1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ai ở Thanh Oai thì ghé chơi ( Tin tức , Sự kiện , giao lưu , kết bạn )

Chủ đề trong 'Hà Tây' bởi hohakb, 15/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
  2. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Nhoc_h_t đang sống và học tập ở Tiệp Khắc
    Úi giời ơi bây giờ mà nói Tiệp Khắc thì có ma mới biết là ở đâu . Nói chung không biết là cech hay slovakia nhưng cũng là anh em 1 nhà Đông Âu cả . Anh em Rus hoan hô nào thêm 1 người ở Đông Âu .
  3. hoanbeo

    hoanbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    8.824
    Đã được thích:
    1
    Anh em box Thanh Oai nâng ly chúc mừng năm mới nào .Không phải thiên vị đâu, nhưng tớ thấy bia Kim Bài vẫn ngon hơn bia Hado chúc mọi người năm mới nhiều niềm vui mới, chúc box Thanh Oai của chúng ta ngày càng to đẹp hơn
  4. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    bia Kim Bài vẫn ngon hơn bia Hado
    câu này của hoanbee quá là đúng .Đúng không sai được
    haaaaa Bia Kim bài vô địch thiên hạ
  5. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Ai đang có mặt ở Thanh Oai thì thông báo cho bà con xa quê tình hình ăn tết ở quê nhà với . không biết có chi thú vị không . Heeeê 10-1 sắp đến hội làng chuông rồi .
  6. hoanbeo

    hoanbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    8.824
    Đã được thích:
    1
    Đây là bản đồ huyện Thanh Oai
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sáng nay đi làm thấy các đồng chí bộ đội đang đào đường để đặt đèn cao áp rồi, chắc sẽ xong trước tết âm lịch
  7. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0

    Sáng nay đi làm thấy các đồng chí bộ đội đang đào đường để đặt đèn cao áp rồi, chắc sẽ xong trước tết âm lịch
    [sign]

    Quả là thương cho các chú bộ đội nhà ta . Cánh cầu đường nhà ta đâu hết rôi . Mà chẳng lẽ đào hố chôn cột bằng tay sao , thời đại nào đây trời . Làm bằng tay thì đến bao giờ mới song. Cũng có hơn Km mất 1 tháng kể cũng hơi nhiều .
  8. hoanbeo

    hoanbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    8.824
    Đã được thích:
    1
    Hà Tây khởi công tu bổ và tôn tạo một ngôi chùa cổ thời Trần

