1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ai ở Thanh Oai thì ghé chơi ( Tin tức , Sự kiện , giao lưu , kết bạn )

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi hohakb, 15/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0

    sorry! post nhầm .
    Được hohakb sửa chữa / chuyển vào 07:16 ngày 15/03/2006
  2. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay leo lên mạng đọc được bài viết về xe "hành khách" tại báo Hà Tây mà thấy ......................cay cay . Ngày xưa đi học từ HĐ --> KB có 15 km mà mất tới 2 tiếng đồng hồ có lẽ . Các bác tài tưởng tớ và các vị khách chưa biết gì về Thị Xã Hà Đông nên rất nhiệt tình quay vòng xe để cho các hành khách có thể nhìn ngắm kỹ hơn về thị xã của mình . Hai năm trước trong 1 lần quay về quê thấy đội xe khách "đẹp như mơ" (nào có kém gì nước ngoài ) hóa ra vỏ ngoại nhưng chất lượng vẫn nội ,cũng vòng đi vòng lại như thường . Kinh nghiệp cho các vị hành khách trong những chuyến xe "quay " này khi không có việc gì làm thì hãy ........ đếm cây ven đường xem .Tôi tin với từng ấy vòng "quay" thì đếm đựoc không sót một ngọn .... cỏ nào .
    Bến xe Hà Đông: Hành khách khốn khổ? vì xe quay, xe ì
    ?oHành? khách
    Theo kế hoạch đã tính, 8g30 phút chúng tôi lên xe buýt tuyến số 2 Gia Lâm- Ba La xuống bến xe thị xã Hà Đông, Hà Tây để bắt xe khách tuyến Hà Đông-Vân Đình-Tế Tiêu.
    Rời khỏi xe buýt tại điểm dừng trước bến xe Hà Đông, tôi thật sự choáng trước một đội xe ôm 15-20 người đứng ở cửa ra vẫy gọi. Mới chạm nửa bước chân xuống đường, tôi đã bị 2-3 xe ôm săn đón. Họ cầm tay, túm áo, mỗi người kéo đi một phía. ?oÔng anh đi đâu??. ?oChợ Hà Đông hay làng lụa Vạn Phúc??; ?oAnh đi đâu để em chở??... Hàng chục câu chào mời bủa lấy khách thật khó chịu. Tôi vùng vẫy cố thoát ra khỏi đám hỗn loạn. Vừa lúc một giọng đàn ông cất lên: ?oAi đi Vân Đình, ai đi??.
    Lúc sau, một gã trạc 35-40 tuổi len được vào giữa đám người, cầm ngay cánh tay tôi: ?oAnh đi Vân Đình à? Vân Đình đây!?. Gã đàn ông chỉ cao tầm 1m55, thân hình gầy tom, phanh bộ ngực lép kẹp, cặp mắt sâu hoắm, dẫn tôi đến chiếc xe khách đang lù lù đậu sát lòng đường Nguyễn Trãi, gần khách sạn sông Nhuệ 2. Trước khi bị gã dồn lên xe, tôi cũng kịp quan sát chiếc xe 24 chỗ ngồi, đời cũ. Trong xe, 3 phụ nữ gồm bà cụ và hai cô gái cùng 5 người đàn ông đã ngồi sẵn. Tôi chủ động lên trên, cạnh một cô gái, hỏi: ?oBác tài sắp chạy chưa đấy??. Một giọng lanh lảnh của chủ xe: ?oDăm ba phút nữa là chạy thôi, chờ thêm 2-3 người nữa, bà con cố chút nữa?. Một hành khách ghé sát tai tôi than thở: ?oBọn này nó nói đểu đấy chứ, ít nhất phải gần hai tiếng nữa nó mới chạy?. Tôi giật mình, định xuống bắt xe khác nhưng chị ta khuyên ?obến này xe nào cũng một giuộc cả thôi?. Tôi cũng nghĩ: tiền mình đã trao tay họ, liệu có đòi được không, thôi đành đi liều. Hành khách ngồi cạnh tôi tên Hường, ở thị trấn Vân Đình, cho biết cuối tuần nào chị cũng tranh thủ về thăm nhà nhưng chưa lần nào về mà thoát khỏi sự ?otra tấn? của các xe khách chạy tuyến Vân Đình-Tế Tiêu, nhưng ?obất đắc dĩ vẫn phải lên xe?, bị cầm chân hàng tiếng đồng hồ ngay trên mặt đường Nguyễn Trãi, rõ ràng vi phạm Luật giao thông đường bộ. ?oMùa hè hình như khách đi xe ít nên càng ít khách, chủ xe càng đỗ bừa bãi đón khách?- chị than phiền. Đoạn đường Hà Đông-Vân Đình chỉ hơn 30km, lại là tuyến đường dễ đi, thế mà mỗi khi đi về đều mất tới 3-4 tiếng đồng hồ, không phải do CSGT bắn tốc độ mà do xe ì, quay vô tội vạ.
