1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai quan tâm đến Đao thì vô đây cùng thảo luận [chu?? đê?? có số ngươ??i đọc cao, được mod lyhl g

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi tiachopxanh8, 18/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    --------
    Rựa không cu?ng một họ với Đao, vi? mặt sắc nă?m ơ? cạnh cong khuyết nên kyf thuật sư? dụng chắc cufng khác (Một bộ bát bư?u điê?n hi?nh thơ?i khâ?n hoang Nam bộ gô?m Đại Đao, Việt, ... va? "Rựa" cán da?i)
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0

    Vừa định nói, đã thấy bác lyhl ngồi chồm hỗm rồi. SG có chỗ nào bán Phảng không há?
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 16:42 ngày 30/07/2007
  3. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Làm tý hình cho phong phú nào:
    http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?cap=3&id=1957&idcha=1002
    [​IMG]
    Cắt dán thả ga nào:
    Là một trung tâm sản xuất lúa gạo có lịch sử lâu đời nên chủng loại nông cụ khá phong phú. Nhiều loại nông cụ gốc của tổ tiên người Việt truyền lại, nhưng nhiều nhất là các loại cải tiến từ nông cụ của các dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước, và một số của người phương Tây, cải tiến để sử dụng tiện lợi hơn, phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng ở địa phương. Mới đây, Bảo tàng Tiền Giang có dự định sưu tầm và lập một gian trưng bày về nông cụ, xin giới thiệu 1 trong những nông cụ phổ biến, đó là chiếc phảng.
    Chiếc phảng là nông cụ phổ biến của nông dân đồng bằng sông Cửu Long.Theo Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ (1), nó là công cụ cải tiến từ dụng cụ phát cỏ của người Khơ-me và nông cụ rựa phát bờ của nông dân Trung bộ.
    - Phảng giò nai: cây phảng hình giống giò con nai. Luỡi phảng dài khoảng 65 cm, rộng 6,5cm, cổ dài 35 cm, góc cổ 135o, cán dài 20 cm. Phảng giò nai phổ biến vùng sông Vàm Cỏ, từ Tây Ninh sang Mộc Hóa, xuống vùng Cần Đước, Cần Giuộc. Phảng giò nai cổ dài thích hợp với ruộng sâu.
    - Phảng nắp: Có nơi gọi phảng nắp lợi. Lưỡi phảng dài khoảng 90 cm, rộng khoảng 7 cm. Cổ dài 10 cm, góc cổ 90o, cán dài 25 cm.
    - Phảng gai: phảng dùng để chặt cỏ bờ, đốn cây gai. Lưỡi phảng ngắn, chừng 50cm, rộng 7 cm. Cán dài 50 cm. Người ta thường dùng loại phảng phát dọn đất hoang.
    Ở vùng Tiền Giang, Đồng Tháp phổ biến hai loại phảng:
    - Phảng cổ cò: Lưỡi phảng dài 85cm, rộng 6 cm, cổ dài 20cm ( dài và eo như cổ con cò). Góc cổ 120o, cán dài 20 cm. Trước đây ở vùng nầy còn nhiều ruộng bưng, loại phảng nầy phổ biến.
    - Phảng cổ lùn: Còn gọi phảng nắp nhặt. Lưỡi phảng dài 90cm, rộng 7cm, cổ dài 5cm (cổ lùn, ngắn). Góc cổ 75o, cán dài 30 cm. Ngoài ra còn có loại phảng cổ lùn, kích thước tương tự, nhưng góc cổ hơi lơi ra, gọi là phảng cổ lùn lơi. Phảng cổ lùn sử dụng ở ruộng cạn, ít nước.
    Xưa kia, vào tháng 5 âm lịch bắt đầu gieo mạ đến tháng 6 mưa già mới phát đất, đắp lại bờ. Chiếc phảng phát huy hiệu lực rất cao trong việc dọn sạch cỏ trên ruộng. Người Nam bộ gọi là chế đất.
