1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ai ở Thanh Oai thì ghé chơi ( Tin tức , Sự kiện , giao lưu , kết bạn )

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi hohakb, 15/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0

    đây là bài báo đăng trên tờ Báo Đảng việt nam http://www.cpv.org.vn/details.asp?topic=30&subtopic=124&leader_topic=188&id=BT2760661432
    cái xã Đỗ Động có "tiếng " từ ngày xưa rồi . Dân kêu kinh lắm
    thế này thì .... chán lắm thôi . Cả mấy lão trên tỉnh cũng vậy Hà Tây biết bao giờ mới khá lên được . Toàn thấy hô khẩu hiệu xuông . nào là thay đổi cơ chế để khuyến khích đầu tư . Nhưng lại không giám mở rào vì ... sợ sai chính sách ... sợ giống như vị An Khánh .... rồ trăm nghìn cái sợ . 2 năm liền đứng đội sổ Vn về thu hút đầu tư . chán hơn con rán .
    Đảng bộ xã Đỗ Động (Thanh Oai, Hà Tây): Đề ra và thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém
    Nhiệm kỳ 2000-2005, Đảng bộ xã Đỗ Động (Thanh Oai, Hà Tây) liên tục bị xếp loại tổ chức cơ sở đảng yếu kém (chỉ có năm 2004 là hoàn thành nhiệm vụ).Bởi vậy, phấn đấu vượt qua yếu kém là một mục tiêu lớn của toàn đảng bộ trong nhiệm kỳ này.
    Những nguyên nhân chính dẫn đến yếu kém ở Đảng bộ Đỗ Động đã được BCH Đảng ủy khóa XXII nghiêm túc chỉ ra là: Đảng ủy, HĐND xã buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát đã để xảy ra tình trạng Ban quản trị HTX NN mắc sai phạm trong quản lý kinh tế, chi tiêu sai nguyên tắc tài chính. Cũng xuất phát từ sai phạm chưa được giải quyết kịp thời nên bắt đầu từ vụ xuân năm 2001, nhân dân trong xã không đóng góp các khoản thuế, quỹ đối với Nhà nước, UBND xã, thủy lợi phí và các khoản dịch vụ đối với HTX (toàn xã chỉ có hơn 10% số hộ xã viên đóng góp đầy đủ các khoản thuế, quỹ trong năm 2001, còn lại là nợ đọng). Một nguyên nhân nữa là do nội bộ Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban chấp hành Đảng bộ xã khóa XXI mất đoàn kết, thiếu sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương; năng lực lãnh đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy hạn chế, thiếu biện pháp cụ thể để giải quyết công việc; chưa tập trung, kịp thời giải quyết dứt điểm các vụ việc nổi cộm gây bức xúc trong nhân dân. MTTQ và các đoàn thể nhân dân hoạt động kém hiệu quả. Một bộ phận cán bộ, đảng viên ở các chi bộ còn yếu về nhận thức, thiếu tính tiền phong, gương mẫu, có đảng viên không thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, chi bộ. Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng ủy chưa quan tâm giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ, kế hoạch của UBND, HTX NN không được thông báo rộng rãi tới nhân dân. Công tác phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt Đảng của đảng viên chưa được chú trọng, còn biểu hiện né tránh, nể nang. Công tác Kiểm tra Đảng, Dân vận hầu như bị lãng quên...
    Để giải quyết những sai phạm trong quản lý kinh tế, chi tiêu sai nguyên tắc tài chính của tập thể HTX NN, năm 2003, huyện Thanh Oai đã thành lập tổ công tác, Thanh tra Nhà nước huyện về thanh, kiểm tra những sai phạm trong quản lý kinh tế của HTX. Đảng ủy, HĐND, UBND xã tích cực phối hợp với tổ công tác, Thanh tra Nhà nước huyện để giải quyết vụ việc và giải quyết những kiến nghị của nhân dân. Ngay sau khi tổ công tác có kết luận (giữa năm 2004), Đảng ủy, UBND xã Đỗ Động đã tiến hành xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm. Thực hiện kết luận thanh tra, trong nhiệm kỳ 2000-2005, đã xử lý cảnh cáo 4/11 đồng chí Đảng ủy viên bị cảnh cáo, trong đó có đồng chí Bí thư Đảng ủy; đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp; đồng chí Chủ tịch UBND xã và Phó Chủ nhiệm HTX NN. Bên cạnh đó, Đảng ủy, UBND xã tập trung chỉ đạo HTX NN tổ chức Đại hội xã viên và thông qua kết luận tại Đại hội, nêu rõ hướng giải quyết vụ việc để nhân dân biết và trực tiếp giải đáp những thắc mắc của xã viên liên quan đến vụ việc. Đại hội xã viên năm 2004 đã quyết định khoanh nợ các khoản thuế, quỹ, thủy lợi phí, dịch vụ của xã viên từ năm 2003 trở về trước và tập trung thu đủ các khoản thuế quỹ từ năm 2004. Đảng ủy xã đã ra nghị quyết chuyên đề về công tác thu nợ sản phẩm, chỉ đạo UBND xã áp dụng một số biện pháp cứng rắn như: Phê vào hồ sơ, lý lịch, hồ sơ xin vay vốn đối với những hộ còn nợ sản phẩm, không chấp hành pháp luật, pháp lệnh, quy định của địa phương; thành lập đoàn thu nợ đối với những hộ còn nợ đọng sản phẩm cố tình không giao nộp. Do làm quyết liệt và áp dụng các biện pháp cứng rắn trong thu nợ sản phẩm nên ngay trong năm 2004, tỷ lệ giao nộp sản phẩm, các khoản thuế toàn xã đạt hơn 50%. Từ tháng 9-2005 đến nay, xã đã thu được khoảng 40 triệu đồng tiền nợ các khoản thuế, quỹ đối với Nhà nước và UBND, gần 20 triệu đồng tiền thủy lợi phí, các khoản dịch vụ của HTX NN.