    Cổng chùa Bối Khê (Thanh Oai, Hà Tây)
    [​IMG]
    Xây dựng từ thế kỷ 14 và qua nhiều lần sửa chữa lớn, đến nay chùa Bối Khê-một ngôi chùa thuộc vào loại cổ nhất nước đang bị xuống cấp nặng nề. Mới đây, Sở VH-TT Hà Tây đã tiến hành lập báo cáo dự án bảo tồn, tôn tạo di tích này.
    Chùa Bối Khê (Ðại Bi Tự) tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai (Hà Tây), được xây dựng từ thời Trần, đã qua nhiều lần trùng tu, nhưng vẫn là một ngôi chùa gỗ mang dấu vết của kiến trúc thế kỷ 14, xưa nhất còn lại ở nước ta.
    Chùa tọa lạc ở đầu làng, phía trước là cổng ngũ môn xây bằng gạch, vừa là cổng làng vừa là cổng chùa, sau cổng là một con ngòi vốn xưa là sông Ðỗ Ðộng nổi tiếng có nhịp cầu nhỏ cong cong bắc qua.
    Tam quan kiêm gác chuông chùa Bối Khê là một hạng mục kiến trúc ba gian được làm kiểu hai tầng tám mái, tầng trên là gác chuông có treo quả chuông đồng đúc năm Thiệu Trị 4 (1844). Văn bia trong chùa cho biết, tam quan được xây dựng từ năm Hoằng Ðịnh 4 (1603) nhưng đến năm Thiệu Trị 6 (1846) đã làm lại. Sau tam quan là chùa chính kiểu "nội công ngoại quốc" phía trước là nơi thờ Phật, phía sau là nơi thờ thánh Bối.
    Tòa Tiền đường ở phía trước gồm bảy gian được làm trên nền cao với bốn đầu đao cong, chính giữa bờ nóc đắp biển đề tên chùa "Ðại Bi Tự". Nếu như các bộ vì đỡ mái bên trong tòa Tiền đường được làm đơn giản và chắc chắn theo kiểu bào trơn đóng bén thì ở ngoài hiên các bẩy, xà, cốn mê lại được chạm hai mặt với nhiều đề tài: tứ quý, tứ linh và trích đoạn Tây Du Ký rất sinh động. Ðặc biệt hàng cột hiên được làm bằng chất liệu đá xanh có tiết diện vuông với đầu cột chạm cánh sen và thân cột khắc nhiều đôi câu đối bằng chữ Hán trong lòng diệm dọc chạm tứ quý.
    Phía sau Tiền đường là Thượng điện cổ kính được dựng trên nền cao, đầu đao góc mái được uốn cong thanh thoát. Các bộ vì kèo được chạm khắc rồng phượng, và các hoa văn tinh xảo thể hiện dấu ấn của nghệ thuật trang trí thời Trần.
    Hai hồi Tiền đường thông với hai dãy hành lang chạy dọc hai bên chùa nối với Hậu đường phía trước Ðiện Thánh. Mỗi dãy hành lang có bảy gian, có bộ tượng La Hán đắp bằng đất luyện, tạo hình sống động bày ở hai dãy hành lang này. Cửa cung có bức hoành phi đề ba chữ Hán "Tổ Phật am" và dòng lạc khoản ghi rõ Ðiện Thánh được làm năm Chính Hòa 15 (1694), tu bổ năm Cảnh Hưng 27 (1766) và 44 (1733). Trong điện Thánh có bài vị, tượng đức thánh Bối.
    Ngoài giá trị về mặt kiến trúc, chùa Bối Khê còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm như: nhang án hoa sen bằng đá được làm vào thời Trần (1382), các cây đèn gốm trang trí hình cánh sen và rồng đắp nổi và tượng Quan Âm Nam Hải thời Mạc, đặc biệt là hai "cây thiêng" còn gọi là "cây mệnh" bằng gỗ trồng trong chậu đắp núi giả, sơn son thếp vàng.
    Trong số di vật đá ở đây còn có nhiều bia hậu, bia sự tích mà cổ nhất là "Bối động thánh tích bi ký" có niên đại Thái Hòa 11 (1453) và tượng hậu bà chúa Mạc đã có công tu bổ chùa.
    Ðược xây dựng từ thế kỷ 14, tồn tại đến ngày nay chùa Bối Khê đã qua nhiều lần sửa chữa lớn. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, bị ảnh hưởng của chiến tranh và việc tu bổ nhỏ trong những năm trước đây còn chắp vá nên gần đây chùa Bối Khê đã bị xuống cấp nặng nề.
    Căn cứ vào tình trạng của di tích và đề nghị của địa phương, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tây đã tiến hành lập báo cáo dự án bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích chùa Bối Khê. Dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích chùa Bối Khê do đơn vị tư vấn thiết kế là Văn phòng tư vấn và chuyển giao công nghệ xây dựng - Trường đại học Kiến trúc Hà Nội lập đã được Bộ Văn hóa - Thông tin, UBND tỉnh phê duyệt với tổng dự toán đầu tư hơn 13 tỷ đồng. Vừa qua, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tây đã tổ chức khởi công bảo tồn, tu bổ lại chùa.
    Việc tu bổ, tôn tạo, các hạng mục kiến trúc của chùa Bối Khê sẽ bảo đảm giữ gìn được nguyên gốc những kiến trúc cổ, trung thành với lịch sử và phù hợp nghệ thuật kiến trúc truyền thống dân tộc của một ngôi chùa cổ nhất Hà Tây, đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
    Theo Nhân Dân
  9. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày hội chùa Bối. Cứ 5 năm một lần, 11 thôn trong xã rước kiệu về chùa lễ Thánh, thắp hương để tưởng nhớ người xưa đã có công dẹp giặc ngoại xâm. Chùa được Bộ Văn hóa-thông tin xếp hạng di tích lịch sử ngày 20.4.1979.
    Cũng theo tin bài của hoanbeo về chùa bối khê . Tôi xin post một số bài báo về chùa bối khê để anh em tham khảo và hiểu rõ thêm :
    [green]theo trang web du lịch :
    http://www.webdulich.com/index.php?act=area_link&act2=article_detail&category_sub_id=57&article_id=18387
    theo trang ashui :
    http://www.ashui.com/tintrongnganh_ct.php?k=1&d=20051125135558
    theo trang thuvienhoasen :
    http://www.thuvienhoasen.org/cvn-hatay-daibi.htm
    bài liên quan tới chùa tại :
    http://vietnamgateway.org/vanhoaxa/index.php?action=thongtin&chuyenmuc=0302&id=051215142725
    liên quan tới kiến trúc chùa tại
    http://www.daosuduytue.com/regulation/hoi-thao_TNT/CHU%20QUANG%20TRU.htm
    http://www.phattuvietnam.org/modules.php?name=News&file=article&sid=331
    hãy bảo tồn và gìn giữ những nét đẹp của dân tộc Việt Nam . thế giới không chỉ thấy VN anh hùng trong chiến tranh mà còn anh hùng trong lao động
    thân ái hoha
  10. hoanbeo

    hoanbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    8.824
    Đã được thích:
    1
    Bình Đà cuối năm du hí

    Mười năm, hai mươi năm thậm chí lâu hơn nữa người ta sẽ còn kéo về Bình Đà tìm hiểu về một thứ nghề danh tiếng trong lịch sử. Những ông Đùng ông Đoàng thi nhau thét ngầm trong ngày Tết cổ truyền trước đây, hay những dịp hiếu hỉ chính là được sinh ra từ đây. Mười năm, thiên hạ không đốt pháo, mười năm làng Bình Đà thở phào vì thoát được gánh nặng của một cái nghề bạc như cưỡi trên lưng hổ..
    Nghệ nhân tiếng nổ
    [​IMG]
    Căn nhà của nghệ nhân pháo bông Nguyễn Chí Trung
    Căn nhà của nghệ nhân pháo bông Nguyễn Chí Trung danh tiếng phải chạy lòng vòng qua các ngõ nhỏ hun hút trong xóm Dộc làng Bình Đà. Ông cụ ấy đến nay tuổi đã cao lắm rồi mà những mảng ký ức một đời đi khắp đất nước làm nên những tiếng pháo báo xuân vẫn chẳng hề mờ phai. Những tấm bằng khen treo đầy nhà, danh hiệu mà Nhà nước đã sắc phong nghệ nhân Quốc gia hẳn hoi chắc cũng chẳng thể nào đủ nếu ai đó từng nghe nói về cuộc đời cụ.

