1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai là người nghĩ ra từ "hoa hậu" nhỉ, và hình như Việt Nam mình , ai được hoa hậu là được vĩnh viễn

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi NguyenMongMo, 15/11/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NguyenMongMo

    NguyenMongMo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    833
    Đã được thích:
    0
    Em thấy Việt Nam minh sao hay dùng 2 từ hoa hậu thế..Sáng mở báo mạng lên , thấy hết nói hoa hậu này đến hoa hậu kia, mà chẳng biết ai với ai , giải gì năm nào... Miss beauty , miss Charity hay Miss Bikini cũng đều gác cho cái mác hoa hậu, chẳng hiểu bác nào nghĩ ra từ này có thấy buồn, khi bây giờ bị dùng sai như thế không, chứ em thấy kì kì...

    Mà quái gì Việt Nam, không bao giờ dùng từ Cựu hoa hậu hay hoa hậu theo năm cả các bác ạ, vừa rồi có người nước ngoài hỏi sao nước mày hoa hậu thế khỉ nào già thế ..cũng chả biết nói sao, hay ở Việt Nam mình, hoa hậu cũng giống học vị, học hàm được 1 lần là được mãi @-)

    Lại có dì nào in cả card visit " tiến sĩ hoa hậu" , lúc đầu cứ tưởng tiến sĩ về hoa hậu học nữa chứ, hay e chậm , lạc hậu về ngôn ngữ mất rồi :((:((:((
  2. zhouzumin24

    zhouzumin24 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Em thấy họ vẫn dùng hoa hậu theo các năm mà :-?? Ví dụ là hoa hậu việt nam 2k6 Phương Thúy, 2k4 Thị Huyền..
    Có lẽ do cái vương miện khi trao là sẽ có một cái được đeo vĩnh viễn, thế nên mới thấy lắm cô thành hoa hậu thế ;))
  3. shogatsu

    shogatsu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Tham khảo ở đây nhé.

    http://vn.360plus.yahoo.com/doxuanthanh8888/article?new=1&mid=1617
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Ý của chủ top hỏi là tại sao lại dùng từ "hoa hậu" và người nào nghĩ ra từ đó. Vì gốc của những cuộc thi này là từ Phương Tây và nếu dịch sát nghĩa thì không phải là "Hoa hậu". Chẳng hạn Miss Word thì Tàu họ dịch là "Thế giới tiểu thư", Mistress World thì dịch sát nghĩa là "Thế giới phu nhân" (chứ không phải là "Hoa hậu quý bà"). Mister World thì dịch sát nghĩa là "Thế giới tiên sinh" (ở ta vẫn đang lúng túng không biết dùng từ nào cho sát không biết là "hoa" hay là "ớm").
  4. lilz

    lilz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2006
    Bài viết:
    1.557
    Đã được thích:
    0
    Mister world thì nó dùng từ rất bóng nhoáng là Nam Vương bác ạ, chứ thêm chim với ****, nghe tuy hay rưng mà hơi táo bạo quá
  5. shogatsu

    shogatsu Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/10/2010
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Nam vương tức là "vua nước Nam" [:P]
    Bàn thêm về từ "Nam vương"
    Lao Động Cuối tuần số 51 Ngày 21/12/2008 Cập nhật: 7:14 AM, 21/12/2008



    (LĐCT) - Trong bài "Danh xưng nào chuẩn?" (Lao Động Cuối tuần, số 50/2008), tác giả Thẩm Hồng Thuỵ có trao đổi về một hiện tượng ngôn từ mới, khá thú vị: Nên chọn danh xưng nào là phù hợp để chỉ người đoạt giải cao nhất cho các cuộc thi người đẹp phái nam?
    (Cụ thể là nên gọi người mẫu Ngô Tiến Đoàn là gì cho phải khi anh vừa giành giải nhất trong cuộc thi sắc đẹp quốc tế dành cho nam giới - Mister International 2008).

    Không chỉ tác giả băn khoăn, mà rất nhiều người làm công tác văn hoá, báo chí, dịch thuật hình như cũng đều lúng túng trong việc định danh sao cho ngắn gọn, chính xác danh hiệu này. Cũng vì nếu viết dài quá (Người đoạt giải quán quân trong cuộc thi sắc đẹp Quý ông quốc tế, hoặc Người đoạt giải nhất trong cuộc thi MI,...) thì chưa "danh từ hoá" được danh hiệu chỉ người này.

    Còn nếu đặt cho đúng với yêu cầu định danh khái niệm thì theo Thẩm Hồng Thuỵ, các tên do báo chí đưa ra (Hoa vương, Mỹ nam, Nam hậu, Nam khôi...) đều chưa chuẩn.

