1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai quan tâm đến Đao thì vô đây cùng thảo luận [chu?? đê?? có số ngươ??i đọc cao, được mod lyhl g

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi tiachopxanh8, 18/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    ồ, cái này thì rõ ràng rồi, tớ cũng vẫn nghĩ là như thế, chỉ có điều có thể có nhiều cách hiểu khác nữa (cái này cũng giống như nhiều cái trong võ khác, như tại sao cán đao phải tròn, cái vòng ở chuôi đao để làm gì, rãnh trên lưỡi đao để làm gì...... được phát triển qua hàng thế kỷ bởi vô số cá nhân, môn phái, dòng tộc, ... với các lý luận riêng của mình, nên chẳng thể có một định nghĩa duy nhất đúng theo kiểu khoa học chính xác, đa phần ai cũng nghĩ cách hiểu của mình là đúng và duy nhất đúng), quay trở lại chuyện ước lệ của đao kiếm, mình nhớ lại 1 việc hồi còn ở bên Nhật, có lần cùng anh bạn vào cửa hàng bán dụng cụ thể thao, trong đó có mộc kiếm, không phải loại kiếm tre tập kendo mà là mộc kiếm làm từ gỗ (soi kỹ thì thấy có chứ made in taiwan ở cái tem bé xíu, chẳng hiểu thế nào nữa), mình mới lại gần cầm lên ngắm nghía, 1 chú nhân viên lại gần chào rồi xổ 1 tràng tiếng Nhật, nghe lõm bõm quá nên kéo anh bạn ra giúp, đại khái nó hỏi là muốn mua à, tập đến dan nào rồi,.v..v... rồi mình cũng hỏi nó là kiếm gỗ thế này nhẹ hơn kiếm thật nhiều nhỉ, chú nhân viên kia cầm thanh bokken lên, lấy tay đo đo rồi xổ 1 tràng, anh bạn dịch lại nó bảo là chiều dài đúng chuẩn, cái này mới là quan trọng.... cũng chẳng hiểu lắm, nhưng thấy rẻ và hay hay nên cũng mua đại 1 thanh về để trong phòng ở, thỉnh thoảng múa máy. Nhưng về sau này đọc sách, mới biết trong kiếm nhật có khái niệm "khoảng cách sinh tử" chỉ dài cỡ độ 1 đốt ngón tay, trong giao đấu thật, khoảng cách này quyết định chuyện sống chết, cùng chém, một ông rách áo, còn một ông bị lưỡi kiếm lẹm vào người mấy phân và toi.... vậy có thể kết luận, ước lệ gì thì ước lệ nhưng chiều dài kiếm phải như đồ thật. Dài dòng chút để lý giải 1 cách hiểu khác cho mọi người tham khảo và góp ý kiến, chứ đây cũng không phải chính kiến của tôi.
    Còn ý kiến của bạn thì sao?
  2. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Khừa.. khừa.. Nói sai trớt quớt.. ặc !(?)!...
    1./ Bạn trả lời thử xem, thế nào là chiều dài đúng chuẩn của một thanh gươm Nhật Bản (katana, bokken...) ?!?...
    2./ "YUYO" không phải là khái niệm liên quan đến độ dài của kiếm... Khi nói hơn nhau một thốn (2,5 - 3cm) đã có sanh >< tử là nói đến "tư duy chiến pháp" để nắm lấy cái khoảnh khắc Sinh tử đó ... (Người Nhật Bản gọi "nó" bằng khái niệm "YUYO" )
    3./ Mấy thanh bokken hàng chợ chính hiệu Japan, Korea, Tawain... Nó chủ yếu phục vụ cho " Khách hàng mục tiêu " chính của nó là bộ môn Kendo thi đấu thành tích, và một số võ môn khác có gốc từ Nhật Bản khi luyện tập có sử bokken như Akido , Ninjetsu,..v..v...
    Khừa.. khừa.. Do đó, bạn không nên vì các quy cách dễ dãi tùy tiện của mớ Đao / Kiếm "hàng chợ" đủ loại (iLaito, bokken, Bo,...) Vốn có "khách hàng mục tiêu" chính trong kinh doanh của nó là mớ khách hàng đại chúng ham Rẻ / Đẹp / "Quí phái" (?)... mà vội phát biểu / kết luận thay cho các quy cách nghiêm ngặt vốn có của một thanh bokken truyền thống.... ặc !(?)!...
    Chúc bạn và Tổ Đao một ngày vui !...
  3. Koone

    Koone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    0
    Bạn làm 1 thanh kiếm gỗ mà mặt cắt dọc của nó có hình dạng
    và kích thước y như đồ thật rồi tăng độ dầy của nó lên theo cách
    nào đó để cây kiếm đạt yêu cầu về trọng lượng, độ cứng , thẩm
    mỹ và v.v...
    Bạn thấy cách đó có gì ko ổn ko?
  4. tiachopxanh8

    tiachopxanh8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    0
    Mình có chút kiến thức mong các bạn đọc và ủng hộ nhé. Thứ nhất là: ko phải bất kì Đao nào cũng có càn tròn. Tui tập cũng có Đao cán chứ nhật.
    Thứ 2 trên lưỡi Đao có rãnh vì do bản chất Bá Đạo của Đao, ngày xưa người ta thường dùng Đao để chém ( VD chém Đầu ), lưỡi đó theo tui là để cho máu được chảy xuống để không làm bẩn các bộ phận khác của Đao.
    Thứ 3 trên Sống Đao thường có khuyên vì có thể trong 1 số trường hợp ta có thể khoá được vũ khí của Đối phương ( VD giáo, kiếm ...) nhưng để đạt đến trình này thì khó lắm.
  5. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    Chào heavy sword,
    Hiện nay tôi đang phải đi công tác xa HN. Do đó chắc tôi ko thể vào Đa Sĩ cùng bác được. Hẹn bác dịp khác vậy.