    Qua bảy chục cái niên, cả nhà ông mới có dịp quây quần trong mâm cơm đầm ấm những ngày cuối năm. Ngày trước, Tết với ông là những buổi đi rong khắp đất nước làm ra tiếng nổ dâng đời. Bố con ông dường như chẳng khi nào có một mùa xuân xum vầy cùng gia đình. Cứ giao thừa nghe tiếng pháo nhà nhà xốn xang là ông cụ lại thấy tủi. Làm ra tiếng nổ đấy mà chẳng khi nào được nghe thấy pháo đốt trước cửa nhà mình bao giờ.
    Chẳng ai có thể ngờ được, hình ảnh những chùm pháo hoa suốt ngày phát trên tivi ngay sau thành công Đại hội Đảng VI và liên tục trong bao nhiêu cái Tết sau là của nghệ nhân Trung từng làm ra. Dạo ấy, bố con ông được mời lên Đài truyền hình. Có cả xe Commăngca nhả khói mù mịt về tận làng rước lên Hà Nội để làm một cây pháo hoa như ở bên Tây họ vẫn làm. Ban đầu nghe cán bộ nói vậy hãi quá nhưng ông cũng cứ liều mà theo mà cũng chưa hiểu mô tê thế nào.
    Trên nóc toà nhà truyền hình Trung ương cao nhất Thủ đô bấy giờ, bố con ông dựng lên một dàn pháo cao tới 14m. Có lần đang dở dang với công việc bắc giàn cho cây pháo thì bất ngờ bác Trường Chinh, bác Phạm Văn Đồng còn đến tận nơi động viên. Bàn tay hai vị lãnh đạo đứng đầu đất nước xiết chặt tay người thợ pháo lấm lem đã khích lệ ông rất nhiều. Bác Đồng còn cẩn thật căn dặn ?oChú phải cố làm sao cho pháo của ta bay thật cao, thật đẹp? đã khích lệ ông tạo ra một cây pháo độc đáo bắn hoa leo teo lên trời y hệt của nước ngoài luôn. Đó một cây pháo lớn và quan trọng nhất đối với ông, mặc dù về đã thượng đẳng rồi, ông còn làm nhiều cây còn hay hơn nhiều. Thậm chí có quả pháo còn phải dùng ống 150 ly để bắn lên trời loè xoè như pháo hoa bây giờ, chỉ khác mỗi là cái ống để châm ngòi phải đốt đít như súng thần công chứ không phải đốt bằng ?ohàng xịn? kim hoả như của quốc phòng.
    Nghề cưỡi trên lưng hổ
    Tai nạn về pháo thì ai chẳng từng nghe, sập nhà chết người như chơi. Ngay đến bản thân ông Trung từng ấy năm xa quê mà chưa bao giờ quên được những cái tên bằng hữu trong làng tử vì nghề. Trên đất nghề này, người ta nói về cái nghiệp làm pháo như cưỡi trên lưng con hổ đang ngủ, thật chẳng có cái hình tượng nào còn có thể hay hơn.
    Trước đây, làng pháo bắt đầu rậm rịch từ độ tháng 10 âm. Lên chợ mua đủ thứ phân cali, nhũ, mon chì, mon bạc về pha thành thuốc. Rồi lại làm mấy việc vê vỏ, thắt cổ, lên khuôn, vào thuốc là xong nhưng giữ nghề lắm. Mỗi nhà một bí quyết riêng, chẳng ai giống ai, cùng nhau ganh đua bằng tiếng nổ. Cũng có khi là thuốc pháo đóng thành bánh đấy có nhà dùng búa đanh đóng chẳng sao nhưng có khi chỉ một va chạm nhẹ cũng gây nổ. Mà cái sự nổ gây chết người do làm thuốc pháo thì vô cùng: pha thuốc vào khuôn nổ, xe ngòi nổ, cháy ngòi cũng nổ? Bố con nhà ông Nghĩa ngoài xóm Chợ, hơn 10 năm trước chẳng phải mất mạng vì những cái ngớ ngẩn đó sao. Ông bố phơi thuốc ngoài sân đúng lúc có cơn gió to thổi bay cả cây sào rơi quần áo vào đống thuốc, nổ chết. Năm sau ông con vẫn nối nghiệp làm pháo, lăng quăng xách túi thuốc quáng quàng thế nào vấp ngã thuốc cũng nổ, chết nốt. Nhà ấy hai cái đám ma trong vòng chỉ có năm trời là cả làng hãi hùng, khối nhà hàng xóm quanh đấy bỏ hẳn làm chuyển sang buôn pháo.
    [​IMG]
    Căn nhà của ông chủ nhiệm HTX Bình Đà bị pháo làm sập

