1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai là chỉ huy trận Làng Vây

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi altus, 26/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Để thực hiện nhiệm vụ tiến công Khe Sanh, Bộ tư lệnh mặt trận dự kiến hai phương ăn:
    Một là: cùng một lúc diệt một số cứ điềm ngoại vi, sau đó đánh thông vào khu trung tâm. Muốn vậy phải đánh công sự vững chắc một số trận, phải sử dụng lực lượng tương đối lớn.
    Hai là: diệt một số điểm ngoại vi, sau đó gây ép buộc địch ra giải tỏa, tạo điều kiện đánh địch ngoài công sự, phương án này thì lực lượng sử dụng vừa phải, có khả năng diệt nhiều địch, ta ít thương vong.
    Sau khi cân nhấc kỹ hai phương án trên, căn cứ vâo tình hình địch và khà năng của ta. Bộ tư lệnh Mặt trận chọn phương án hai.
    Đoàn cán bộ đi chuẩn bị chiến trường của sư đoàn 304 vừa vào đến trạm 30A thì được Bộ tư lệnh giao nhiệm vụ sơ bộ là phải đi trinh sát ngay Huội San, Hương Hóa và Làng Vây.
    Sau đó, khi đồng chí Thái Dũng sư đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Trọng Hợp phó chính uỷ sư đoàn được triệu tập về Mặt trận nhận nhiệm vụ thì sư đoàn tiếp tục giao nhiệm vụ cho cán bộ các cấp đi gấp nghiên cứu tiếp chuẩn bị phương án đánh Hương Hóa, Huội San.
    Theo ý đinh chỉ đạo của Bộ, các lực lượng vũ trang ở Mặt trận đường 9 phải nổ súng sớm hơn dự kiến, phải đánh lớn, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, để thu hút và giam chân phần lớn quân địch ở phía bắc Quảng Trị, đảm bảo kế hoạch phối hợp chung với các chiến trường trên miền Nam. Ở hướng chủ yếu, sư đoàn 304 và sư đoàn 325 cùng các lực lượng phối thuộc phải nổ súng tiến công trước vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh, vị trí then chốt của địch trên tuyến phòng thủ đường 9, trong đêm 20 rạng ngày 21 tháng 1 năm 1968.
    Sau khi nhận nhiệm vụ ở Mặt trận về, tại Ha Sin Pê Ru đêm 14 tháng 1 năm 1968, đảng ủy sư đoàn 304 đã có một cuộc họp kéo dài từ 18 giờ hôm trước đến 3 giờ sáng hôm sau để bàn về nhiệm vụ chiến dịch và chiến đấu. Dự cuộc họp có đồng chí Mai Quang Ca, cục phó cục chính trị Mặt trận B5 và đồng chí Trần Nguyên Độ là phái viên của Quân Khu 3 đi với sư đoàn (đến ngày 19 tháng 1 có quyết định của Bộ bồ nhiệm đồng chí Trần Nguyên Độ làm chính ủy sư đoàn).
    Sở dĩ cuộc họp kéo dài là vì có sự thay đổi về thời gian, lúc đầu dự định nổ súng mở màn chiến dịch cuối tháng 2, nay đổi lại là ngày 20 tháng 1. Như vậy công tác chuẩn bị chiến đấu hết sức khẩn trương, bộ đội trải qua cuộc hành quân đường dài vừa vào tới chiến trường, việc tồ chức ém quân, việc chuẩn bị gạo, đạn chưa làm được, công tác trinh sát và chuẩn bị phương án chiến đấu cũng mới bắt đầu triền khai. Tất cả thời gian cho phép chuẩn bị chỉ còn trong 4, 5 ngày tới. Trong khi đó nhiệm vụ của Mặt trận giao cho sư đoàn rất nặng nề:
    Sư đoàn được tăng cường tiều đoàn xe tăng 198, một trung đoàn cao xạ, có nhiệm vụ mở màn chiến dịch: tiêu diệt tiểu đoàn 33 ngụy Lào, giải phóng Huội San; tiêu diệt chi khu quân sự quận ly Hương Hóa; sẵn sàng đánh quân viện của địch ở nam, bắc đường 9, đoạn từ Khe Sanh đến Lao Bảo.
    Quyết tâm của sư đoàn dùng trung đoàn 24 và một số xe tăng đánh Huội San; trung đoàn 66 đánh Hương Hóa; trung đoàn 9 sẵn sàng đánh viện.
    Quán triệt ý nghĩa quan trọng yêu cầu mở màn chiến dịch đúng thời gian quy định của Bộ và Mặt trận, với tác phong của một sư đoàn chủ lực cơ động, hội nghị đã bàn kỹ phương án tác chiến, tổ chức và sử dụng lực lượng, bảo đảm đánh thắng giòn giã trận đầu. Vấn đề khó khăn nhất là công tác bảo đảm vật chất, đảng ủy hạ quyết tâm thực hiện khẩu hiệu ?ohậu cần trên vai, tiến vào đánh địch đúng thời gian trên quy định?, vì không còn thời gian chuẩn bị lập các kho hậu cần tại chỗ của từng đơn vị. Khó khăn nhất là trung đoàn 9 phải đưa quân luồn vào ém phía nam đường 9, phải tự túc lo lấy hoàn toàn khâu hậu cần. Do thay đổi nhiệm vụ, ngay đêm hôm đó, cán bộ trung đoàn 24 không dự đến hết hội nghị, phải về đơn vị đề kịp đưa bộ đội chuyển sang hướng Huội San, cán bộ trung đoàn 66 cũng nhanh chóng đưa bộ đội vào khu vực tập kết đánh Hương Hóa. Đây là một thử thách khắc nghiệt ngay từ trận đầu đối với sư đoàn, trong một lúc phải triển khai hai trận đánh công sự vững chắc, phải bảo đảm thắng lợi đề mở màn cho cuộc tiến công lịch sử.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Để thực hiện nhiệm vụ tiến công Khe Sanh, Bộ tư lệnh mặt trận dự kiến hai phương ăn:
    Một là: cùng một lúc diệt một số cứ điềm ngoại vi, sau đó đánh thông vào khu trung tâm. Muốn vậy phải đánh công sự vững chắc một số trận, phải sử dụng lực lượng tương đối lớn.
    Hai là: diệt một số điểm ngoại vi, sau đó gây ép buộc địch ra giải tỏa, tạo điều kiện đánh địch ngoài công sự, phương án này thì lực lượng sử dụng vừa phải, có khả năng diệt nhiều địch, ta ít thương vong.
    Sau khi cân nhắc kỹ hai phương án trên, căn cứ vâo tình hình địch và khà năng của ta. Bộ tư lệnh Mặt trận chọn phương án hai.
