1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ai ở Thanh Oai thì ghé chơi ( Tin tức , Sự kiện , giao lưu , kết bạn )

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi hohakb, 15/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Vừa đào tạo nghề, vừa làm công tác nhân đạo (17/12/2005)
    Đại diện Trung tâm Việt - Hàn trao tặng bàn ghế cho Trường Tiểu học Viên An (Ứng Hòa).
    Trung tâm Hợp tác Việt - Hàn đóng trên địa bàn xã Bình Minh (Thanh Oai) với 20 cán bộ nhân viên (4 người Hàn Quốc và 16 người Việt Nam). Trung tâm hoạt động dựa trên nguồn kinh phí từ các tổ chức nhân đạo trong và ngoài nước với nhiệm vụ chính là đào tạo nghề và hoạt động nhân đạo.
    Trung tâm Hợp tác Việt - Hàn hiện nay là sự phát triển tiếp nối của ?oTrung tâm dạy nghề mộc cao cấp? được thành lập từ năm 1995 do UBND tỉnh Hà Tây và tổ chức ?oLiên minh công nông vì sự công bằng kinh tế? phối hợp thành lập. Nghề truyền thống mà Trung tâm đào tạo từ ngày mới thành lập là nghề mộc, đây là nghề đã thu hút được nhiều lao động trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận tới học. Trong thời gian qua, 99 học viên đã tốt nghiệp và Trung tâm đã giới thiệu được 5 học viên sang học tập, nâng cao tay nghề tại Hàn Quốc; 15 người tại LiBi. Hiện nay, Trung tâm đã thành lập một xưởng mộc với 8 công nhân chuyên đóng các loại bàn nghế với mục đích phục vụ công tác từ thiện cho các trường học trên toàn tỉnh. Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện có nhiều công ty may công nghiệp xuất hiện nên nhu cầu học may của người lao động ngày càng tăng. Nắm bắt được điều này nên cuối năm 2004, Trung tâm đã mở các lớp may công nghiệp, sau một năm đã đào tạo được 60 học viên với tay nghề có chất lượng đảm bảo. Bên cạnh đó, từ năm 2001, Trung tâm đã mở các lớp học vi tính cho tất cả các đối tượng có nhu cầu, nhằm giúp học viên tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học vào cuộc sống hàng ngày. Các khóa học của Trung tâm đã liên tục được mở, chỉ tính riêng trong năm 2005 đã có 122 học viên được đào tạo cơ bản.
    Ngoài nhiệm vụ chính là dạy nghề, Trung tâm còn tích cực xúc tiến các hoạt động từ thiện. Từ tháng 7-2001 đến hết năm 2004, Trung tâm đã tặng 2.000 bộ bàn ghế cho 16 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt trong năm 2005, Trung tâm đã tặng 1.218 bộ bàn ghế giáo viên và học sinh cho 7 trường thuộc 7 xã của 4 huyện với tổng số tiền 230 triệu đồng. Bên cạnh đó, Trung tâm còn là cầu nối để các tổ chức từ thiện hoạt động nhân đạo như: Tổ chức Seaumual đã tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các địa phương nghèo làm nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bê tông hóa đường giao thông nông thôn... Tổng kinh phí cho công tác từ thiện của tổ chức này từ năm 2000 đến năm 2005 đạt hơn 150.000USD. Từ năm 2003 đến nay, tổ chức này còn cho hơn 150 hộ nông dân nghèo mượn vốn để nuôi bò sinh sản ở các xã như: Cao Viên, Tam Hưng, Thanh Cao... Trong chương trình hoạt động của mình, từ nay đến năm 2007, Trung tâm sẽ tiếp tục cho 201 hộ nghèo vay với số tiền 844 triệu để phát triển chăn nuôi. Ngoài ra, từ năm 2000 đến nay, Trung tâm đã hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình, xe lăn cho 800 người tàn tật và các đối tượng là thương, bệnh binh trên toàn quốc.
    Với mục đích tạo nhiều cơ hội có việc làm và tăng thu nhập, Trung tâm Hợp tác Việt - Hàn đã và đang đóng góp một phần vào việc cải thiện những khó khăn cho người lao động trên địa bàn tỉnh ta nói chung.
  2. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Phỏng vấn các Đại biểu tại Đại hội (14/12/2005)
    Hai đại biểu cao tuổi nhất và trẻ nhất Đại hội.
    Trong buổi sáng khai mạc Đại hội, nhóm phóng viên Báo Hà Tây điện tử đã có cuộc phỏng vấn nhanh các đại biểu bên lề Đại hội. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
    Triển khai nhanh tinh thần của Đại hội XIV đến hội viên CCB
    Là đại biểu cao tuổi nhất về dự Đại hội, tôi rất vui mừng và phấn khởi, đây là niềm vinh dự không của riêng cá nhân tôi mà của toàn thể hội viên Hội CCB huyện Thanh Oai.

