1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai là chỉ huy trận Làng Vây

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi altus, 26/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Tà Cơn là trung tâm phòng ngự của tập đoàn cứ điểm Khe Sanh chiếm một khu vực rộng 1.200 mét, dài 2.200 mét; phía bắc là các cao điểm 845, 832; phía tây có 575, 503, 471 và động Khe Riêng án ngữ; phía đông có sông Rào Quán không rộng nhưng sâu, bờ dốc dựng khó qua lại; phía nam địa hình thấp hơn, dốc soải ra tới dường 9.
    Lợi dụng địa hình tương đối bằng phẳng ở đây, địch đã xây dựng một hệ thống phòng thủ mạnh.
    Lực lượng địch ở Tà Cơn có trung đoàn 26 lính thủy đánh bộ Mỹ gồm 3 tiểu đoàn, vừa được tăng cường thêm một tiểu đoàn của trung đoàn 9 lính thủy đánh bộ Mỹ. Lực lượng trong căn cứ không chỉ có bộ binh mà còn có một tiểu đoàn pháo 155 và 105 mi-li-mét, một đại đội xe tăng quân nguỵ có tiểu đoàn 37 biệt động quân, một đội thám báo 300 tên (đội Lôi Hổ).
    Cũng như thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ trước dây, bọn chi huy quân sự Mỹ tuy xây dựng căn cứ chính ở lòng chảo Khe Sanh nhưng chúng đã tổ chức chiếm đóng hầu hết các điềm cao có ý ngĩa chiến thuật xung quanh Tà Cơn.
    Phía bắc có bốn điểm cao 845, 852, 550, Động Tri do một tiểu đoàn Mỹ chiếm giữ.
    Phía tây một bộ phận của tiểu đoàn Mỹ khác lên chiếm đóng 573, 552.
    Phía nam, tiểu đoàn 37 biệt động quân ngụy ở ngay phía cổng Tà Cơn.
    Địch để một tiểu đoàn cơ động phía bắc Tà Cơn, một tiểu đoàn ở xung quanh khu vực chỉ huy sở.
    Tiểu đoàn pháo bố trí hai trận địa chính ở phía tây và đông bắc cứ điểm, ba trận địa dự bị ở tây nam, đông nam và tây bắc cứ điểm.
    Đội thám báo ?oLôi Hổ? là lực lượng cơ động ?ođèn cù? xung quanh căn cứ để phát hiện ta từ xa, nhiều khi chúng ngủ đêm từng tổ ngay bên ngoài hàng rào. Bọn này còn nắm và chỉ huy cả tụi dân vệ ở các ấp chiến lược Châu Lang Chánh, A Sơn, Tà Cơn, Làng Chàm để điều tra và phát hiện các hoạt động của ta (từ khi ta mở chiến dịch, lực lượng dân vệ này đã bị quét sạch).
    Hệ thống công sự và chướng ngại trong căn cứ Tà Cơn được Mỹ xây dựng hiện đại và vững chắc hơn thực dân Pháp đã làm ở Điện Biên Phủ.
    Giữa căn cứ là một sân bay hiện đại chạy dài từ tây bắc xuống đông nam, các máy bay vận tải hạng nặng có thể hạ cánh cả ngày lẫn đêm.
    Trong căn cứ có 47 lô cốt và rất nhiều ụ chiến đấu hình lục lăng cách nhau từ 20 đến 30 mét, xung quanh có xếp bao cát, chiến hào nối liền các ụ súng với lô cốt, có giao thông hào từ hầm ngủ ra ụ súng và từ chiến hào tiền duyên vào trung tâm.
    Cứ điểm được chia làm 5 khu vực, mỗi khu vực có từ 1 đện 3 hầm ngầm và một số nhà tôn, nhà gạch nửa chìm nửa nổi?
    Xung quanh cứ điểm địch rào dây thép gai nhiều tầng, nhiều lớp xen kẽ nhau. Phía bắc 7 hàng rào, các phía khác từ 5 đến 6 hàng rào, gồm các loại bùng nhùng, cũi lợn, mái nhà, bố trí nhiều loại mìn, kết hợp với máy ghi tiếng động, cây nhiệt đới (Cây nhiệt đới: một loại máy ghi âm bán dẫn chế tạo giống như cây vòi voi có nhiều ở rừng Trường Sơn để ghi tiếng động) để phát hiện và ngăn chặn mọi thâm nhập của ta.
    Không kể hỏa lực của căn cứ, địch còn được pháo binh ở căn cứ Ca-ron tại điểm cao 241 (có 4 khẩu 155 và 16 khẩu 175 mi-li-mét) chi viện, có ngày bắn tới 500 quả quanh căn cứ Khe Sanh và có thể bắn xa tới Ku Bốc, Húc Thượng và Hốc Cốc Giang.
    Máy bay chiến đấu các loại kể cả B52 có thể chi viện tối đa, có ngày máy bay chiến thuật Mỹ xuất kích tới 300 lần chiếc oanh tạc xung quanh căn cứ. Máy bay lên thảng gần như thường xuyên có mặt trên bầu trời Khe Sanh.
    Với một cụm cứ điểm gần một vạn quân, chủ yếu là lính thủy đánh bộ Mỹ-sắc lính được coi là thiện chiến nhất được trang bị đầy đủ và hiện đại nhất, lại được bố phòng vững chắc như vậy, tướng Uy-lơ chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã khẳng định: ?oMọi việc chuẩn bi về quân sự đã được tiến hành chu đáo để bảo vệ Khe Sanh?o (Tin UPI ngày 6 tháng 2.). Oét-mo-len cũng tuyên bố: ?oBộ chỉ huy Mỹ có thể cung cấp cho quân Mỹ mọi hỏa lực, đồ tiếp tế và sự hỗ trợ không giới hạn của không quân cho Khe Sanh? (Hãng AP ngày 9 tháng 2). Đại tá Lao-dơ, tư lệnh lính thủy đánh bộ Mỹ thì lên gân: ?oLính thủy đánh bộ Mỹ đã rất sẵn sàng ở Khe Sanh? (Hãng Roi-tơ ngày 4 tháng 2).
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Nhiệm vụ chiến dịch lúc này có sự thay đổi. Do cuộc tổng tiến công và nồi dậy mãnh liệt của toàn miền Nam, địch chưa dám tung lực lượng ra giải tỏa Khe Sanh. Khả năng chờ đánh viện chưa có. Để kéo địch ở đồng bằng, thành phố Huế và hút hỏa lực địch ra mặt trận Khe Sanh, sư đoàn 304 và sư đoàn 325 được Bộ tư lệnh chiến dịch giao nhiệm vụ chuyển sang bao vây đánh lấn Tà Cơn.
    Hai trung đoàn 95C và 101D tiến vào bao vây đánh lấn cụm cứ điểm Tà Cơn từ hướng bắc, tây và tây bắc.
    Sư đoàn 304 tổ chức cho trung đoàn 9 bao vây đánh lấn ở hướng nam và đông nam.