    Đoàn cán bộ đi chuẩn bị chiến trường của sư đoàn 304 vừa vào đến trạm 30A thì được Bộ tư lệnh giao nhiệm vụ sơ bộ là phải đi trinh sát ngay Huội San, Hương Hóa và Làng Vây.
    Sau đó, khi đồng chí Thái Dũng sư đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Trọng Hợp phó chính uỷ sư đoàn được triệu tập về Mặt trận nhận nhiệm vụ thì sư đoàn tiếp tục giao nhiệm vụ cho cán bộ các cấp đi gấp nghiên cứu tiếp chuẩn bị phương án đánh Hương Hóa, Huội San.
    Theo ý đnh chỉ đạo của Bộ, các lực lượng vũ trang ở Mặt trận đường 9 phải nổ súng sớm hơn dự kiến, phải đánh lớn, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, để thu hút và giam chân phần lớn quân địch ở phía bắc Quảng Trị, đảm bảo kế hoạch phối hợp chung với các chiến trường trên miền Nam. Ở hướng chủ yếu, sư đoàn 304 và sư đoàn 325 cùng các lực lượng phối thuộc phải nổ súng tiến công trước vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh, vị trí then chốt của địch trên tuyến phòng thủ đường 9, trong đêm 20 rạng ngày 21 tháng 1 năm 1968.
    Sau khi nhận nhiệm vụ ở Mặt trận về, tại Ha Sin Pê Ru đêm 14 tháng 1 năm 1968, đảng ủy sư đoàn 304 đã có một cuộc họp kéo dài từ 18 giờ hôm trước đến 3 giờ sáng hôm sau để bàn về nhiệm vụ chiến dịch và chiến đấu. Dự cuộc họp có đồng chí Mai Quang Ca, cục phó cục chính trị Mặt trận B5 và đồng chí Trần Nguyên Độ là phái viên của Quân Khu 3 đi với sư đoàn (đến ngày 19 tháng 1 có quyết định của Bộ bồ nhiệm đồng chí Trần Nguyên Độ làm chính ủy sư đoàn).
    Sở dĩ cuộc họp kéo dài là vì có sự thay đổi về thời gian, lúc đầu dự định nổ súng mở màn chiến dịch cuối tháng 2, nay đổi lại là ngày 20 tháng 1. Như vậy công tác chuẩn bị chiến đấu hết sức khẩn trương, bộ đội trải qua cuộc hành quân đường dài vừa vào tới chiến trường, việc tồ chức ém quân, việc chuẩn bị gạo, đạn chưa làm được, công tác trinh sát và chuẩn bị phương án chiến đấu cũng mới bắt đầu triền khai. Tất cả thời gian cho phép chuẩn bị chỉ còn trong 4, 5 ngày tới. Trong khi đó nhiệm vụ của Mặt trận giao cho sư đoàn rất nặng nề:
    Sư đoàn được tăng cường tiều đoàn xe tăng 198, một trung đoàn cao xạ, có nhiệm vụ mở màn chiến dịch: tiêu diệt tiểu đoàn 33 ngụy Lào, giải phóng Huội San; tiêu diệt chi khu quân sự quận ly Hương Hóa; sẵn sàng đánh quân viện của địch ở nam, bắc đường 9, đoạn từ Khe Sanh đến Lao Bảo.
    Quyết tâm của sư đoàn dùng trung đoàn 24 và một số xe tăng đánh Huội San; trung đoàn 66 đánh Hương Hóa; trung đoàn 9 sẵn sàng đánh viện.
    Quán triệt ý nghĩa quan trọng yêu cầu mở màn chiến dịch đúng thời gian quy định của Bộ và Mặt trận, với tác phong của một sư đoàn chủ lực cơ động, hội nghị đã bàn kỹ phương án tác chiến, tổ chức và sử dụng lực lượng, bảo đảm đánh thắng giòn giã trận đầu. Vấn đề khó khăn nhất là công tác bảo đảm vật chất, đảng ủy hạ quyết tâm thực hiện khẩu hiệu ?ohậu cần trên vai, tiến vào đánh địch đúng thời gian trên quy định?, vì không còn thời gian chuẩn bị lập các kho hậu cần tại chỗ của từng đơn vị. Khó khăn nhất là trung đoàn 9 phải đưa quân luồn vào ém phía nam đường 9, phải tự túc lo lấy hoàn toàn khâu hậu cần. Do thay đổi nhiệm vụ, ngay đêm hôm đó, cán bộ trung đoàn 24 không dự đến hết hội nghị, phải về đơn vị đề kịp đưa bộ đội chuyển sang hướng Huội San, cán bộ trung đoàn 66 cũng nhanh chóng đưa bộ đội vào khu vực tập kết đánh Hương Hóa. Đây là một thử thách khắc nghiệt ngay từ trận đầu đối với sư đoàn, trong một lúc phải triển khai hai trận đánh công sự vững chắc, phải bảo đảm thắng lợi đề mở màn cho cuộc tiến công lịch sử.
    Sư đoàn giao nhiệm vụ cho trung đoàn 66 tiến công mở màn ở Khe Sanh, trước hết tiêu diệt chi khu quân sự và quận ly Hương Hóa, sau đó dùng một bộ phận chốt giữ, không cho địch chiếm lại. Trước khi nổ súng phải có lực lượng chốt giữ Ku Bốc và cao điểm 471, và phải giữ được các chốt đó bằng bất cứ giá nào; sử dụng một tiểu đoàn bám đường 9-chuàn bị đánh viện.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    14 giờ ngày 18 tháng 1 năm 1968, chỉ huy trung đoàn 66 hạ quyết tâm: sử dụng tiểu đoàn 7, được tăng cường một đại đội ĐKZ 82, một đại đội cối 82, một trung đội vận tải, một tiều đội đặc công, một tiểu đội công binh, diệt địch ở Hương Hóa.
    Tiều đoàn 9 đưa một trung đội chốt ở Ku Bốc, một trung đội ở cao điểm 471, lực lượng còn lại chuẩn bị đánh địch ở khu vực nam, đông nam Ku Bốc.
    Mọi công tác chuẩn bị cho trận đánh mở màn được trung đoàn tập trung chỉ đạo, từ khây nắm địch, cho đến việc điều động lực lượng tăng cường cho tiểu đoàn 7, kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận đặc biệt bảo đảm bí mật cho đến giờ nổ súng.
    Quyết tâm của trung đoàn được quán triệt đến mọi đơn vị, từng cán bộ, chiến sĩ.
    Trong cùng thời gian đó, ngày 18 tháng 1 năm 1968 hai trung đoàn 95 C và 101D của sư đoàn 325 đã đánh các cứ điểm Động Tri, 845, 683, 573 đề phối hợp cho lực lượng của ta áp sát Hương Hóa, Tà Cơn.
