1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai là chỉ huy trận Làng Vây

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi altus, 26/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Một tiều đoàn thuộc lữ 3 ky binh đổ xuống Làng Cát ngày 2 tháng 4 thì ngày 3 tháng 4 đánh ra Làng Khoai. Chúng định diệt chốt Làng Khoai, sau đó cùng với bọn ở Động Che Riêng, điểm cao 471 và bọn từ Tà Cơn đánh ra, tạo thành thế hợp vây để diệt các lực lượng chốt của ta ở tây nam và đông nam Tà Cơn.
    Suốt ngây hôm đó, địch tiến công 7 lần nhưng không vượt qua được Làng Khoai, ta diệt 70 tên (có 2 thiếu tá), bắn rơi một trực thăng. Đại đội phó Bùi Ngoãn bị thương vào chân vẫn tiếp tục chỉ huy chiến đấu.
    Ngày 5 tháng 4, ta lại bẻ gãy 5 đợt tiến công của địch, diệt 170 tên. Trong lúc đó, ở Tà Cơn địch cũng cho lực lượng đánh ra các chốt của ta; 59 tên thuộc tiểu đoàn 37 biệt động quân bị diệt. Qua hai ngày 6 và 7 tháng 4, chốt Làng Khoai vẫn đứng vững, bộ phận thương binh ta nằm phía sau chốt đã dùng tiểu liên và lựu đạn bẻ gãy một cánh quân vu hồi của địch. Tiều đội trưởng Nguyễn Văn Ngọc chỉ còn một mình nhưng khi thấy địch cụm lại, đồng chí đã bí mật luồn sâu đánh vào trận địa của chúng.
    14 giờ 50 phút ngày 7 tháng 4, trên chốt Làng Khoai ta chỉ còn 4 đồng chí. Bọn địch cơ bản đã chiếm được trận địa, nhưng chúng không dám lùng sục mà chỉ gọi trực thăng đến lấy xác đồng bọn. Đồng chí Phó lúc ấy đã bị thương, khi tỉnh lại thì thấy trực thăng hạ cánh, địch đang tranh nhau lên máy bay. Phó đã ném ba quả lựu đạn và bắn một tràng tiểu liên diệt cả máy bay và bọn địch.
    Chốt Làng Khoai với 20 tay súng, sau được tăng cường thêm một bộ phận của tiểu đoàn rút từ chốt 1 và 2 về, đã quần nhau với địch suốt 5 ngày đêm; địch bị diệt gần 400 tên, trong đó có hai tên thiếu tá Mỹ. Nồi bật nhất trong các trận đánh giữ chốt là chiến công của 5 dũng sĩ trên đồi 595.
    Điểm cao 595 có hai mỏm nằm ở phía tây cụm cứ điểm Tà Cơn 1 ki-lô-mét, trước kia là nơi trú quân của địch, nên chúng đã làm đường xe tăng đi qua yên ngựa. Trung đội 1 đại đội 5 được giao chốt ở đây: tiểu đội 1 và 2 có 3 đồng chí chốt ở mỏm thấp; 2 khẩu 12,7 ly và 1 khẩu cối 60 bố trí ở khu vực yên ngựa cạnh đường xe tăng; còn tiểu đội 3 có 5 đồng chí do đồng chí Ninh trung đội phó chốt ở mỏm cao nhất, tiểu đội này chia làm hai tổ: tồ một gồm 4 đồng chí có 1 trung liên do tiểu đội trưởng Đợi và trung đội phó trực tiếp chỉ huy, tồ hai có 2 đồng chí.
    Trận địa chốt này được xây dựng từ đầu chiến dịch, nên anh em đã củng cố khá tốt, hầm ẩn nấp làm kiểu chữ A, có ba nhánh hào vươn ra 3 hướng dài từ 5 đến 7 mét, có hố bắn, có trận địa chính, phụ và dự bị.
    Liên lạc giữa các hầm đến tiểu đội trưởng và trung đội bằng dây buộc các ống bơ, ban đêm ngủ thì dây buộc vào chân tổ trưởng.