    Cùng với việc tập trung giải quyết vụ việc nổi cộm, Đảng ủy xã tiến hành củng cố, kiện toàn cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể từ xã tới thôn. Đảng ủy đã xây dựng quy chế làm việc, chương trình công tác toàn khóa nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng ủy trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương. UBKT Đảng ủy đã chủ động xây dựng quy chế làm việc và tăng cường công tác kiểm tra đối với tập thể chi bộ, đảng viên trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Điều lệ Đảng, 19 điều đảng viên không được làm, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy định của địa phương. Qua đó, Đảng ủy đã phát hiện và xử lý, uốn nắn kịp thời những chi bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Bên cạnh đó, Đảng ủy chỉ đạo các chi bộ duy trì nghiêm chế độ sinh hoạt Đảng, quản lý và phân công đảng viên; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng mối đoàn kết trong Đảng và nhân dân. Do có sự chỉ đạo sát sao, kiểm tra, giám sát thường xuyên nên đến nay, việc sinh hoạt Đảng ở các chi bộ bước đầu đi vào nền nếp, tỷ lệ đảng viên tham gia sinh hoạt ngày càng đông, ý thức chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước của đảng viên được nâng lên, công tác phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt, bước đầu đi vào nền nếp.
    Song song với việc thực hiện các giải pháp khắc phục cơ sở đảng yếu kém, Đảng bộ xã Đỗ Động tập trung lãnh đạo địa phương phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng. Từ năm 2004 đến nay, toàn xã đã chuyển đổi được 22,5ha đất trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình trang trại kết hợp lúa + cá + vịt + chăn nuôi, bình quân thu nhập 1ha đạt hơn 70 triệu đồng/năm.
    Với nỗ lực của tập thể cấp ủy, chính quyền địa phương trong khắc phục cơ sở đảng yếu kém, đến nay tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa phương cơ bản được giữ vững, không còn đơn, thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, bình quân thu nhập đầu người đạt hơn 5 triệu đồng/người/năm. Hy vọng, với những giải pháp thiết thực đã đề ra, Đảng bộ xã Đỗ Động sẽ vươn lên phấn đấu xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh./.
    Theo Ngọc Hà
  2. honglanx

    honglanx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    789
    Hoan nghênh sự trở lại của HohaKb, từ đây xây dựng lại cái box Thanh Oai này, anh em còn lấy chỗ mà liên lạc, nắm bắt thông tin của những đồng hương chứ. Quên chưa hỏi hè vừa rồi ông đi đâu, chắc cũng đi làm thêm chứ. Hè rồi nóng kinh khủng, 38 độ, mùa đông là -30 độ, giữa hai mùa mà chênh nhau những 70 độ, kinh khủng, tôi hết chịu nổi rồi. Đông năm nay chẳng biết có còn như năm ngóai không.
    Hè năm sau anh em gặp nhau làm trận nhậu phát nhỉ, ông về nước hẳn còn gì.
    Một lần nữa hoan nghênh sự trở lại của ông.
  3. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Hẳn thì chưa đâu . Còn phải ở đây ăn hết cơm gạo bánh mì của chúng nó đi chứ . Hè năm nay buồn còn hơn con chuồn chuồn đậu trong buồng . Định về nhà nhưng Làm viza từ đầu tháng 7 thì hết hạn hộ chiếu nó chỉ cho đến 1-8 . Về VN thế thì ăn thua quái gì . lại lẽo đẽo gửi gia hạn thêm 3 năm . Oái ăm thay từ 1-7 lại có chỉ thị mới từ bộ ngoại giao không cho gia hạn thời gian thêm hộ chiếu . Thế là lại phải đổi mới . đến giữa tháng 8 mới nhận được . Thử hỏi thế có bực không . Thế là hết về .
    Năm nào thời tiết chả vậy . Chỗ tôi còn lạnh hơn chỗ ông có năm -40 thậm trí còn thấp hơn . Vậy mà ở miết cũng quen rồi . Chũng chẳng thấy có vấn đề gì đáng lo ngại , chỉ bất tiện hơn một chút . Nói như vậy thôi chứ ở Russlan mà không chịu được lạnh thì đã có 100 gram
    bắn vài điếu thuốc là ok ngay . Lại có mấy cái chăn 37 độ C made in Russia thì khỏi nói .
