1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai là người tiếp nhận đầu hàng ?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi altus, 30/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Tiếp nốt chuyện này - theo tôi câu chuyện của ông Tùng có rất nhiều điểm chưa chính xác. đặc biệt là vị trí của ông trong thời điểm khi ông Dương Văn Minh còn ở Dinh Độc lập chưa qua đài phát thanh. Ngay trong chuyện ông Tùng kể cho thấy ông chỉ được Tư lệnh đánh giá bởi một chuyện ở đài phát thanh mà thôi.
    Ba ngày sau tại binh đoàn có cuộc họp thủ trưởng các sư đoàn và các cục. Mở đầu cuộc họp, Tư lệnh nói:
    ?oHôm nay giải oan cho đồng chí Tùng (chắc là anh nói vui), hôm qua tôi họp ở Bộ chỉ huy chiến dịch các anh rất khen đồng chí Tùng thảo lời đầu hàng cho Dương Văn Minh chính xác và đọc lời chấp nhận đầu hàng dõng dạc của người chiến thắng. Qua tôi các anh gởi lời về khen ngợi đồng chí Tùng?.
    Cả cuộc họp vỗ tay?

    Câu chuyện theo tôi là như sau:
    Ông Bùi Tùng chưa hề vào gặp ông Dương Văn Minh trong lúc đó. Lý do là với cương vị của mình nếu ông vào gặp ông Dương Văn Minh chắc chắn ông sẽ gặp ông Thệ và các sỹ quan trung đoàn 66 ở đó và ông sẽ trở thành người chủ chốt trong việc đưa ông Dương Văn Minh qua đài phát thanh ngay. Chuyện ông Tùng kể vào gặp mà ông Dương Văn Minh không hề có khẳng định nào của nhân chứng khác là việc khó tin.
    Ông Thệ vào Dinh cùng tiểu đoàn 7 trung đoàn 66. Cùng xe với ông Thệ có tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7 nên chuyện ông Thệ phải đi lo việc canh gác Dinh là khó xảy ra. Việc ở dinh cũng rất nhanh - sau khi tìm không có máy ghi âm là quyết định đi sang đài. Với thời gian như vậy việc ông Tùng ở thê đội sau chắc chỉ vào được tới dinh. Chúng ta cũng biết là đoạn đường trước dinh lúc đó đặc nghet xe tăng, thiết giáp, ô tô, pháo, quân, dân nên việc xe bọc thép lách vào đến tận dinh cũng phải mất khá thời gian.