    Suốt từ đầu chiến dịch vây lấn, chốt 595 đã gây khốn đốn cho địch, nên chúng đã dùng phi pháo oanh tạc nhiều lần. Ngày 6 tháng 4 sau khi đổ quân được bốn ngày địch đã tổ chức đánh chiếm 595. Địch chết 120 tên, có 40 tên phơi xác trước trận địa của tiểu đội 3. Ta mới có chiến sĩ Thu bi thương.
    Ngày 7 tháng 4, chúng lại tiếp tục cuộc đánh chiếm chốt. Sau nhiều đợt xung phong bị bẻ gãy lúc 16 giờ địch lại đổ thêm một đại đội kỵ binh bay xuống cao điểm 832 đã tăng cường lực lượng tiến công. Bỏ cả quy luật ngày đánh, đêm nghỉ, địch đã đánh cả đêm và 20 giờ hôm đó, chúng đã chiếm được công sự của tỏ một và một số hầm dự bị của tổ hai. Tiều đội 3, tiểu đội trưởng Đợi hy sinh, trung đội phó Ninh và một chiến sĩ nữa bị thương.
    Trên trận địa chính chỉ còn chiến sĩ Trần Hữu Bào, 19 tuổi đời một tuổi quân, anh đã băng bó cho hai đồng chí bị thương và đưa các đồng chí ấy về hầm dự bị, còn một mình ở lại tiếp tục chiến đấu. Anh nhặt nhạnh 20 quả lựu đạn, súng B40, tiểu liên, để săn ở các hố bắn và một mình đánh địch, giữ vững trận ta. Địch không dám đánh tiếp. Lúc này, Bào nghĩ muốn giữ được trận địa và bảo vệ được thương binh thì phải chủ động đánh chúng. Anh đã bò ra khỏi hầm, dùng B40 và lựu đạn đánh vào cụm quân của địch. Nhờ tiếng B40 và lựu đạn của Bào mà đại đội biết rằng trận địa của tiều đội 3 vẫn còn. Đơn vị đã cho người lên đón Bào và đưa thương binh tứ sĩ về phía sau.
    Như vậy là hơn một tiểu đoàn địch quần nhau với 6 chiến sĩ ta suốt hai ngày mà không chiếm được mỏm cao của điểm cao 595; chúng đã bị diệt gần 200 tên. Bào diệt 79 tên, Ninh 25 tên, Bút 16 tên, Phiệt 17 tên, Thu 8 tên và Đợi 5 tên. Ta hy sinh một, bị thương bốn.
    Cũng trên chiến trường Khe Sanh, năm 1966 tiều đội Bùi Ngọc Đủ đánh địch ở suối La La đã nêu kỷ lục 1 diệt 20. Nay trên điểm cao 595, tiều đội Trần Hữu Bào đã nêu ký lục 1 diệt 40. Cuối chiến dịch, đồng chí Trần Hữu Bào đã được Quốc hội và Chính phủ tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong lúc các trận địa chốt của ta kiên cường đánh địch, kìm chân chúng, không cho địch tạo thể hợp vây thì sư đoàn đã tổ chức nhiều trận tập kích vào các vị trí trú quân tạm thời của địch
    4 giờ sáng ngày 5 tháng 4 năm 1968, tiểu đoàn 4 trung đoàn 24 tập kích địch ở cao điểm 400, diệt gần 200 tên thuộc đại đội 1 tiểu đoàn 3 lữ đoàn 3 kỵ binh bay.
    1 giờ 30 phút sáng 7 tháng 4, tiểu đoàn 5 trung đoàn 24 tập kích địch ở Làng Bù, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn thuộc chiến đoàn dù ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu gần 300 tên.
    2 giờ 15 phút ngày 8 tháng 4. tiểu đoàn, trung đoàn cùng với đội 2 đặc công tập kích vào cụm địch ở điểm cao 542 diệt gần 300 tên, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 6 dù ngụy.
    Đêm 11 tháng 4, đại đội 11 tiểu đoàn 7 tập kích bọn lính dù ở bình độ 300 (bắc Làng Vây) diệt một đại đội địch.
    Chiến đoàn dù số 3 ngụy coi như bị mất sức chiến đấu. Càng đánh, cán bộ, chiến sĩ ta càng sáng tạo nhiều cách đánh hay, đó là cách đánh ?ochốt kết hợp với vận động tiến công?.