    Trong lúc trung đoàn 66 đánh Hương Hóa, trung đoàn 24 đánh Huội San thì trung đoàn 9 đã táo bạo thọc sâu vào hướng tây nam Tà Cơn chiếm một số vị trí ngoại vi, chuẩn bị kế hoạch lực lượng vây lấn. Ngày 7 tháng 2, ta diệt xong cứ điểm Làng Vây thì ngày 8 tháng 2, trung đoàn 9 đã được lệnh vây lấn Tà Cơn.
    Việc vây lấn một cụm cứ điềm lớn của quân Mỹ đã được Bộ tư lệnh mặt trận chỉ đạo hết sức cụ thể. Trước khi làm nhiệm vụ, cán bộ từ trung đội trở lên đã được thảo luận và thống nhất tư tưởng chỉ đạo tác chiến là:
    -Phát huy yếu tố chính trị tinh thần dũng cảm, kiên cường trong vây lấn, kiềm chế sân bay triệt cho bằng được tiếp tế của địch.
    Lực lượng đánh lấn ít nhưng tinh, hỏa lực mạnh kết hợp chặt chẽ với các hỏa khí từ bên ngoài.
    -Kết hợp giữa vây lấn với việc sẵn sàng tiêu diệt địch ra phản kích, chuẩn bi lực lượng để đánh viện nhỏ và lớn.
    -Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt đề sẵn sàng tiến công diệt Tà Cơn khi có lệnh.
    Nhận nhiệm vụ vây lấn cụm cứ điểm Tà Cơn anh em thường so sánh Khe Sanh với Điện Biên Phủ.
    Quả thật thung lũng Khe Sanh, đặc biệt là cụm cứ điểm Tà Cơn có những nét giống với tập đoàn cứ điềm ở Điện Biên Phủ của thực dân Pháp trước đây, cũng do một đội quân viễn chinh được coi là tinh nhuệ nhất đồn trú trong một thung lũng khá bằng phẳng. Theo Uy-lơ và các nhà chiến lược Mỹ thì Khe Sanh ?olà một vị trí chủ chốt?, là ?ochiếc neo quan trọng ở phía tây trong hệ thống hành lang chống cộng ở phía nam khu phi quân sự?.
    Khác với Điện Biên Phủ, Khe Sanh nằm trong hệ thống phòng thủ liên hoàn gần hậu phương của địch, có nhiều căn cứ hỏa lực mạnh từ xa chi viện có hiệu quả, có lực lượng đông sàn sàng ứng cứu, lại có phương tiện cơ động bằng máy bay lên thẳng có thề đổ quân ồ ạt và ?onhảy cóc? vào hậu phương chiến dịch của ta. Muốn vây lấn được Khe Sanh, phải tìm ra cách vây lấn thích hợp, hạn chế chỗ mạnh của địch, phát huy sức mạnh tổng hợp trong thế trận chiến tranh nhân dân của ta.
    Nhận nhiệm vụ vây lấn Tà Cơn, chỉ huy sư đoàn 304 ý thức được rằng đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Kể từ khi ồ ạt đổ quân vào miền Nam, đế quốc Mỹ đã công bố chiến lược ?oTìm và diệt?, nay chúng đã phải tổ chức phòng ngự tập đoàn cứ điểm, đây là một bước thụt lùi về chiến lược. Việc tể chức vây lấn một tập đoàn cứ điềm lớn của quân viễn chinh Mỹ lần đầu tiên được đặt ra. Không những quân Mỹ không phải đi ?otìm? để ?odiệt? quân ta, mà chúng ta đã mặt đối mặt, tiến công vây hãm cả một cụm cứ điềm lớn của quân Mỹ. Phải làm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ ta hiểu được như vậy để xây dựng quyết tâm cao, ý chí kiên cường trong vây lấn, song những người chỉ huy phải thấy được chỗ mạnh của địch là chúng, có nhiều vũ khí, trang bị hiện đại, nhất là máy bay và pháo binh trong khi ta chưa có đủ trang bị để hạn chế chỗ mạnh của chúng, nên phải tìm ra được cách đánh thích hợp.
    -Một là: các đơn vị vây lấn phải chuẩn bị thật chu đáo để có thể đưa lực lượng vào vây lấn gần ngay; để xây dựng trận địa cho một phân đội vây lấn, phải tập trung lực lượng của nhiều đơn vị chặt gỗ từ phía sau đưa lên, xây dựng công sự cho trận địa vây lấn, đào hầm hố tránh phi pháo địch trên dđường từ phía sau lên trận địa vây lấn. Khối lượng công việc lớn như vậy phải hoàn thành ngay trong đêm, để đến sáng các trận địa vây lấn của ta đã dựng ngay trước hàng rào của địch.
    -Hai là: dùng hỏa lực và đơn vị đặc công khống chế phá hoại sân bay địch, triệt cho được tiếp tế của chúng.
    Trên cơ sở trận địa ban đầu, tổ chức đào dũi xuyên qua hàng rào địch, tổ chức bắn phá các lô cốt tiền duyên, bắn tỉa sát thương, tiêu hao địch, gây cho địch căng thẳng, uy hiếp và làm lung lay tinh thần của chúng.
    -Ba là: đưa súng 12,7 ly vào cùng trận địa vây lấn, để vừa đánh máy bay vừa bắn trực tiếp vào các trận địa của địch, đồng thời đề nghị Bộ tư lệnh chiến dịch cho cao xạ 37 ly vào gần để hạn chế hoạt dộng của máy bay địch.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trước khi trung đoàn 9 vào vi trí vây lấn, một tình huống bất ngờ đã xảy ra, đó là đêm ngày 6 tháng 2, khi tiểu đoàn 2 đang trên đường nào vị trí tập kêt thì bị ?odính? ba loạt bom B52 của địch ở dọc suối Hốc Cốc Giang. Cả tiều đoàn thương vong gần 200 người. Ngay sau trận B52 bất ngờ đó, đồng chí Vũ Nhẫn phó chính ủy trung đoàn, cán bộ cơ quan trung đoàn và sư đoàn, đã đến tận nơi để giải quyết hậu quả: nhanh chóng sơ cứu người bị thương để đưa đi quân y, chôn cất tử sĩ, tổ chức thu quân, ổn định tư tưởng, củng cố quyết tâm cho bộ đội, để kiên quyết thực hiện nhiệm vụ trên giao.
    Tồn thất của tiều đoàn 2 trung đoàn 9 không những mất một phần lực lượng chiến đấu mà nó còn ảnh hưởng đến ý chí chiến đấu của bộ đội. Trước tình hình ấy, có ý kiến cho rằng không nên để tiểu đoàn 2 vào vây lấn, một nhiệm vụ đòi hỏi phải có ý chí chiến đấu kiên cường, phải chịu đựng ác liệt, hy sinh rất cao. Nhưng các cán bộ lãnh đạo, chỉ huy tiểu đoàn 2, sau khi củng cố bộ đội, đã đề nghị với chỉ huy trung đoàn cứ để cho tiểu đoàn nhận nhiệm vụ vây lấn. Các đồng chí cho rằng trước tồn thất to lớn của đơn vị, sự dao dộng của một sổ cán bộ, chiến sĩ chưa được qua thử thách là không tránh khỏi, nhưng cả tiều đoàn đều muốn được trực tiếp đánh Mỹ, đánh để trả thù cho đồng đội. Cán bộ sư đoàn và trung đoàn đã tập trung xuống giúp đỡ tiểu đoàn 2 xây dựng quyết tâm, kiên quyết đưa tiểu đoàn vào chiến đấu. Một số chiến sĩ đào ngũ, tự thương để rút về phía sau, nay đều xung phong lên trận địa vây lấn. Tập thể lãnh đạo chỉ huy tiểu đoàn 2 thống nhất quyết tâm đưa bộ đội vào trận địa vây lấn, chỉ có trong thực tế chiến đấu mới rèn luyện củng cố bộ đội nhanh nhất và qua đó mà đơn vị trưởng thành.
