1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ai ở Thanh Oai thì ghé chơi ( Tin tức , Sự kiện , giao lưu , kết bạn )

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi hohakb, 15/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. saola07

    saola07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2007
    Bài viết:
    768
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi ở Thanh Oai cho vui! Chứ say thế lên HĐ sao cho nổi! Chúc bạn một đêm ở Thanh Oai ngon giấc nhé! he he
  2. ptdinh

    ptdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Bài viết:
    660
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Saola nhé! Khi nào có dịp mời bạn sang box Thái Bình chơi.
  3. saola07

    saola07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2007
    Bài viết:
    768
    Đã được thích:
    0
    Rất sẵn lòng thôi bạn! Mình rất vui mừng được đến với quê hương của chị Hai Năm Tấn. Có gì bạn Dinh làm hướng dẫn cho mình nhé! hihi. Mình sợ lạc lắm!
  4. ptdinh

    ptdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Bài viết:
    660
    Đã được thích:
    0
    Mình xin sẵn lòng, Thái Bình cũng mến khách lắm đó bạn ạ.
  5. honesty

    honesty Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Từ thị xã hà Đông xuôi theo quốc lộ 21B khoảng 9km ta đến với làng Bình Đà từ xưa đã nổi tiếng với nghề làm pháo. Tại mảnh đất này cũng đã phát hiện được trống đồng và nhiều hiện vật văn hoá của người Việt cổ thời Đông Sơn. Điều đó đã khẳng định, đây là một làng quê có nền văn hiến lâu đời. Trên dòng chảy văn hoá đó, cổ nhân làng Bình Đà đã để lại cho chúng ta những ngôi đình, ngôi chùa, giếng nước... một quần thể di tích đặc sắc lưu giữ nhiều nét văn hoá truyền thống đầy tính nhân văn.
    Đình Nội làng Bình Đà thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây còn được gọi là đình Trong - nơi thờ đức quốc tổ Lạc Long Quân nên còn có tên chữ là "Lạc Long Quân từ".
    Ngôi đình được xây dựng trông ra đường quốc lộ 21B, trên một thế đất cao ráo, thoáng đãng với bố cục kiến trúc kiểu nội công ngoại quốc, gồm các hạng mục công trình chính: giếng Ngọc, Nghi môn, Phương đình, tả hữu mạc, Đại bái và Hậu cung. Xung quanh đình, còn giữ được nhiều cây cổ thụ trong đó có tới 16 cây muỗm tạo cho đình có được không gian cảnh quan hết sức linh thiêng mà vẫn ấm áp, nên thơ.
    Theo dân gian truyền tụng, ngôi đình được xây dựng từ thủa lập làng, đã được trùng tu nhiều lần bởi kiến trúc gỗ không thể lâu bền do ảnh hưởng của thiên nhiên khắc nghiệt và chiến tranh. Năm 1947 nhiều hạng mục kiến trúc của đình đã bị tiêu thổ để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân tộc, chỉ còn lại toà Hậu cung là công trình kiến trúc của thời Nguyễn (1918). Di sản vật chất ở đình còn giữ được nổi tiếng nhất là bức phù điêu gỗ chạm quý hiếm dài 2,8m, rộng 2,2m. Phù điêu khắc chạm hình Lạc Long Quân ở chính giữa, bên cạnh là 20 vị quan văn mặc áo thụng, đầu đội mũ cánh chuồn, tay cầm hốt; 16 vị quan mặc võ phục tay cầm long đao; 18 thị nữ mặc áo dài, tay cầm cờ quạt, tàn, tán, ô, lọng. Phía xa có voi ngựa và một tốp nam thanh niên đội mâm