1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai quan tâm đến Đao thì vô đây cùng thảo luận [chu?? đê?? có số ngươ??i đọc cao, được mod lyhl g

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi tiachopxanh8, 18/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Lần này bạn càng nhầm lẫn nghiêm trọng (sai nặng nề !... chẹp !(?)!... )
    1./ Tài liệu của bạn dựa vào không biết của "học giả" nào phát biểu !(?)!...?!?... (Chán ! Lão M chẳng buồn nói thêm hơn nữa...)
    2./ "Diện tích xung quanh""chỉ số hồi vật liệu" càng lớn thì càng hao tốn công gây áp lực xuyên nén qua vật liệu... Điều này lão M sẽ chia sẽ riêng với bạn nếu có duyên gặp nhau ngoài đời (cho phép lão M tránh / không nói quá sâu vào chuyên môn riêng của khoa "Sức bền vật liệu" và "Cơ học lý thuyết" ở đây..v..v..)
    3./ Đặc biệt với các loại lưỡi được mang tên "Diệp liễu" như Diệp Liễu Đao ; Diệp Liễu kiếm... Nó đã vốn mỏng / dẻo / và nhẹ hơn đao thường nhiều... Lúc này rãnh trên thân đao giúp cho cấu tạo của lưỡi từ liên kết thanh (2D) trở thành liên kết vỏ mỏng (3D) nhằm tăng cường tính ổn định cho thanh "diệp liễu" khi vận hành.v..v... (Chán !... Lại vướng vào Cơ học kết cấu nữa roài... Chẹp ! )
    4./ V..v..
    (Tựu chung lại, là bạn đang cố nói vớt được chút nào hay chút đó - chỉ hiềm càng nói càng sai nặng nề thêm )
    Chúc bạn và Tổ đao một ngày vui !...
  2. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Hehe, công nghệ xây dựng mới bây giờ là phi rầm thép chữ H thay rầm bê tông. Cái ranh trên liễu diệp đao và liễu diệp kiếm .. có lẽ có tác dụng như thế!
  3. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    To M:
    1. Đây là tài liệu đây:
    Còn theo sách vở thì các rãnh có tác dụng sau:
    1. Nhằm giảm trọng lượng mà vẫn đảm bảo độ cứng của lưỡi lê.
    2. Tăng chu vi tiết diện dẵn tới tăng hiệu quả sát thương do diện tích vết rách lớn, nên chảy máu nhiều và nhanh.
    3. Thông khí để rút ra rễ dàng sau khi đâm.
    Có thể thử bằng cách đâm vào thân cây chuối xem các rãnh đó có hở không, chắc chắn là không.
    Còn đây là link: http://www9.ttvnol.com/forum/quansu/686801.ttvn
    2. Mỗi người đều có ý kiến của riêng mình, và ai cũng có cái bảo thủ, tự ái của riêng mình (tuỳ theo cấp độ). Ko thể áp đặt ý kiến của mình lên ai đó, và càng ko thể lúc nào cũng cho rằng mình đang phân tích theo bộ môn / lí thuyết / .....của riêng mình mà ý kiến của ng khác là vứt đi cả!!!
    3. Ko nói nhiều nữa, uống xong cốc bia rồi luyện đao thôi!!!
  4. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    các bác xem cây đao này rất nặng, nhưng cũng chẳng cần rãnh giảm trọng (hay thoát máu) nhé.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thêm vài loại dị đao
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đao này thì bình thường