    Trai tráng trong làng thường lập nhóm, lập hội thách đố nhau phát thi, gọi là phát cuộc. Ngoài ra còn một bí quyết phát cuộc nằm ở phương pháp mài phảng và thế phát nên còn gọi là phát. Các bô lão thuật rằng, những người phát thế có phương pháp mài mép phảng theo kiểu mép lưỡi đục. Đồng thời, phát thế phải là người có sức mạnh, khi phát đứng bộ, đứng tấn, hiểu là có thế võ. Đa số họ phát vào ban đêm. Có những chủ ruộng thuê họ phát, sáng ra thấy ruộng cỏ vẫn y nguyên, cây cỏ đứng xửng, nhưng khi nhổ lên thì mới biết nó đã bị phạt tận gốc. Hiện nay, huyền thoại về những nông dân nầy vẫn còn lưu truyền nhiều nơi. Xưa có người phát thế giỏi chỉ trong vòng chưa đầy một giờ đã phát xong một công đất (1.000m2).
    Hiện nay, đồng ruộng đã cơ giới hóa, việc làm đất, dọn cỏ đã có máy xới làm thay nên hình ảnh chiếc phảng và cái cù nèo ngày càng lùi dần vào ký ức. Mai ngày còn chăng những điệu lý:
    Mùa màng mạ mọng cù lăn gieo cù lăn gieo
    Phảng kia phát chế cù nèo cà lăn quơ, cà lăn quơ.
    (Lý cái phảng Bến Tre)
    Hay:
    Chú kia vác phảng đi đâu
    Phảng mua, phảng mượn, phảng nhà của ai.
    Bớ nàng ơi, có chồng chưa ? giúp tình thương
    (Lý Cái phảng Gò Công)
  4. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Khừa.. khừa.. Cái này là thiệt chứ hổng phải chiệng nói dzỡn chơi... Chơi phảng ngán nhất thách nhau chơi "dựng".. ặc !(?)!...
    Chơi "rạ" cỏ nằm rạp hết thì cũng ngon rồi. Nhưng chỉ có "cao thủ" về thể lực và độ chính xác cao mới chơi nổi "dựng" - vì kiểu này rất mất sức để duy trì tốc độ lia cái phảng đi sao cho ngậm sâu xuống lớp sổi rể của sảng cỏ..v..v...
  5. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
  6. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    To anhquanjp:
    Tôi đang có ý tưởng chế tác các thanh đao gỗ để luyện tập. Tất nhiên, tớ ko phải là dân môc, lại ko phải là nhà kinh doanh. Hôm qua, tớ có lập một chủ đề về cửa hàng đồ gỗ, hay mở rộng ra là cửa hàng cung cấp các đồ chơi cho anh em luyện tập. Bởi tớ thấy nhu cầu này là có thật và rất lớn, mà hiện nay việc cung cấp, chế tác, thiết kế... đang rất mù mờ, người cần mua và kẻ cấp hàng không có nơi để trao đổi được. Tớ ko có ý định quảng cáo kinh doanh gì cả, tớ cỉ muốn tạo ra 1 nơi để anh em ai có nhu cầu mua sắm, chế tác, thiết kế.......có thể lên ấy yêu cầu, còn người cấp hàng (ko phải tớ, tớ nhắc lại là tớ ko phải là nhà kinh doanh) có thể đưa ra các mãu mã để anh em chọn lựa. Nhưng mà các Mod đã xoá chủ đề ấy đi rồi. Hic,
    Nhưng thôi, ko sao cả. Box quy định thì ta lách luật vậy, khà khà khà... Tớ đang có ý định đưa ra các quy cách, tiêu chuẩn của thanh đao, y hệt như cái thanh katân của bác M ấy, để từ đó mọi người có thể tìm được 1 thanh đao phù hợp với cơ thể mình. Chứ chả lẽ người nào cũng giống người nào sao??? Tớ cao 1.6m thì thanh đao của tớ giỏi lắm chỉ đến 80-90cm là cùng, chứ tớ mà vác con đao 1.4m thì chắc chết bẹp trước khi múa,
    Khi nào tớ thiết ké xong, he he, chắc cũng phải một hai tuần đấy, đợt này hơi bận, tớ sẽ post lên, anhquanjp góp ý cho chút nhé
  7. tiachopxanh8