    Hòa chung với khí thế thi đua của nhân dân toàn tỉnh hướng về Đại hội, Hội CCB huyện Thanh Oai đã tiến hành phát động đợt thi đua ?oba không? tới 100% cơ sở Hội. Đó là: ?o Không tham gia khiếu kiện đông người; Không để con em hội viên mắc các tai, tệ nạn xã hội và 100% hội viên, con em hội viên không vi phạm pháp luật?. Cùng với phong trào thi đua ?oba không?, trước khi diễn ra Đại hội, tôi và các đồng chí trong BCH Hội đã tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyên đề, triển khai tinh thần Đại hội Đảng bộ huyện và tuyên truyền kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được trong 5 năm qua. Tại Đại hội này, tôi sẽ phát huy tinh thần người lính *****, tham gia đóng góp ý kiến, đồng thời tiếp thu đầy đủ tinh thần của Đại hội để sẽ cùng với các đồng chí trong Ban chấp hành Hội CCB huyện tiến hành tuyên truyền, triển khai nhanh tinh thần của Đại hội XIV đến 100% hội viên CCB.
    Lưu Vân Trường,
    Chủ tịch Hội CCB huyện Thanh Oai
  3. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Đột phá Liên Châu (13/12/2005)
    Khu chuyển đổi xây dựng cánh đồng 50 triệu ở Liên Châu (Thanh Oai).
    Nói đến Liên Châu, người ta nghĩ ngay đến một vùng đất chiêm trũng của huyện Thanh Oai vừa xa trung tâm, đường giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát điểm đi lên là xã thuần nông, Liên Châu đã có những ?ođột phá? trong phát triển kinh tế để trở thành một xã có đời sống khá.
    Số hộ giàu và khá của Liên Châu đã đạt 40%, số hộ nghèo theo tiêu chí mới chỉ dưới 3%, bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,24 triệu đồng, bình quân tăng 10,5% năm là kết quả và thành tích rất đáng ghi nhận.
    Những năm đầu tiến hành công cuộc cách mạng cải tạo ruộng đất, xây dựng hệ thống thủy lợi kênh mương đã tạo tiền đề cho Liên Châu thâm canh sản xuất đạt năng suất cao. Năng suất lúa thường xuyên đạt 11,5 - 12,5 tấn 1ha, diện tích cây vụ đông đạt
    75-80% diện tích đã tạo nên bức tranh nông nghiệp Liên Châu đa dạng và khởi sắc. Với đồng đất chua bí lầy thụt như Liên Châu, việc cải tạo đồng ruộng để nông dân thâm canh cấy các giống lúa mới và mở rộng vụ đông là một thành công lớn mở ra cho nông nghiệp một hướng đi đúng. Đặc biệt phong trào chăn nuôi ở Liên Châu phát triển mạnh với giá trị chăn nuôi ước đạt 11,72 tỷ, chiếm tỷ trọng 55,5% GDP trong nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 21,1 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân hàng năm 7,2%, Liên Châu là một trong những địa phương có sự phát triển nông nghiệp hiệu quả.
    Không bằng lòng với những kết quả đó, Liên Châu luôn nghĩ ra cách làm mới, tạo ra những đột phá mới từ sản xuất nông nghiệp. Năm 2004, lãnh đạo xã, HTX tiếp tục thực hiện chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn trên địa bàn toàn xã. Từ 10.850 ô chuyển đổi dồn lại xuống còn 2.863 ô thửa, đã tạo điều kiện thuận lợi cho xã viên sản xuất, thâm canh, giảm chi phí lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cao được nông dân rất đồng tình và hoan nghênh. Dựa trên kết quả này, bước đột phá có tính chất quyết định nhất đối với Liên Châu là khi triển khai ?ochuyển đổi mô hình canh tác và xây dựng cánh đồng 50 triệu 1 ha?, Chủ tịch UBND xã Liên Châu, ông Đào Xuân Quân khẳng định đây là sự năng động mạnh dạn và quyết tâm lớn nhất mà Liên Châu đã tổ chức thành công. Liên Châu đã triển khai rất bài bản dưới sự lãnh đạo cụ thể của Đảng ủy, UBND xã và HTX nông nghiệp. UBND xã đã xây dựng vùng chuyển đổi trên tổng diện tích 109,66ha quy hoạch xây dựng thuộc các ?ocánh đồng 50 triệu?. Ban chỉ đạo của xã sẽ liên hệ mua giống cây trồng vật nuôi cho nông dân như giống cá mua tại Trung tâm Giống thủy sản của tỉnh, hoặc Viện Nghiên cứu thủy sản, giống lợn mua từ Trại giống lợn Thanh Hưng, mua giống cây từ Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Xã đứng lên thực hiện việc quy hoạch, dồn ô đổi thửa, hướng dẫn các hộ làm các thủ tục chuyển nhượng cho nhau theo Luật Đất đai, nếu thuộc quỹ đất 2 xã tổ chức đấu thầu, khoán thầu thu 110 kg thóc/sào/năm. Mới chưa đầy 1 năm thực hiện bước đột phá đã tạo ra những kết quả rất phấn khởi, bình quân 1 ha đạt 70 - 80 triệu đồng, cao gấp 4 - 5 lần so với cấy lúa trước đây. Điều quan trọng hơn là những mô hình này đã làm biến chuyển cả một vùng đất, tạo nên không khí sôi động của sự làm ăn lớn thay đổi tập quán canh tác và nếp làm ăn của nông dân, giải quyết được một số lớn lao động có việc làm ổn định và thu nhập thường xuyên, cải thiện đời sống cho nhân dân. Các hộ đã đầu tư đưa điện ra khu trang trại, hệ thống đường giao thông được quy hoạch thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm đưa đi tiêu thụ.
    Có thể thấy, sau 3 lần đột phá từ thời gian đầu cải tạo đồng ruộng đến dồn điền đổi thửa và bước chuyển đổi mô hình canh tác sang sản xuất trang trại lớn đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ và hiệu quả của nông nghiệp Liên Châu. Nhiều hộ làm trang trại với quy mô lớn chăn nuôi lợn, cá, vịt theo phương thức chuyên canh, giảm hẳn diện tích cấy lúa giữ nước cho vùng trũng nuôi trồng thủy sản tạo hiệu quả cao là bước chuyển mình mạnh mẽ và hoàn toàn đúng hướng của Liên Châu. Đây là mô hình được đánh giá rất cao trở thành một điểm sáng, nhân tố mới làm cho hình ảnh Liên Châu thêm sống động và hấp dẫn hơn. Chính sự chuyển đổi đất đai theo mô hình mới đã mở ra những hoạt động dịch vụ, thương mại giao lưu buôn bán rất sôi động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Liên Châu./.
  4. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    32 chiến sỹ được trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sơn" (17/12/2005)
    Thiếu tướng Võ Sở, trưởng Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sơn gắn Huy hiệu
    Sáng 17-12, Ban Liên lạc đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn Hà Tây phối hợp với Công ty Khai thác CTTL La Khê tổ chức gặp mặt, ôn lại truyền thống bộ đội Trường Sơn; trao tặng Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sơn" và kỷ niệm 16 năm ngày thành lập Hội CCB. Các đồng chí lãnh đạo đại diện Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sơn T.Ư; Hội CCB tỉnh; Bộ CHQS tỉnh; Ban CHQS huyện Thanh Oai và gần 100 chiến sỹ bộ đội Trường Sơn Binh đoàn 12 và hội viên CCB Công ty Khai thác CTTL La Khê.
    Ngày 19-5-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định mở con đường trên dãy Trường Sơn và trực tiếp giao nhiệm vụ cho bộ đội 559 thành lập tuyến vận tải chiến lược chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam. Suốt 16 năm trong cuộc kháng chiến khốc liệt, bộ đội Trường Sơn đã phải đối phó, tháo gỡ, xử lý, khôi phục tuyến đường mòn Hồ Chí Minh với gần 8 triệu quả bom trên toàn tuyến, hơn 1 vạn quả bom nổ chậm và 86 nghìn quả mìn các loại của Mỹ đánh phá. Vượt qua sự khắc nghiệt của chiến tranh, bộ đội Trường Sơn đã xây dựng 16 nghìn km với 5 hệ thống đường cơ giới trục dọc, 21 đường trục ngang, 3.140 km đường ngụy trang dưới tán lá rừng. Sau khi chiến tranh kết thúc, các chiến sỹ bộ đội Trường Sơn trở về địa phương đã phát huy bản chất "anh bộ đội *****", thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách phát luật của Nhà nước; tham gia phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