    12 giờ ngày 20 tháng 1, tiểu đoàn 7 trung đoàn 66 bắt đầu xuất kích, nhưng đường đi vừa bị B.52 địch rải bom, cây cối đổ ngổn ngang, đơn vị tiến quân chậm, nhiều bộ phận bị lạc. Mãi đến 4 giờ sáng 21 tháng 1, đại bộ phận mới đến dược vi trí tập kết. Giữ vững quyết tâm bảo đảm thời gian phối hợp mở màn chiến dịch, chỉ huy trung đoàn ra lệnh nổ súng vào lúc 4 giờ 45 phút.
    Chi khu quân sự, quận ly Hương Hóa nằm ngay trên đường 9, do hai đại đội ngụy đóng giữ. Là vị trí ở trung tâm Khe Sanh nên chi khu Hương Hóa được địch coi là nơi an toàn nhất đối với chúng.
    Từ 2 giờ sáng ngày 21, cụm pháo binh các sư đoàn 304, 325, các đơn vi Pháo D.74 (loại pháo mới 122 ly nòng dài lần đầu xuất trận), hỏa tiễn ĐKB của các trung đoàn 675, 45 của Bộ đã được lệnh bắn mãnh liệt các sân bay, sở chỉ huy các trận địa pháo binh địch ở Tà Cơn, Hương Hóa, các điểm cao 832, 471.
    Đòn sấm sét chưa từng có bất ngờ giội xuống khu vực Khe Sanh. Cùng lúc đó, ở hướng đông, pháo binh ta cũng giội đạn vào căn cứ hỏa lực lớn nhất của địch ở cao điềm 241.
    Bọn địch chưa kịp hiểu ý đồ đối phương trước đòn bắn pháo kéo dài, mãnh liệt của pháo binh ta, thì lực lượng tiều đoàn 7 đã nhanh chóng mở cứa mở, tiến công ào ạt vào căn cứ chi khu quân sự Hương Hóa. trận đánh công sự vững chắc trong hoàn cảnh không có nhiều thời gian chuẩn bị, lại phải đánh ban ngày, nên cuộc chiến đấu trở nên hết sức khó khăn. Trận đánh phải kéo dài suốt cả ngày 21 đến 9 giờ 30 phú ngày 22 tháng 1, ta mới hoàn toàn làm chủ được căn cứ. Trận đánh thể hiện ý chí quyết đánh và quyết thắng của cán bộ chiến sĩ ta, dám chấp nhận hy sinh cho thắng lợi. Đồng chí Nguyện Văn Thiềng tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7 hy sinh, ban chỉ huy đại đội 2 bị thương vong gần hết, chỉ còn chính trị viên Tô Công Kiên bị thương gãy tay vẫn tiếp tục chỉ huy chiến đấu cho đến khi kết thúc trận đánh.
    Đúng như dự kiến của ta, khi ta nổ súng đánh Hương Hoá, đich đã cho đại đội 258 địa phương quân đổ bộ đường không xuống Ku Bốc, đại đội 11 tiểu đoàn 9 đã đợi chúng ở đây. Do tồ chức nghi binh và giữ bí mật tốt, nên anh em đã chờ địch đổ quân xuống rồi nó súng diệt gần hết đại đội này; một số tên sống sót chạy ra phía Làng Khoai thì bị các chiến sĩ trung đoàn 9 bắt sống, trong đó có tên Nguyễn Đình Thiệp trung úy đại đội trưởng.
    Trận này, đồng chí Trần Đình Kỳ tiểu đội trưởng bắn một phát B.40 diệt một máy bay trực thăng và 12 tên địch, sau đó đồng chí còn hướng dẫn chiến sĩ trong tiểu đội mình diệt được một trực thăng khác.
    Trung đoàn 66 đã chấp hành nghiêm chỉnh lệnh nổ súng đúng thời gian của Mặt trận và hoàn thành nhiệm vụ của sư đoàn với quyết tâm cao. Tuy ta không tiêu diệt gọn, một số lớn địch chạy được về Làng Vây nhưng chiếm được Hương Hóa, ta đã thu được một kho lương thực, giải quyết được một khó khăn lớn của mặt trận lúc này, và giúp cho sư đoàn có điều kiện phát triển cuộc tiến công.
    Trận tiến công mở đầu tiêu diệt căn cứ chi khu quân sự Hương Hóa của trung đoàn 66 (sư đoàn 304) và một loạt trận đánh vây các cao điểm quanh Tà Cơn của sư đoàn 325 cùng các trận bán pháo mãnh liệt chưa từng thấy của pháo binh ta đã làm rung chuyền hệ thống phòng thủ đường 9 của đế quốc Mỹ.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong khi trung đoàn 66 đánh Hương Hóa thì trung đoàn 24 chuẩn bị đánh Huội San.
    Huội San là khu vực phòng ngự của tiểu đoàn 33 ngụy Lào, bao gồm 6 đại đội bộ binh và một số trung đội dân vệ khoảng 730 tên, chúng tồ chức phòng ngự trong 13 điểm lớn nhỏ, điềm lớn lực lượng khoảng một đại đội, điểm nhỏ khoảng một trung đội, chí huy sở đặt tại vị trí Tà Mây. Địch tổ chức cụm phòng ngự này là để bịt đường 9, ngăn chặn việc vận chuyền của ta. Để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo của chiến dịch, ta phải quét địch ở đây, mở đường đưa lực lượng cùng binh khí kỹ thuật vào chuẩn bị đánh Làng Vây, Tà Cơn... Theo kế hoạch chiến dịch, đêm 23 tháng 1 năm 1968 ta tiếp tục tiến công cứ điểm Huội San
    và mục tiêu chủ yếu của trận đánh là tiêu diệt căn cứ Tà Mây, sở chi huy cụm quân địch ở Huội San.
    Đề đảm bảo cho trận đánh chắc thắng, Bộ tư lệnh Mặt trận tăng cường cho trung đoàn 24 một đại đội xe tăng, một đại dội công binh, một lực lượng địa phương và một số cán bộ địch vận của bạn Lào.
    Cũng do trận đánh phải chuẩn bị gấp, nên bộ binh và xe tăng chưa có điều kiện hợp luyện. Sáng ngày 23 tháng 1, cán bộ đại đội 7 bộ binh và đại đội 3 xe tăng, đơn vị đánh trận hướng chú yếu mới tổ chức hiệp đồng kế hoạch trên bàn cát. Các đồng chí phó phòng tác chiến Mặt trận, đại diện Bộ tư lệnh thiết giáp và đồng chí Lê Công Phê, trung đoàn trưởng trung đoàn 24 cùng tham dự. Sau đó, đại đội trưởng xe tăng chỉ đủ thời gian giới thiệu với cán bộ, chiến sĩ đại đội 7 về tính năng chiến đấu của xe và những quy đinh bảo đảm an toàn trong lúc xe vận động; bộ đội chỉ được tập nhảy lên, nhảy xuống và vận động theo xe trong khoảng thời gian tối thiếu.