    Anh em TO thấy hai đồng chí mới vào rồi mất hút , chẳng thấy ho he cho anh em gì cả . Cũng chẳng thấy ai ở Thanh Oai vào thông báo tình hình huyện nhà cho bà con xa quê .
    Hôm nọ đọc tin tấy bác Dũng đang thúc giục UBND tp Hà Nội đẩy nhanh tiến trình mở rộng thủ đô , Chẳng biết ở Huyện mình đã động đậy gì chưa . Đang tự nhiên lại bị trở thành "bẹn" Hà Nội chán như con rán . Hà Nội có quái gì hay đâu cơ chứ , dân có tiếng là lịch sự mà chửibậy cửa miện như hát hay , ý thức ở nơi công cộng còn thua xa dân nông thôn . Bây giờ HN tiếng xấu lan chàn. Khổ thật
  4. farfar

    farfar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    0

    - Xin lỗi các bạn Thanh oai . tôi muốn hỏi về QUÔC OAI . vây thanh oai và quôc oai có gân nhau không ? vì co cung chư OAI . có bạn nào ở quôc oai khônh ? cho tôi biết với nhé . tam biệt
  5. honglanx

    honglanx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    789
    Nghe ông bạn kể về " Việt Nam du ký " thì chắc trở quá, ai bảo là không trù tính trước. Dạo này chuyện thủ tục hành chính bên này nó phức tạp quá, đi đâu cảnh sát cũng chỉ yêu cầu mỗi Visa, mà từ trước đến giờ có bao giờ được cầm Visa trừ nhưng khi về nước, sang Nga thì Ôvi nó thu lại luôn. Năm nay tôi cũng chuẩn bị đổi Pass, có lẽ một nhóm cử 1 thằng lên Mos làm, nên là tết năm nay múôn về cũng chẳng được.
    Ông bạn post bài về Đỗ Động nghe hoành tráng quá, ông Bác tôi làm bí thư Đảng Ủy nhiệm kỳ trước đấy, là anh ruột ông Chiến ngọng cầm đồ cạnh nhà ông, cũng tội, dạo này thấy bảo trông thất thểu buồn rầu lắm, số cũng vất vả.
    Hè thì công nhận chán quá, chẳng có gì giải trí, làm bạc mặt mà vẫn chẳng đủ sống, cầu trời các bác tăng học bổng lên 500 USD thì các cháu nó được nhờ. Hình như box Thanh Oai chỉ có mỗi tôi và ông vào hay sao ấy, thôi quan trọng gì, đừng để nó chết là được, anh em lấy chỗ mà liên lạc. Vậy nhé
    To : farfar , ông bạn thắc mắc thế cũng có lý, nhưng Thanh Oai và Quốc Oai không hề nằm gần nhau, điểm giống nhau duy nhất là tên gọi. Hãy tưởng tượng vị trí địa lý của Thanh Oai, Quốc Oai và Hà Đông tạo nên một tam giác
    từ Hà Đông xuôi đường 6 và đường 21 B khoảng 15 km là thị trấn của Thanh Oai, từ Hà Đông xuôi láng Hòa lạc khoảng 40 km ( hình như ko đến ) là thủ phủ Quốc Oai ( đường đi chùa Thầy ) . Còn muốn từ Thanh Oai trực tiếp đi Quốc Oai thì đi đường Việt Nam- Cu Ba khoảng 50 km, khoảng giửa Thanh Oai và Quốc Oai là 3 huyện Hoài Đức, Chương Mỹ và Đan Phượng. Chắc ông bạn ko phải người Hà Tây, tại sao lại quan tâm vậy.
  6. farfar

    farfar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    0
    cám ơn HONGLANX . tôi không phải là người Hàtày . nhưng quan tâm đến nó 1 chút . là vì có đi lính và đónh quân ở đó . ngày đó trẻ quá . dù ở đó 1 năm mà khõng hiểu gì về địa lý của nó . bây giờ thây tiếc , nên hỏi lại
    tớ ở gần sân bay Hoà lạc . chỉ nhớ Ở đó trồng nhiều sắn lắm . mua sắn ăn cho đỡ đói mà , và cũng đi nhổ trộm nữa . đất ở đó mêm ghê . nhổ lên cả gốc .
    - ấn tượng nhât là con gái ở đó trắng và cao to . phân lớn là tóc dài . nói thì nhẹ . và gân như là không nghe thây âm dấu . đấy là trí nhớ của tớ con lại với Hàtây . có đúng vậy không ?
  7. trada_thuocla_bl

    trada_thuocla_bl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    trong topic này có tư tưởng ********* thì phải
  8. honglanx

    honglanx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    789
    Những thông tin Hohakb post lên đều lấy từ nguồn của các trang web đáng tin cậy ( ví dụ http://www.cpv.org.vn) không tin ông bạn cứ thử vào mà xem. Đáng ra phải hoan nghênh vì đã chịu khó vào đưa thông tin chứ, mong rằng tôpic này không bị "ngủ quên" .
    To :Hoha , tình hình dưới đấy thế nào, nghe nói chợ Vòm sắp đóng cửa, dân tình ở dưới phản ứng ra sao.
  9. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    GIỚI THIỆU VỀ THANH OAI
    - Vị trí: là cửa ngõ trực tiếp vào thị xã Hà Đông theo quốc lộ 21B và quốc lộ 6 để vào thủ đô Hà Nội.