    Ngày 16 tháng 5, địch tiến công vào chốt 622, khi đội hình của chúng đã phơi lưng ra giữa trận địa, các lực lượng của tiểu đoàn 8 cắm sẵn ở những địa hình có lợi liền xuất kích, băm nát đội hình tiến công của chúng. Trong trận này, ta đã đánh thiệt hại nặng 1 đại đội lính thủy đánh bộ, 2 đại đội ky binh bay; địch bị diệt 250 tên, trong đó có một tên thiếu tá và một trung úy quân y.
    Với cách đánh này, các lực lượng của ta tuy còn ít nhưng vẫn làm được nhiệm vụ giam chân và tiêu hao nặng quân địch.
    Cùng với bộ binh, các lực lượng pháo binh ta cũng tổ chức nhiều trận đánh độc lập, tiêu hao được nhiều địch. Ngày 10 tháng 4, đơn vi Pháo Đ74 (pháo 122 ly nòng dài) bắn 117 viên vào điềm cao 420, diệt gần 1 đại đội Mỹ, bắn cháy 2 trực thăng; cùng ngày hôm đó cối 122 ly bắn 16 viên vào cao điểm 622, diệt 55 tên Mỹ.
    Sau 13 ngày sư đoàn ky binh không vận số 1 Mỹ cùng với chiến đoàn dù ngụy số 3 hành quân giải tỏa. Với lực lượng đông và hỏa lực mạnh, nhưng chúng không thể thực hiện kế hoạch hợp vây để diệt lực lượng ta, mà chỉ nới rộng được vòng vây Tà Cơn. Cụm cứ điểm Tà Cơn vẫn bị ta uy hiếp, sân bay hỏng, máy bay C130 không hạ cánh được.
    Trung đoàn 26 lính thuỷ đánh bộ Mỹ ở Tà Cơn nống ra cũng bị diệt, sư đoàn kỵ binh bay bị mất từng đại đội, chiến đoàn dù ngụy bị mất sức chiến đấu. Trong khi đó, địch đã thông báo cho nhau là ta lại tăng sức ép vào Huế với lực lượng 18 tiểu đoàn và chuẩn bị đòn tiến công đợt II vào tháng 5, cùng với tin tình báo địch nói rằng có 2 sư đoàn mạnh của ta đang tiến vào tây Tà Cơn.
    Trong những ngày 12, 13 và 14 tháng 4 năm 1968, để ngăn chặn cánh quân phía tây, địch đã sử dụng B52 rải bom liên tục từ Thà Khống đến Bản Đông (Lào). Bộ chỉ huy quân sự Mỹ buộc phải rút quân đột ngột, kết thúc non cuộc hành quân ?oNgựa bay?.
    Tối 14 tháng 4, hãng tin UPI và đài BBC đều công bố: ?oCuộc hành quân Phi-ga-sơn (Ngựa bay) đã chấm dứt, hai bên bằng nhau, không bên nào hơn, không ai thiệt?.
    Trên chiến trường Khe Sanh, để bảo đảm cho cuộc rút quân cũng như ngăn ta trở lại tiếp tục vây ép Tà Cơn địch đã mở cuộc hành quân ?oXít-cốt-len II?.
    Ngày 16 tháng 4, Bộ tư lệnh Mặt trận nhận định: cuộc hành quân ?oXít-cốt-len II? không phải là cuộc hành quân nối tiếp ?oPhi-ga-sơn? có chuẩn bị, mà là cuộc hành quân bị động. Sư đoàn ky binh không vận Mỹ vừa rút, ta đã chiếm lại vòng ngoài, từ Cô Ngôn, 420, 622, Làng Vây. Cụm cứ điểm Tà Cơn lại bị ta bao vây trở lại.
    Dự định của địch là thay quân, củng cố phòng ngự một thời gian để bảo vệ tuyến Tân Lâm-Cà Lu, sau đó tùy tình hình sẽ rút hoặc ở lại.
    Chủ trương của ta: Bất cứ khả năng nào, cũng phải tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân địch và giam chân chúng càng lâu càng tốt, càng nhiều càng tốt.