    Trong khi chúng tôi theo dõi, một phụ xe lại dẫn được 2 sinh viên từ bến chờ xe buýt tới chỗ xe khách đang dừng. Thời gian chờ đã kéo gần 1 tiếng đồng hồ, một số người tỏ ra khó chịu, cáu kỉnh: ?oBác tài khởi động được máy chưa, chúng tôi ngồi đây lâu lắm rồi?. Một người bên cạnh nói theo: ?oXe thì chật, điều hoà không có, cứ ngồi đây khéo chúng tôi chết ngốt mất?. Lái xe quay lại, vẻ tức giận hiện ra trên mặt nhưng lại chợt cười gượng gạo: ?oChờ thêm vài khách nữa thôi, tôi chỉ phóng một nhoáng là đến Tế Tiêu?. Mọi người trong xe lại im lặng. Đúng như lời chị Hường. Hơn 1 tiếng chờ bên lòng đường, xe vẫn chưa nhúc nhích. Trong cái nóng như hầm, một số khách chờ quá lâu rủ nhau xuống quán nước chè cạnh đường để thở, uống nước chán chê mà xe vẫn nằm ì chỗ cũ. Trên xe, một số khách mệt mỏi vì chờ xe chạy đã ngủ lăn ra ghế, số khác ngao ngán thở dài. Tầm 10g chiếc xe mới rục rịch khởi động. Chúng tôi ai nấy mừng thầm, dự tính đến Vân Đình chỉ mười rưỡi. Nhưng chiếc xe không ?ochạy? ngay mà ?obò? trên đường, lúc lại đỗ - từ bến xe đến cầu sông Nhuệ chưa đầy 1km mà xe dừng lại 4 lần chờ khách. Đi đến cột đèn xanh đỏ, đoạn đối diện UBND tỉnh Hà Tây, lái xe lại cua rẽ trái rồi ngang nhiên vòng trở lại bến xe nhưng không vào bến mà vòng sang làn bên này đỗ đúng? chỗ cũ. Lại chờ đợi, dân bán hàng rong lên xuống xe chào mời 4-5 lượt mà xe vẫn trơ lì. Đến 10g 30 phút xe mới chạy- nhưng từ Hà Đông đến Ba La xe chạy như ?ongựa già? để đón khách.
    Đội xe quay
    Tôi quyết định trở lại bến xe Hà Đông một lần nữa xem nạn xe quay, xe ì. Tôi ghé vào một quán nước đặt trước cổng Quỹ tiết kiệm số 4- Ngân hàng Công thương Hà Tây bỏ hoang, nơi các xe khách thường quay và dừng đỗ trái phép. Tầm 14g, một xe khách biển 33H-9416 (Hà Đông-Vân Đình-Tế Tiêu) sơn loang lổ xanh, trắng, loại 24 chỗ ngồi đã đỗ từ trước bên mép đường Trần Phú, dưới những tán cây xà cừ, hướng mặt về phía trung tâm thị xã Hà Đông. Trong xe có khoảng 4-5 hành khách ngồi ?ovêu?, mặt não nùng mệt mỏi. Ở bên dưới, bốn phụ xe mặt đen bóng, tay chống háng đang lia láu ?otrông ngược, ngó xuôi?, chăm chú nhìn xuyên dọc đường Nguyễn Trãi, Trần Phú. Thấy lấp loá bóng hành khách đang bước lại, một gã phụ xe chạy cắm đầu cắm cổ ra chèo kéo, rồi lôi tuồn tuột 1 cậu sinh viên khuôn mặt thư sinh về quê ngày nghỉ.