    19 giờ ngày 23 tháng 1 năm 1968, các đơn vi bộ binh hành quân chiếm lĩnh trận đia. 20 giờ các trung đội xe tăng lần lượt xuất kích.
    Trên đường vào vị trí xuất phát tiến công, đội hình xe tăng lân lượt vượt qua các ngầm số 1, 2 đến ngầm thứ 3 thì xe tăng 555 bị sa lầy, việc tổ chức cứu, kéo xe rất khó khăn. Các đồng chí chi huy xe tăng, công binh và đồng chí chỉ huy binh chủng hợp thành cũng có mặt tại ngầm số 3 đề tổ chức, chỉ huy cứu xe, khi chiếc xe 555 vừa kéo được lên thì xe 558 lại bị sa lầy, nặng hơn. Lúc này địch phát hiện được ta, từ trong các căn cứ vi trí chúng bán ra khá mạnh, đồng thời máy bay địch cũng trút hom, bắn phá dữ dội dọc dường 9, yếu tồ bí mật, bất ngờ không còn nữa. Trước tình hình khó khăn đó, 6 giờ sáng ngày 24 tháng 1, trung đoàn trưởng trung đoàn 24 ra lệnh cho bộ binh vận động vượt lên trước, kiên quyết tiến công địch. Cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 3 và đại đội 8 tiểu đoàn 6 bất chấp bom đạn giặc đã xông lên tiếp cận địch. Đại đội 7 đã bám được hàng rào phía tây bắc; đại đội 6 từ phía đông bắc đã mở cửa đột phá vào vị trí địch; đại đội 8 chiếm Tà Ngân; nhưng các mũi tiến công của ta đã bị hỏa lực địch chặn lại.
    Lúc 6 giờ 30 phút, xe tăng số 558 đã được cứu khỏi ngầm. Không chờ đủ đội hình xe và để kịp thời phối hợp với bộ binh, đại đội trưởng xe tăng Phan Văn Mai đã nhảy lên xe 555 chỉ huy dẫn đầu cùng xe tăng 558 và các đồng chí công binh, bộ binh ngồi lên xe tăng theo đường 9 xông thẳng vào cứ điểm địch, bất chấp máy bay địch bắn chặn ác liệt vào đội hình xe.
    Bọn địch đang chống trả quyết liệt các mũi tiến công của tay bất thinh lính thấy xe tăng ta xuất hiện xông vào căn cứ. Địch hoàn toàn bị bất ngờ, lần đầu thấy xe tăng ta nên chúng hốt hoảng, rối loạn. Chớp đúng thời cơ và như được tiếp thêm sức mạnh, các mũi tiến công của ta đã đồng xoạt xung phong. Bộ binh và công binh bám sau xe tăng vượt qua cổng chính, đánh chiếm đầu cầu và phát triển ra các hướng lần lượt diệt các ổ đề kháng của địch, chia cắt địch. Trận đánh diễn ra mau lẹ, 8 giờ sáng, ta hoàn toàn lâm chủ căn cứ Tâ Mây. Một số lớn địch bị tiêu diệt, số còn lại chạy ra xung quanh bị ta bao vây, bắt sống 300 tên, số còn lại chạy về được căn cứ Làng Vây.
    Trung đoàn 24 đánh trận đầu giữa ban ngày khi quân địch được phòng thủ trong công sự vững chắc, đã lập công xuất sắc. Đại đột xe tăng 3 có 11 xe tăng, mới chỉ có 2 xe vào tham chiến đã tạo điều kiện tốt cho bộ binh đánh địch, sau đó cả 11 xe đã trở về vị trí tập kết an toàn.
    Trận đánh Huội San đã được cụm pháo của sư đoàn 325 chi viện đắc lực, từ đầu đến cuối trận đánh.
    Chiến thắng Huội San phải kể đến công lao của các chiến sĩ công công binh, tiêu biểu là trung đội phó Bùi Ngọc Dương đã cùng anh em chuẩn bị đường sá, cầu, ngầm cho xe cứu kéo xe khi bị sa lầy, sau đó đồng chí đã ngồi trên xe tăng sử dụng súng 12,7 ly đánh máy bay địch và chi viện đắc lực cho bộ binh, khi bị thương vẫn tiếp tục chỉ huy cho đến lúc kết thúc trận đánh (Đồng chí Bùi Ngọc Dương sau được Quốc hội, Chính phủ truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân).
    Căn cứ Huội San bị tiêu diệt cùng với chi khu quân sự Hương Hóa bị san bằng, sư đoàn 304 đã cắt đứt hai mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ phía tây đường 9 của địch.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Nhận rõ mối uy hiếp nghiêm trọng đang siết chặt vòng quanh Tà Cơn và phát hiện lực lượng ta quanh căn cứ, đế quốc Mỹ đã tập trung lực lượng không quân, pháo binh, không tiếc bom đạn ra sức đánh phá ngăn chặn, đồng thời tăng cường cấp tốc cho Khe Sanh thêm một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 9 lính thủy đánh bộ. Kể cả tiểu đoàn quân biệt động số 37 của Sài Gòn, lực lượng đồn trú bảo vệ Khe Sanh của Mỹ đến ngày 26 tháng 1 năm 1968 đã lên tới con số 6.000 tên.
    Để đối phó với cuộc bao vây, máy bay Mỹ cấp tốc rải 250 máy ghi âm điện tử rất nhạy ở quanh Khe Sanh trong vòng bốn ngày đã ghi mọi âm thanh, địa chấn, truyền tín hiệu về trung tâm để phân tích, xác định hoạt động của quân ta.
    Ở hướng đông, sư đoàn 320 đưa lực lượng vào đánh cắt đường 9 ở đoạn Tân Lâm-Cà Lu và chuẩn bị đánh chi khu quận ly Cam Lộ. Các cụm pháo binh mặt trận bắn phá Cồn Tiên, Dốc Miếu, Đông Hà gây cho địch nhiều tồn thất. Ở Khe Sanh, thấy tàn quân ở các nơi chạy dồn về Tâ Cơn, hai cụm pháo phía bắc và nam đã tập trung bân phá nhiều đợt vào căn cứ.
    Bộ đội đặc công hải quân đánh tàu, khóa cảng Cửa Việt.
    Các lực lượng địa phương liên tục đánh giao thông trên đường và đường 9, uy hiếp nhiều vị trí địch.