    Sư đoàn 304, sau gần 4 tháng chiến đấu, được sự hiệp đồng chặt chẽ của pháo binh, công binh, xe tăng, của các đơn vị bạn và lực lượng vũ trang địa phương, đã diệt 3 cứ điểm, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn phía tây đường 9, nới rộng (địa bàn hướng nam, đã bao vây trung đoàn lính thúy đánh bộ số 26 ở cụm cử điểm Tà Cơn, đã đánh bại cuộc hành quân ?oNgựa bay? của địch. Thắng lợi to lớn của sư đoàn trên chiến trường Đường 9-Khe Sanh đã góp phần vào thắng lợi trong cuộc tiến công và nổi dậy của toàn miền trong mùa xuân 1968.
    Ngày 16 tháng 4, Thường trực Quân uỷ Trung ương đã điện khen Mặt trận Khe Sanh.
    Sư đoàn 304 qua chiến đấu đã trưởng thành rất nhanh, lần đầu tiên một sư đoàn chủ lực cơ động của ta đã đối đầu trực tiếp với những sắc lính sừng sỏ nhất của Mỹ như lính thuỷ đánh bộ, lính kỵ binh bay và với cả lực lượng cơ động chiến lược của quân ngụy Sài Gòn là chiến đoàn dù. Không những là quyết đánh, biết đánh, mà còn sáng tạo nhiều cách đánh hay.
    Tuy vậy qua chiến đấu ác liệt, dài ngày lực lượng của sư đoàn cũng hao hụt nhiều. Một số lớn cán bộ, chiến sĩ bị thương vong, bệnh tật, đau yếu làm cho lực lượng chiến đấu giảm sút.
    Trước tình hình như vậy, sư đoàn chủ trương:
    Vừa đánh vừa củng cố đơn vị, nhưng trước mắt phải lấy tác chiến làm nhiệm vụ hàng đầu. Nhiệm vụ chủ yếu của sư đoàn là đánh địch khi chúng đang chuẩn bị rút chạy nhưng không đánh ẩu, phải thọc vào chỗ hiểm đánh xong chốt lại, buộc địch ra cho ta đánh chúng ngoài công sự, tích cực đánh nhỏ, đánh giao thông, kiềm chế sân bay của chúng.
    Nhanh chóng ?oxốc? lại bộ đội, củng cố tại chỗ, tổ chức thành từng đại đội, tiểu đoàn mà đánh.
    Thực hiện chủ trương này, trung đoàn 9 đã tổ chức lại tiểu đoàn 1, do chính uỷ trung đoàn Nghiêm Kình và tham mưu trưởng trung đoàn Nguyễn Thọ trực tiếp chỉ huy đánh địch ở khu vực Làng Khoai. Tiểu đoàn 8 trung đoàn 66 và tiểu đoàn 8 của sư đoàn 325 giao lại, do hai đồng chí Cương và Cấm chỉ huy đã đưa lực lượng vào đánh giao thông trên đường 9. Trung đoàn 24 đưa tiểu đoàn 5 lên Húc Thượng, tiểu đoàn 4 ra Ta Ri, Ta Quan đánh địch.
    Từ ngày 6 tháng 4 năm 1968, cán bộ của đoàn Mê Công (Mê Công-mật danh của sư đoàn 308) vào nghiên cứu chiến trường để chuẩn bị đưa lực lượng vào phía nam, bắc đườíng 9 và phía đông Tà Cơn.
    Đến ngày 22 tháng 4, địch đã đưa hết lực lượng đồn trú Tà Cơn về phía sau, thay vào đó là 5 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ thuộc các trung đoàn khác. Sư đoàn kỵ binh còn 2 tiểu đoàn ở các khu vực Làng Con, điểm cao 471 và Húc Hạ chưa rút đi được. Cuộc hành quân ?oXít-cốt-len II? của địch có mở đầu nhưng không có kết thúc.
    Trong những ngày địch thay quân, ngày nào sư đoàn cũng đánh gây cho địch nhiều tổn thất, nổi bật là trận ngày 2 tháng 4, tiểu đoàn 9 đánh bại cuộc tiến công của 3 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ định chiếm điểm cao 622; địch bị diệt 250 tên.