    - Diện tích: 141.8 km2
    - Dân số: 204.729 người
    - Đơn vị hành chính: 1 thị trấn và 24 xã
    - Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 47,3%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 25,3%; dịch vụ - thương mại 27,4%
    - GDP: 645.643 triệu đồng
    - GDP bình quân đầu người: 3,2 triệu đồng
    - Bình quân lương thực: 480 kg/người

    KHƠI DẬY NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN
    Trải qua gần một nghìn năm với biết bao biến đổi của xã hội, trong hoàn cảnh nào, giai đoạn lịch sử nào, người dân Thanh Oai vẫn dũng cảm, kiên cường phát huy truyền thống yêu quê hương đất nước, bảo vệ thành quả lao động của chính mình, góp phần khẳng định tên tuổi ?oThanh Oai? trong những trang vàng của lịch sử dân tộc.
    Với tinh thần của quê hương ?oTam Hưng anh dũng. Quế Sơn kiên cường? trong kháng chiến chống Pháp, trong kháng chiến chống Mỹ, hơn ba nghìn người con của Thanh Oai hy sinh, hiến trọn xương máu, cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc; hàng trăm người đã trở thành ?oDũng sĩ diệt Mỹ?, ?odũng sĩ diệt xe cơ giới?, chiến sĩ quyết thắng?, chiến sĩ thi đua?, trong đó có 3 Anh hùng lao động,? Dòng lịch sử vẫn trôi và Thanh Oai ngày hôm nay vẫn vui mừng đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân do Đảng và Nhà nước trao tặng, góp phần tô thắm thêm truyền thống của quê hương, để con cháu đời sau noi theo và tiếp bước.
    Nhận thức đi đôi với hành động
    Tự hào đấy mà vẫn chưa hoàn toàn vui mừng vì Thanh Oai chưa thật giàu có như những vùng quê khác. Phải làm gì để đời sống nhân dân ngày càng sung túc là câu hỏi lớn mà các cấp chính quyền cũng như mọi người dân Thanh Oai đang chung sức để tìm lời giải đúng nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.
    Làm thế nào để khơi dậy và phát huy tối đa tiềm năng và trí tuệ của toàn dân để xây dựng Thanh Oai trở thành huyện giàu mạnh? Câu hỏi này luôn thường trực trong mọi kỳ họp của Đảng bọ huyện và trong suy nghĩ của các Đảng viên mà trước hết là trong suy nghĩ của đồng chí Bí thư Huyện ủy Bùi Xuân Hộ. Hiện nay ở Thanh Oai đời sống của người dân địa phương vẫn có nhiều khó khăn, trong đó vấn đề lao động việc làm là vướng mắc lớn nhất.
    Nêu ra câu hỏi trên là rất đúng, nhưng điều quan trọng hơn là tìm ra cho hướng phát triển hợp lý cho một huyện thuần nông, chủ yếu là trồng lúa, lại chịu ảnh hưởng khá lớn của điều kiện địa hình nên thường bị úng, hạn cục bộ. Bền bỉ với chiến dịch khơi dậy tiềm năng, phát huy nội lực, Thanh Oai đã bứt lên khỏi thế độc canh, tìm hướng đi lên từ tiềm năng sẵn có, do thế mạnh của Thanh Oai là sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa ?" xây dựng làng nghề gia công hàng xuất khẩu - phát huy lợi thế vùng ven đô để hình thành các cụm điểm công nghiệp thu hút đầu tư vào địa phương.
    Huyện ủy đã đề ra chương trình lương thực - thực phẩm và ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Theo đó trong lĩnh vực trồng trọt, Thanh Oai đẩy mạnh sản xuất lương thực, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống lúa và bố trí các trà lúa phù hợp. Với chính sách khuyến nông hợp lý, huyện và các xã đã cùng đầu tư tiền hỗ trợ giống lúa lai, mua nilon che mạ, thuốc diệt chuột, khuyến khích nông dân áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, huyện còn quan tâm đặc biệt đến công tác đầu tư cho các công trình thủy lợi phục vụ chống hạn và chống úng. Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2003, tổng sản lượng quy thóc đạt 99.553 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 480 kg, trong khi năm 1990 tổng sản lượng lương thực mới đạt 70.626 tấn, bình quân lương thực đạt 455 kg/người.
    Hoạt động chuyển đổi mô hình canh tác trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa cá, chuyên cá, cây ăn quả và xây dựng thành các trang trại được coi là hoạt động trọng điểm của ngành nông nghiệp Thanh Oai những năm gần đây cũng như trong tương lai. Tính đến năm 2003, toàn huyện đã thực hiện chuyển đổi 178,4 ha (so với tổng diện tích đã duyệt là 436,5 ha). Nhiều hộ gia đình đã xây dựng thành công mô hình kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa có thu nhập cao như một số hộ nông dân vùng bãi ven sông Đáy phát triển vườn cây ăn quả có thu nhập đạt hơn 50 triệu đồng/năm.