    ?oXe khách mà chết máy thế kia à??, tôi hỏi khéo bà bán nước tầm 50 tuổi. ?oChết máy đâu?, bà cười rồi bảo: ?oNgười ta chờ đấy để bắt thêm khách đấy. Họ đứng đấy cả tiếng đồng hồ rồi?. Tôi thắc mắc: ?oBến xe thiếu gì chỗ, tại sao cứ phải đứng ngoài đường làm cản trở giao thông??. Bà có vẻ bực mình: ?oNếu đỗ trong bến thì lấy đâu ra khách? Bây giờ xe nhiều, khách ít. Họ phải tranh nhau mới có khách?. Trong khi chiếc xe 33H-9416 vẫn đang cầm cự trên đường thì từ cổng bến, chiếc xe mang biển 33H-8565 cũng tuyến Hà Đông- Vân Đình - Tế Tiêu đã đến giờ phải rời bến đang trườn sang. Giây lát, chiếc xe đã vượt mặt xe 33H- 9416, ?ohạ cánh? trước 15m, nhưng không có khách, một lúc sau lại dông đi một đoạn rồi vòng trở lại. 15 phút sau, chiếc xe 33H- 9416 cũng ?onóng bụng?, quyết định thực hiện vòng quay đầu tiên. Đến khi hai xe 33H-9416, 33H-8565 đã quay được 3-4 vòng thì 2-3 xe khác từ trong bến cũng phải xuất bến, hai xe trên đành phải lao đi, nhường lại vòng quay cho các xe mới.
    Đang dõi theo những xe khách có biển, tuyến cụ thể thay nhau đỗ, quay bừa bãi trên đường, bỗng trước mặt tôi lại xuất hiện thêm chiếc xe ?oma?. Không giống các xe bình thường, chiếc xe này chỉ có 12 chỗ ngồi, ghế xộc xệch, nước sơn bên ngoài bị bong loang lổ. Lạ hơn, xe này không hề có biển tuyến báo cho khách biết đi đâu, về đâu? Một xe ôm ngồi quán nước gọi đó là xe ?oma?, cho biết thêm là loại này không xuất phát từ bến. Hiện có ít nhất hai chiếc xe ?oma? như vậy đang săn bắt khách trước bến Hà Đông. Các xe ?oma? còn quay khủng khiếp hơn những xe khách từ trong bến, quãng đường quay ngắn, đôi khi những chiếc xe này quay ngang nhiên từ đầu bến đến cuối bến xe tại đoạn dải phân cách trên đường.
    Theo điều tra của chúng tôi, các tuyến xe quay và đỗ, dừng trái phép chiếm nhiều nhất vẫn là theo tuyến Hà Đông đi Thanh Oai, Vân Đình, Mỹ Đức và Hà Đông đi Hoà Bình, Mai Châu, Sơn La? Khi được hỏi, các chủ xe cũng thừa nhận nguyên nhân họ phải quay nhiều, bắt khách dọc đường, đỗ ngang nhiên ngoài cổng bến hàng giờ đồng hồ vì hiện nay mật độ xe tại bến Hà Đông rất cao, lượng khách đi lại ít? Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy mỗi ngày bến xe Hà Đông đang có khoảng 670 chuyến xe, riêng tuyến Hà Đông-Tế Tiêu đã có hơn 50 xe; trong đó nhân viên phòng vé cho biết cứ 15 phút lại có một chuyến phải xuất bến. Nguyên nhân nữa, hiện toàn bến rộng 7.000 m2 nhưng chỉ có gần 4.000 m2 dành cho xe đỗ- diện tích này thực chỉ đủ cho 100 xe khách đỗ thường xuyên trong bến. Ông Nguyễn Đình Túc, giám đốc Công ty Quản lý bến xe Hà Tây, tâm sự: "Bến xe Hà Đông ngày càng lâm vào tình trạng quá tải do thiếu mặt bằng và cơ sở hạ tầng thấp kém".
    Văn Dũng
  3. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi chẳng thấy ai vào đây post bài .Không hiểu mọi người chạy đâu mất . chẳng hiểu mọi người bận quá hay là thế nào đó . Ngày trước còn có ông Huy Quang thỉnh thoảng ghé bây giờ lặn mất tăm .
    Mọi người lướt qua chẳng thèm vào
    Nhưng một mình ta chũng chẳng sao
    Post bài thì post nhưng ai đọc ?
    Ngày một ngày hai có khi nào ?
    Giá có một người để hỏi sao:
    "forum tẻ nhạt hay thế nào"
    Dẫu người hờ hững buông câu nhạt
    Tao đếch thèm vào kệ mẹ tao .