    Đối với tiếng Anh thì việc này quá đơn giản. Người ta dùng từ Miss với nghĩa Hoa hậu (người phụ nữ chiếm giải nhất trong một cuộc thi sắc đẹp, thường là cỡ quốc gia trở lên, miss cũng vốn là danh từ dùng chỉ cô gái chưa lập gia đình, thiếu nữ). Còn người đoạt giải nhất người đẹp nam giới trong tiếng Anh gọi là Mister (tiếng Anh, mister đơn thuần chỉ nam giới, với nghĩa như "ông, ngài" hay nói vui vẻ, trêu trọc với nghĩa "ông xã, bố nó, nhà tôi").

    Ta nói Hoa hậu là đã sử dụng cơ chế tạo từ Hán-Việt. Hoa trong tiếng Hán là "bông hoa" và cũng dùng chỉ "người con gái" (Trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, từ hoa xuất hiện 107 lần mà hầu hết là nhằm chỉ người phụ nữ với những số phận, hoàn cảnh khác nhau). Từ đó, ta có các kết hợp: Hoa khôi (khôi: đứng đầu) với nghĩa "người phụ nữ đẹp nhất trong một cuộc thi, thường với quy mô nhỏ"; Hoa hậu với nghĩa đã nói ở trên, ở quy mô cao hơn.

    Ở đây, người ta đã mượn chữ hậu (vợ vua) để tạo nên hàm nghĩa về mức độ và sự trang trọng cho danh vị này. Cũng bởi vợ vua (hoàng hậu) luôn được coi là người đẹp nhất của một quốc gia quân chủ (với những nét đẹp kiều diễm, trang trọng, quý phái...). Vì vậy, cô gái đoạt giải người đẹp thường được mặc phẩm phục giống như hoàng hậu, lại được trao vương miện (mang tính biểu trưng, vương miện là mũ của vua đội khi hành lễ). Cũng từ đây mà phái sinh từ Á hậu (á: dưới một bậc) để chỉ một cô gái (bây giờ á hậu có thể nhiều hơn một) đoạt giải nhì.

    Có điều, từ trước tới nay, ta chỉ thấy các cuộc thi sắc đẹp chuyên dành cho nữ giới. Bây giờ mới có một số nơi mở rộng cuộc thi như vậy sang đối tượng nam giới (mà chủ yếu là các nước phương Tây). Sự bất bình thường đó đặt tiếng Việt vào thế khó khi phải chọn ra một danh xưng thích hợp (Ta chỉ quen ngắm các cô gái thướt tha yêu kiều, tôn vinh họ là phái đẹp, còn nam giới vốn được coi là phái mạnh, phái mày râu thì cái đẹp hình thể ít được xã hội tôn vinh). Có thể nói, tác giả Thẩm Hồng Thuỵ đã khá tinh nhạy khi phát hiện ra điều này.

    Tuy nhiên, theo tôi, từ Nam vương do Thẩm Hồng Thuỵ đưa ra chưa thích hợp. Bởi lẽ, chữ vương dùng chỉ vua hoặc người có tước vương. Tác giả có ý chọn một từ trái nghĩa cùng cặp với hậu (hậu/ vua, vương) để tạo từ tương đương (Nam vương) nhưng tiếc rằng, bản thân thành tố hậu trong Hoa hậu là hiện tượng mượn nghĩa ẩn dụ. Hậu trong Hoa hậu chỉ có hiệu lực trong kết hợp đó thôi mà không cho phép sản sinh ra một từ "ăn theo" trên cơ sở tạo từ quá xa như thế.

    Một lý do nữa mà như trên tôi đã nói, cuộc thi sắc đẹp của phái nữ đã đi vào truyền thống với tất cả những tiêu chuẩn, cách thức, nghi thức trang trọng của nó. Bây giờ có thêm các cuộc thi dành cho nam giới cũng đang là một xu hướng mới, khó có thể ngang tầm cuộc thi hoa hậu về mọi mặt.

    Nếu muốn trao sắc thái ẩn dụ cho vương trong Nam vương (vua sắc đẹp của nam giới) thì cũng khó được mọi người chấp nhận. Dĩ nhiên, cuối cùng thì ta cũng phải chọn một danh từ khả dĩ để chỉ danh hiệu này.

    Theo tôi, có hai biến thể lựa chọn: hoặc gọi là Mỹ nam, hoặc gọi là Nam khôi. Từ Nam khôi sát nghĩa hơn (chàng trai đoạt giải nhất trong một cuộc thi sắc đẹp) nhưng từ Mỹ nam (người đàn ông đẹp (nhất)) tuy có nghĩa hơi chung chung song lại có sắc thái trang trọng, phù hợp với các cuộc thi người đẹp quý ông có quy mô tầm cỡ (quốc gia hoặc khu vực).

    PGS - TS Phạm Văn Tình

Chia sẻ trang này