    Lĩnh vực chăn nuôi có bước tăng trưởng khá ổn định nhờ chú trọng đẩy mạnh công tác thú y, kiểm soát không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Tính đến tháng 10-2003, toàn huyện có tổng đàn trâu là 1.260 con, tổng đàn bò sữa là 80 con, còn lại là bò lai sind), tổng đàn lợn 128 nghìn con, đàn gia cầm là 1,324 triệu con, sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đạt 1.890 tấn.
    Về sản xuất công nghiệp, Thanh Oai không có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, cũng như một số địa phương khác của tỉnh Hà Tây, thê mạnh Thanh Oai chính là tiểu thủ công nghiệp. Nằm trong vùng đất trăm nghề, Thanh Oai cũng góp thêm phần hương sắc với 118 làng có nghề (trong đó 27 làng nghề đã được công nhận) và những bàn tay nghệ nhân tài hoa làm nên những ?othương hiệu? truyền thống của địa phương như nón làng Chuông, quạt làng Vác, điêu khắc Thanh Thùy, sơn tượng Võ Tăng, tương Cự Đà, giò chả Ước Lễ (Tân ước,? Sự cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đã buộc các làng nghề thủ công truyền thống phải tự đổi mới và tìm hướng đi riêng. Các nghệ nhân của Thanh Oai cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sự khéo léo và những kinh nghiệm được kế thừa từ bao đời nay kết hợp cùng sự năng động trong thời cơ chế thị trường đã nâng những nghệ nhân Thanh Oai cùng sản phẩm của mình lên tầm phát triển mới. Họ không chỉ gìn giữ được vốn nghề truyền thống của địa phương mà còn học tập, nhân rộng thêm nhiều nghề mới như may công nghiệp, dệt len, mây giang đan,? Nhiều hộ gia đình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, sơn mài đã tìm được thị trường tiêu thụ, không chỉ ở trong nước mà còn vươn xa tới Đông Á, hay Ccâu Âu, châu Mỹ. Nhờ vậy, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2003 đạt 223,758 tỷ đồng. Trong đó, khu vực ngoài quốc doanh đạt 203,758 tỷ đồng, riêng giá trị hàng xuất khẩu đạt 39,910 tỷ đồng, gấp 2.000 lần so với năm 1990.
    Dịch vụ - thương mại có bước phát triển khá nhờ chủ trương coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động dịch vụ - thương mại. Đặc biệt, huyện ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, khuyến khích lao động lúc nông nhàn, tham gia hoạt động thương mại, chuyển tải các loại hàng hóa lương thực, thực phẩm trong huyện cung cấp cho thị trường Hà Đông và Hà Nội. Do đó, đến hết năm 2003, giá trị các ngành dịch vụ - thương mại thực hiện đạt khoảng 240 tỷ đồng.
    Công tác quy hoạch cụm điểm công nghiệp đã được chính quyền huyện đặt biệt coi trọng. Đến nay, với cụm công nghiệp Bình Minh quy mô 20 ha cùng 4 điểm công nghiệp: điểm Bích Hòa quy mô 14 ha, điểm Thanh Thùy quy mô 5,8 ha, điểm Bình Minh quy mô 3,5 ha và điểm Dân Hòa dưới 10 ha, huyện đã tiếp nhận 22 dự án kinh tế của hộ và 5 dự án các doanh nghiệp thuê đất phát triển cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
    Mỗi bước đi lên trong sản xuất - kinh doanh của người dân Thanh Oai đều có sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể từ huyện tới xã, thôn xóm. Thông qua việc đẩy mạnh thực hiện chính sách khuyến công của tỉnh, Thanh Oai đã góp phần dạy nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hàng nghìn người. Đến năm 2002, toàn huyện đã có 12 hợp tác xã, 10 tổ hợp, 14 doanh nghiệp tư nhân, 30 công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty chi nhánh đã và đang hoạt động có hiệu quả. Các doanh nghiệp này đều rất chú ý đến việc đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã để nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của địa phương trên thị trường, qua đó tạo doanh thu lớn, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn trên bước đường xây dựng cuộc sống mới.
    Xây dựng diện mạo nông nghiệp, nông thôn mới
    Dù kinh tế Thanh Oai phát triển với tốc độ chưa cao, nhưng cơ sở hạ tầng từ huyện đến các thôn đều được xây dựng và chỉnh trang khang trang, rộng rãi. Đó là kết quả của sự quan tâm đầu tư thường xuyên của chính quyền huyện và các thị trấn. Với nguồn vốn giúp đỡ của cấp trên và nguồn vốn huy động từ sự đóng góp của nhân dân, các công trình giao thông liên xã và giao thông nông thôn hầu hết được nâng cấp, điển hình như các tuyến đường Dân Hòa - Thanh Vân, Tân Ước - Liên Châu, Tam Hưng - Mỹ Hưng, đường trục Kim Thư, Kim An, đường vào làng nghề Hồng Dương, Phương Trung,? Việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, đầu tư cho giáo dục - y tế, nâng cấp diện nông thôn,?cũng không ngừng được quan tâm, góp phần đổi thay diện mạo nông nghiệp, nông thôn Thanh Oai.