    Tiểu đoàn 1 đánh địch ở Làng Cát diệt 70 tên và 1 xe tăng. Hai tiểu đoàn 8 liên tục đánh giao thông địch trên đường 9: ngày 19 tháng 4 diệt một xe tăng và 5 xe chở lính; ngày 20 tháng 4 đánh 2 trung đội địch đi trên 6 xe tải diệt 98 tên; ngày 21 tháng 4 diệt 108 tên cùng một xe tăng và một xe tái.
    Tiểu đoàn 2 còn 13 đồng chí bị mất liên lạc nằm ở chân núi Bồng Kho, đã phải ăn cháo và nõn cây búng báng hàng tuần, cũng tổ chức phục kích diệt 8 xe vận tải, xe tăng và một xe díp của địch.
    Trong thời gian hơn 20 ngày, từ khi địch tổ chức cuộc hành quân ?oNgựa bay?, toàn sư đoàn đã đánh 49 trận, pháo binh đánh 20 trận độc lập, tiêu diệt 3.594 tên địch, trong đó có 2.234 tên Mỹ. Diệt gọn một đại đội ngụy, 10 đại đội Mỹ, tiêu hao nặng tiểu đoàn 1 trung đoàn 9 lính thủy đánh bộ Mỹ, tiểu đoàn 1 lữ đoàn 3 lính kỵ binh không vận, đánh quỵ chiến đoàn dù 3, bắn rơi và bắn cháy tại sân bay 55 máy bay các loại.
  3. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Trong chiến dịch này, ngay từ khi sư đoàn hành quân đã có một số nhà văn, phóng viên thông tấn xã Việt Nam đi cùng, tiếp đó là đoàn văn công Quân khu 3 vây phục vụ.
    Nhà văn Nguyên Minh Châu đi với trung đoàn 9 và anh đã viết thành công cuốn tiểu thuyết ?oDấu chân người lính?, trong đó những sự kiện, những nhân vật, do nhà văn sáng tạo ra đều dựa trên những nguyên mẫu trong chiến dịch vây lấn và đông đảo cán bộ, chiến sĩ trong sư đoàn. Đồng chí Chu Nghi đã viết vở kịch ?oBên hàng rào Tà Cơn? và anh chị em văn công Quân khu 3 đã biểu diễn cho những chiến sĩ vây lấn Tà Cơn xem.
    Các phóng viên, nhà văn, các chiến sĩ văn công đi cùng sư đoàn, đã chia sẻ niềm vui và những gian khổ hi sinh của chiến sĩ, đã mang tiếng hát ra tận chiến hào vây lấn đề phục vụ các chiến sĩ. Có những lần biểu diễn, diễn viên nhiều hơn người xem, có những đợt biểu diễn chiến sĩ nghe hát qua máy điện thoại. Gần cuối chiến dịch. Trong một lần địch ném bom B52, đồng chí Chu Nghi phụ trách đoàn văn công Quân khu 3 đã hy sinh ngay tại sở chỉ huy sư đoàn. Đồng chí Vũ Tạo phóng viên thông tấn xã và hai chiến sĩ văn công (một nam, một nữ diễn viên) đã bị thương, cùng với đồng chí Nguyễn Trọng Hợp phó chính ủy sư đoàn và một số cán bộ chiến sĩ cơ quan.
    Ngày 12 tháng 6 năm 1968, theo mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh và Bộ tư lệnh Mật trận, sư đoàn được lui về phía sau củng cố. Nhiệm vụ vây lấn Tà Cơn và đánh địch ở đường 9 do sư đoàn 308 và trung đoàn 264 Việt Bắc thay thế. Đồng chí Thái Dũng sư đoàn trưởng 304 được Bộ điều sang chỉ huy sư đoàn 308.
    Sư đoàn 308 và các đơn vi bạn đã tiếp tục gây sức ép mạnh: Ngày 26 tháng 6 lăm 1968, địch đã buộc phải tuyên bố rút Khee Sanh. Nhưng các đơn vị bạn đã không để cho địch rút chạy một cách dễ dàng, chúng đã bị tiêu hao, tiêu diệt nhiều lực lượng trước khi rút hết khỏi Khe Sanh.