    Trước sức ép quân sự của quân ta ở đường 9 tăng lên rõ vệt, bộ chỉ huy quân sự Mỹ vội vã đưa thêm lực lượng tổng dự bị ra phía bắc. Oét-mo-len phải đáp máy bay từ Sài Gòn ra Đà Nẵng họp bàn với các tư lệnh lính thủy đánh bộ và lục quân vùng I, tăng cường tức tốc toàn bộ sư đoàn A-mê-ri-cơn và hai lữ đoàn thuộc sư đoàn ky binh số 1 cho vùng I; chuyển lữ đoàn lính thủy đánh bộ của Nam Triều Tiên ra Đà Nẵng thay thế lính thủy đánh bộ Mỹ; tăng thêm một lữ đoàn thuộc sư đoàn dù 101, và lập kế hoạch sẵn sàng đưa cả sư đoàn vào chiến đấu khi cần thiết. Đồng thời Oét-mo-len cho thành lập ngay sở chỉ huy quân sự Mỹ-Việt ở phía trước (gọi tắt là MACVPORWARD) đặt tại Phú Bài để điều khiến lực lượng, chống trả cuộc tiến công của ta ở Đường 9-Khe Sanh.
    Tổng số lực lượng địch tập trung ở đây ịên tới con sổ kỷ lục là 43 tiểu đoàn chủ lực (25 tiểu đoàn Mỹ, 18 tiểu đoàn ngụy) với 69.490 tên (40.800 Mỹ, 28.690 tên ngụy).
    Như vậy là cùng với các sư đoàn 325, 320, các đơn vị của các binh chủng và các lực lượng vũ trang địa phương, sư đoàn 304 đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giam chân, thu hút một bộ phận lực lượng cơ động chiến lược của địch, tạo thế rất quan trọng cho toàn miền bước vào cuộc tiến công và nồi dậy đồng loạt tết Mậu Thân, một đòn chiến lược đã được chuẩn bị hết sức bí mật.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Ngày 30 và 31 tháng 1 năm 1968, trong khi địch đang lo đối phó với mặt trận Khe Sanh thì, theo mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, quân ta đã mở cuộc tổng tiến công đồng loạt vào 39 trên tổng số 44 tỉnh lỵ và thành phố, 71 trên tổng số 242 quận ly và hàng trăm vị trí địch trên toàn miền Nam.
    Những đòn giáng đầu tiên đã nhằm đúng các cơ quan đầu não chỉ huy của địch như đại sứ quán Mỹ, dinh Độc lập, bộ tổng tham mưu quân ngụy, các sở chl huy quân đoàn, quân binh chủng, sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn của Mỹ-ngụy và chư hầu, các tiểu khu, chi khu quân sự; ta còn tiến công 45 sân bay, hàng chục bến tàu, căn cứ hải quân địch, làm tê liệt mọi hoạt động liên lạc, vận chuyển của chúng. Kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và nổi dậy, ở nhiều thành phố, thị xã, thị trấn đường phố, cùng với hoạt động của lực lượng vũ trang, nhân dân đã giành quyền làm chủ bằng nhiều hình thức và trên nhiều vùng rộng lớn nông thôn, quần chúng đã cùng lực lượng vũ trang địa phương xoá bỏ bộ máy kìm kẹp của địch, phá vỡ hàng loạt ?oấp chiến lược?, đập tan, bức rút nhiều hệ thống đồn bốt, xây dựng chính quyền cách mạng, mở rộng và củng cố vùng giải phóng. Quân và dân Trị Thiên-Huế đã tiến công và nổi dậy chiếm hầu hết các mục tiêu và đã cơ bản làm chủ thành phố Huế.
    Tin thắng lợi trên toàn miền và đặc biệt tin ta đã đánh chiếm được thành phố Huế đã làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ sư đoàn. Mọi người cũng được biết tiểu đoàn 6 của trung đoàn 24 làm nhiệm vụ tăng cường cho Trị Thiên-Huế và trung đoàn 9A-đơn vị cũ của sư đoàn đã vinh dự tham gia trong trận tiến công giải phóng cố đô Huế lần này.
    Trong không khí thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền, cán bộ, chiến sĩ toàn sư đoàn đều náo nức chuẩn bị cho trận đánh Làng Vây.
    Theo kế hoạch tác chiến, sau khi diệt Tà Mây (Huội San), đêm 26 tháng 1 ta sẽ tiến công, diệt cứ điểm Làng Vây. Nhưng công tác chuẩn bị cho trận đánh không bảo đảm kịp đường vận chuyển cho xe tăng nên thời gian nổ súng tiến công phải lùi lại.
    Làng Vây là một cứ điểm tương đối mạnh trong hệ thống phòng thủ đường 9 của địch, được xây dựng trên 2 điểm cao 320 và 230, cách căn cứ Làng Vây cũ 2 ki-lô-mét (đã bị ta diệt tháng 5 năm 1967); không chỉ án ngữ bảo vệ đường 9, Làng Vây do tiều dân biệt kích thám báo ngụy bảo vệ dưới sự chi huy của cố vãn Mỹ, còn là ?otên lính gác? bảo vệ cho cụm cứ điểm Tà Cơn.
    Lực lượng địch ở đây bố trí thành hai cụm:
    Cụm 1 nằm trên điểm cao 230, lực lượng địch có một trung đội thám báo, hai cố vấn Mỹ. Là đồn tiền tiêu của căn cứ nhưng địch cũng xây dựng ở đây nhiều lô cốt, hầm ngầm, nhiều ụ súng, ngoài có ba hàng rào kẽm gai vây kín.
    Cụm 2 là đồn chính được chia làm 6 khu vực. Các khu vực rào ngăn cách bằng dây kẽm gai nhưng vẫn có hệ thống hầm hào liên lạc được với nhau. Xung quanh căn cứ bao bọc bởi sáu hàng rão kẽm gai theo các kiểu cũi lợn, mái nhà. Trong đồn chính cò 21 lô cốt, trung tâm mỗi khu đều có hầm ngầm, nhiều nhà hộp kết hợp với ụ súng, các chiến hào nổi đắp bằng bao cát, trở thành công sự chiến đấu và là bức tường thành hạn chế việc đánh phá của ta. Lực lượng địch có bốn đại đội thám báo ngụy 101, 102, 103, 104, khoảng 700 tên, mỗi đại đội chốt giữ một khu. Một trung đội thám báo Mỹ 35 tên ở khu trung tâm, ở giữa là khu vực chỉ huy của tiểu đoàn. Ngoài quân số trên, lúc này còn thêm gân 200 quân ngụy Lào và bọn tàn quân ở Hương Hoá chạy về đây, đưa tổng số địch ở Làng Vây lên tới hơn 900 tên.