    Ngành bưu chính - viễn thông tiếp tục phát triển, duy trì sự hoạt động có hiệu quả của 17 điểm bưu điện văn hóa xã, lắp đặt thêm 1.503 máy điện thoại mới, đưa số máy điện thoại bình quân đạt 3,25 máy/100 dân, góp phần nâng cao chất lượng thông tin liên lạc trong mọi tình huống.
    Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng không ngừng được tăng cường. Mạng lưới y tế xã xây dựng đồng đều và toàn diện (100% số xã có trạm xá, 100% số trạm xá xã có bác sĩ khám và điều trị), góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các trạm y tế cơ sở. Năm 2003, mạng lưới y tế đã thực hiện khám và điều trị cho 183.213 lượt người, trong đó riêng trung tâm y tế huyện đã khám cho 24.415 lượt người, chiếm 13,3%.
    Là vùng đất ven đô, thuận lợi đến với Thanh Oai khá nhiều, nhưng thách thức cũng không phải nhỏ. Về công tác giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, nếu không được tổ chức thực hiện tốt thì chắc chắn không thể ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ những tệ nạn từ các đô thị tràn về. Ở Thanh Oai, mặt trái của cơ chế thị trường đã không thể xâm hại nhiều vào nếp gia phong ở nơi đây. Đó chính là điều kiện thuận lợi để Thanh Oai duy trì và đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa rộng khắp. Năm 2003, toàn huyện có 34 làng và 9 cơ quan đơn vị được công nhận làng, cơ quan đơn vị văn hóa.
    Với nhận thức: hiền tài là nguyên khí quốc gia, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và các đoàn thể trong hệ thống chính trị - xã hội cũng như người dân Thanh Oai đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. 100% xã, thị trấn đã thành lập hội khuyến học để tăng cường hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp của quê hương qua đó không ngừng vươn lên xây dựng cuộc sống mới bằng ý trí, tài năng sẵn có. Nhờ được giáo dục trong môi trường ấy, tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp các cấp năm học 2001 - 2002 đều đạt trên 99%, số học sinh giỏi cấp tỉnh là 145 em, 9 trường đạt chuẩn quốc gia.
    Cùng với sự chỉ đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện Thanh Oai luôn quan tâm đến công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể. Công tác xây dựng chính trị được đổi mới, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ. Vai trò quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp, trước hết là cấp huyện ở Thanh Oai có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống tổ chức Đảng từ huyện đến cơ sở tiếp tục được củng cố. Đến hết năm 2002, toàn Đảng bộ có 59 tổ chức cơ sở Đảng đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh (đạt 81,9%).
    Giải pháp đồng bộ, tạo động lực cho sự phát triển
    Sản xuất lúa thuần túy thì không thể làm giàu được! Từ nhận thức này, Đảng bộ và chính quyền Thanh Oai chủ trương phải quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cũng như điểm làng nghề, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào huyện, tạo động lực phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Bên cạnh đó, Thanh Oai sẽ tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Thực hiện chủ trương đó, các cụm điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã, đang và sẽ được xây dựng dọc theo quốc lộ 21B và quốc lộ 6. Một sự đổi thay tất yếu sẽ đến với Thanh Oai khi những dự án đầu tư này đi vào hiện thực. Hiện tại Thanh Oai đã hoàn thành công tác lập quy hoạch 8 điểm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, 1 điểm công nghiệp, 2 cụm công nghiệp. Tranh thủ điều kiện tự nhiên hiện có, Thanh Oai sẽ chú trọng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng kim khí, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu gia dụng.
    Về nông nghiệp, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, cố gắng ổn định sản lượng 1.000 tấn thóc/năm, nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Ngoài ra, huyện sẽ dành 10 ?" 15% diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các trang trại theo mô hình lúa ?" cá, mô hình trồng cây ăn quả, mô hình chuyên cá.
    Năm 2003 là năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Oai lần thứ XIX và kế hoạch 5 năm (2001 - 2005). 3 năm là khoảng thời gian không dài nhưng những kết quả đạt được có ý nghĩa rất lớn. Về kinh tế, huyện đã đảm bảo được mức tăng trưởng kinh tế đều qua các năm, số hộ nghèo tính đến hết năm 2003 chỉ còn 1.847 hộ, chiếm 3,72% số hộ toàn huyện. Về an ninh chính trị, quốc phòng, văn hóa - xã hội, thành quả lớn nhất của Thanh Oai là sự ổn định của tình hình an ninh, cũng như của lòng dân. Các cấp Đảng bộ đã tạo được lòng tin, sự thống nhất từ huyện tới xã, thôn xóm.
    Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa phải là tất cả, phía trước vẫn còn nhiều việc phải làm để nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân. Từ nay đến năm 2005, Thanh Oai phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra, thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng với những nội dung, chương trình cụ thể theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX. Trong đó, huyện sẽ chú trọng thực hiện công tác nâng cao chất lượng Đảng viên, cải tiến nội dung sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề và mang tính chất thiết thực, đẩy mạnh hoạt động của đoàn thể nhân dân bám sát vào hoạt động chính trị. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng tư tưởng tiến công, tăng tốc, không ngừng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, đưa Thanh Oai vươn lên mạnh mẽ hơn nữa.
    Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đồng bộ nêu trên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Oai mới có thể nâng cao hơn hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh theo kịp lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển. Hiệu qủa kinh tế cao đang là thách thức để tìm ra động lực cho sự tồn tại và phát triển của huyện Thanh Oai hôm nay và ngày mai.

  10. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0

    Giá trị xuất khẩu đạt trên 25 tỷ đồng
    Tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây của huyện Thanh Oai đã có những tiến bộ. Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN và xây dựng đang có bước tăng trưởng khá, chiếm 40,33% trong cơ cấu kinh tế.
    6 tháng đầu năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN của Thanh Oai đạt 160,557 tỷ đồng, bằng 51,9% kế hoạch năm, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2005. Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 25,179 tỷ đồng, bằng 52,7% kế hoạch, so với cùng kỳ tăng 28,5%. Để có được kết quả trên là do trên địa bàn huyện hiện nay có 57 công ty cổ phẩn, TNHH, DNTN, HTX, tổ hợp, xưởng sản xuất và cơ sở kinh tế hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp-TTCN. Bên cạnh đó, Thanh Oai đã chú trọng mở các lớp đào tạo nghề với 330 học viên tại địa bàn 4 xã: Xuân Dương, Thanh Văn, Dân Hòa, Thanh Mai và hoàn chỉnh 10 đề án mở các lớp truyên truyền, nhân cấy nghề, phát triển làng nghề ở 7 xã và 1 cơ sở./.
    (Theo Báo Hà Tây)
    Thanh Oai: Phát huy tiềm năng đất ?otrăm nghề?
    Được mệnh danh là vùng đất ?oTrăm nghề? với nhiều sản phẩm nổi tiếng, các làng nghề của huyện Thanh Oai đang có những bước tiến vượt bậc trong cơ chế mới. Thấy rõ tiềm năng và lợi thế của địa phương, huyện Thanh Oai đã có nhiều giải pháp để tạo ra bước đột phá trong phát triển CN-TTCN.
    Sự đa dạng về ngành, nghề đã tạo cho Thanh Oai có nhiều lợi thế trong phát triển CN-TTCN so với địa phương khác trong tỉnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX cũng đã khẳng định tập trung các nguồn lực, thế mạnh của địa phương, đặc biệt là tận dụng tiềm năng của các làng nghề để phát triển CN-TTCN. 5 năm qua, tình hình phát triển CN-TTCN của huyện có nhiều bước chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất CN-TTCN có tốc độ tăng bình quân 21,1%/ năm, riêng 9 tháng đầu năm 2006, giá trị sản xuất CN-TTCN của huyện ước đạt 251,598 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2005, tăng 29,5%.
    Huyện đã tiếp nhận 66 dự án xin thuê đất đầu tư sản xuất, kinh doanh, trong đó 75% số dự án đã đi vào sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tạo thêm việc làm cho 4.000 lao động, với mức thu nhập từ 500.000 đồng - 800.000 đồng/người/tháng. Huyện cũng đã đề nghị quy hoạch một số cụm, điểm công nghiệp (CN), hiện CCN Thanh Oai, diện tích hơn 100ha thu hút 10 dự án đầu tư, CCN Bình Minh 20,42ha thu hút 2 dự án, CCN Bích Hòa 10ha, thu hút 5 dự án. Đối với các điểm CN làng nghề huyện cùng với chính quyền các địa phương đang tập trung huy động vốn GPMB và xây dựng hạ tầng bàn giao cho các hộ thuê đất. Bên cạnh đó, hoạt động ở nhiều làng nghề của Thanh Oai cũng đang phát triển rất sôi động, toàn huyện ước khoảng 100 làng có nghề, trong số đó 44 làng được UBND tỉnh cấp Bằng công nhận. Các làng nghề tạo thêm việc làm cho hàng vạn lao động của các xã, thị trấn. Nhiều làng nghề của các xã Bích Hòa, Hồng Dương, Tân Ước, Thanh Thùy... giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2005, đạt từ 44 tỷ đồng - 108 tỷ đồng, chiếm 60% - 70% tổng giá trị thu nhập của từng xã. 5 năm qua, công tác đào tạo và nhân cấy nghề mới cho các địa phương được Thanh Oai rất quan tâm, huyện đã huy động nhiều nguồn kinh phí mở gần 80 lớp dạy nghề cho hơn 3.345 học viên, hiện 60% số lao động mới học nghề có việc làm ổn định, 40% còn lại kiêm thủ CN và các công việc khác. Thu nhập của những người mới vào làm nghề thủ công đạt từ 400.000 đồng - 600.000 đồng/người/ tháng, nhờ đó đã giải quyết được lực lượng lao động lớn ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế ở các địa phương.