    Được motdikhongtrolai sửa chữa / chuyển vào 09:56 ngày 03/08/2007
  5. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    Chào anhquanjp,
    1. Có thêm tài liệu nào ko??? Đã dịch đc thêm tài liệu nào chưa???
    2. M ko thuộc về bất cứ trường phái nào. Cứ đọc các bài của M thì biết. M luôn tự cho mình rời xa / ko liên quan / ko quan tâm / ....đến các vấn đề mà mọi người post lên
    3. Luyện Đao đi thôi
  6. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ danhaiphong !
    Để lão M chấp bút, hiệu chỉnh lại bài viết của bạn cho bạn nghe chơi, chẳng hạn nói như rãnh của lê 3 khía:
    1./ Rãnh lưỡi lê 3 khía tiết kiệm > 30% nguyên liệu sản xuất ra một thanh lê, tăng độ cứng của lê (theo "form" liên kết vỏ mỏng). giảm thêm trọng lượng cho người lính mang vác quân trang quân dụng được khoảng > 300 gram.
    2./ Tác dụng phụ của rãnh này là lực đâm / rút sẽ hơi nặng tay hơn, nhưng không đáng kể nên được chấp nhận và bỏ qua khi sản xuất...(chứ không phải nhẹ tay hơn như bạn và nhiều người ngộ nhận)
    Bạn nên biết: Sự ma-sát khiến lực đâm / rút nặng tay hơn không chỉ lệ thuộc diện tích xung quanh của thanh lê, mà nó còn lệ thuộc "chỉ số hồi vật liệu" ( mà "chỉ số hồi vật liệu" của da thịt con người thì khá lớn...)
    Gợi mở cho bạn hình dung: Một số trường hợp người bị ăn nguyên con lê vào bụng, khôn ngoan nhất là giữ nguyên con lê ấy nhập viện nếu còn mong có cơ may sống sót..v..v.. đừng vội rút con lê ra nếu không muốn chết nhanh... Vì "chỉ số hồi vật liệu" của da thịt người + diện tính tiếp xúc lớn của lê được soi rãnh ---> khiến da thịt nơi miệng vết đâm mút chặt lấy con lê..v..v... Hay nói cách khác, rãnh lê càng khiến lê bị mút / hít chặt hơn khi đâm vào cơ thể người, máu càng ít rỉ thoát hơn (tức nặng tay để đâm hay rút hơn)
    3./ Điều thu lợi được trong trường hợp "soi rãnh" này là ở chỗ: Sẽ tạo được "Áp xuất" thay đổi đột ngột hơn khi rút lê ra - "Áp xuất" thay đổi đột ngột mới chính là yếu tố gây tử vong nhanh. Chính lúc rút lê ra, áp xuất thay đổi đột ngột trong và ngoài cơ thể mới khiến máu phún bật ra như "van nước" được tháo bất thình lình..v..v..
    4./ V..v...
    (Ở đây chỉ có đúng >< sai... Khừa.. khừa.. Không ai áp đặt ai cả !?!.. ặc !(?)!... )
    Chúc bạn và Tổ đao một ngày vui !...
  7. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Cái này theo tôi chỉ mới đúng một phần thôi. Về mặt kết cấu, đúng là H beam có lợi hơn đối với cùng một khối lượng vật liệu.
    Tuy nhiên có một cái lợi khác của kết cấu vỏ mỏng mà ít ai để ý. Về lý thuyết, thép là vật liệu "đồng nhất và đẳng hướng". Nhưng thực tế chỉ có thép được luyện hoặc rèn tốt mới đẳng hướng 100%. Kết cấu vỏ mỏng 3D chính là lợi dụng tính phi đẳng hướng của thép.
  8. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Mô phật, bạo lực, bạo lực quá, em chót dại thử xem mấy vết thương do dao kéo trên mạng mà trông kinh quá, tý không nuốt được cơm.
    Chỉ bàn về lực đao phải chịu khi phang vào đối tượng thôi thì có thể thấy không thể lấy lê và dao ra so với nhau được: 1 cái chỉ là đâm, một cái lại chủ về chém, thế thì lực tác động lên mỗi cái là không giống nhau.
    Rõ ràng khi đao chém xuống thì bản thân nó chịu 1 lực uốn khá lớn, mà theo "Vật lý vui" 1 bí kíp lý học đã được công khai thì vật chịu uốn tốt có dạng đại khái như chữ I hoa hay dạng hộp rỗng gì đó vì phần chịu uốn cơ bản nằm ở phía vỏ ngoài. Lâu năm quá, không còn bảo phổ trong tay để trích dẫn lời vàng ý ngọc của Lão cao thủ Perelman, bác nào có thì đưa lên hộ.
    Được fade_away sửa chữa / chuyển vào 12:11 ngày 03/08/2007
  9. rubensosa

    rubensosa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2007
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Các chuyên gia đao kiếm bàn luận hay quá, hay quá!
    Nhưng mà phải viết là "áp suất" chứ.
  10. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ To rubensosa !
    Cảm ơn bạn nhiều ! ... Bạn "nhặt sạn" chính tả hoàn toàn chính xác...
    Lão M tặng bạn một form dày luyện võ thời trang :
    [​IMG]
    Chúc bạn một ngày vui !...

Chia sẻ trang này