    Sau khi ta đánh Huội San, địch phát hiện ta có xe tăng nên chúng đã tăng cường cho Làng Vây nhiều súng chống tăng B.90; đồng thời đưa thêm một trung đội biệt kích chiếm giữ phía đông nam gần sân bay lên thẳng; một mặt chúng làm thêm công sự, và tung thêm các tổ thám báo ra ngoài căn cứ để lùng sục và phát hiện ta; mặt khác, địch cho máy bay kể cà B52 liên tục đánh phá dọc đường 9 suốt ngày đêm, đề phòng ta tiến công. Tuy vậy, sau đòn tổng tiến công của ta trên toàn miền Nam, bọn lính trong cứ điểm hết sức hoang mang, một số đào ngũ, một số tự thương để được về phía sau. Từ khi ta áp sát hình thành thế bao vây căn cứ, mọi sinh hoạt của địch đều khó khăn, thực phẩm thiếu thốn, sự phân biệt đối sử giữa bọn chỉ huy và cố vấn Mỹ ở vòng trong, bọn ngụp và bọn lính ngụy Lào ở vòng ngoài, gây thêm sự chia rẽ. Làm cho chúng không tin nhau và ngày đêm nơm nớp lo sợ ta đánh.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong lúc các đơn vị binh chủng đang triển khai các công tác chuẩn bị chiến đấu thì lực lượng bộ binh ta đã áp sát hình thành thế bao vây căn cứ Làng Vây.
    Tiểu đoàn 4 cho một trung đội của đại đội 3 chốt ở điềm cao 400 (đông bắc Làng Vây 1 ki-lô-mét), đại đội 2 chốt ở đồi trọc cách Làng Vây ki-lô-mét, đại đội 3 dùng 2 khẩu cối 60 cơ động bí mật bắn vào đồn.
    Tiểu đoàn 3 (sư đoàn 325) áp sát phía nam Làng Vây, cho một đại đội chốt ở Làng Troài và dùng mìn định hướng phục kích địch nếu chúng nống ra.
    Ta áp sát bao vây chốt, địch đã phải co lại, không dám đi lùng sục xa. Việc bắn cối vào đồn đã làm cho chúng thương vong một sồ, hạn chế liếp tế vì trực thăng không hạ cánh được, phải thả hàng bằng dù. Tinh thần bọn địch thêm phần hoang mang.
    Ngày 30 tháng 1, địch cho hại tiểu đội đi bộ và 4 ô tô chở lính chạy về hướng Tà Cơn, bị đơn vị chốt của tiểu đoàn 3 và tiều đoàn 4 xuất kích diệt 7 tên, địch phải quay trở lại Làng Vây.
    Ngày 5 tháng 2, địch cho 70 tên nống ra phía nam, chốt của tiều đoàn 3 đã để địch lọt vào trận địa phục kích, nổ mìn định hướng diệt 40 tên. số còn lại bỏ chạy trở lại đồn. Ở hướng bắc, một trung đội địch lùng sục phát hiện chốt của đại đội 2, hai bên chạm súng. Địch gọi máy bay tới tưới xăng đốt cháy cả khu đồi tranh và bắt được chiến sĩ Đỗ Trọng Mai; cả đêm hôm đó, Mai bị địch tra tấn dã man nhưng anh chỉ khai mỗ một câu: ?oTôi ở đơn vị 8/3 được chỉ huy giao cho chốt giữ quả đồi này?, ngoài ra Mai không nói gì, bí mật trận đánh vẫn được giữ vững.
    Cùng ngày hôm đó, chỉ huy sư đoàn cử đồng chí Dũng Chi tham mưu phó và một số cán bộ cơ quan đến sở chỉ huy của trung đoàn 24 ở tây bắc Làng Vây 1 ki-lô-mét để tăng cường chỉ huy.
    Thời gian nổ súng là 23 giờ ngày 5 tháng 2 nhưng đến trưa hôm đó, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định hoãn trận đánh và dùng vô tuyến điện báo lệnh cho trung đoàn 24, nhưng khi chiến sĩ thông tin trung đoàn 24 đang nhận điện thì đài trưởng báo cáo có máy bay trinh sát điện tử bay trên bầu trời, anh em tự động tắt máy không liên lạc nữa. Thời gian còn rất ít, vì vậy, Bộ tư lệnh đã phải cử phái viên và hai liên lạc chạy hỏa tốc đem lệnh xuống. Hai đồng chí liên lạc đi tắt rừng bí lạc, đồng chí Tân phái viên xuống đến nơi thì bộ đội đã xuất kích và lúc 17 giờ báo cáo về là đơn vị đã chiếm lĩnh xong.
    Tới giờ nổ đúng, bộ đội không thấy pháo bắn, anh em cũng phán đoán là hoãn, vì vậy cán bộ chỉ huy các đơn vị cho bộ đội chờ đợi thêm 30 phút, sau đó ra lệnh cho anh em rút, đồng thời tổ chức ngụy trang, cảnh giới đường chiếm lĩnh. Bộ đội đã rút về an toàn. Hành dộng của ta vẫn giữ được bí mật.
    Sáng ngày 6 tháng 2, các đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm chiếm lĩnh và tiếp tục làm công tác chuẩn bị, anh em nóng lòng chờ đợi giờ nổ súng.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    17 giờ ngày 6 tháng 2 năm 1968, trận tiến công căn cứ Làng Vây bắt đầu.
    Pháo binh của trung đoàn 45 và pháo binh của sư đoàn 304 đồng loạt bắn phá dữ dội vào căn cứ địch.
    Lợi dụng tiếng nổ của pháo, đại dội 9 xe tăng theo đường 9 tiến vào tuyến triển khai chiến đấu. Công binh đã sửa chữa cầu, ngầm tổ chức cứu kéo kịp thời bảo đảm cho xe tăng vận động thuận lợi, đến 23 giờ cả 8 xe tăng đã vào đến cầu Bi Hiên cách địch 2 ki-lô-mét. Đại đội 3 xe tăng sau 12 ngày giấu mình ở Pê Sai cũng gạt hết các sọt đất ngụy trang, lội theo dòng sông Sê Pôn tiến vào đến làng Troài cách địch 800 mét.
    Các đơn vi bộ binh đều báo cáo về đã chiếm lĩnh xong trận địa, 23 giờ 15 phút, pháo ta bắn đợt 2. Trên các hướng tiến công, bộ binh và xe tăng ta bước vào mở cửa.
    Tại hướng tây, dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng tiều đoàn 5 Đinh Xuân Nguyên, chính trị viên đại đội 6 Bùi Đinh Cang dẫn đầu hai tiểu đội đặc công vào đặt bộc phá liên hoàn. Tới sát đồn, địch ném lựu đạn, đồng chí, Dũng tiểu đội trưởng đặc công nhặt lựu đạn ném lại; đến quả thứ hai Dũng ném không kịp; anh đã hy sinh. Các đồng chí khác thay anh xông lên vào đặt bộc phá, nhưng khi chuẩn bị đánh thì máy điểm hỏa bị hỏng. Đồng chí Cang quyết định mở cửa tiếp ở hướng khác. Chiến sĩ Lê Văn Thịnh chạy lên, chạy xuống đánh liên tục 5 quả bộc phá mở được 3 hàng rào, vừa lúc đó một xe tăng của ta đã vào tới nơi. dùng hỏa lực trên xe bắn yểm hộ cho bộ binh mở cửa. Hỏa lực của xe tăng đã bắn chính xác, diệt một số lô cốt địch nhưng sau đó ít phút xe bị địch bắn chạy ngay ngoài hàng rào.