  4. nguoixaque05

    nguoixaque05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    0
    ông anh làm gì mà ra quả Thơ kinh dị vậy. Chắc mọi người bận việc, ai rỗi như ông anh ý mà suốt ngày online. He he he
  5. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Gửi tặng tất cả đồng hương thanh oai
    Thanh Oai quê tôi
    ( Hà Thành)
    Ai chưa đến Thanh Oai quê tôi
    Chắc sẽ nghĩ tháng ngày vui chảy hội
    Những trò chơi trong hân hoan vụ mới
    Ở một nơi chẳng có một ngọn đồi.
    Ai đi về Thanh Oai nhớ xuôi dòng sông Đáy
    Để thấy mùa nắng cháy bên sông
    Để thấy xanh mướt những cánh đồng
    Có vị mặn - mồ hôi quê tôi đó.
    Ai qua Bình Đà không còn nghe tiếng pháo
    Vẫn đợi mong thổn thức lúc giao thời.
    Nhưng hôm nay khi lũ trẻ vào đời
    Chúng hạnh phúc mang đôi tay lành lặn.
    Đây Kim An những đồng mía bạt ngàn
    Khi đông về lại chuyển vụ ngô khoai
    Bãi cát vàng nơi con sông ưu ái
    Nơi bình yên chẳng rộn rã ,u hoài
    Ai về Thanh Oai thì hãy ghé Kim Bài
    Sẽ thấy nhiều đổi khác hôm nay
    Những nhà nông vẫn tần tảo sớm ngày
    Bác công nhân sáng chiều đứng máy
    Đêm nhâm nhi đôi vại bia đầy
    Tình người nơi đó ấm mê say.
    Ai về qua Tân Ước hôm nay
    Sớm mai vẫn vang rộn tiếng chày
    Chả giò vẫn mang hồn đất Việt
    Đồng lúa vàng xa tít chân mây
    Ai xa Thanh Oai chẳng có nón cầm tay
    Từ chợ chuông hay chợ Cao bán lẻ
    Lá trên thập lục trài như vẽ (1)
    Khẽ đu đưa theo nhịp áo dài bay.
    Ai qua Võ Lăng ngỡ ngàng nhìn mặt tượng
    Chẳng thể cười trên khuôn mặt đau thương
    Đôi mắt nào như mắt em tôi ấy
    Không niềm vui mà u uẩn dâng đầy
    Như những ngày đạn bom xưa ấy
    Nơi đầu làng Bà vẫn ngóng cha tôi.
    Ai qua Thanh Mai hẳn nghe tiếng rao mời
    ?oRượu mới đây !Ai rượu ! Ai mua rượu !?
    Bao chắt chiu từ men ngon lúa mới
    Dòng rượu thành dòng máu ấm quê tôi.
    Hỡi người đi bao chốn bao nơi !
    Hãy về xem quê hương ta đổi mới!
    Để nỗi nhớ trong con tim vời vợi
    Mang niềm vui từ nơi ấy quê nhà.
    (1)Nón làng quê đuợc xếp bằng 16 vành cữ

    Còn thiếu một vài xã nữa nhưng vì tôi cũng không có ấn tượng về mấy nơi đấy lắm , không dám viết bừà Hà Thành.
    Nào mọi người hãy cùng sáng tác cho Thanh Oai quê ta .
    Được hohakb sửa chữa / chuyển vào 18:05 ngày 19/04/2006
  6. honglanx

    honglanx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    789
    Chà, cao hứng làm cả thơ cơ đấy, công nhận thơ của ông bạn hay thật, mà cũng có cảm xúc, cũng rất thực tế đấy chứ.
    Lâu rồi, dạo này bận học hành quá nên chẳng có thời gian vào tiếp chuyện ông bạn, mở box HT mà thế box Thanh Oai ta vẫn ở list 1 thế này thì mới biết ông bạn Hohakb chịu khó thế nào. Cuối tháng này tổ chức đi Picnic đấy, dưới đấy có động tĩnh gì chưa. Năm nay quái thai phải thi nhiều môn quá, thành thử nghĩ đến hè tới mà thấy nản quá, tình hình ông bạn đồng hương có khá hơn không.
    Em Lý Toét vừa cưới chồng, làm ở Ngân Hàng Đầu Tư trên Hà Đông, hôm trước nhắn tin cho tôi, hạnh phúc lắm, thế mà ngày xưa cũng ti toe thích nó, trái cao quá leo không tới hichic.
    Cố gắng làm thật nhiều thơ vào nhé, tôi rất kết khiếu làm thơ của ông đấy
  7. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Không phải trái cao quá không tới đâu , mà là có thằng nhanh tay bôi mỡ vào thân cây rồi . Anh em ta có cố trèo thì cũng bị tuột thôi .