    Đến ngày 10 tháng 2 năm 1968, trung đoàn 9, trung đoàn 66 của sư đoàn 304 cùng hai trung đoàn 95C, 101D của sư đoàn 325 và bộ đội địa phương Hương Hóa đã tổ chức được 13 trận địa vây lấn xung quanh Tà Cơn, trở thành những mũi dũi tiến công sắc nhọn ngây càng cắm sâu vào căn cứ địch.
    Quán triệt tư tưởng chỉ đạo vây lấn đánh gần, ngay đêm đầu các trận địa vây lấn của ta đã nằm ngay cạnh hàng rào của chúng và lấn dũi vào phía trong. Sau khi mở toang một số đoạn hàng rào, những tiền đồn, lô cốt bảo vệ vòng ngoài bị ta tập kích chủ yếu bằng bộc phá, lựu đạn, thủ pháo, gây thiệt hại đáng kể cho bọn lính thủy đánh bộ Mỹ. Từ trận địa vây lấn, ta liên tục nã cối, bắn tỉa vào quân địch, đánh bật mọi cuộc phản kích thăm dò ra ngoài của chúng. Kết hợp các hình thức tác chiến của bộ binh với pháo binh tiêu hao sinh lực địch, bắn phá hoại sân bay, triệt tiếp tế của địch, ta đã làm cho quân địch không ngóc đầu lên được, ăn không ngon ngủ không yên, phải sống chui rúc dưới hầm, mọi hoạt động trên mặt đất đã bị ta khống chế.
    Sức mạnh của Mỹ chủ yếu là hỏa lực pháo binh và máy bay, quả thật chúng đã không tiếc bom đạn. Tính từ khi nổ súng đến trung tuần tháng 2 năm 1968, chúng đã ném 95.430 tấn bom xuống Khe Sanh, bằng 1 phần 6 số bom ném trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Mỹ đã phải dùng máy bay chiến lược B52 thả gần 60.000 tấn bom, bắn hàng chục vạn quả pháo từ 105 đến 175 mi-li-mét xuống một khu vực chỉ rộng 32 ki-lô-mét vuông. Thế nhưng các trận địa vây lấn của ta vẫn đứng vững. Lực lượng của ta đã đứng chân ở ngay hàng rào của địch, cho nên bom đạn địch không dám đánh bừa, đã nhiều lần chính bom đạn của chúng đã gây thiệt hại cho chúng. Mặt khác, cán bộ, chiến sĩ ta trên các trận địa vây lấn đã kiên cường chiu đựng ác liệt, hy sinh; hàng ngày phải sửa sang vây đào mới 40 phần trăm công sự, thậm chí có hôm phải sửa chữa, đào mới 80 phần trăm công sự vì bom đạn địch phá nát. Người trước ngã người sau tiến lên, phân đội này bị suy giảm sức chiến đấu thì phân đội khác lên thay, cả sư đoàn hướng ra trận địa, cả sư đoàn chiu đựng khó khăn gian khổ đề chi viện cho các trận đia. Đồng bào và chiến sĩ cả nước hết lòng chi viện và cổ vũ các chiến sĩ Khe Sanh, do đó mâ các chiến sĩ ta vẫn đứng vững mặt đối mặt với quân Mỹ.
    Việc khống chế sân bay của ta cũng tỏ ra có hiệu quả, hàng ngày máy bay địch phải đến tiếp tế và tải thương trung bình 140 lần chiếc nhưng chỉ khoảng 40 lần chiếc xuống được căn cứ. Máy bay nào thoát khỏi lưới lửa phòng không thi lại bi đạn của pháo binh, súng cối và rốc két ta bắn trong khi hạ xuống đường băng. Địch không dám cho các loại máy bay vận tải hạng nặng C.130 to xác đắt tiền, hoạt động tiếp tế cho Khe Sanh, dễ làm mồi cho đạn pháo của ta. Do đó, tình trạng thiếu thốn lương thực, đạn dược và nạn tồn đọng lính bị thương và chết trận không mang đi được càng làm cho tinh thần quân địch sa sút. Chúng phải kêu lên: ?oSống ở Khe Sanh nào khác gì bị kết án ngồi trên ghế điện? (Tin của hãng AP ngày 2 tháng 2 năm 1968).
    Trước tình hình ấy, báo chí phương tây và dư luận đã nói đến hình ảnh một Điện Biên Phủ mới với Hoa Kỳ làm náo động nước Mỹ. Tổng thống Giôn-xơn đã phải yêu cầu các tham mưu liên quân ?oký bản cam kết rằng Khe Sanh sẽ được giữ vững?. Trong khi đó, tại căn cứ đang bị vây hãm, Lao-đơ tư lệnh lính thuỷ đánh bộ Mỹ ở Khe Sanh cùng bộ tham mưu của ông ta đã liên tiếp tổ chức các đợt phản kích vây lấn của ta đã đánh bại nhiều cuộc phản kích của địch. Đặc biệt là trận ngày 25 tháng 2 của chốt 3.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trận địa chốt 3 do đại đội 8 tiểu đoàn 2 đảm nhiệm gồm 3 khu vực. Chốt chính ở tây nam hàng rào Tà Cơn 600 mét, anh em xây dựng trận địa trên một điểm cao không tên đối diện với Tà Cơn cách nhau một khe suối cạn, hai bên đều dốc thoải, từ đây có thể nhìn rõ toàn bộ cụm cứ điểm Tà Cơn. Phía tây nam chốt chính 400 mét là chốt phụ Châu Long Chánh, phía đông nam chốt chính 300 mét là chốt phụ thứ hai. Cả ba chốt hợp thành thế chân kiềng, đây là một trong những trận địa vây lấn lợi hại nhất. Từ cụm chốt này, ta đã đào được hơn 300 mét giao thông hào lấn về phía địch, nhiều chỗ đã xuyên vào hàng rào. Từ trận địa này, cối 82, B40, B41, ĐKZ và nhất là khẩu 12,7 ly của đồng chí Bùi Xuân Chúc luôn luôn gây thương vong và hoảng loạn cho địch. Chúng đã không tiếc bom đạn trút xuống đây, kể cả máy bay B52, có lần B52 ném bom trúng cả hàng rào. Khi ta mới xây dựng trận địa, chỗ này còn là rừng cây thưa xen kẽ đồi tranh, nhưng nay sườn đồi bị phạt thấp xuống hàng mét, mảnh bom đạn lẫn với đất cát, nhưng trận địa ta vẫn đứng vững.