    Nhân dịp này, 32 chiến sỹ Trường Sơn được trao tặng Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sơn"; 2 tập thể, cá nhân Hội CCB Công ty Khai thác CTTL La Khê được Ban chấp hành Hội CCB tỉnh tặng Giấy khen./.
  5. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Sức sống công nghiệp làng (13/12/2005)
    Những người thợ của làng nghề xã Thanh Thùy.
    Trong sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường, trở về mỗi miền quê, ta đều dễ dàng nhận thấy diện mạo mới. Bên cạnh những hàng tre, giếng nước là những con đường đã được bê tông hóa, những mái nhà cao tầng còn tươi mầu sơn mới thể hiện rõ sự thay da đổi thịt của các làng quê trong quá trình CNH-HĐH đất nước.
    Cùng với những đổi thay này là những giá trị tinh hoa của con người, được in đậm dấu ấn qua các sản phẩm mang đậm sắc thái của quê hương, góp phần
    tạo dựng cho sự trường tồn của công nghiệp làng được sống mãi với thời gian.
    Thanh Thùy (Thanh Oai) là xã có 100% số làng đã được UBND tỉnh công nhận làng nghề, trong đó có 5/6 làng làm nghề cơ kim khí. Từ rất lâu, sản phẩm cơ khí nơi đây đã được nhiều người biết đến, bởi những sản phẩm này rất gần gũi, thân quen với cuộc sống thường ngày của người dân. Đặc biệt là với bà con nông dân, những vật dụng như: Chiếc xẻng, cái cầy, cái cuốc... được sản xuất từ đây luôn gắn bó, thân thiết cùng với quá trình sản xuất nông nghiệp. Những cỗ máy to hàng trăm triệu đồng vận hành bằng điện đã dần thay thế cho những chiếc máy nhỏ bé sản xuất thủ công trước đây. Gia đình các anh Tạ Quang Đăng (thôn Rùa Hạ), Trần Văn Thắng (thôn Rùa Thượng) đã đầu tư hàng tỷ đồng để mua máy móc các loại, mở rộng sản xuất và giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 20 lao động. Những linh kiện nhỏ, tinh xảo của các thiết bị hệ thống viễn thông điện tử, đòi hỏi kỹ thuật cao cũng được các khách hàng ký hợp đồng làm tại đây. Những thiết bị vận hành của các phương tiện vận chuyển, ngành chế tạo máy, ngành xây dựng... cũng do người thợ nơi này nghiên cứu, chế tạo đạt tới độ chuẩn xác cao.
    Cũng giống như nghề truyền thống của xã Thanh Thùy, làng nghề cơ kim khí nông cụ Phùng Xá cũng có từ rất lâu rồi, đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, nghề này phát triển rất mạnh. Năm 2005, doanh thu từ làng nghề của xã đạt gần 50 tỷ đồng. Nguyên vật liệu sản xuất được lấy từ Hải Phòng nhưng những phế liệu không dùng được nữa, thải ra lại được tái chế lại ngay tại đây. Cũng chỉ là những kiến thức nghề được truyền từ đời này qua đời khác, mà những người thợ ở đây đã dàn dựng nên những cỗ máy đột dập, máy nắn tôn, lốc tôn... giá thành hợp lý, đạt chất lượng cao được các nhà máy cơ khí có tiếng ở Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng... về đặt làm. Phát huy truyền thống đoàn kết, tiếp nối những thành quả đạt được của lớp cha ông đi trước, thế hệ trẻ ở Phùng Xá sau này đã tìm mọi cách đi lên đưa thêm nhiều công nghệ sản xuất mới về làng. Năm 1997, anh Chu Văn Bảy đã mạnh dạn mời bạn là kỹ sư đúc thép luyện kim của Công ty Cơ khí số 5 về tận nhà để dạy nghề nấu thép. Và anh là người đầu tiên xây dựng lò và đưa công nghệ nấu thép về xã. Đến nay, xã đã có 3 lò nấu, tận dụng tái chế hết mọi phế liệu sắt của địa phương và lượng sắt thép được thải ra từ cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Đặc biệt, có chủ sản xuất đã đầu tư hơn 20 tỷ đồng để trang bị máy móc, mở rộng nhà xưởng, đầu tư hệ thống mạ kim loại... nên chất lượng sản phẩm của Phùng Xá đảm bảo đủ 2 yếu tố ?obền và đẹp?, được khách hàng trên toàn quốc chấp nhận. Điển hình như gia đình anh Trần Văn Hồng, anh Chu Văn Ngọc đầu tư gần 20 tỷ đồng mua máy móc và giải quyết việc làm cho gần 300 lao động.
    Với thế mạnh là mảnh đất trăm nghề, đặc biệt trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp chính quyền và các ngành chức năng nên hiện đã có gần 80% số làng của tỉnh có nghề và hơn 200 làng được tỉnh công nhận làng nghề. Còn nhiều lắm những làng nghề, những người thợ hàng ngày âm thầm nghiên cứu, chế tác ra những sản phẩm mới, tiếp nối cùng sự đổi thay của xã hội tạo nên sức sống trường tồn của công nghiệp làng và tôn vinh thêm bản sắc văn hóa của địa phương./.
  6. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Cần ngăn chặn tệ nạn ma tuý ở Bình Minh (6/12/2005)
    Đường tỉnh lộ 472 chạy qua Bình Minh, nơi tụ tập của các đối tượng nghiện hút vào ban đêm
    Những năm gần đây, cùng với xu thế phát triển của xã hội, xã Bình Minh nổi lên là một địa phương của huyện Thanh Oai có tốc độ đô thị hoá nhanh chóng. Hàng chục công ty, doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, tạo nên bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Tuy nhiên, mặt trái của xã hội ở Bình Minh hôm nay là tệ nạn xã hội, ma tuý đã xâm nhập vào đông đảo thanh niên, học sinh gây ra bức xúc trong nhân dân và những gia đình có con em đang ở độ tuổi thanh thiếu niên.
    Với tuyến đường giao thông QL 21B, tỉnh lộ 427, nên Bình Minh có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế ?"xã hội với những vùng giáp ranh. Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên hơn 672ha, với hơn 1.712 hộ, 12.600 nhân khẩu. Số hộ theo nghề dịch vụ, thương mại buôn bán nhỏ lẻ ở Bình Minh đã tăng nhanh chóng, lợi ích kinh tế đã làm bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Nhưng ?ohiểm hoạ? về ma tuý đã làm cho một số thanh niên ở đây mất tự chủ, sa ngã vào con đường nghiện hút, tiêm chích. Nhiều đối tượng nghiện ở Bình Minh thường rơi vào lớp trẻ từ độ tuổi 15 đến 35 tuổi. Lúc cao điểm ở Bình Minh tập trung hàng chục đối tượng nghiện, người địa phương có, rồi cả địa bàn xã lân cận kéo về, tạo ra cảnh mua bán, sử dụng hút chích hêrôin khá lộ liễu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, gây ra bức xúc trong dư luận. Bất cứ ai đi qua địa bàn xã Bình Minh vào chập choạng tối đều phải ?o rùng rợn? vì sợ gặp phải những đối tượng nghiện, nhiều gia đình có con em mắc nghiện luôn phải sống trong tình trạng nhà có trộm, sơ sẩy không để ý là tài sản ?o không cánh mà bay?. Để có tiền phục vụ cho cho việc thoả mãn cơn vật vã, đói thuốc ngoài việc mang tài sản của gia đình đi bán, các con nghiện còn không trừ một thủ đoạn nào. Từ việc trộm tài sản của khách hàng, tăm tia tài sản của nhà hàng xóm trong thôn, xã đến việc mang ống kim tiêm (không biết có nhiễm HIV hay không) để doạ trấn lột từng vài chục ngàn đồng của các em học sinh, khách qua đường với mục đích duy nhất kiếm tiền phục vụ ?onàng tiên nâu?, dẫn đến tình làng nghĩa xóm mất đoàn kết, nhân dân sống trong cảnh lo âu, sợ hãi.