    Cám ơn ông bạn khen tặng nhưng tôi chỉ viết được có ngần ấy địa anh còn 3/4 thì không có ấn tượng lắm nên không biết gì để viết .Năm nào 30-4 hay 1-5 ở đây cũng đều đi picnic cả vào rừng nướng thịt chắc năm nay lại thế .Mong sao cuối tháng không mưa .Mà cũng kỳ lạ năm nào vào đợt đấy trời cũng đổ mưa đi rừng về mang cả hàng kí lô đất theo (hình như 2-9 nhà mình năm nào cũng có mưa).Hè năm nay chắc tôi cũng không về được .Chúc ông may mắn , khỏe mà hôm nay 20-4 đừng có mà ra đường(hôm nay quên mất đi về đến nhà mới nhớ là 20-4 may không gặp thằng đầu trọc nào)
  8. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Giám sát tại huyện Thanh Oai (20/4/2006)
    Chăm sóc ngô vụ Xuân ở Kim An http://www.baohatay.com.vn/images_upload/small_45460.jpg
    Sáng ngày 20-4, Tổ Đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Thanh Oai đã có buổi giám sát tại xã Kim An về thực hiện CCHC và phát triển kinh tế, xã hội quý I năm 2006.
    Tháng 5 năm 2005, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "Một cửa" của xã Kim An chính thức đi vào hoạt động. Kết quả xã Kim An, đã giải quyết 102 hồ sơ chủ yếu tập trung vào các nội dung như: Đăng ký khai sinh, kết hôn. Với 4 đồng chí cán bộ làm việc tại bộ phận "Một cửa" (có kiêm nhiệm công việc khác), công việc tại đây, bước đầu được giải quyết nhanh gọn, đảm bảo đúng pháp luật, được nhân dân tin tưởng.
    Quý I năm 2006, bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đã nhận được 45 hồ sơ. Tuy nhiên, trong CCHC nói chung, Kim An còn bộc lộ một số khó khăn nhất định như trang thiết bị làm việc còn thiếu, chưa có phòng làm việc riêng; nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân còn chưa thực sự hiểu đẩy đủ về CCHC nói chung. Đây cũng là những yếu kém mà tại buổi giám sát các ý kiến đã tập trung làm rõ và biện pháp khắc phục trong thời gian tới: UBND xã cần bố trí lại nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, tạo điều kiện thuận tiện cho nhân dân khi đến làm việc; nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về CCHC nói chung, CCHC không đơn thuần là cơ chế "Một cửa", mà trong đó có nhiều nội dung quan trọng khác như cải cách nền tài chính công, lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức xã?
    Đỗ Chí Đạo
  9. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Giám sát hoạt động truyền thanh ở Thanh Oai và 2 xã Thanh thùy, Cự Khê (19/4/2006)
    Quang cảnh buổi làm việc của VHXH (HĐND tỉnh) tại UBND xã Cự Khê. http://www.baohatay.com.vn/images_upload/small_45381.jpg
    Ngày 19-4, Ban Văn hoá - Xã hội (HĐND tỉnh) cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ... đã làm việc với UBND, Đài truyền thanh huyện Thanh Oai và hai xã Thanh Thuỳ, Cự Khê về hoạt động đài truyền thanh trên địa bàn toàn huyện.
    Đài truyền thanh huyện được thành lập từ tháng 6-1967 đến nay có 12 cán bộ, 10 người biên chế và 2 người là hợp đồng, trong đó 3 người có trình độ đại học và 9 người là trung cấp. Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị có tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng. Hàng ngày, Đài huyện duy trì sản xuất 1 chương trình phát thanh gốc 15 phút trên sóng FM vào buổi trưa và chiều, xây dựng 8 chuyên mục trong tháng như xây dựng đảng, kinh tế, văn hoá, an ninh... Ngoài ra, tiếp âm chương trình thời sự của Đài tiếng nói Việt Nam... Từ 3 năm trở lại đây, đài huyện được phân bổ 200 triệu/ năm, trong đó kinh phí chi hoạt động sự nghiệp là 50 triệu đồng nên còn nhiều khó khăn.
    Hệ thống đài truyền thanh cơ sở trong toàn huyện hiện có 48 cán bộ/21 xã, thị trấn. Hiện có 2 thôn chưa có loa truyền thanh là Quan Nhân (Thanh Văn) và Quế Sơn (Tân Ước), đặc biệt là 2 xã có hệ thống truyền thanh đã tê liệt, ngừng hoạt động từ năm 2001 đến nay, đó là xã Thanh Thuỳ và xã Cự Khê.