    Ngoài chiến sĩ bộ binh, các phân đội hoả khí lớn cũng được trang bị tiểu liên để khi cần thiết có thể chiến đấu như một chiến sĩ bộ binh. Qua 10 ngày vây lấn, chốt đại đội 8 đã được sự yểm trợ, phối hợp chặt chẽ của các đơn vị pháo ĐKB, Đ74 gây cho địch nhiều thiệt hại, góp phần khống chế được sân bay, triệt đường tiếp tế của địch.
    Trận địa vây lấn của đại đội 8 tiểu đoàn 2 như một cái gai đâm vào mắt địch.
    Lực lượng của đại đội 8 chốt ở đây có 32 tay súng, trong đó có 2 súng cối 60 ly, 3 B41, 2 B40, qua mười ngày chiến đấu quân số còn 20, nếu tính cả các phân đội hoả lực thì quân số đến ngày 25 tháng 2, tất cả có 39 người.
    Mờ sáng ngày 25 tháng 2, địch cho 2 đại đội lính thuỷ đánh bộ Mỹ, một đại đội nguỵ, lợi dụng sương mù tụt xuống khe suối cạn trước chính diện trận địa số 3; chúng chia làm hai cánh:
    Cánh thứ nhất khoảng 1 đại Mỹ, men theo khe suối tiến vào sườn bên phải trấnh địa.
    Cánh thứ hai gồm 1 đại đội Mỹ, 1 đại đội nguỵ chia làm hai mũi lợi dụng ngay giao thông hào lấn dũi của ta để tiến công vào sườn trái trận địa.
    8 giờ 50 phút, bộ phận đi đầu của cánh trái gặp hai chiến sĩ cảnh giới phía trước của ta, chúng xả súng bắn chết ngay. Lúc đó ta mới phát hiện có địch, các chiến sĩ giữ chốt nhanh chóng về vị trí chiến đấu. Trung đội trưởng Nguyễn Quốc Thắng thấy rất nhiều lính Mỹ đang dò dẫm tiến về phía trận địa, anh vừa phân công vừa động viên bộ đội chờ địch vào thật gần mới cho nổ súng.
    Với hỏa lực mạnh và những tay súng có kinh nghiệm, ngay loạt đạn đầu xác địch đã nằm ngổn ngang trước trận địa, xạ thủ trung liên Nguyễn Văn Lang bắn hai loạt diệt 19 tên. Tụi Mỹ to cao và chậm chạp bị chết rất nhiều, tuy vậy bọn còn sống vẫn ào ạt xông lên. Lần này chúng lại bị các trận đia súng cối của ta bắn trùm lên đội hình, đợt phản kích của hai đại đội Mỹ ngụy ở cánh trái đã bị bẻ gãy, địch phải bật ra và gọi phi pháo oanh tạc vào trận địa ta.
    Ở cánh phải, địch lợi dụng túc ta đang đối phó với cánh trái, lặng lẽ tiến vào. Khi chúng chỉ còn cách chiến hào chừng 20 mét quân ta mới nó súng. Địch chết một số, nhưng chúng rất đông nên đã ào lên, đột nhập được vào trận địa ta, chiếm được một đoạn chiến hào. Chúng định lợi dụng chiến hào của ta để tiếp tục tiến công, nhưng vì lính Mỹ to cao, quanh người lại lủng củng nhiều thứ trang bị, chiến hào của ta lại hẹp, chúng nhảy xuống nhưng không cơ động xoay xở được, có đứa phải bò lên.
    Trước tình hình đó, đại đội đã cho tiểu đội đồng chí Thế vận dộng từ phía nam lên, và tiều đội đồng chí Chúc theo giao thông hào từ phía bắc đánh xuống. Bị hai tiểu đội ta bất ngờ đánh tạt sườn, tên chỉ huy và tổ máy vô tuyến điện bị diệt, đội hình của địch bị rối loạn đến nỗi pháo ở Tà Cơn bắn cả vào đội hình quân của chúng. Địch bị đánh bật khỏi trận địa chạy về phía sau, bỏ lại 40 xác chết ngay trên đoạn chiến hào chúng vừa chiếm.
    10 giờ 15 phút, cả hai cánh quân địch phải rút, chấm dứt cuộc phản kích.
    Khi anh em ta đi kiểm tra trận địa để thu vũ khí, ta đã đếm được 125 xác Mỹ, nhưng theo lời khai của hai hàng binh ngụy từ Tà Cơn ra, ngày 25 tháng 2 chúng bị chết 200 tên trong đó có 180 Mỹ. Ta đã cho phép địch ra lấy xác với điều kiện ?omỗi lần hai tên ra và mang theo cờ trắng?o, nhưng địch đã làm ngơ.
    12 giờ trưa hôm đó, 3 máy bay trinh sát đã chỉ điểm cho nhiều tốp máy bay phản lực oanh tạc dữ dội vào trận đia ta, sau đó chủng đã tưới xăng và thả bom cháy để thủ tiêu xác chết của đồng bọn, trong đó có cả một số bị thương nặng. Các đơn vi cao xạ cùng chiến sĩ bộ binh ở trận địa đã phối hợp bắn rơi 4 máy bay, đặc biệt là đồng chí Tài chiến sĩ bộ binh, dùng 25 viên tiểu liên bắn rơi một máy bay phản lực. Chiều hôm ấy, chỉ huy tiểu đoàn 2 và cơ quan đã đưa lực lượng ra chốt để động viên bộ dội và cùng nhau xây dựng lại trận địa số 3.
    Sau trận đánh, sư đoàn đã tổ chức cho cán bộ chỉ huy các trận địa vây lấn đến tận nơi xem xét và rút kinh nghiệm tại chỗ.
    Bài học của trận đánh phản kích ngày 25 tháng 2 của đại đội 8 làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ toàn mặt trận, lần đầu tiên một đại đội lính thủy đánh bộ Mỹ đã bị diệt gọn, hành động phản kích của địch bị một đòn đau. Bộ tư lệnh sư đoàn đã kịp thời biểu dương chiến công của đại đội 8.
  5. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Từ đó đến trung tuần tháng 3, địch còn tổ chức nhiều đợt phản kích ra các trận địa xung quanh Tà Cơn nhưng đều bị bẻ gãy. Trong đó có trận ngày 8 tháng 3, trước khi đánh vào trận địa của đại đội 3 tiểu đoàn 1, địch đã dùng máy bay oanh tạc dữ dội vào trận địa ta liền trong 3 giờ đồng hồ. Trận địa vây lấn của đại dội 3 bị trúng 49 quả bom phá cỡ lớn, 70 phăn trăm hầm hố và giao thông hào bị phá hoại, hầu hết các chiến sĩ ta đều bị sức ép nặng, một số đồng chí hy sinh, vũ khí đạn dược hư hỏng nhiều, nhưng khi địch bắt đầu tiến công, các chiến sĩ ta vẫn kiên cường đánh địch suốt 4 giờ liền. Đại đội 1 tiểu đoàn 21 bộ binh ngụy do tên thiếu úy Nguyễn Gia vừa từ Phú Lộc ra tăng viện cho tiểu đoàn 37 biệt động quân bi xóa sổ, 53 tên chết tại trận.