dâng hoa quả. Tiền cảnh của bức phù điêu là dòng sông nước tạo sóng nhấp nhô với bốn thuyền rồng 10 trai tráng mình trần đóng khố đang cố sức chèo về đích như trong các cuộc đua thuyền. Đây là một trong số ít các bức phù điêu được thờ trong Hậu cung các đình làng ở Hà Tây thể hiện sức tưởng tượng đầy chất Nho giáo của người dân Bảo Đà xưa và là một sáng tạo hiếm thấy trong việc thờ phụng Thành hoàng làng. Bên cạnh đó đình cũng lưu giữ được một số di vật quý giá như hạc thờ, sắc phong, chiêng đồng, bia đá thời Lê, thời Nguyễn.
    Hội làng Bình Đà vào ngày 06 tháng 3 (âm lịch) hàng năm từ lâu đã trở thành một hội lớn của cả vùng. Công việc chuẩn bị cho lễ hội được tiến hành từ ngày mùng 5, dân gian gọi là giáp hội với nghi thức đầu tiên là mở cửa đình làm lễ "mộc dục", tiếp đó là cuộc thi xôi chè làm lễ vật dâng lên đức Thành hoàng làng. Buổi chiều dân làng tổ chức rước kiệu từ đình Nội sang đình Ngoại (đình Trong) - nơi thờ Linh Lang đại vương để đón sắc ra đình Nội. Khi trời xẩm tối đoàn rước mới bắt đầu trở về đình Nội với đội cờ hoa rực rỡ trong tiếng nhạc rộn ràng khắp các ngõ thôn. Những nhà dân ở hai bên đường nơi có đoàn rước đi qua đều bày nhang án ra cổng làm lễ bái vọng, hoà vào không khí vui tươi của ngày hội, đón nhận ân lộc của Thành hoàng làng.
    Khoảng giờ Tuất cùng ngày (19 - 21h) đoàn rước thánh đến cổng đình Nội, tạm dừng để chờ đoàn rước của nhà chùa đến dâng lễ. Các lễ vật này được chuẩn bị từ những vật phẩm dân dã của nhà nông nhưng có nét đặc biệt là phải đủ mỗi loại 100 thứ: 100 phẩm oản, 100 quả chuối, 100 miếng trầu... Với việc chuẩn bị lễ vật như thế, các nhà nghiên cứu dân gian cho rằng có thể đó là hình ảnh gợi nhớ tới cha Rồng, mẹ Tiên và 100 người con trai sau trở thành các vua Hùng nối đời xây dựng đất nước.
    Cùng tối hôm đó, mâm bánh thánh do dòng họ Nguyễn Văn ở trong làng chuẩn bị cũng được đưa đến và rước vào Hậu cung đình để chuẩn bị cho cuộc lễ ngày chính hội.
    Ngày mùng 6 tháng 3, trời vừa rạng sáng làng đã nổi trống chiêng kêu gọi nhân dân tập trung tại đình thực hiện nghi lễ tế thánh, bắt đầu bằng múa cờ, múa bông để mời đức Thành hoàng làng dự hội, tiếp đó là lễ tế trời, đất ở phía trước cửa đình. Trong buổi tế này các giáp phải chuẩn bị lễ vật bằng lợn để nguyên cả con trên đàn lễ. Một người thay mặt ban tế lên đọc văn tế cầu phúc, lộc cho toàn dân. Nghi thức tế xong đến lễ rước bánh thánh (còn gọi là bánh vía) ra giếng Ngọc trước đình làng - một nghi thức đặc sắc của lễ hội làng Bình Đà.
    Bánh thánh là một loại bánh đặc biệt, chỉ có gia đình ông trưởng tộc Nguyễn Văn ở xóm Chua đời này nối tiếp đời khác được làng phân công làm. Chất liệu, phương pháp làm bánh được giữ bí mật, chỉ truyền cho người được chọn kế tục làm bánh. Dân gian cho rằng, những viên bánh thánh là một mật hiệu chỉ có trời đất biết và khi thả những viên bánh này vào nước giếng Ngọc - tương truyền là bước chân thánh để lại thì đây như là một tín hiệu để thần thánh nhớ đến mà mang uy lực của ngài đến cho dân chúng được ấm no, muôn loài sinh sôi, phát triển.