    Tuy vậy, Thanh Oai vẫn còn gặp không ít khó khăn trong phát triển CN-TTCN, đó là: Việc triển khai xây dựng các cụm, điểm CN-TTCN còn chậm, chưa thu hút được sản xuất tập trung; thu nhập bình quân của người dân làm nghề còn thấp; công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm ở các làng nghề còn nhiều hạn chế... Tháo gỡ những khó khăn trên, huyện đã xây dựng chương trình, kế hoạch và đưa ra các giải pháp phát triển CN-TTCN năm 2006 - 2010 và định hướng cho những năm tiếp theo. Trọng tâm của chương trình là đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, thương mại, dịch vụ theo hướng CNH - HĐH, phấn đấu đến năm 2010, giá trị sản xuất CN-TTCN của huyện có tốc độ tăng từ 26%-28%/năm, riêng năm 2006, quyết tâm đạt 309 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 810 tỷ đồng, cơ cấu CN, xây dựng chiếm 41% - 42%, thu hút khoảng 30 dự án đầu tư/năm. Đến năm 2010, cố gắng 100% số làng trong huyện có nghề, đồng thời xây dựng các tiêu chí đề nghị UBND tỉnh cấp Bằng công nhận cho 20 - 25 làng nghề. Để phát huy hết những tiềm năng của đất ?otrăm nghề?, Thanh Oai đưa ra một số giải pháp: Tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách hành chính, cải thiện môi trường thu hút các dự án đầu tư; tập trung xây dựng các cụm, điểm CN thu hút doanh nghiệp và các hộ sản xuất tập trung, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề; mỗi năm huy động khoảng 15 tỷ đồng - 20 tỷ đồng xây dựng đường giao thông tới các làng nghề và đường giao thông nông thôn; ngoài nguồn kinh phí khuyến công được tỉnh hỗ trợ và huy động từ nhiều nguồn khác nhau cho công tác đào tạo, nhân cấy nghề mới, huyện còn trích ngân sách 50 triệu đồng chi trực tiếp cho các chủ dự án dạy nghề, truyền nghề. Điều đáng nói, huyện đã yêu cầu các chủ dự án dạy nghề cho người dân các địa phương phải cung cấp nguyên, vật liệu và bao tiêu sản phẩm của địa phương từ 2 năm - 5 năm. Ngoài các giải pháp chính trên, huyện động viên các doanh nghiệp, cơ sở và hộ sản xuất cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đồng thời huyện sẽ đứng ra hỗ trợ để khuếch trương sản phẩm làng nghề, tham gia các hội chợ triển lãm./.
    Hữu Hoài
    Đoàn đại biểu QH tỉnh:
    Tiếp xúc cử tri tại huyện Thanh Oai (3/10/2006)
    Đoàn đại biểu QH với cử tri xã Kim Thư, huyện Thanh Oai.
    Ngày 3-10, Đoàn đại biểu QH tỉnh tổ chức tiếp xúc với gần 100 cử tri tại xã Kim Thư và Trường THPT Thanh Oai B, huyện Thanh Oai.
    Các ý kiến phát biểu của các cử tri tại 2 điểm tiếp xúc tập trung vào 2 nhóm vấn đề cơ bản, đó là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và những bất cập xung quanh việc thực hiện chương trình phân ban cấp THPT năm học mới 2006-2007. Về vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhiều ý kiến phản ánh hiện nay, cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa rõ ràng. Vì vậy, cử tri đề nghị cần tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng, đồng bộ, đặc biệt là việc hỗ trợ về cây, con giống, vốn, kỹ thuật? cho người nông dân. Vấn đề việc làm cho người lao động khu vực nông thôn cũng được nhiều đại biểu cử tri quan tâm. Giải quyết thực trạng này, theo các cử tri Nhà nước cần nới rộng chính sách khuyến khích đầu tư, đưa các doanh nghiệp vào để tạo công ăn việc làm ngay tại quê hương. Trong khi thực hiện nên lưu ý những doanh nghiệp có điều kiện và chuyên sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, vì đây là thế mạnh sẵn có của nhiều làng nghề.
    Về chương trình phân ban THPT thực hiện đại trà năm học 2006-2007, theo ý kiến của các cử tri Trường THPT Thanh Oai B thì chủ trương này khi được thực hiện đã nảy sinh nhiều bất cập. Cụ thể là trang thiết bị dạy, học dành cho chương trình này không được cung cấp theo đúng kế hoạch, lộ trình, dẫn đến học sinh phải học chay; một số giáo viên còn lúng túng trong việc dạy theo chương trình mới phân ban, vì không được chuẩn bị đầy đủ những kiến thức, nghiệp vụ cần thiết cho việc triển khai đại trà; vấn đề chọn ban học cho học sinh cũng gây khó khăn cho nhiều trường, học sinh và phụ huynh học sinh? Về cơ sở vật chất cho trường học, các cử tri cho rằng, việc xây dựng theo chuẩn mới cũng không đồng bộ giữa các trường, gây khó khăn cho việc dạy, học của thầy và trò. Các cử tri đề nghị Nhà nước cần có mẫu quy chuẩn cho hệ thống trường học các cấp. Quan tâm việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên cấp THPT theo chương trình dạy học phân ban? Các ý kiến phản ánh của cử tri đã được đại diện lãnh đạo huyện Thanh Oai và tỉnh giải trình những vấn đề liên quan; Đoàn đại biểu QH giải trình một số vấn đề và tiếp thu các ý kiến gửi tới kỳ họp QH sắp tới.
    Tại buổi tiếp xúc, các cử tri cũng được nghe đại diện Đoàn đại biểu QH thông báo một số nội dung chính trong kỳ họp thứ 10, QH khóa XI sắp tới.

Chia sẻ trang này