    Trước những bức xúc của nhân dân xã Bình Minh, chúng tôi đến cơ quan chức năng tìm câu trả lời. Theo thống kê của Phòng CS phòng chống ma tuý Công an huyện Thanh Oai thì hiện nay trên địa bàn xã Bình Minh có trên 20 con nghiện tập trung ở các xóm Chợ, xóm Thượng, xóm Đìa và xã được coi là ?ođiểm nóng? về tệ nạn xã hội, ma tuý. Qua tìm hiểu cấp uỷ, chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tệ nạn ma tuý trên địa bàn. Phối hợp với Công an huyện tăng cường lực lượng về giúp Bình Minh đấu tranh với tệ nạn ma tuý, lập danh sách theo dõi đặc biệt các trường hợp nghiện và nghi nghiện. Qua tập trung triển khai các biện pháp đấu tranh, bài trừ tệ nạn ma tuý, ngày 6-12-2004 lực lượng Công an huyện đã bắt quả tang đối với Nguyễn Thị Xuyến (SN 1956), trú tại xóm Chùa đang bán ma tuý cho đối tượng nghiện, tang vật thu được là 2 cục hêrôin màu trắng. Ngoài các biện pháp trên, cấp uỷ, chính quyền cùng các ngành, đoàn thể thành lập CLB phòng chống ma tuý, đồng thời đến những gia đình có con em mắc nghiện, hoặc nghi có những biểu hiện sử dụng trái phép chất ma tuý tuyên truyền, vận động và phân tích cho những đối tượng hiểu rõ tác hại của ma tuý, tạo điều kiện thuận lợi về công ăn việc làm cho thanh niên. Bên cạnh đó, các tổ chức, đoàn thể còn giúp đỡ con em những gia đình cai nghiện tại cộng đồng để từ bỏ ma tuý. Hàng năm lực lượng Công an xã lập hồ sơ bắt buộc đi cai nghiện tập trung từ 3- 4 đối tượng, nhưng nhiều đối tượng sau khi đi cai nghiện tập trung về địa phương do bạn bè lôi kéo lại mắc tái nghiện. Xem ra những cố gắng, nỗ lực của các cấp, ngành đều như ?obắt cóc bỏ đĩa?, tệ nạn ma tuý ở Bình Minh vẫn chưa hề thuyên giảm. Mới đây nhất là ngày 2- 8- 2005, qua theo dõi, phục kích, lực lượng Công an xã đã bắt được đối tượng Nguyễn Văn Dũng (xã Thanh Cao) đang tiêm chích tại khu vực nghĩa trang xóm Đìa, thuộc địa bàn Bình Minh.