    Ngày 9 tháng 7 năm 1968, cờ giải phóng đã cắm trên cột cờ sân bay Tà Cơn.
    Khe Sanh, tên gọi bình dị của một vùng núi rừng miền tây Quảng Trị, từ khi diễn ra cuộc đọ sức giữa ta và Mỹ ở đây, hai tiếng Khe Sanh đã thu hút tình cảm của quấn dân cả nước ta, làm rạo rực và phấn chấn lòng người. Hai tiếng Khe Ssnh, đã trở thành nỗi sinh hoàng của giặc Mỹ và tay sai, làm náo động nước Mỹ làm xôn xao dư luận thế giới.
    Cuộc đọ sức ở Khe Sanh quyết liệt, dài ngày, đó là một thử thách lớn về ý chí và quyết tâm, về tài mưu lược và sức mạnh giữa quân và dân ta với đế quốc Mỹ xâm lược.
    Sau một loạt các trận đánh phá vỡ những mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ của địch, cuộc vây lấn Khe Sanh của quân ta làm cho Giôn-xơn-tổng thống Mỹ đã ra lệnh phải giữ vững Khe Sanh bằng mọi giá, các tướng lĩnh Mỹ đã cam kết ?okhông để mất Khe Sanh?, nhưng chúng đã đành chịu để Khe Sanh thất bại.
    Cuộc vây lấn Khe Sanh là cuộc thử thách quyết liệt về sức mạnh: Trải qua 170 ngày đêm chiến đấu tỏ rõ khả năng của quân ta có thể trói chặt một lực lượng lớn quân Mỹ, đã đánh chúng trên thế mạnh và hoàn toàn chủ động. Ở đây Mỹ đã tập trung số quân đông, gồm những sắc lính tinh nhuệ nhất trong quân đội viễn chinh, đã sứ dụng đến tối đa ưu thế về không quân với mức: ?oCố gắng chưa từng có trong lịch sử chiến tranh?, đã tiêu phí một khối lượng bom đạn lớn nhất (trên 100.000 tấn bom) trên một mặt trận, lập một ?okỳ công hậu cần, yểm trợ hàng đấu thực hiện bằng máy bay trong cuộc chiến tranh này?, mà vẫn không cứu vãn được thất bại.
    Cuộc vây lấn Khe Sanh là một đòn cóý nghĩa chiến lược. Trong cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân, mặt trận Khe Sanh nổ súng trước và phối hợp tuyệt đẹp với các chiến trường, hình thành thế tiến công liên tục. Ta đã buộc địch phải bị động theo ý định và cách đánh của ta, ta đã dồn giặc Mỹ lâm vào tình trạng bị động, bị vây hãm dài ngày ở Khe Sanh, thế trận của Mỹ trên toàn chiến trường bị rối loạn.
    Báo ?oNước Pháp buổi chiều? ngàn 29 tháng 6 năm 1968 viết: ?oNhư vậy một lần nữa chứng tỏ quvền chủ động về tay *********, họ đã bắt buộc quân Mỹ phải thay đổi chiến lược để đối phó với những sức ép mới?, còn hãng Roi-tơ thì bình luận: ?oKhe Sanh sẽ được ghi vào lịch sử cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam như là một nơi phái trả với giá đắt nhất bằng máu?. Tờ ?oTin điện hàng ngày? cúa Mỹ viết một cách cay đắng: ?oChủ trương tháo chạy khỏi căn cứ Khe Sanh, không phải chỉ là giản dị bỏ rơi một yếu điểm, đó là sự rời bỏ của một ảo tưởng và một chính sách mà tất cả các bước nỗ lực chiến tranh của Mỹ đã dựng lên?.
    Chiến thắng Khe Sanh là một thắng lợi rực rỡ trong thời kỳ Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968. Ngày l3 tháng 7 năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện khen: ?o... Cuộc thắg lợi của ta ở Khe Sanh tỏ rõ mưu lược và sức mạnh vô địch của quân, đân và cán bộ ta, góp phần xứng đáng vào thắng lợi to lớn của toàn miền Nam từ đầu xuân đến nay. Cùng với những thắng lợi của ta ở các chiến trường khác, nó mở đường cho những thắng lợi to lớn hơn nữa.