    Theo tôi ông Tùng có vào dinh, vừa kịp đi lại hỏi han nên có nhân chứng trông thấy. Ông có được báo cáo của đặc công là bắt được ông Dương Văn Minh thì thấy cả đoàn kéo ra xe đi mất. Lúc đầu ông cũng tưởng là người của quân đoàn như hỏi ra thì biết là trung đoàn 66 đưa ông Dương Văn Minh đi ra đài phát thanh. Với trách nhiệm của mình ông Tùng và ông Tài vội lấy xe đuổi theo và tiếp sau thì ta cũng biết. Nên nhớ rằng chuyện đưa ông Dương Văn Minh qua đài là chuyện rất nguy hiểm vào lúc đó.
    Vậy tại sao lại có chuyện ông Tùng vào gặp ông Dương Văn Minh. Theo tôi nó cũng có lý do.
    Vào thời điểm quân đoàn 2 vào dinh thì không có phóng viên tin tức nào đi theo, (có phóng viên ảnh), Đoàn ông Bùi Tín (báo QĐND) đi theo quân đoàn 3, phóng viên TTXVN thì theo quân đoàn 4.
    Trong dinh có nhiều nhà báo nước ngoài và các nhân chứng. Họ đều thấy có một ông chỉ huy, có nghe ông chỉ huy nói "Các ông phải không có gì để bàn giao", có thấy ông chỉ huy đưa ông Dương Văn Minh qua đài phát thanh. Các phóng viên Việt nam vào sau nghe kể lại cũng chỉ biết vậy.
    Khi nghe qua đài phát thanh ai cũng thấy ông chỉ huy xưng tên là ông Bùi Tùng thì ai cũng cho rằng ông Bùi Tùng chính là cái ông chỉ huy ở Dinh lúc nẫy. Đâu có ai ngờ có chuyện thay ông chỉ huy ở đài phát thanh từ ông Thệ sang ông Tùng. Vậy là tên ông Bùi Tùng xuất hiện trong tất cả các bài phóng sự chiến trường cả tây lẫn ta với cả hai vị trí - là ông chỉ huy lúc ở dinh lẩn tiếp nhận đầu hàng trên đài phát thanh.
    Việc đó đến như vậy cũng làm cho ông Tùng được nhét chữ vào miệng mà nhận vinh quang - rất khó có cơ hội đính chính hay can đảm từ chối. Ngay như ông trung úy Thận cũng không đính chính về chiếc xe tăng đầu tiên vào dinh đó. Ngay thời điểm năm 1975 không ai quan tâm đến việc tìm hiểu sự thật và có quá nhiều việc phải làm, phải đăng tin. Thậm chí những người như ông Thệ cũng còn lo nhiều việc, trở về đơn vị - đi chiến đấu tiếp ... Có thể có chút ấm ức nhưng cũng phải tạm bỏ qua
    Chuyện được kể đi kể lại trên đủ loại báo - đài trong và ngoài nước nhiều lần đến độ chắc ông Tùng cũng không có can đảm sửa lại nữa (theo thiển ý riêng của tôi thôi).
    Chỉ tới 10 năm sau - thời gian lắng lại. Người ta bắt đầu làm các bài kỷ niệm 10 năm ngày 30-4 thì mới tìm các nhân chứng phỏng vấn - chuyện mới bắt đầu được đề cập lại.
    Được quyenlinh66 sửa chữa / chuyển vào 09:48 ngày 22/01/2006
  2. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Những giả thuyết khác của bác thì tôi ko muốn nói, vì chúng cũng là giả thiết mà thôi, có thẻ đúng, có thể sai (ví dụ như bị người ta ghép cho vinh quanh, ko có can đảm công nhận sự thật.... những chuyện như thế cũng có thể xảy ra chứ ko phải ko). Tuy vậy đoạn trích dẫn ở trên có nhiều vấn đề. Theo tôi bác suy diễn có nhiều điểm chưa thuyết phục.
    Theo như lời thuật lại của ông Tùng thì ko phải là ông ở "thê đội sau" rồi lại còn vướng pháo vướng xe gì cả. Những xe đầu tiên vào dinh là các xe tăng, tiếp ngay sau đó thì vẫn là tăng của lữ 203. Lúc đó thì ông Tùng và ông Tài đều ở ngay tại đó và đã trực tiếp chỉ huy các xe đi sau hình thành thế bao vây đề phòng phản kích. Theo tôi ông Tùng sở dĩ vào sau một chút là vì ông ở ngoài chỉ huy thế trận bao vây mà thôi.
    Về phần ông Thệ thì liệu ông ta có phải là một trong những ngưòi đầu tiên vào dinh ko? Câu trả lời là không. Ông Thận vào dinh, bắt sống ông Minh, rồi yêu cầu nhà báo dẫn lên tầng thượng. Nhà báo lên trên một lúc quay xuống mới gặp ông Thệ. Tính ra cũng phải 10 phút sau khi xe tăng húc cổng ông Thệ mới vào. Ông Tùng thì chắc là 5 ,10 phút sau nữa thì cũng vào thôi. Đại để ông Minh có thể vẫn còn ở tầng hai.
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Trong lịich sử Mỹ, có chuyện về bài văn tế các chiến sỹ trận vong
    ở Gettysburg (The Gettysburg Address by Abraham Lincoln).
    Cho đến nay, có 2 bản văn tế được giữ ở nhà bảo tàng, nhưng
    nguyên văn Lincoln đọc điếu văn ra sao, thì vẫn không biết chắc chắn.
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Vấn đề ở chỗ lúc ông Tùng vào thì có thể không có mặt các sĩ quan trung đoàn 66 thì sao. Bác lấy căn cứ nào để khẳng định là các ông này đứng kè kè cạnh ông DVM từ đầu đến cuối.
    Đơn giản thế thì người ta sinh ra ông trung đoàn phó trên anh tiểu đoàn trưởng làm gì. Vào dinh lúc đó là cả một hỗn hợp các binh chủng và đơn vị, muốn phối hợp canh gác đâu phải chuyện đơn giản. Đơn cử như đưa xe tăng lên chốt ở chỗ này, đưa pháo lên bố trí chỗ kia... là phải bàn bạc, thảo luận với đơn vị khác rồi. Một anh tiểu đoàn trưởng làm sao lo hết được.
  5. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32