    Suốt trong quá trình vây lấn Tà Cơn, trận địa của đại đội 3 phải chiu đựng áp lực về phi pháo của địch nhiều nhất, vì nó nằm ngay cuối sân bay và trên trục đường bay của địch, trực tiếp uy hiếp sân bay và nó cũng là trận địa đầu tiên đã lấn qua hàng rào vào trong cán cứ. Đại đội 3 đã giữ vững trận địa này cho đến cuối chiến dịch.
    Cùng tham gia vây lấn cụm cứ điểm Tà Cơn, trung đoàn 95 C và trung đoàn 101 D thuộc sư đoàn 325 đã xây dựng trận địa kiên cường đánh địch ở hướng bắc và tây bắc. Đến trung tuần tháng 3 năm 1968, do yêu cầu của nhiệm vụ, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đã điều sư đoàn 325 đi vào chiến trường Tây Nguyên. Nhiệm vụ vây lấn trên hướng của sư đoàn 325 giao cho sư đoàn 304 đảm nhiệm.
    Trong quá trình chiến đấu ác liệt của chiến dịch, đặc biệt trong vây lấn cụm cứ điểm mạnh nhất của lính Mỹ trên tuyến phòng thủ Đường 9-Khe Sanh, hai sư đoàn 325 và 304 luôn gắn bó bên nhau trong nhiệm vụ, trong từng trận chiến đấu, và cùng lập công vẻ vang. Việc rút sư đoàn 325 đi-một đơn vi đã từng lăn lộn bám trụ dai dẳng nhiều năm quần nhau với địch trên chiến trường nóng bỏng này, lại đúng thời gian cuộc chiến đấu ác liệt ở Khe Sanh đang diễn ra, càng làm cho nhiệm vụ của sư đoàn 304 ở lại thêm nặng nề. Bộ tư lệnh Mặt trận và sư đoàn 325 nhất trí để lại một tiểu đoàn đang giữ một chốt vây lấn ở sâu nhất, chuyển giao cho sư đoàn 304 để không làm ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ do việc thay quân, vì thực tế lực lượng sư đoàn cũng bị tiêu hao trong cuộc đọ sức quyết liệt này.
    Tư tưởng cán bộ, chiến sĩ sư đoàn trong thời gian này cũng đang xuất hiện vấn đề do thực tế chiến trường đặt ra. Anh em cho rằng ta có khả năng giải phóng Tà Cơn, nhưng tại sao cấp trên không cho đánh, cứ phải vây lấn hãm lâu ngày để cho phi pháo địch sát thương ta. Trước ta vây đánh Điện Biên có 55 ngày đêm, nay ở Khe Sanh ta cũng đã vây bám địch suýt soát số ngày như vậy, quân địch đã hoang mang lắm, sức chiến đấu đã giảm, mọi cố gắng phung phí hoả lực và phản kích đều bị thất bại, ta đã làm chủ thế trận, nếu trên cho đánh dứt điểm nhất định anh em đánh được. Có đồng chí còn nêu câu hỏi: ?oKhông biết trên còn chờ bao giờ nữa mà không ?otặng cho Giôn-xơn một trận Điện Biên Phủ ở Khe Sanh??.
    Nắm được tư tưởng trên, trong buổi nói chuyện với bộ đội, đồng chí phó chính uỷ sư đoàn Nguyễn Trọng Hợp đã xác địn với anh em: Trước mắt, chúng ta phải làm cho bọn lính ?ocổ da? Mỹ điêu đứng đã, vì nhiệm vụ chiến dịch đã rõ: ?oNgoài việc tiêu diệt địch, chúng ta còn có nhiệm vụ thu hút giam chân càng nhiều lực lượng địch về đây càng lâu càng tốt. Vừa qua ta đã thu hút được nhiều bom đạn địch, nhưng còn lực lượng của chúng, ta phải kéo nó ra nữa, địch ra càng nhiều bao nhiêu, thắng lợi của ta càng to bấy nhiêu, muốn vậy phải vây lấn cho tốt, phải làm cho lính Mỹ ở Tà Cơn khốn đốn, buộc chúng phải ra ứng cứu. đó chính là thời cơ để ta đọ sức với chúng, góp phần vào thắng lợi chung lớn hơn của toàn chiến trường miền Nam. Phải khắc phục tư tưởng ngại ác liệt kéo dài.
  6. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Cùng thời gian này đồng chí Lê Công Phê trung đoàn trưởng trung đoàn 24 dẫn đoàn cán bộ quân sự của trung đoàn đến nhận bàn giao tiểu đoàn 8 sư đoàn 325. Đoạn đường từ sở chỉ huy trung đoàn tới các trận địa chốt khá xa, địch đánh phá rất ác liệt, nhưng đồng chí trung đoàn trưởng yêu cầu phải tự mình lên tận trận địa vừa để nắm chắc tình hình, vừa để động viên bộ đội quán triệt nhiệm vụ tiếp tục vây lấn, có những cách đánh sáng tạo hiệu quả hơn nữa.
    Là một cán bộ quân sự trướng thành ở sư đoàn từ cương vị chiến sĩ đánh bộc phá qua cuộc kháng chiến chống pháp, nay trở thành một cán bộ quân sự dày dạn kinh nghiệm, do đó đồng chí Phê có tác phong rất tỉ mỉ, sâu sát trong chiến đấu. Trận Huội San, sau những lần cho trinh sát đi không thành công, anh em bi vấp mìn thương vong, đồng chí đã tự mình nắm một tổ, táo bạo vào trinh sát Tà Mây bằng cổng chính, anh em đi cùng hết sức mến phục. Đến nay, sự có mặt của đồng chí trên các trận địa chốt đã củng cố lòng tin và động viên bộ đội rất nhiều.
    Ngày 15 tháng 3, sau khi tiểu đoàn 8 trung đoàn 66 đã đưa cả 3 đại đội lên thay chốt 575, hai phân đội của tiều đoàn 2 trung đoàn 9 thay chốt Châu Lang Chánh và chốt 4 đông bắc, tiểu đoàn 8 sư đoàn 325 đã được biên chế chính thức cho sư đoàn 304 vẫn giữ các chốt 845, 832, thì toàn bộ lực lượng vây lấn cụm cứ điểm Tà Cơn do sư đoàn 304 hoàn toàn đảm nhiệm. Sư đoàn bố trí hai tiểu đoàn 9 và 66 làm nhiệm vụ vây lấn, trung đoàn 24 làm lực lượng dự bị của sư đoàn. Nhưng để xây dựng thế trận đánh viện lớn của địch, sư đoàn đã giao nhiệm vụ cho trung đoàn 24, là lực lượng chú yếu để đánh viện phải trinh sát chuẩn bị sẵn các khu vực địch có thể đổ quân ở Sa Lo, Các Cu, Ha Pát, và chuẩn bị phương án kết hợp với hai trung đoàn 9, 66 đánh địch ở điểm cao 420, nam Khe Sanh.
