1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ai là người chép sử thời nay

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi staley_tran, 11/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Hội lịch sử, các nhà nghiên cứu, v.v... nói chung là rất nhiều. Ví dụ như từ cuốn Đại cương lịch sử Việt nam giai đoạn A-B, Lịch sử Cuộc kháng chiến chống Mỹ đến cuốn Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Lào Cai đều là viết sử đấy cả thôi.
    Còn nếu khách quan 100% thì khó, khó ở chỗ chính quyền và khó ở cả trình độ, góc nhìn cá nhân của người viết nên cuốn sử nữa.
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi nghĩ chép sử chỉ là việc ghi lại những sự kiện đã xảy ra. Và những sự kiện này chỉ là văn bản thuần túy. Bạn có thể tham khảo ý kiến của Willy Maley, thuộc ban văn chương Anh, trong 10 cách hiểu về Deconstruction (giải cơ cấu).
    1) It is a general theory of text, not a ''textualization'' of politics but a politicization of text, of text as a system rather than as a book bound by covers. The Oxford English Dictionary defines text as ''the original words of author especially as opposed to paraphrase of or commentary on them (there is nothing about this in the text; the text is hopelessly corrupt); passage of Scripture quoted as authority or especially chosen as subject of sermon etc.; subject, theme; main body of book as opposed to notes, pictures, etc.; textbook, book prescribed for study, standard book in branch of study, instructively typical''. In Of Grammatology (1967), Derrida first formulated the phrase that has haunted him ever since: ''There is no extra-text'', or there is no frame, often interpreted as: ''There is nothing outside - or beyond - the text''.4 This is the impression of deconstruction that sees it as a form of close reading that is blind to larger questions of history and politics, a sort of ultra-formalism. But when Derrida used the phrase he had something else in mind, specifically a desire to undo the opposition between close readings and contextual ones.
    Xin tạm dịch đoạn của từ điển Oxford:
    "Văn bản là những từ ngữ nguyên thủy của tác giả đặc biệt đối lập với những diễn giải hoặc bình luận về chúng (chúng chẳng có liên quan gì đến văn bản cả, văn bản đã sai lạc 1 cách vô vọng)...."
    Nguồn : http://www.arts.gla.ac.uk/SESLL/EngLit/ugrad/hons/theory/Ten%20Ways.htm
  3. NhatViet

    NhatViet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    585
    Đã được thích:
    0
    Do hoàn cảnh người viết , có thể lịch sử được viết sẽ thiếu khách quan , có khi khiên cưỡng nhưng từ những trang viết ấy , chúng ta có thể tìm được ý nghĩa hiện đại trong câu chuyện lịch sử , qua đó nâng cao được vấn đề của con người, của xã hội , của thời đại.
    Theo nhà Sử học & Biên kịch Hoàng Hữu Đản:
    ? Từ câu chuyện của lịch sử ta phải thấy những bài học về con người , về thời đại hôm nay . Những người chép sử như Sử gia Ngô Sĩ Liên cũng bị cái ?othế ?o phụ thuộc vào triều đình . Họ cũng chỉ là một chức quan nhỏ được triều đình ?onuôi? và được phân công làm công việc ghi chép lịch sử . Họ phải viết có lợi cho ?ocây? đang ?orào? họ ?
    Trích chuyên mục Đối Thoại , Báo Pháp Luật 10.06.2007
  4. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Cũng bởi vì chép sử không phải lúc nào cũng đúng và trung thực nên mới đẻ ra những nhà khảo cứu, nghiên cứu sử để thẩm tra lại những gì được chép kiểu biên niên (bằng nhiều nguồn khác nhau)
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Từ điển Oxford chỉ định nghĩa về nguyên văn một văn bản .
    Nó không nói gì về viết lịch sử cả .
    Lịch sử là sự thật trong quá khứ .
    Nó không bao giờ được viết đúng cả, vì khi viết ra, nó đã
    bị người viết đóng dấu made in mắt người viết rồi.
    Nói ví dụ cho dễ hiểu: một sự thật xảy ra, được 100 người
    ghi chép lại đúng như họ nhìn thấy . Có người thấy 100 người
    bị giết, nhưng người khác thấy ít hơn vì không đi đến những
    nơi người kia đã đi, còn người nữa thì thấy nhiều hơn, vì người
    này đi nhiều hơn . Tất cả 100 tài liệu này đều đúng sự thật,
    không bị ảnh hưởng vì chính kiến, thái độ, áp lực bên ngoài .
    Sau đó những tài liệu này được làm nguồn để viết sử . Người
    soạn tài liệu đánh giá người thứ nhất đúng hơn 2 người kia,
    nên kêt luận là 100 người bị giết . Vân vân ...
  6. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Có người nói là: Lịch sử là thầy dạy cuộc sống
  7. staley_tran

    staley_tran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2005
    Bài viết:
    1.002
    Đã được thích:
    0
  8. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Bác chịu khó tra từ điển là ra ngay đó mà. Theo link: http://vietdic.baamboo.com/Translate.aspx?Word=li?t%20truy?n&DicID=7&Search=Keyword&outFont=Unicode&inFont=Unicode
    Liệt truyện:
    1. Sách thuật truyện các nhân vật tài giỏi đời xưa.
    2. Phần trong sử phong kiến ghi chép tiểu sử các nhân vật lịch sử.
  9. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    " ai là người chép sử thời nay" : Câu hỏi hay đấy. Tài liệu "chính thống" thì ai cũng biết, điểm danh thử vài trào lưu viết sử không chính thống xem có sót không nào:
    - Về những gì diễn ra các đây 32 năm: một đống 1 khiêng các cụ các bác ngồi ở Cờ Hoa vẫn đang ngồi viết lại sao cho hậu thế bớt nhìn các cụ các bác ấy bằng cái nhìn dành cho kẻ bỏ chạy.
    - Về những gì diễn ra trước 1969: cũng khảong 1 chục người luôn tìm cách bươi móc những chuyện "có thể có" để hạ thấp uy tín cái người mà ai cũng biết là ai đấy.
    - Về những gì diễn ra trước 1954: cũng không thể kể hết những tài liệu ca ngợi 1 số bóng ma của lịch sử.
    - Về những gì diễn ra từ 1975 trở lại đây: vô số các cái gọi là "Hồi ký", "Tài liệu bí mật", "Hậu trường ..." được phát tán trên In tờ Nét với cái mục đích mà không nói ra thì ai cũng biết là gì
    Đấy, tình hình viết sử nó là thế đấy.
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Vậy cho nên câu đáng hỏi phải là
    "Làm thế nào đọc sử?"
    Nhiều tài liệu chưa đọc đã thấy bốc mùi nặng rồi.

Chia sẻ trang này