    Đồng chí Nguyễn Gia Hưng, Trưởng Công an xã Bình Minh cho biết: Thời gian gần đây, trên địa bàn xã đã hình thành tụ điểm tiêm chích, buôn bán ma túy khu vực xóm Chùa. Hoạt động mua bán, trao đổi chất ma tuý của các đối tượng thường vào lúc chập choạng tối hoặc tờ mờ sáng, có khi ngay tại trong nhà hoặc ven đường hết sức công khai. Khi thấy lực lượng Công an tăng cường theo dõi, các đối tượng này đã hoạt động nén lút, kín đáo, thậm chí các đối tượng sử dụng trẻ em làm công cụ vận chuyển ra ngoài đồng để cung cấp cho các con nghiện đang đói thuốc, với giá từ 30 - 50 ngàn đồng/tép. Ông Hưng cho biết thêm: Cái khó của chúng tôi là không bắt quả tang các đối tượng đang mua bán, sử dụng ma tuý vì lượng Công an còn quá mỏng và trình độ, kinh nghiệm còn có hạn, trong khi đó các đối tượng nghiện hoạt động hết sức tinh vi, thấy ?ođộng? là bọn chúng chuyển địa bàn hoạt động.

    Vấn nạn ma tuý ở Bình Minh hiện nay vẫn đang là vấn đề bức xúc, ?o nóng bỏng? của người dân trong vùng. Dư luận đang đòi hỏi cấp uỷ, chính quyền địa phương cần có những biện pháp mạnh tay hơn nữa nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn xã hội, tệ nạn ma tuý trả lại cuộc sống bình yên cho người dân lương thiện./.
  7. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    mời các bạn đọc bài phân tích trên trang web của bộ kế hoạch đầu thư
    Vi? sao nhà đầu tư ngại vào Hà Tâ>

    La? một ti?nh có nhiê?u thế mạnh, nhưng trong những năm gần đây, các cụm, điểm công nghiệp của Hà Tây đang rơi vào tình trạng chờ dự án.

    Thế mạnh của tỉnh Hà Tây là liền kề thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến giao thông thuận lợi, có nguồn nhân lực dồi dào, được Chính phủ phê duyệt quy hoạch khu công nghệ cao, khu công nghiệp, chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Sơn Tây, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

    Thế nhưng, trong khi một số doanh nghiệp đã vào từ vài năm trước nhưng đến nay cũng bắt đầu chán nản với những chính sách và những bất ổn trong dân thì những nhà đầu tư mới lại ngại ngần đầu tư vào Hà Tây.

    Theo đánh giá của Sở Kế hoạch Đâ?u tư tỉnh, nếu như từ năm 2000 đến năm 2002, các doanh nghiệp nô nức tìm đường đến Hà Tây bao nhiêu thì những năm gần đây tình hình lại lắng xuống bấy nhiêu.

    ?oDài cổ? đợi doanh nghiệp

    Theo Sở Kế hoạch Đâ?u tư, những huyện như: Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thạch Thất vài năm trước đều phải cân nhắc từng doanh nghiệp khi tiếp nhận dự án đầu tư, thì nay lại trong tình trạng ?odài cổ? đợi doanh nghiệp đến.

    Theo báo cáo của UBND huyện Thanh Oai, năm 2004, huyện đã được tỉnh phê duyệt quy hoạch 1 cụm công nghiệp và 8 điểm công nghiệp. Thế nhưng, duy nhất chỉ có 3 điểm công nghiệp là Biên Giang và Bích Hoà A, Bích Hoà B đã sử dụng kín đất và khá hiệu quả.

    Còn cụm công nghiệp Bình Minh, tuy triển khai đầu tiên với quy hoạch chi tiết 10 ha trong quy hoạch tổng thể 20 ha, nhưng do khó khăn giải phóng mặt bằng nên đến nay mới chỉ có 2 doanh nghiệp là Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại Sông Đa với diện tích gần 2 ha và Công ty May xuất khẩu Huy Ngọc với diện tích 12.000 m2. Diện tích còn lại vẫn còn đang ?ochờ? doanh nghiệp.

    Chưa kể điểm công nghiệp đã được quy hoạch như Thanh Thuỳ chưa có doanh nghiệp cơ sở nào đăng ký xây dựng. Điểm Tam Hưng mới có 2 doanh nghiệp là người địa phương xin đăng ký.

    Theo UBND huyện Thanh Oai, trong năm 2004, Thanh Oai chỉ nhận dược 5 hồ sơ xin thuê đất mới. Trong đó có 2 dự án xin thuê đất ở Biên Giang đều là của người Biên Giang đã có sẵn đất, nay xin chuyển đổi mục đích... Tất cả các dự án này đều nhỏ và không thu hút nhiều lao động.

    Quy hoạch và chế độ đền bù không đồng bộ

    ?oChúng tôi rất sợ khi nghe nói bà con nông dân tới công ty hỏi thăm? - đây là ý kiến của nhiều doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào Hà Tây. Những phiền hà, thậm chí còn cấm vận các doanh nghiệp đang xây dựng hoặc sản xuất tại các cụm, điểm công nghiệp đã gây thiệt hại rất lớn và đã làm cho các doanh nghiệp không dám nộp hồ sơ xin đầu tư vào Hà Tây. Đơn cử như Công ty May xuất khẩu Huy Ngọc đã đi vào sản xuất mấy năm rồi cũng chưa yên ổn vì thỉnh thoảng lại bị bà con địa phương đến... ?ohỏi thăm? (!?).