    Trung đoàn 9, trong khi tiếp tục vây lấn địch ở Tà Cơn cũng phải chuẩn bị đánh địch ở nam, bắc Hương Hóa, Ru Bốc, động Che Riêng, 471.
    Trung đoàn 66, vừa vây lấn Tà Cơn, vừa chuẩn bị đánh viện ở Làng Vây, Làng Con, điểm cao 658 và 420.
    Trường hợp địch không tăng viện, khi được lệnh đánh Tà Cơn thì trung đoàn 9 được tăng cường đơn vi đặc công, sẽ đánh trên hướng chủ yếu ở phía nam, đông nam; trung đoàn 66 đánh hướng tây và tây nam; trung đoàn 24 là lực lượng dự bị của sư đoàn.
    Những ngày cuối tháng 3 năm 1968, các trận địa vây lấn của ta càng khép chặt vòng vây.
    Chốt 1 đã vào đến hàng rào thứ ba.
    Chốt 2 vào tới hàng rào thứ 4.
    Chót 3 vào hàng rào thứ nhất.
    Chốt 4 đã bám được đông bắc sân bay.
    Các cỡ súng bộ binh của ta ngày càng phát huy tác dụng, diệt bọn địch đi lại trong cứ điểm, bắn sập các lô cốt ụ súng, bắn cháy, bắn hỏng nhiều máy bay hạ cánh hoặc thả dù tiếp tế. Xe vận tải và bộ binh địch ra sân bay nhận hàng tiếp tế cũng bị diệt. Các suối nước, ta cũng khống chế không cho địch lấy nước. Cụm cứ điểm Tà Cơn với gần 6.000 lính Mỹ sống chui rúc dưới hầm, nơm nớp lo sợ súng bắn tỉa của bộ binh và các trận tập kích bất thăn của pháo binh ta. Khẩu phần ăn bị giảm, thiếu đạn dược, thuốc men vì tiếp tế của địch từ 380-400 tấn ngày, nay chi còn 150-180 tấn ngày.
    Phản ứng của địch lúc này chủ yếu là dùng không quân, trung bình mỗi ngày chúng huy động 100 phi vụ, có trận địch đánh vào cả hàng rào thứ ba, máy bay B52 mỗi ngày huy động từ 12 đến 18 lần chiếc. Còn bộ binh địch chủ yếu dùng hỏa lực cối, phóng lựu và các hỏa khí khác từ các công sự bắn ra trận địa ta.
    Ngày 23 tháng 3 năm 1968, 2 đại đội Mỹ đánh ra điểm cao 579 và khu vực đồi cháy, ta diệt 1 đại đội, địch phải co lại.
    Ngày 28 tháng 3, chốt 1 diệt gần hết một đại đội lính ngụy khi chúng nống ra.
    Ngày 30 tháng 3, địch đã tổ chức phản kích quyết liệt trận địa số 3 của tiểu đoàn 2 trung đoàn 9. Địch đã huy động một lực lượng lớn gồm 2 tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ, 2 đại đội nguỵ và một số xe tăng yểm hộ tham gia trận này. Thủ đoạn của chúng cũng thay đổi, bắn pháo chuẩn bị và oanh tạc phá hoại từ chiều ngày 29, đến 1 giờ sáng ngày 30 địch lại pháo hoả lần thứ hai, và đến 4 giờ sáng, bộ binh và xe tăng địch đã vào cách trận địa ta 300 mét.
    Suốt gần 5 tiếng đồng hồ ta quần nhau với địch, một bên quyết giữ, một bên quyết chiếm. Lực lượng quân địch nhiều hơn ta gấp mười lần nên trận đánh càng quyết liệt. Đồng chí đại đội trưởng đại đội 6 chỉ huy trận địa bị hy sinh ngay từ đầu, nhưng các chiến sĩ đã tự động hiệp đồng với nhau đánh địch hết sức kiên cường. Đồng chí Vinh một mình bẻ gãy một mũi tiến công của giặc; chiến sĩ mới bổ sung Nguyễn Hữu Đông bắn chết tên chỉ huy tiểu đoàn, diệt bộ phận thông tin của địch; tiêu đội trưởng cối 82 Nguyễn Huy Hùng bắn ứng dụng liền 110 quả cối làm rối loạn một cánh quân của địch.
    Đến 8 giờ 53 phút, lúc này ta và địch đánh giáp lá cà nhưng vì lực lượng chênh lệch, phần lớn chiến sĩ trên chốt hy sinh và bị thương, địch chiếm được hai phần ba chốt. Đến 10 giờ, các tay súng của ta còn rất ít, nhưng cùng lúc đó, địch đã hốt hoảng rút quân về căn cứ, để lại trên trận địa gần 300 xác chết. Chiều hôm ấy, ta lại tiếp tục đưa lực lượng lên xây dựng lại trận địa số 3.
    Có thể nói đây là trận phản kích lớn cuối cùng của địch nhưng chúng đã thất bại trước tinh thần chiến đấu kiên cường của cán bộ, chiến sĩ sư đoàn.
    Trong 50 ngày đêm vây lấn, các đơn vị của ta đã tiêu diệt 3.055 tên, bắt sống 217 tên, bắn rơi và bắn cháy tại sân bay; phá huỷ rất nhiều vũ khí đạn dược và kho tàng của địch.
  7. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Lính thuỷ đánh bộ Mỹ đã phải chịu đựng những ngày tháng căng thẳng kéo dài, luôn luôn ở tình trạng báo động, lo sợ một cuộc tiến công đột ngột của ta. Ngoài việc sử dụng bom đạn đánh phá, biến xung quanh căn cứ thành bằng địa, tổ chức các cuộc phản kích để chặn các đường hào của ta ngày càng lấn sâu, chúng còn sử dụng một biện pháp phòng thủ đặc biệt, lập các đội tìm kiếm đường hầm cùng việc đóng cọc kim khí gắn máy điện tử đề phòng ta đào xuyên lòng đất lọt vào giữa căn cứ, bất ngờ tiến công chúng.
    Số phận Khe Sanh thực sự thành cơn ác mộng đối với bộ chỉ huy quân sự Mỹ và tình hình Khe Sanh đã làm cho bọn trùm hiếu chiến ở Nhà Trắng đau đầu. Ở quốc hội Mỹ đã nổ ra một cuộc tranh luận gay gắt, cãi cọ nhau về việc giữ hay không một Khe Sanh.
    Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt tết Mậu Thân, ta đã táo bạo đánh địch trên toàn miền, đánh cả vào những sào huyệt của chúng ở Sài Gòn-Huế và các thành phố lớn, gây cho Mỹ-nguỵ tổn thất nặng nề và làm đảo lộn mọi kế hoạch chiến lược của chúng. Địch phả căng ra đối phó khắp nơi, do vậy mà việc sử dụng lực lượng cơ động chiến lược vào hướng nào đó là điều mà bộ chỉ huy quân sự Mỹ phải hết sức đắn đo. Tổng thống Mỹ Giôn-xơn và cả quốc hội Mỹ đều ?olo lắng cho số phận ở Khe Sanh? mặc dù bọn tướng tá Mỹ đã phải cam kết giữ bằng được Khe Sanh. Cả thế giới cũng hồi hộp theo dõi diễn biến chiến sự Khe Sanh. Sau những lần vạch kế hoạch nhưng rồi phải hoãn lại do cuộc tổng tiến công trên toàn miền của ta, bộ chỉ huy quân sự Mỹ buộc phải tổ chức cuộc hành quân giải toả Khe Sanh bằng lực lượng cơ động mạnh nhất, đó là sư đoàn kỵ binh không vận số 1 Mỹ. Sư đoàn này được thành lập do sáng kiến của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mác Na-ma-ra, lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là lực lượng chiến đấu có một không hai trên thế giới, và cũng là lần đầu tiên xuất trận tại chiến trường Việt Nam.
    Sư đoàn kỵ binh không vận Mỹ được mang danh ?oNgựa bay?-?oCon cưng của bộ trưởng quốc phòng Mỹ?, nó gồm có 3 lữ đoàn, mỗi lữ đoàn có 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn quân số có từ 800-1.000 tên. Trực thuộc nó có một tiểu đoàn trinh sát không kỵ, 1 tiểu đoàn trực thăng vũ trang, 3 tiểu đoàn pháo 105 có tất cả 72 khẩu, 2 đại đội pháo sáng và một đại đội máy bay vận tải. Cả sư đoàn có 439 máy bay trực thăng và một số máy bay vận tải.
    Ngay từ khi ta nổ súng mở màn chiến dịch (20 tháng 1), sư đoàn kỵ binh không vận Mỹ đã có mặt ở Quảng Trị; lữ 1 ở Nhan Biểu-Ái Tử; lữ 2 ở Quảng Trị-La Vang; lữ 3 và sở chỉ huy ở Phú Bài-Huế.
    Tham gia cuộc hành quân giải toả còn có chiến đoàn dù 3 nguỵ gồm có 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có từ 700-800 tên, một pháo đội 2 (tương đương với một tiểu đoàn pháo).
    Ngày 31 tháng 3 năm 1968, trung tướng Rốt-sơn người chỉ huy cuộc hành quân đã ngồi xe tăng ra tới Dốc Miếy để trực tiếp quan sát chiến trường và phân chia nhiệm vụ.
  8. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Về phía ta, toàn bộ lực lượng của ta trên chiến trường Khe Sanh lúc này gồm có:
    Sư đoàn 304 (tiếu tiểu đoàn 6 đã bổ sung vào Huế, được nhận thêm tiểu đoàn 8 sư đoàn 325), sau hai tháng chiến đấu quân số mỗi tiểu đoàn, mặc dù đã có bổ sung 3 lần, chỉ có từ 200-300 người.
    Pháo mặt đất có trung đoàn 45 gồm 4 tiểu đoàn pháo hoả tiễn và một tiểu đoàn pháo Đ74.
    Pháo cao xạ có trung đoàn 241 (sau một thời gian chiến đấu, một số rút về phía sau củng cố).
    Xe tăng có 2 đại đội.
    Ngoài ra còn có bộ đội địa phương và du kích của hai huyện Hương Hoá và Cam Lộ.
    Nhìn vào so sánh lực lượng, một số cán bộ chỉ huy không khỏi băn khoăn vì số địch rất đông, hoả lực mạnh. Qua hội nghị bàn cách đánh địch giải toả, mọi người đã nhất trí với ý kiến của đồng chí sư đoàn phó Hoàng Đan nêu lên là khi so sánh lực lượng trên chiến trường, ta không chỉ so sánh số lượng quân ít hay nhiều mà ta còn phải tính đến chất lượng và thế trận của đội quân đó.
    Qua hai tháng chiến đấu, ta đã giải phóng một vùng rộng lớn, khai thông biên giới, biến phía tây đường 9 thành hậu phương của của ta. Ta lại đem quân vào vây cả một cụm cứ điểm lớn của quân Mỹ, làm cho chúng bị tổn thất nặng và thua thiệt nhiều, mục đích của ta là làm sao cho địch phải đưa quân ra giải toả, nay địch đã ra, thế là ta đã điều được địch theo ý định của mình. Địch ra trong thế bị động lúng túng, trong khi chúng ta đã xây dựng thế trận vững chắc. Địa hình này chúng ta thông thuộc, những nơi dự kiến địch có thể đổ quân ta đã chuẩn bị và có lực lượng ém trước, bộ đội ta trải qua chiến đấu đã tỏ ra có bản lĩnh và dày dạn kinh nghiệm, nhất định ta sẽ đánh thắng quân địch, nhưng đánh thế nào để thắng to mà ta ít thương vong, và làm thế nào để giam chân chúng ở đây càng lâu càng tốt.
    Sau khi trao đổi thống nhất ý kiến nhận định, đánh giá trên, sư đoàn chủ trương:
    Những phân đội vây lấn Tà Cơn kiên trì áp sát, sẵn sàng đánh địch ở Tà Cơn ra; gấp rút điều chỉnh đội hình chiến đấu, điều lực lượng dự bị của sư đoàn, trung đoàn đến giữ các khu vực có khả năng địch đổ bộ; kiểm tra tất cả các trận địa chuẩn bị đánh viện của ta và động viên bộ đội sẵn sàng chiến đấu. Điều tiểu đoàn 1 trung đoàn 9 ra Làng Cát và chuẩn bị chốt Bồng Kho. Đưa tiểu đoàn 3 trung đoàn 24 lên Thượng Vạn; nhích hai đại đội của tiểu đoàn 8 ra xóm Bông Miệt Xá; và lệnh cho đại đội 3 tiểu đoàn 8 hoạt động mạnh mẽ ở đoạn Cà Lu, Tân Lâm.
    Đưa gấp gạo đạn lên cho các đơn vị toàn sư đoàn để đánh dài hơi.
  9. haibeoo

    haibeoo Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    40
    Cảm ơn bác... tinh gì đó, đang đợi bác post tiếp. Em nhớ là hồi trước đọc o đâu đó tụi Mĩ trong chiến dịch khe Sanh này chúng ko hề bị động mà chủ động lôi kéo chủ lực của ta vào thật đông để dùng B52 tiêu diệt. Nhưng muốn thu hút được số lượng lớn chủ lực của ta thì cái mồi nhử cũng phải ngon, đó là mấy ngàn tên Mẻo ( ko quá đông, cũng ko quá ít ). Trận này nếu xét về nhiều mặt thì có thể chúng ta đã thắng, nhưng theo em biết thì lực lượng ta thương vong rất lớn gấp nhiều lần địch ko biết đúng như thế ko xin các bác cho biết cái thống kê về số liệu.
  10. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    bác... tinh
    => Ke ke ke, cẩn thận không nhầm nhọt sang trồng trọt bi giờ bác ơi. Em là ptlinh, không phải ...tinh nhá. Mới có 1 bác pttinh đấy.
    Giờ vào chủ đề chính thôi:
    Ngày 1 tháng 4 năm 1968, cuộc hành quân giải toả của địch bắt đầu.