    tiachopxanh8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Đây không phải Box rao vặt nhưng nếu như bạn có "Hàng" thật thì cứ post lên tui sẽ đặt mua ngay. Rèn luyện Đao pháp nâng cao sức khoẻ, đồng thời thực chiến giúp mình tự bảo vệ mình. Đao có nhiều loại, muôn hình muôn vẻ nhưng tựu trung vẫn phải đảm bảo tính cương cường, bạo vũ. Đã chém là không được tha, ko thì thôi đừng chém. Luyện Đao pháp giúp cổ tay linh hoạt, thể lực sung mãn.
    Nếu ai có điều kiện chúng ta có thể offline tại Hải Phòng, chúng ta sẽ bàn luận nhiều hơn. Đồng thời bàn luận về thực chiến nhiều hơn.

  8. brucelee1306

    brucelee1306 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Tớ có điều xin hỏi, làm thế nào để có thể luyện thực chiến với đao, nếu đánh thật thì độ an toàn ko đảm bảo cho người luyện, nếu đánh theo bài thì chắc gì khi gặp chuyện có thể ứng dụng được?
  9. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    Chính vì vậy mà người ta mới sử dụng đồ gỗ nói chung để luyện tập thực chiến. Đao, kiếm, dao găm... nói chung là dùng đồ gỗ có kích thước, cân nặng, quy cách, tiêu chuẩn...như thật để luyện tập.
  10. anhquanjp

    anhquanjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    1
    @bác MDKTL,
    1.Đứng trên quan điểm kĩ thuật rèn dập nóng nguội, tôi hoàn toàn đồng ý với bác nếu có điều kiện nên rèn đao theo dạng nguyên khối.Trong thực tế sản xuất cơ khí nói chung do phải tính đến nhiều yếu tố như tính kinh tế,tính gia công mà người ta buộc phải phân tách 1 chi tiết ra làm nhiều chi tiết khác nhau.Khi đó người thiết kế phải tính toán sao cho ứng suất cắt sinh ra tại các mối ghép không phá huỷ chi tiết ,các mối ghép như vậy thường phải được bắt chặt bằng bu lông chịu lực hoặc hàn.
    2.Về bản chất của Đao ,đúng như bác nói,khác với kiếm ,đao chủ yếu dùng để chém.Về tác dụng của rãnh để thoát máu trên thân đao ,trong tài liệu mà tôi tìm thấy trên mạng họ chỉ nói về Liễu Diệp Đao.Riêng với Liễu Diệp Đao do cấu tạo đặc thù nên sau khi chém có thể đâm chọc thêm vào,nếu không có rãnh thoát máu ra sẽ khó rút đao ra.
    [​IMG]
    Với các loại đao khác họ không nói,nhưng tác dụng của rãnh này có lẽ cũng chỉ nhằm mục đích như bác nói là đưa trọng lượng thanh đao về ngưỡng cần khống chế.
    Rất cám ơn bác về những phân tích rất có chiều sâu,điều đó giúp tôi một lần nữa nhìn lại vấn đề rõ hơn.
    Về chuyện tổ Đao,tôi nghĩ các bác đã pốt bài ở đây dù chỉ 1 dòng đều là các tổ viên (các bác có quan tâm tìm hiểu ,ham thích thì mới vào đây ),do đó đương nhiên bác cũng là một thành viên,bác nên chúc là chúc cho tổ của chúng ta ngày càng phong phú chẳng hạn thì mới đúng với mong muốn của các anh em thành viên trong tổ.

Chia sẻ trang này