    Đánh giá về sự yếu kém trong môi trường cạnh tranh và đầu tư của Hà Tây, UBND tỉnh thừa nhận sự thiếu chặt chẽ, bài bản khi tiếp nhận các dự án đầu tư của một số cơ quan tham mưu của tỉnh. Việc triển khai quy hoạch thể hiện tính manh mún, chưa xây dựng kịp thời khung giá đền bù đất đai sát hợp từng thời điểm và chính sách hỗ trợ đào tạo nghề...

    Một vấn đề nảy sinh là những địa phương không thuận lợi về giao thông đang ?ođói dự án? đã chấp thuận với khung giá đền bù đất ở mức thấp nhất, ngược lại những địa phương tiện lợi về giao thông, sát Hà Nội đã vận dụng với khung giá cao nhất theo quy định.
    Với việc vận dụng giá đền bù một cách ?olinh hoạt? như vậy, một số hộ nhân dân ở điểm công nghiệp lẻ thị trấn Quốc Oai, cụm công nghiệp An Khánh... đã so sánh với mức giá đền bù ở khu vực sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), tạo ra những điểm nóng phức tạp vào cuối năm 2003.

    Bên cạnh đó, do sự chỉ đạo thiếu đồng bộ nên có trường hợp doanh nghiệp tự thỏa thuận mức đền bù với dân, cũng dẫn đến sự suy bì ngay trong nhân dân. Từ những bức xúc đó đã dẫn đến một loạt các cản trở trong khâu vận động nhận đền bù, giải phóng mặt bằng ở các cụm, điểm công nghiệp ở các địa phương trong tỉnh.

    Một điều bất cập nữa do quy hoạch manh mún không mang tầm chiến lược nên các cụm, điểm công nghiệp của tỉnh đã bỏ lỡ nhiều cơ hội khi có một số dự án có vốn đầu tư lớn cần khoảng 1 - 1,5ha, thì ở các cụm, điểm công nghiệp lại không đáp ứng được. Do không đồng bộ trong việc quy hoạch và các chế độ đền bù, quy trình giải phóng mặt bằng, tiếp nhận dự án, nên quá trình thực hiện đã vấp phải nhiều khó khăn.

    Sự không đồng thuận thống nhất trên là lý do khiến các cụm, điểm công nghiệp Hà Tây đã để mất nhiều cơ hội thu hút đầu tư.

    Theo đánh giá của Sở Kế hoạch Đâ?u tư, tính từ giữa năm 2004 đến nay, Hà Tây chưa tiếp nhận được dự án đầu tư mới. Trong số 33 dự án xin đầu tư được Phòng hợp tác kinh tế đối ngoại thuộc Sở tiếp nhận (từ tháng 5/2004 đến tháng 3/2005) chủ yếu là các dự án cũ. Trong đó có 27 dự án trong nước và 6 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đó là những dự án đang chờ mặt bằng.

    Nhằm khuyến khích đầu tư trên địa bàn, vừa qua UBND tỉnh đã có Quyết định số 15, quy định cụ thể về một số chính sách khuyến khích dự án đầu tư trên địa bàn như hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng, chính sách về đất, danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, hỗ trợ đào tạo lao động, hỗ trợ xúc tiến đầu tư, quy chế thực hiện cơ chế ?omột cửa?...

    Hy vọng rằng, những chính sách mới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất hấp dẫn các nhà đầu tư vào địa bàn Hà Tây.

    Tính từ năm 2000 đến nay, Hà Tây đã thu hút được 201 dự án trong nước với số vốn đầu tư 3.100 tỷ đồng do cấp tỉnh quản lý. Có 56 dự án đầu tư nước ngoài vào địa bàn với tổng số vốn đầu tư hơn 624 triệu USD, trong đó đã có 39 dự án đã đi vào sản xuất, kinh doanh, số vốn đã đầu tư đạt 254 triệu USD.
  8. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Những vụ án từ những thanh thiếu niên "đi bụi"