    Sáng hôm đó, địch sử dụng 5 tốp máy bay B52 (15 lần chiếc) ném bom ven hai bên trục đường 9, sau đó chúng cho 112 lần chiếc trực thăng bay sát đường 9 thả vật liệu làm cầu đường xuống đoạn Cà Lu, Úc Nghi, 74 lần chiếc đổ 1 tiểu đoàn xuống Bồng Kho, Động Tro và Úc Nghi, đổ một đại đội pháo kỵ xuống Tà Cơn.
    Trong ngày, địch còn sử dụng 197 lần chiếc xe vận tải có xe tăng đi bv, chuyên chở đồ dùng quân sự từ Tân Lâm đến Cà Lu.
    Trên điểm cao 401 xuất hiện xe ủi đất của địch đang xây dựng công sự.
    Ngày 2 tháng 4, địch cho B52 oanh tạc khu vực đông nam Tà Cơn, đến 14 giờ 30 phút có 30 lần chiếc trực thăng đổ bộ tiểu đoàn 1 lẽ 3 xuống Làng Khoai, và một tiểu đoàn xuống Cà Lu.
    Như vậy, lẽ đoàn 3 kỵ binh không vận Mỹ đã lên đủ, 1 tiểu đoàn ở Bồng Kho, Động Tro, Úc Nghi, 1 tiểu đoàn ở khu vực Làng Khoai, Làng Cát và tiểu đoàn ở Cà Lu.
    Địch đổ quân ồ ạt, nhưng tất cả những nơi chúng đổ quân hoặc là vào trận địa ta đã mai phục sẵn, hoặc là vào những điểm mà pháo binh ta đã chuẩn bị phần tử hiệu lực, nên chúng đã bị đánh phủ đầu tổn thất nhêìu. Bộ tư lệnh Mặt trận nhận định: Trước mắt, địch rải lữ 3 để bảo vệ đường 9.
    Như vậy, sau bảy ngày địch mới triển khai xong đội hình giải tỏa. Cũng trong thời gian đó. các đơn vi của sư đoàn kết hợp với pháo binh, vừa đánh bọn địch ở Tà Cơn nống ra, vừa tập kích vào các vi trí đóng quân của tụi linh đi giải tỏa và chặn đánh các cuộc lùng sục của chúng. Ta đã diệt nhiều địch, cả tụi ky binh bay, cả tụi lính thủy đánh bộ đều bị thiệt hại nặng, chiến đoàn dù của quân ngụy 3 vừa chân ướt chân ráo đổ quân xuống Ku Pút đã bị Pháo binh bắn phủ đầu diệt 250 tên.
    Khi địch mới đổ quân, chúng dùng phi pháo bắn phá hết sức khốc liệt, cả vòng trong và vòng ngoài, cả phía trước cũng như hậu phương chiến dịch, nhiều đường dây liên lạc bị cắt đứt, có đơn vị mất liên lạc, có phân đội không được tiếp tế hoặc bị địch chiếm một hậu cứ. Máy bay trực thăng địch bay từng đàn hàng trăm chiếc. Trước sự tàn phá của bom đạn, trước những cuộc đổ quân trang vào trận địa ta, có một số đơn vi bị động, lúng túng, nhưng sau những cuộc chạm súng đầu tiên, anh em đã rút ra một điều là tụi Mỹ chỉ to xác, dù là lính cổ da hay lính ky binh bay cũng không có gì là ghê gớm. Bọn lính ?ocông tử bột? tinh thần chiến đấu kém, khi bị đánh thì chúi đầu xuống bắn loạn xạ. Đánh Mỹ ngoài công sự, càng đánh gần lại càng thuận lợi, hạn chế được phi pháo địch, lại làm cho bọn chúng hoang mang lo sợ. Anh em đã nhanh chóng củng cố được lòng tin quyết đánh và biết đánh thắng.
    6 giờ 30 phút ngày 4 tháng 4, tiểu đoàn 11 trung đoàn 9 lính thủy đánh bộ Mỹ từ Tà Cơn nống ra chiếm mỏm 3, 4, 5 ở Động Khe Riêng (tây bắc điểm cao 471), ý định của chúng là phải chiếm bằng được điểm cao 471, vì nó án ngữ khống chế ca một vùng tây nam Tà Cơn.
    Địch dùng bom đạn đánh hủy diệt điểm cao này, đến mức san bằng điểm cao này xuống hai mét. Ta, với một phân đội nhỏ của đại đội 13 tiểu đoàn 9 và 4 đồng chí của đại đội 7 tiểu đoàn 2, bố trí hết sức linh hoạt trên điểm cao này, vẫn bảo toàn được lực lượng. 10 giờ, địch tổ chức thành nhiều mũi tiến công nhưng đều bị các chiến sĩ trên 471 bẻ gãy; chúng bị diệt khoảng hai đại đội, ta bắn rơi 5 trực thăng. Cuộc chiến đấu giằng co đến 15 giờ, thấy tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ bị thiệt hại nặng mà không chiếm được 471, địch đã dùng tiểu đoàn 1 kỵ binh đổ xuồng mỏm 3 và 4 Động Che Riêng đề phối hợp với tiểu đoàn 1 lính thúy đánh bộ tiếp tục tiến công.
    Về ta, lực lượng còn lại của tiểu đoàn 2 và tiểu đoàn 9 cũng xuất kích. Cuộc chiến đấu trên điềm cao 471 diễn ra rất ác liệt, nhiều chiến sĩ ta đã dùng lưỡi lê, báng súng đánh giáp lá cà với địch. Chúng bị thương vong khoảng 250 tên. Cho đến tối hôm đó địch mới chiếm được mỏm 2 của điểm cao 471, ta vẫn giữ được mỏm 1.
    Đêm, địch trú quân ở các mỏm 2, 3, 4 trong dãy Động Che Riêng. Ngay đêm đó, sư đoàn đã lệnh cho tiểu đoàn 9 tập kích vào vị trí trú quân của chúng. Mặc dù qua một ngày chiến đấu căng thẳng nhưng vào lúc 1 giờ sáng ngày 5 tháng 4, cán bộ, chiến sĩ đại đội 11 và đại đội 12 đã đánh được cụm địch nằm ở mỏm 2, địch bị diệt khoảng 100 tên.
    Trong khi đó, ở khu vực Làng Khoa cũng diễn ra cuộc chiến đấu kéo dài từ ngày 4 đến 7 tháng 4. Cũng như ở điểm cao 471, Làng Khoai là vi trí quan trọng đối với ta cũng như đối với địch, nếu địch không chiếm được Làng Khoai thì đường 9 vẫn bị tắc, các chốt 1 và 2 của ta vẫn đứng vững thì Tà Cơn vẫn bị uy hiếp mạnh. Lực lượng ta chốt ở Làng Khoai chi có trung đội 3 đại đội 13 trung đoàn 9 gồm 20 tay súng do đồng chí tham mưu trưởng tiểu đoàn trực tiếp chỉ huy, vì tiểu đoàn 3 sau một tháng vây lấn ở Tà Cơn quân sổ chiến đấu còn rất ít, việc bổ sung lực lượng cho chốt đã phải tính từng đầu người...

Chia sẻ trang này