    23 giờ 50 phút ta mở xong cửa mở. Xe tăng tiến vọt lên trước, đại đội trưởng Đàn chỉ huy đơn vị dàn đội hình bám theo xe, vừa đánh chiếm các mục tiêu, vừa bảo vệ xe tăng. Khi đánh vào trung tâm, gặp hàng rào ngăn cách, tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Ngân đã dùng bộc phá mở toang. Tiều đội Nguyễn Văn Tuất và 2 xe tăng ta đã thọc sâu vào khu cột cờ.
    1 giờ 5 phút ngày 7 tháng 2, tiểu đội Nguyễn Văn Tuất đã treo được lá cờ giải phóng trên cột cờ của địch. Tin quân ta cắm cờ được truyền đi khắp trận địa; các rnũi các hướng như được tiếp thêm sức mạnh đánh tràn vào căn cứ.
    Ở hướng đông bắc, tiểu đoàn 4 gặp khó khăn hơn, do việc lựa chọn cửa mở ở sườn đồi dốc lại giữa hai lô cốt địch, vì vậy vừa nổ súng đồng chí Đàng tham mưu trưởng tiều đoàn, đồng chí Sĩ đại đội trưởng, đồng chí Dâu đại đội phó và phần lớn cán bộ trung đội, tiều đội và bộc phá viên đã hy sinh, chính tri viên đại đội bị thương. Anh em mới mở được hai hàng rào thì hết bộc phá. Từ hai lô cốt, địch bắn ra xối xả. Chiến sĩ trung liên Lê Minh Thuyết bắn mãnh liệt vào lô cốt nhưng không kết quả, còn chiến sĩ B40 Nguyễn Văn Trúc loay hoay y vì sườn đồi dốc, nằm không bắn được; chỉ còn cách phải đứng thẳng lên mà bắn, nhưng Trúc vừa nhồm người lên đã trúng đạn hy sinh. Thuyết liền bò lại cầm lấy khẩu súng của bạn, lợi dụng một tích tắc đạn địch vừa dứt, Thuyết đứng thẳng dậy bắn quả đạn B40 trúng lô cốt làm cho hỏa lực địch câm lặng. Các đồng chí Thuyên, Cát và Tuy xạ thủ B40, B41 cũng lợi dụng lúc địch thay băng đạn bất ngờ đứng thẳng dậy mà bắn. Hai lô cốt án ngữ ở cửa mở đã bị diệt, nhưng hàng rào địch còn, bộc phá thì hết, các đồng chí chi huy trực tiếp đều đã hy sinh và bị thương. Trước tình hình như vậy trung đoàn trưởng ra lệnh trực tiếp cho đồng chí tiểu đoàn trưởng Lê Đắc Long, tìm mọi cách cắt hoặc chống hàng rào cho bộ đội xung phong.
    Tiểu đoàn trưởng Lê Đắc Long giao nhiệm vụ chỉ huy các mũi cho chính trị viên Hoàng Thọ Nha, còn anh chạy như bay ra hướng cửa mở. Tiểu đội phó Bùi Xuân Cớt xung phong dẫn 4 đồng chí lên cật rào, cùng lúc các tiểu đội khác cũng xông lên cắt rào, nâng rào cho bộ đội xung phong vào đồn. Tiểu đoàn trưởng dẫn đầu một số chiến sĩ đại đội 2 và đại dội 3 còn lại tiến vào đánh địch.
    Lúc này ở hướng yếu, tiểu đoàn 3 (sư đoàn 325) đang phát triền thuận lợi. Hướng tiểu đoàn 5, tiểu đội Tuất đã cắm được cờ lên sở chỉ huy. Hai mũi đã gặp nhau tại trung tâm căn cứ Làng Vây.
    3 giờ 30 phút ngày 7 tháng 2, cả ba hướng đều báo cáo về sở chỉ huy sư đoàn là đã giải quyết xong nhiệm vụ được giao.
  9. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Sư đoàn ra lệnh tiếp tục lùng sục, kiểm tra lại và báo cáo thật chính xác; đồng thời lệnh cho trung đoàn 24 dùng 2 xe tăng phối hợp với 2 trung đội bộ binh tiêu diệt bọn địch ở Làng Vây cũ. Do việc nhận lệnh sai lạc, nên 2 xe tăng thì đến đầu Làng Vây đợi, còn 2 trung đội bộ binh lại xuống cuối Làng Vây chờ. Bộ binh, xe tăng không gặp nhau nên việc tồ chức đánh Làng Vây cũ không thành. Cùng lúc đó, đại đội 3 tiểu đoàn 4 đã tiến công bọn dân vệ ở ấp chiến lược, bọn nây chạy toán loạn, trà trộn vào dân, anh em phải vào từng nhà giải thích cho đồng bào và nhờ dân giúp đỡ, ta đã bắt được 17 tên.
    5 giờ, trời đã gần sáng, sư đoàn lệnh kiểm tra lần thứ ba, anh em báo cáo là bắt được tên thiếu úy thông tin, qua khai thác được biết trung tâm căn cứ Làng Vây còn hai hăm ngầm lớn; bọn Mỹ, tụi chỉ huy và bọn thông tin ở đó. Tên này xin chỉ cho ta khu vực hầm.
    Trung đoàn 24 lệnh cho đồng chí Minh tham mưu trưởng tiểu đoàn 5 cùng với các đồng chí đại đội trưởng đại đội 6 và 7 dùng một trung đội của đại đội 7 tổ chức đánh hầm ngầm.
    Hai hầm ngầm địch xây dựng khá kiên cố, ta đánh một quả bộc phá 5 ki-lô-gam mà chỉ sứt mẻ không đáng kề. Sau dó, anh em vừa kết hợp gọi hàng vừa dùng một khối bê tông to giả làm bộc phá đặt xuống cửa hầm để lừa địch, gọi hàng được một hầm có 30 tên, trong đó có một tên Mỹ.
    Hầm thứ hai, ta dùng B40, lựu đạn, thủ pháo đánh không có kết quả.
    6 giờ sáng, máy bay địch ***g lộn thả bom và bắn phá dữ dội vào trong đồn, trực thăng rà sát để liên lạc với bọn địch ở hầm ngầm.