    Sáng và Hùng
    Hai toán thanh niên còn rất trẻ, không chịu lao động đã bỏ nhà lang thang ra Hà Nội, tụ tập ăn trộm và cướp tài sản. Chúng không gây án ở đây mà quay về Hà Tây để ra tay. Vụ nào cũng chuẩn bị "kịch bản" chu đáo như băng cướp chuyên nghiệp...
    Nguyễn Văn Hùng (19 tuổi, Chương Mỹ, Hà Tây) vừa ra đầu thú Công an tỉnh. Ít ai ngờ, cậu thanh niên với vóc dáng nhỏ con của học sinh cấp 3 này lại là thành viên của một băng cướp. Học hết lớp 9, Hùng nghỉ học theo các bác trong làng đi làm thợ xây, kiếm tiền phụ giúp mẹ nuôi em. "Bước ngoặt" của cuộc đời cậu ta bắt đầu từ khi gặp lại bạn cũ Nguyễn Văn Sáng, ở gần làng.
    Khác với Hùng, tuy mới 17 tuổi, Sáng to khỏe và sớm ?onổi tiếng? với những thành tích bất hảo, thích chơi bời, lêu lổng, ham lô đề cờ bạc. Cậu ta từng ?ocắm? gần chục chiếc xe máy của gia đình và người thân. Sau khi học hết lớp 9, bố mẹ Sáng cho con ra Hà Nội học nghề kim hoàn, rồi nghề làm đồ nhựa nhưng vốn thích chơi bời, gần đây cậu ta bỏ lang thang đi ?obụi?. Cặp với Sáng còn có Phạm Việt Quang (19 tuổi).
    Đầu tháng 10, hai người sang thị trấn Đông Anh, Hà Nội, thuê một gian phòng trọ. Băng nhóm cướp bắt đầu hình thành và Sáng nổi lên như một ?ođại ca". Để có tiền đáp ứng nhu cầu tiêu xài, ăn chơi, Sáng và Quang nghĩ đến việc kéo thêm bạn bè, tổ chức các phi vụ trộm, cướp. Chúng về quê rủ thêm Hùng đi ?obụi?.
    Hùng kể, ngày 12/10, Hùng - Quang - Sáng đi xe Wave mà Sáng mượn của bà cô rồi vù ra Hà Nội. Phi vụ đầu tiên nhóm thanh niên bụi đời này thực hiện là đột nhập vào gia đình anh Nguyễn Văn Bằng (thị xã Hà Đông). Chúng trèo lên tầng 3, tìm xuống tầng 1 mở cửa, trộm 1 xe Wave Alpha màu đỏ đem bán được 5 triệu đồng. Sau vụ trộm đêm ấy, bọn chúng còn thực hiện trót lọt vụ trộm 2 chiếc xe máy ở địa bàn Thanh Trì, Hà Nội.
    Sát phòng trọ của bọn Sáng có một nhóm thanh niên nông thôn cũng dặt dẹo lang thang lên Hà Nội đi ?obụi?. Trong số này có Nguyễn Trọng Ngọc (19 tuổi). Thấy bọn Sáng ?olàm ăn? được và xem ra rất hợp, Ngọc xin nhập hội.
    Có thêm thành viên, Sáng lên mạng nhắn tin, lôi kéo thêm Lê Đình Doanh (17 tuổi) đi ?obụi?. Vốn lười học, ham chơi nên mới học đến lớp 8 Doanh bỏ học ở nhà phụ bố mẹ bán thịt lợn. Cách đây không lâu, Doanh ra Hà Nội chơi, đến khu vực Mỹ Đình thì bị giữ xe máy. Đang bí tiền nộp phạt để lấy xe nay được Sáng nhắn tìm, Doanh rủ thêm Nguyễn Duy Dương là bạn nghiện ma túy sang Đông Anh gặp Sáng.
    "Kịch bản" những vụ cướp
    1h40 ngày 18/11, anh Nguyễn Như Toán đang ngồi đón khách trước cửa Bưu điện thị xã Hà Đông thì có 3 thanh niên đi trên một chiếc xe Wave không có biển số đến thuê anh chở về Thạch Thất. Lý do mà 3 thanh niên này đưa ra, họ là sinh viên ở Hà Nội cần về gấp trong đêm để kịp dự việc bốc mộ người thân vào 4h sáng. Xe không biển số, họ không dám đi ?ocầu ba? ra đường Láng - Hòa Lạc dễ bị cảnh sát giao thông phát hiện, giữ mất xe nên phiền anh Toán chở cho một người. Người lái xe ôm đồng ý. Một thanh niên chuyển sang đi xe anh Toán. Chiếc Wave chở 2 thanh niên luôn chạy phía sau nhưng khi đến Km 16 + 700, đường Láng - Hòa Lạc, địa phận thị trấn Quốc Oai, bất ngờ chúng vượt lên yêu cầu anh Toán dừng lại. Anh Toán vừa dừng, bọn chúng gí dao nhọn đe dọa, cướp của xe của anh.
    Thủ phạm vụ này là Nguyễn Văn Sáng, Lê Đình Doanh và Nguyễn Duy Dương. Cướp được xe, bọn chúng mang về Vân Đình, huyện Ứng Hòa cắm? lấy 3 triệu đồng. Trong 3 vụ cướp xe ôm, mỗi vụ bọn chúng chuẩn bị một ?okịch bản? khác nhau. Vụ thứ nhất, trước đấy 20 ngày, đêm 28/10, trong vai 2 sinh viên về thăm bạn ở Thanh Oai, Nguyễn Văn Sáng và Nguyễn Văn Hùng tìm đến trước khu vực bến xe thị xã Hà Đông thuê anh Lê Minh Tiến chạy xe ôm chở về Bình Đà. Đến nơi, chúng yêu cầu anh Tiến chạy về hướng Tam Hưng. Gần đến khu trại gà Tam Hưng, Phạm Việt Quang ôm cặp sách, đứng đợi sẵn bên đường. Chúng làm như vô tình gặp nhau để củng cố lòng tin, khiến anh Tiến mất cảnh giác. Yêu cầu anh Tiến chạy thêm một đoạn nữa để về nhà nhưng mới chạy được khoảng 200m, bọn chúng rút dao đe dọa cướp chiếc ví, bên trong có 2,3 triệu đồng cùng giấy tờ xe máy và chiếc Angel. Nhưng đúng lúc đó xuất hiện người đi trên đường khiến cả bọn phải bỏ xe, chạy thoát thân.
    Sau đó 10 ngày, Nguyễn Văn Sáng và Nguyễn Trọng Ngọc, vào vai sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội về gia đình xin tiền đóng học phí, đến khu vực Ba La (thị xã Hà Đông) thuê anh Đặng Như Trí chở về Tốt Động, huyện Chương Mỹ. Bọn chúng ?ođiều? anh Trí đi lòng vòng rồi đưa về khu vực cánh đồng thôn Chúc Động, rồi bất ngờ gí dao đe dọa, cướp chiếc xe máy. Anh Trí chống trả quyết liệt khiến Sáng và Ngọc phải vất vả mới hạ gục được anh, cướp xe Dream Trung Quốc mang ra Hà Nội bán được 4 triệu đồng.
    Với 3 vụ cướp, Sáng đã lần lượt đưa 5 người bạn vào cuộc. Sau khi Hùng ra đầu thú. Ngày 21/11, Nguyễn Văn Sáng, Lê Đình Doanh và Nguyễn Duy Dương đều sa lưới pháp luật. Phạm Việt Quang và Nguyễn Trọng Ngọc đang bỏ trốn. Chúng thú nhận, nếu không sa lưới pháp luật thì tối 21/11 sẽ tổ chức vụ cướp xe ôm thứ 4 trên địa bàn Mỹ Đức.
    Cùng trong thời gian này, trên địa bàn huyện Phú Xuyên, Hà Tây, xảy ra vụ cướp taxi cũng do một nhóm thanh, thiếu niên đi ?obụi? gây ra. 23h ngày 17/11, tài xế taxi Đặng Văn Bình được 5 thanh niên thuê chở từ Hà Nội về Hà Nam. Chạy đến Trạm thu phí Đồng Văn (Hà Nam) nhóm thanh niên yêu cầu anh Bình quay trở lại Phú Xuyên, rẽ vào đường đê tiểu hà đi lên đê sông Hồng. Xe chạy đến khu vực chợ Khang (Khai Thái, Phú Xuyên), nhóm thanh niên yêu cầu anh Bình dừng lại rồi bất ngờ túm tóc, siết chặt 2 tay anh vào ghế, đánh và cướp đi tài sản. Công an huyện Phú Xuyên đã bắt giữ một trong số các đối tượng trong nhóm cướp đang trên đường trở về Hà Nội. Đó là Đinh Trọng Bộ, 18 tuổi, trú xã Quang Lãng, Phú Xuyên, đã bỏ nhà ra Hà Nội đi ?obụi? từ nhiều tháng nay.
    Theo lời khai của Bộ, cả nhóm cướp này đều cùng quê, nghiện hút, bỏ nhà ra Hà Nội, lang thang đi ?obụi?. Tình cờ gặp nhau, bọn chúng bàn nhau thuê taxi quê để cướp tài sản. Chiều 4/12, tên cướp thứ hai là Đào Văn Trường (20 tuổi) đã ra đầu thú. 3 người còn lại Nguyễn Văn Dương (17 tuổi), Đinh Văn Thịnh (22 tuổi) và Kiều Văn Cường (21 tuổi) đang bỏ trốn.

