời gian mở cuộc tiến công trên mặt trận đường 9 dự kiến khoảng cuối tháng 2 năm 1968. Các đơn vị đều có khoảng thời gian trên một tháng đề tập kết lực lượng và tồ chức nắm được địch tình, thực địa, chuẩn bị chiến trường.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Đường 9 vốn là một chiến trường nóng bỏng đối với Mỹ-ngụy trong những năm qua nhất là từ khi lực lượng chủ lực của ta-các sư đoàn 325, 324, các đơn ví pháo binh...-tham gia đánh địch mở hướng tiến công chiến lược mới trên chiến trường miền Nam. Nay bước vào mùa khô năm 1968, một khối lượng lớn gấp bội lực lượng và binh khí kỹ thuật của ta đang được tăng cường tại đây báo hiệu trước những đòn sấm sét sẽ tiếp tục giáng xuống đầu kẻ thù nhằm thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng ta.
    Chiến trường Khe Sanh nằm ở tây bắc Quảng Trị, sát biên giới Việt-Lào, phía nam giới tuyến quân sự tạm thời, bao gồm một phần đất thuộc huyện Hương Hóa (Quảng Trị) và một phần phía đông huyện Sê Pôn (Lào) diện tích khoảng 1.000 ki-lô-mét vuông. Con đường số 9 chạy từ Đông Hà, qua Khe Sanh đi Lao Bảo rồi sang Lào.
    Khe Sanh là chiến trường rừng núi. Ngoài những núi động cao, ở đây còn có rừng già, cây cao, xen kẽ với đồi lau, cỏ tranh.
    Con sông lớn Sê Pôn chảy từ tây sang đông ở phía nam đường 9, chia cất phía tây chiến trường thành hai mảnh bắc-nam, tới phía nam Làng Vây lại chảy xuôi về nam chia cật thành hai mảnh đông-tây. Mùa khô mực nước sông thấp, có nhiều chỗ lội qua được. Con sông thứ hai là Rào Quán ở phía tây Tà Cơn, nằm giữa hai dãy núi cao chảy từ tây bắc xuống đông nam; bờ cao, dốc đứng, là chướng ngại thiên nhiên khi tiếp cận Tà Cơn. Ngoài hai sông lớn còn rất nhiều suối, khe ngang dọc, mùa khô rất ít nước, có chỗ chỉ là khe cạn, nhưng sau một trận mưa to, thì nước dâng cao rất nhanh, chảy xiết không thể qua lại được. Đặc biệt, khi mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11, mưa lũ cao nhất là tháng 7, 8, 9. xe cơ giới không hoạt động được, vận chuyển khó khăn.
    Về đường sá, ở đây chỉ có quốc lộ số 9. Đoạn từ Khe Sanh đến Chuội San (Lào) có tới 20 ngầm, các ngầm thấp hơn mặt đường từ 5-10 mét, khi chuẩn bị mở chiến dịch ta có làm gấp thêm một sổ đường để cơ động ở nam, bắc đường 9.
    Hương Hóa là một huyện vùng cao của tỉnh Quáng Trị, đất rộng, phần lớn là rừng núi, có khoảng 3 vạn người dân tộc Vân Kiều, Tà Ôi sinh sống. Kinh tế lạc hậu, đời sống hết sức khó khăn, nhưng nhân dân sớm giác ngộ cách mạng, rất căm thù giặc; dưới sự lãnh đạo của đảng bộ và chính quyền đia phương, nhân dân sơ tán vào rừng, không hợp tác với giặc và hết lòng ủng họ, giúp đỡ cách mạng.
    Để kìm kẹp nhân dân, ở chi khu quân sự Hương Hóa, địch đóng một đại đội địa phương quân và ở Làng Vây chúng tổ chức trại lực lượng đặc biệt (thám báo) do Mỹ tổ chức, huấn luyện và chỉ huy để đánh phá cơ sở cách mạng. Ở Huội San (thuộc đất Lào) có một tiểu đoàn ngụy Lào.
    Kể từ khi đế quốc Mỹ trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam, chúng đã rất chú trọng đến cái thung lũng mang tên Khe Sanh này. Từ đầu năm 1966, Mỹ-ngụy đã thiết lập tuyến phòng thủ dọc đường 9 từ Cà Lu đi Huội San. Khe Sanh được đế quốc Mỹ dốc tiền của, phương tiện kỹ thuật xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm, một ?ocái neo? ở phía tây hệ thống phòng thủ phía nam khu phi quân sự, tạo thành một bàn đạp đánh phá ngăn chặn lực lượng vũ trang của ta, mở các cuộc hành quân cắt đứt các tuyến vận tải chiến lược-đường mòn Hồ Chí Minh. Tại đây, chúng tập trung xây dựng cụm cứ điềm Tà Cơn ở bắc đường 9 với những công sự kiên cố, dày đặc, bố trí thành thế phòng thủ liên hoàn, trong đó có cả một sân bay cỡ lớn. Từ tháng 5 năm 1967, trung đoàn lính thúy đánh bộ Mỹ số 26 lên chiếm đóng cụm cứ điểm Tà Cơn. Chúng còn lập các cứ điểm án ngữ phía bắc trên các cao điểm 950-530-832-845 và hai cứ điểm án ngữ phía tây là 575-573. Ngoài lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, còn có tám đại đội lực lượng đặc biệt ngụy và bảo an tham gia chốt giữ bảo vệ khu căn cứ.
    Cùng với việc đưa bọn lính ?ocổ da? loại lính sừng sỏ nhất, có lịch sử ỉâu đời của quân đội Mỹ lên chiếm đóng Khe Sanh, bọn chi huy quân sự Mỹ còn chuẩn bị thiết lập một hệ thống (hàng rào điện tử Mác Na-ma-ra?, với hàng trăm tấn dây thép gai, hàng triệu quả mìn các loại, các máy móc điện tử mới nhất như ?ocây nhiệt đới?, ?omáy ghi tiếng động?, để phát hiện ngăn chặn mọi hoạt động của ta.

Chia sẻ trang này