    Nhưng sự nguy hiểm nhiều khi nó cũng còn trớ trêu hơn. Căn vườn hoang ngay đầu xóm Đìa lô nhô vài đống gạch vụn đổ nát là nhà ông chủ nhiệm HTX Bình Đà danh tiếng những năm 80. Câu chuyện của ông bây giờ vẫn còn gây kinh hoàng cho người Bình Đà. Lơì nguyền cưỡi trên lưng hổ của cái nghề bạc này làm người ta hãi hùng bao nhiêu thì lại reo rắc những hằn thù độc ác trong con người bấy nhiêu. Câu chuyện rùng rợn thương tâm cách cả chục năm rồi mà giờ người làng vẫn truyền tai nhau rủ rỉ như một lẽ ác của nghiệp. Năm 1987, ông Quý chủ nhiệm Hợp tác xã, ông Tư Hải kế toán trưởng theo nhau vào tù vì dính vào vụ tham ô trong Hợp tác. Lộc con ông Hải phẫn uất quá đem thuốc pháo vào đặt trong nhà ông chủ nhiệm. Thế là bùm một cái bay luôn căn nhà 2 tầng kiên cố bê tông. Cả làng hú hồn, may nhằm lúc chiều vợ con ông cựu chủ nhiệm tham vắng cả không ai việc gì. Nguyễn Văn Quỳ, con ông chủ nhiệm xồng xộc từ đồng về chẳng cần biết nếp tẻ thế là cứ tay dao, tay liềm sang nhà hàng xóm xử kẻ tình nghi. Hậu quả là Lộc chết ngay tại chỗ bởi mấy chục nhát dao thù, còn Quý vẫn phải lĩnh cái án chung thân đến tận Tết con gà này.

    Những mảng ký ức tang thương về pháo thì nhiều vô cùng. Chẳng phải đâu xa, mới cách đây độ tháng trời làng Cự Khê bên cạnh còn có nhà làm pháo lén lút sơ sẩy thế nào còn bị nổ tan thây. Công an về tận nơi điều tra ra mới vỡ lẽ, nhà ông Sinh nghệ nhân pháo Bình Đà thuê người bên Cự Khê làm lậu, hậu quả là hại đến cả tính mạng của một người. Làng Bình Đà vì thế mà mấy đời làm pháo chẳng nơi nào ăn cắp hàng nổi. Bản thân ông Trung còn nhớ, ngày xưa làng nghề tấp nập làm pháo cũng có những người nơi khác đến lân la ăn cắp nghề. Họ rậm rịch mua thuốc về pha nhưng cũng chỉ đi ra khỏi làng đã mất mạng là thường. Dọc con đường ngược xuôi qua làng ngày xưa có biết bao nhiêu cái chết thương tâm y như rằng người ta đoán ngay vừa từ Bình Đà. Nghề làm pháo vừa nguy hiểm lại vừa tổn âm đức nên người làng thấy sợ cũng là lẽ đương nhiên
    Thay lời kết
    Chơi pháo đòi hỏi đầu tiên phải từ kỹ thuật. Tiếng nổ quan trọng nhất, xác pháo như hoa là ưng ý liền. Nhà nhà làm pháo bán ra từ đầu tháng Chạp. Người làng vẫn bảo, làm pháo công tâm mà nói thu nhập không cao nhưng tranh thủ lúc nhàn hạ cả nhà làm pháo, cũng là cái nghề từ bao đời nay. . Đến bây giờ, sau 10 năm bặt tiếng pháo nhiều người đã hiểu làng mất nghề do không giữ được nghề. Mất đi nguồn thu nhập cuối năm nhưng chẳng ai muốn quay lại cái nghề nguy hiểm bạc bẽo cưỡi lên lưng con hổ. 10 năm làng Bình Đà bặt tiếng pháo nhưng chẳng thấy cái đói cái nghèo đâu. Thiếu hẳn nghề truyền thống người làng vẫn làm ăn khấm khá từ cái đận ấy. Tiếng pháo thành một niềm hoài cổ trong lịch sử như một lẽ đương nhiên.
    Được Hoanbeo sửa chữa / chuyển vào 11:56 ngày 04/01/2006

Chia sẻ trang này