  9. nhoc_h_t

    nhoc_h_t Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2005
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà nhé!mình cũng ở Huyện THANH OAI,Xã Thanh Cao nè.Lâu lắm ko có thời gian vào Diễn Dàn có nhiều chủ đề mới quá.
  10. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    chào mừng nhoc_h_t đã đến với forum Thanh Oai . Sắp Tới Giáng Sinh rồi chúc mọi người một giáng sinh vui vẻ , hạnh phúc . Hãy giành thời gian này nhiều hơn cho gia đình .
    Tiện đây cũng Chào mừng Văn Quyến và Quốc Vượng hôm nay đã đến " nghỉ mát " , "an dưỡng" tại Hà Tây chúng ta .(chắc là cũng phải đi qua TO nhà ta rồi )
    theo thông tin từ báo Thanhnien :
    Đường đến trại giam T.16
    Lúc 18h30, một chiếc xe Mitsubisi biển số 80B - 2857 đi ra từ Cục cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự xã hội Bộ Công an ngõ 55 Hoàng Hoa Thám. Trên xe có 3 người và người mặc áo trắng ngồi giữa hai cán bộ an ninh chính là Phạm Văn Quyến! Vừa thấy các phóng viên giương máy ảnh, Quyến đã ngả người ra ghế, mắt nhắm chặt lại. Khuôn mặt Quyến khá hốc hác và có vẻ bị sụt cân. Chiếc xe rú ga chạy thẳng một mạch theo lộ trình dốc Ngọc Hà, đường Tôn Đức Thắng, Ngã Tư Sở. Mặc dù không phải giờ cao điểm nhưng đường phố Hà Nội vẫn đông người, song chiếc xe chở Quyến vẫn "bay" với tốc độ 80 km/giờ khiến các phóng viên khá vất vả mới bám theo nổi.
    Chiếc xe xuôi xuống Hà Đông và tiếp tục lao cực nhanh về hướng Vân Đình rồi rẽ vào trại giam T16 trên con đường nhỏ ngoằn nghèo, bụi tung mù mịt. Trước khi Quyến bị đưa ra xe, anh đã được dùng bữa cuối cùng tại 55 Hoàng Hoa Thám với 6 cán bộ điều tra. Một điều rất lạ là tâm lý Quyến có vẻ khá ổn định, thậm chí thoải mái vì tầm chiều anh còn ngồi... chơi games trên máy vi tính tại phòng điều tra. Có vẻ như Quyến không hề hay biết việc đồng đội của mình là Quốc Vượng đã bị đưa đi trại giam T16 vào lúc 15 giờ.
    Ngày 15/12, Quyến bị triệu tập tại 14 Hồ Giám và được đưa về 55 Hoàng Hoa Thám để lấy lời khai suốt 4 ngày liên tục. Vượng "đến" Hoàng Hoa Thám muộn hơn Quyến hai ngày và cũng ở đó cho đến khi bị bắt. Lãnh đạo Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Bộ Công an đã ký quyết định bắt khẩn cấp hai cầu thủ này.
    kể ra thằng Quyến cũng định đánh quả liều
    " Một nguồn tin cho hay, cách đây 3 hôm, một cô bạn gái của Quyến đã đến thăm anh và Quyến đã "ra giá" là cho cô bạn ở lại với anh một hôm thì Quyến sẽ khai hết. Tất nhiên lời đề nghị "kỳ quặc" này của Quyến đã không được chấp thuận, và hôm sau Quyến vẫn phải khai hết. "
    mà đứa con gái nào lại qua đêm ngay tại công an với 1 thằng tội phạm bán nước hại người hâm mộ ,mà lại chưa phảilà vợ thì kể cũng là 1 con người có lắm đởm lược .
    Hoan hô các bác điều tra .Nếu các bác cho phép thì không biết với tình hình tội phạm tiến triển nhanh tróng như thế này thì xin lỗi nói 1 câu động chạm "nơi tạm giam sẽ thành nhà thổ cao cấp mất" .
    chúc thành công và chiến thắng .
    thông tin về sinh hoạt của hai vị khách đặc biệt này rất có thể mai sẽ có trên báo Hà Tây anh em chú ý theo dõi .

Chia sẻ trang này