    Đối với sư đoàn 304, chiến thắng Khe Sanh là một mốc son chói lọi trong trang sử truyền thống của mình. Sư đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong cuộc đọ sức với những lực lượng tinh nhuệ của Mỹ, trong điều kiện chúng đông hơn và vũ khí bom đạn nhiều hơn. Gần 170 ngày đêm chiến đấu liên tục, cán bộ, chiến sĩ toàn sư đoàn đã chấp nhận mọi hy sinh gian khổ, lập công vẻ vang. Sư đoàn được Quốc hội và Chính phủ tặng thướng huân chương Quân công hạng nhì; các trung đoàn đều được thưởng Huân chương và 1.482 đồng chí được tặng Huân chương các loại; 1.598 đồng chí được tặng danh hiệu ?oDũng sĩ diệt Mỹ và Dũng sĩ quyết thắng?; hai đồng chí Trần Hữu Bào và Bùi Xuân Chúc được Quốc hội và Chính phủ tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Chiến thắng Khe Sanh mãi mãi là niềm tự hào của cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 304, cổ vũ sư đoàn đi tiếp chặng đường chiến đấu vẻ vang của mình.
  4. bye2romance

    bye2romance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2005
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    Các cụ nhà mình đúng là bậc thầy tâm lý chiến :D
  5. elixir

    elixir Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    414
    Đã được thích:
    0
    Các cụ nhà mình đúng là bậc thầy tâm lý chiến :D
    Đấy là việc bắt buộc. Mỹ còn đầu tư cả hệ thống các viện nghiên cứu, các trường đại học với bao nhiêu giáo sư, bác học và khối lượng phương tiện khổng lồ cho "chiến tranh tâm lý" nhưng kết quả thì mọi người đều thấy.
    Nhưng ngay từ khi bắt đầu cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp và sau 1954, nhất là 1964 khi người Mỹ nhảy vào, ai dám tin là Việt Nam sẽ có ngày 30-4-1975. Ngay cả những người cùng "phe" như Liên Xô. Việc đó còn quan trọng hơn cho cả nhân dân Việt Nam để có được 1 niềm tin và do đó "1 kết thúc có hậu".
  6. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Chân thành cảm ơn bác ptlinh đã bỏ công post tài liệu.
    Cái vụ 6 người đánh 1 tiểu đoàn, 1 ta diệt 40 địch, ta chỉ hi sinh 1 người...bảo là hiển nhiên vô lí thì cũng không dám, thỉnh thoảng cũng có người trúng xổ số cơ mà, nhưng thú thật bảo tin thì cũng không dám hẳn...
  7. bye2romance

    bye2romance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2005
    Bài viết:
    613
    Đã được thích:
    0
    Nếu nói là trúng xổ số thì chúng ta có quá nhiều người may mắn. Bản thân tôi - khi xem phim "Chúng ta đã từng là lính" với ông già - một cựu chiến binh đã phải buột miệng chửi thề - thậm chí tắt cả màn hình đi không dưới 3 lần... Cũng bởi tính thiếu khách quan - ko trung thực của nó.
    Rất nhiều người ở đây cũng có cảm giác như tôi khi xem phim này.
    Đọc mấy quyển viết về kháng chiến chống Mỹ + Chiến tranh biên giới - mới thấy - ta bốc phét ko kém gì nó.
    Chiến tranh là tàn bạo và khốc liệt. Ai cũng biết điều đó ... những số liệu hoang đường như trên là lừa dối và là một nhân tố làm giảm đi sự vinh quang của cha anh
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Cũng phải tính đến hoàn cảnh mà nó được viết. Hầu hết là trong thời vẫn còn đang căng thẳng với TQ nên phải viết kiểu đấy để động viên tinh thần quân dân, cái đó cũng hợp lý thôi.
    Những quyển được viết lại từ 2000 trở về sau chi tiết và khách quan hơn nhiều.

Chia sẻ trang này