    9 giờ, địch ở Làng Vây cũ liều mạng tổ chức phản kích vào căn cứ Làng Vây. Tiểu đoàn 3 (sư đoàn 325) đã chặn được chúng ở phía ngoài hàng rào. Máy bay địch tiếp tục oanh tạc mạnh vào đồn. Chiến sĩ Nguyễn Văn Mật dùng trung liên bắn máy bay, cùng với đơn vị súng máy cao xạ 12,7 ly đánh trả mãnh liệt, hất máy bay địch lên cao.
    Trong đồn vì thiếu bộc phá ta tiếp tục dùng B40, lựu đạn, xăng đánh hầm ngầm thứ hai nhưng vẫn không có kết quả.
    Qua điện thoại, tổ trực máy ở cầu Bi Hiên biết được khó khăn của đơn vị; chiến sĩ thông tin Lê Ngọc Minh đã báo cáo về sở chỉ huy là trong lúc rải dây đồng chí biết nơi có bộc phá và xin tình nguyện đi lấy mang vào đồn. Được sở chỉ huy đồng ý, Minh cùng hai đồng chí Đinh Đình Nghi và Phạm Văn Chân đã đưa được hai ba lô bộc phá vào tận trận địa (Xe chở bộc phá của ta bị địch bắn phá, anh em đã thu nhặt cất giấu vào các hầm ở dọc đường 9). Lúc này bom đạn địch đánh rất ác liệt, dây thông tin bị đứt, liên lạc giữa sở chỉ huy và lực lượng ta trong đồn bị mất. Chỉ huy trung đoàn 24 cử đồng chí tham mưu phó trung đoàn đến sở chỉ huy tiểu đoàn 5 đặt ngay trong cứ điểm để trực tiếp nắm tình hình và chỉ huy. Địch tổ chức phản kích 6 lần nữa nhưng đều bị đánh lui.
    9 giờ 50, liên lạc đã nối lại. Chiến sĩ ở đại đội 11 cũng đem thêm bộc phá tới. Với số lượng bộc phá của cả hai nơi đem đến, anh em vừa tổ chức đánh vừa gọi hàng nhưng không có kết quả. Được máy bay địch chi viện lại có hy vọng có lực lượng đến giải tỏa, nên bọn địch ở hầm ngầm ngoan cố chống cự.
    Đại đội trưởng Đàn tìm thấy ăng ten thông tin của bọn địch ở dưới hầm ngầm thò lên mặt đất được ngụy trang rất khéo, đồng chí đã cho đập gãy và đổ xăng vào đốt. Địch không liên lạc được nữa, chúng liền đánh bom hủy diệt khu hầm ngăm thứ hai. Đồng chí Minh tham mưu trưởng tiểu đoàn và nhiều cán bộ, chiến sĩ ta đã hy sinh tại cửa hầm.
    10 giờ trưa ngày 7 tháng 2 năm 1968, trận đánh Làng Vây mới hoàn toàn kết thúc.
    Đây là trận đánh tiêu diệt gọn một cứ điểm tương đối lớn, đập nát một mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ phía tây đường 9 của địch. Mất Làng Vây, trung đoàn 26 lính thủy đánh bộ Mỹ ở Tà Cơn càng bị cô lập. Ta mở rộng được địa bàn đưa binh khí kỹ thuật vào để tạo thời cơ đánh lớn nhằm thu hút và giam chân lực lượng của địch, phối hợp cùng với cuộc tổng tiến công và nổi dậy của toàn miền Nam.
    Trận Làng Vây là trận đánh hiệp đồng binh chủng lớn đầu tiên trên chiến trường, trong đó lần đầu có nhiều xe tăng (16 chiếc) tham gia, cùng nhiều đơn vị pháo binh, công binh và đặc công. Trận đánh đã phát huy được hiệu lực của các binh chủng, tạo được lòng tin và tinh thần đoàn kết hiệp động, lập công tập thề của các đơn vị tham chiến.
    Trận đánh Làng Vây diễn ra gần đúng như quyết tâm và kế hoạch của ta, đặc biệt là đã giải quyết được vấn đề khó khăn lúc đó là kinh nghiệm đánh bọn địch cố thủ trong hầm ngầm.
    Trước đó, trong một số trận trên đường 9, sau khi tiêu diệt xong địch trên mặt đất, tổ chức đánh hầm ngầm không tốt hoặc thiếu chuẩn bị nên không diệt gọn được địch, khi địch tổ chức phản kích từ bên ngoài căn cứ phối hợp với bọn từ hầm ngầm đánh lên, ta phải rút ra, có trận bỏ sót cả thương binh tử sĩ.
    Tuy nhiên, do việc hiệp đồng không ăn khớp giữa bộ binh và xe tăng, ta còn để lỡ thời cơ tiêu diệt bọn địch ở Làng Vây cũ, nên lúc 17 giờ ngày 7 tháng 2, trực thăng đã hạ cánh xuống điếm cao 420 bốc đi hơn 40 tên.
    Sau trận Làng Vây, đường 9 thông suốt, ta đã đưa một số lượng cơ sở vật chất rất lớn vào phát triển chiến dịch. Bước vào chiến dịch, chỉ trong 18 ngày, sư đoàn 304 đã đánh ba trận diệt 3 cứ điểm quan trọng của địch là Huội San, Hương Hóa và Làng Vây. Cụm cứ điểm Tà Cơn bị hoàn toàn cô lập giữa lòng chảo Khe Sanh.
  10. fanlong74

    fanlong74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Tài liệu của tôi hơi khác, BCH chiến dịch quyết định đánh Làng Vây là do kết quả thuận lợi của 2 trận Huội San, Hương Hóa, tức là sau khi thắng 2 trận này mới quyết định đánh Làng Vây.
    To bác Altus: chiến lệ của QDNDVN không được phổ biến nên thường có dấu lưu hành nội bộ hoặc mật tùy trường hợp, riêng tài liệu về chiến dịch đường 9 - Khe Sanh (bao gồm cả các trận Huội San, Hương Hóa, Làng Vây...) mà tôi may mắn thấy được thuộc diện lưu hành nội bộ còn về chỉ huy trận Làng Vây thì báo chí đã nói nhiều nên làm liều post lên đây 1 đoạn:
    "...Việc tổ chức tiêu diệt cứ điểm Làng Vây BTL chiến dịch giao cho đồng chí Lê Ngọc Hiền phụ trách nhưng sau đó lại giao cho BCH SĐ 304 đảm nhiệm có cán bộ sư đoàn 325 tham gia (đồng chí Trần Văn Ân và đồng chí Dương Bá Nuôi)..."
    Sách không nói rõ ông Lê Ngọc Hiền là ai, vì sao lại có sự thay đổi như vậy. Tôi đoán là do tàn quân ở Huội San, Hương Hóa sau khi thất thủ dồn về Làng Vây, cùng với lực lượng bổ sung cho cứ điểm này nên BCH chiến dịch xác định trận đánh sẽ khó khăn, phức tạp hơn

Chia sẻ trang này