     
    Sắp tới ngày 30-04.Báo Việt báo ( Báo của người Việt tại California ) đăng thuật lại của Đại tá Thiết giáp Dương Hiếu Nghĩa (Không phải là Dương Hiếu Nghĩa,tỉnh ủy viên
    Đảng Lao động VN,hồi chánh,trở thành Trùm mật vụ,tra tấn những người Kháng chiến cũ ở P42 như bà Trung tá Tình báo ,anh hùng Đinh Thị Vân trong Tôi ******** báo).
    ''''
    Bởi vậy, vào lúc 12 giờ 15 trưa ngày 30 tháng 4, khi chiến xa mang số 879 của Lữ Đoàn Thiết Giáp 203 cuả quân đội CS Bắc Việt ủi sập hàng rào sắt tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, Tổng Thống Dương Văn Minh "thấy vị sĩ quan CS đeo đầy sao vàng trên cầu vai nền đỏ, vì không biết cấp bậc của Quân đội Nhân Dân miền Bắc nên ông Minh tưởng rằng đang đứng trước một tướng lãnh cao cấp:
    "?Thưa Quan Sáu, tôi đã chờ ông từ ban sáng để trao quyền cho ông."
    Viên sĩ quan Bắc Việt chỉ huy đoàn chiến xa này là Thượng Tá Bùi Tùng đã dùng danh từ "mày tao" xẳng giọng hách dịch lên tiếng:
    "Mày dám nói trao quyền hả? Mày chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nhìn. Mày làm gì có quyền nào để trao cho tao? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng này đây.
    Ngoài ra tao xác nhận với mày là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị của một đơn vị chiến xa. Kể từ bây giờ tao cấm mày không được ngồi xuống?!"
    Người thuật lại những lời đối thoại trên là cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, một người rất thân cận với ông Dương Văn Minh. Vào năm 1963 ông là Thiếu Tá ngành Thiết giáp, đã theo Tướng Dương Văn Minh đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm và đã được Dương Văn Minh tin cậy cử vào phái đoàn đi vào Chợ Lớn "đón" ông Diệm. Trên đường về Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị giết trên xe thiết vận xa M-113 và từ đó cho đến nay, có nhiều người vẫn còn có nghi vấn là ông Dương Hiếu Nghĩa có thể là một trong những người có trách nhiệm trong cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chắc chắn rằng ông Dương Hiếu Nghĩa không phải là kẻ thù hay có hiềm khích với ông Dương Văn Minh mà đặt điều viết lai sự đối thoại trên đây nếu chuyện đó không có thật.''''
    Hồi ký cuả ông Nghiã tại Hải ngoại xác nhận ông Tùng . Việc ông Bùi Tín tự nhận là không đúng.
     

    được mltr_sg sửa chữa / chuyển vào 12:00 ngày 14/01/2010
  6. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    "Quan SĂu" hơnh nhặ chỏằ? là cỏƠp tĂ thôi chỏằâ 'Âu phỏÊi tặỏằ>ng!
    ô. Tạng không dạng tỏằô "chiỏn xa" 'Âu cĂc bĂc ỏĂ!
    LÊo Nghâa 'ỏãt 'iỏằu gơ thơ có liên quan gơ 'ỏn thạ hỏưn ô. Minh nhỏằ?!?
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    1. Xe tăng mang số 879 ???
    2. Sĩ quan QĐND đi chiến đấu lúc đó làm gì có ai đeo quân hàm (kể cả các vị thiếu tướng, trung tướng). Ngoài ra quân hàm của QĐND là nền vàng chứ.
    Mà bác Cal nói cũng đúng, cán bộ chiến sĩ QĐND chẳng bao giờ dùng từ "chiến xa" cả, đó là cách nói của lính VNCH.
    Được chiangshan sửa chữa / chuyển vào 08:25 ngày 28/04/2006
  8. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Hôm trước đọc được đoạn này mà ngán ngẩm, sau bao nhiêu năm rồi mà tụi này vẫn ko thêm tí kiến thức nào.
  9. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Mấy vị này tường thuật sự kiện thì ít mà tự thêm dấm thêm ớt để chửi thì nhiều. Trình độ VB thì trước nay vẫn thế. Chả có lý do gì để mang làm sử liệu cả, nhất là trong một vấn đề cần xem xét đến từng chi tiết nhỏ nhất như chuyện này.
    Bố này nhiều khả năng đọc sách báo rồi vẽ voi vào chứ chẳng đưa ra cái gì mới. Câu nọ cãi câu kia chối tỉ không chịu được.
  10. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Bạn thân mến!
    Rất tiếc bài viết của bạn có thể có nội dung chưa phù hợp hoặc vượt ra ngoài nội qui của TTVNOnline. Nếu không có sự vi phạm, bài viết của bạn sẽ được hiển thị trở lại trong một thời gian ngắn.
    Mong bạn thông cảm và tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển TTVNOnline.
    Ban Quản trị TTVNOnline!​
    Những nhận xét của chiansan đều đúng cả. Duy có cái nền của quân hàm thì phải phân biết hai cái. Cái đeo trên vai (có lẽ chính là cầu vai rồi, chiansan nói hoàn toàn đúng) thì có nền vàng. Còn cái đeo trên cổ áo thì có nền đỏ. Nguyên tay này nói năng lung tung cả, từ ngữ dùng cũng ko chính xác ko hiểu hắn nói đến cái gì. Mà cho dù là cái gì nữa thì thời ấy quả nhiên là ko ai đeo quân hàm. Mà nếu có đeo quân hàm thì khi đi làm nhiệm vụ sẽ đeo quân hàm ở cổ áo. Chỉ khi mặc lễ phục thì mới có quân hàm ở vai thôi.

Chia sẻ trang này