    Sau một hồi trống chiêng, bánh được đặt lên kiệu để rước đi. Phía trước kiệu là những người mang cờ, quạt, đồ bát bửu, chấp kích, sau kiệu là Chủ tế đình Nội, đình Ngoại, quan viên tế, thủ từ, hai ông trùm cai và đại diện gia đình làm bánh thánh rồi đến các cụ phụ lão và dân làng. Có một người cầm đuốc dẫn đường mặc dù lúc đó vào giờ Ngọ trời đất chan hoà ánh nắng ấm áp. Tại giếng Ngọc đã quây sẵn một khung cót tròn, đọc nhẩm những lời thần chú xong, ông Chủ tế mở đài lấy từng chiếc bánh bóp nát thả xuống nước. Người ta cho rằng, bánh chìm hết mới tốt và năm đó chắc chắn mọi việc đều được suôn sẻ và may mắn.
    Buổi chiều ngày 06 có cuộc rước hoàn cung, cả 6 cỗ kiệu rước trả sắc về đình Ngoại. Làm lễ xong, 3 cỗ kiệu được để lại còn 3 cỗ rước về đình Nội tạm cất chờ đến hội năm sau.
    Ngoài hội rước sắc, hội thả bánh thánh, làng Bình Đà còn mở hội pháo được tổ chức từ 25/2 đến 06/3 âm lịch. Ngày xưa, cứ chiều ngày 03/3 các giáp tiến hành thử pháo cây, tức là pháo 16 quả nổ cùng một tiếng.
    Đêm 05/3, sau lễ thỉnh bách thần về dự hội, lần lượt 27 giáp đua tài với nhau bằng những cây pháo bông muôn màu muôn vẻ. Sáng ngày 06 tháng 3 dân chúng ken dày đặc xung quanh khu ao sen xem đốt pháo bèo. Chiều ngày 06/3 thi đốt pháo cây. Hầu như tất cả mọi người từ trẻ đến già của từng giáp đều hồi hộp chờ đợi kết quả giải cây pháo của giáp mình. Mỗi khi tiếng loa xướng giải vang lên thì tiếng vỗ tay vui mừng cũng ào lên náo nhiệt. Cuộc thi kéo dài đến tận khuya mới tan. Ai đã từng một lần được chứng kiến cảnh thi pháo huyền ảo với những cây pháp bông muôn màu muôn sắc, pháo chuột loé sáng chạy loăng quăng, pháo bèo kỳ lạ, pháo cây nổ như sấm rền... chắc hẳn không thể nào quên được.
    Đến với đình và hội Bình Đà là đến với một nét văn hoá đặc sắc của một vùng quê nông nghiệp lúa nước. Qua những quan niệm của người dân về Thành hoàng làng - đức quốc tổ Lạc Long Quân của người Việt, qua lễ hội với những tục, hèm luôn nghĩ tới tự hài hoà giữa âm - dương, con người - thiên nhiên... ở đó con người ta tìm được triết lý "hoà" để sống hạnh phúc.
  6. honglanx

    honglanx Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    789
    Lâu lắm mới ghé thăm Thanh Oai, các đồng chí đồng hương làm cho nó sống lại đi nào.
  7. raulgonzalet

    raulgonzalet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/08/2003
    Bài viết:
    1.414
    Đã được thích:
    0
    Kéo cái này lên cho thành viên Thanh Oai vào !
  8. zungbatdau

    zungbatdau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2005
    Bài viết:
    2.692
    Đã được thích:
    0
    Có nhất thiết phải thế không?
    Bà Nội mình người Kim Bài, vì vậy mình vào đây chơi, hình như có Hiệp sĩ TTVN trong này thì phải
  9. hoanbeo

    hoanbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    8.824
    Đã được thích:
    1
    Cái nick honesty ở trên giờ ko biết ai dùng nữa, để hơn 5K gold mốc meo, phí của giời
  10. dpht

    dpht Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    3.763
    Đã được thích:
    0
    Thầy chỉ đc cái súp pơ soi gold là tài thôi. Mốc thì mốc dưng hàng của người ta chắc hàng zin chứ chắc chả bị cho ra cho vào dư các thầy ;))

Chia sẻ trang này