    Từ tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất cho hoạt động truyền thanh huyện, các xã trên, Tổ giám sát đề nghị huyện, xã cần sớm kiểm tra, rà soát lại một cách chi tiết tình hình hoạt động của hệ thống máy tăng âm, loa, đường dây... và hoàn thiện đề án xây dựng đài truyền thanh mới trình lên các cấp, các ngành để sớm đưa đài truyền thanh xã đi vào hoạt động.
  10. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Vườn cây ?otrăm triệu? của đoàn viên Đỗ Văn (18/4/2006)
    Anh Đỗ Văn giới thiệu vườn cam Canh với các cán bộ Huyện đoàn Thanh Oai và Đoàn xã Cao Viên. http://www.baohatay.com.vn/images_upload/small_45314.jpg
    Khi gặp anh Đỗ Văn (thôn Bãi, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai), chúng tôi thấy anh chững chạc, già hơn so với cái tuổi 27 nhiều. Từ năm 2000 đến nay anh đã ngày đêm lăn lộn cùng với 2,5 mẫu giống cây cam Canh và ổi trái mùa, để cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
    Giống cam Canh này phải chăm bón kỹ lưỡng, đúng quy trình thì mới cho đậu hoa, ra quả đúng vụ. Không chỉ trồng để thu hoạch quả, mà gia đình còn ghép mắt, chiết cành cam, ổi bán. Có năm bán cây giống còn cho giá trị cao hơn bán quả cam, cứ 5.000 đồng/cành vào mùa xuân này bán chạy lắm, có những lúc khách đến nhiều chả có mà bán! Anh Văn đã tâm sự như vậy khi chúng tôi đến thăm trang trại của anh. Điều lạ là chưa qua một lớp học nào về kỹ thuật nông nghiệp, vậy mà anh đã nghiên cứu và trồng loại ổi trái mùa. Cứ mùa ổi của mọi nhà đang chín rộ thì vườn ổi của nhà anh lại đang nuôi cây, đến khi hết mùa thì ổi vườn nhà anh cho ra quả.
    Thấy chúng tôi băn khoăn, vợ anh Văn còn rất trẻ ngồi ở ngoài hè nói: Thực tế ổi bán có năm được giá hơn cam đấy, ổi nhiều cùi, ít hạt giống Hải Dương này được nhiều chủ buôn đến mua, rồi lại mang ra Hà Nội bán, khoảng 10.000 đồng/kg cơ đấy. Đắt hơn gấp mấy lần so với chính vụ (đợt chính vụ khoảng từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng/kg). Giống cam Canh là giống cam ?ocao cấp?, bán được giá hơn, nhưng khâu chăm sóc lại khó khăn hơn ổi. Vì thế thời gian qua, gia đình anh trồng ít cam bán quả, mà tập trung vào ghép mắt bán cam giống cho các xã trong huyện và các huyện lân cận. Ở địa phương cũng đã có một số thanh niên đến học tập mô hình của anh Văn, nhưng cũng mới bước đầu tiếp cận, còn bắt tay vào làm thực sự hiệu quả thì chưa. Chỉ ra chỗ chiếc máy xúc đang làm việc ngoài vườn anh Văn nói: Tôi đang chuẩn bị trồng thêm một số gốc cam Canh ra đấy, phải mở rộng thêm chứ không thể bằng lòng với những gì đã có.
    Trước đây khu đất này là trồng lúa, nhưng năng suất rất thấp, thế rồi được sự động viên của gia đình tôi đã thầu và đầu tư 48 triệu đồng vào san lấp, khoanh vùng trồng cây ăn quả; ngoài ra dành một phần diện tích để đào ao thả cá, mỗi năm cũng thu được khoảng 2 tấn cá. Thu nhập hàng năm từ vườn cây, ao cá của gia đình đạt khoảng gần 100 triệu đồng, nhờ đó mà đời sống của gia đình được cải thiện rất nhiều.
    Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình vườn cây ăn quả thì nhiều nơi đã làm được, nhưng điều đáng nói ở anh Văn là sự sáng tạo, tìm tòi làm những việc mà người khác chưa làm được. Tấm gương lao động, sáng tạo của anh Văn cần được nhân rộng cho các bạn trẻ để làm giàu cho chính bản thân và gia đình, góp sức xây dựng quê hương.
    Tuấn Việt

Chia sẻ trang này