  6. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    1. Chiều dài chuẩn của katana, bokken thì tôi có nghe nói, và cũng có đọc tài liệu, nhưng thú thực là quên rồi....với lại chẳng có gì đảm bảo rằng tài liệu hay thông tin mà tôi biết là tiêu chuẩn cả, nhỡ ra các ryu khác nhau của kendo có các chuẩn khác nhau thì sao. Tôi không tập kendo, không am hiểu về kỹ thuật kendo nên đâu dám phát biểu một cách tự tin về bất kỳ vấn đề nào của kendo đâu, chẳng qua có chút thông tin gì thì post lên để mọi người tham khảo cho vui và tự đánh giá theo quan điểm bản thân mình thôi. Quan điểm của tôi tham gia diễn đàn là nếu thấy ai có quan điểm khác mình về việc gì đó thì mình post cách hiểu của mình lên để giải thích tại sao mình không nghĩ như thế, hoặc có thông tin, hình ảnh, tài liệu, hoặc những gì mình đã trải qua có thể làm rõ thêm ý kiến của mình thì cũng post lên cho mọi người ai thích đọc bài của mình thì đọc, chứ không nhằm chứng minh cách hiểu của mình mới là đúng. Nếu không có gì để chứng minh (lý luận của bản thân, tài liệu, hình ảnh,....) thì chẳng bao giờ tôi nói cụt lủn kiểu như "bạn sai rồi" hay "đọc bài của bạn làm tôi cười lăn, ngã cả ra sàn nhà",....tuy nhiên tôi cũng chẳng định rủ ai làm theo cách post bài của tôi, cũng như chẳng bao giờ chê bai cách post bài của ai, cách nào mà chẳng được, miễn là không vi phạm nội qui của diễn đàn.
    2. về "YUYO" thì theo cách hiểu của tôi thì tuy nó là tư duy chiến pháp, nhưng được cụ thể hoá trong tập luyện bằng các kỹ thuật tập tạo nên cảm giác cực kỳ chính xác về không gian, mà trong đó có việc cảm nhận chính xác quỹ đạo của mũi kiếm đến từng milimet, (kiểu như trên phim: đâm mũi kiếm vào một con ruồi đậu trên tường, mũi kiếm gim vào con ruồi, nhưng chỉ vừa chạm vào tường), Tôi cũng được đọc 1 mẩu truyện về thời samurai của Nhật (cuốn ngôi sao võ thuật, khổ nhỏ, phát hành từ hồi những năm 9x ý) , đại khái 1 võ sư đến thăm tư dinh một vị chức sắc, rồi đấu kiếm gỗ hữu nghị với gia tướng của vị này, nhoằng một cái ập vào nhau rồi rời nhau ra, người xem thì bảo là hoà, vị chức sắc kia làm trọng tài cũng bảo là hoà, duy có vị võ sư kia thì lắc đầu bảo "tiếc rằng mọi người ở đây chẳng có ai thực sự hiểu về nghệ thuật dùng kiếm cả", khỏi phải nói thì vị gia tướng kia tự ái đến mức độ thế nào, và một lời thách đấu bằng kiếm thật được đưa ra dứt khoát. Vị võ sư hết lời can ngăn và xin lỗi nhưng không ăn thua, đành phải lấy kiếm thật ra đấu, lại nhoằng 1 cái, hai người ập vào ra đòn rồi cùng bật ra, vị võ sư thì liếc nhìn y phục của mình bị 1 vết chém rách, còn bác kia thì ngã ngửa ra chết vì bị nhát chém cắt ngập vào người 1 thốn. Vì thế mà theo cách hiểu của tôi, việc tập luyện kiếm với một thanh kiếm có độ dài nhất định sẽ thuận lợi hơn cho việc kiểm soát khoảng cách, hơn là tập 1 thanh, dùng 1 thanh có chiều dài khác. Tuy nhiên tôi cũng đã nói rõ đây không phải là chính kiến của tôi về nguyên tắc "ước lệ" đao gỗ mà.
    3. Về chuyện bokken hàng chợ hay không phải hàng chợ thì tôi chịu, thấy bán trong cửa hàng thể thao của Nhật thì biết vậy thôi. Theo cách hiểu của tôi thì đồ vật được làm ra để bán lấy tiền thì được coi là hàng hoá trên thị trường và có thể gọi là hàng chợ hết, dù bán ở cửa hàng VIP hay bán ở vỉa hè, chẳng nhẽ những người nào mua những thứ hàng này thì bị xếp vào "mớ khách hàng đại chúng ham rẻ/đẹp/"quí phái" - nói theo ngôn ngữ điện ảnh Việt Nam là "người tiêu dùng có thị hiếu tầm thường" sao? chẳng nhẽ những người tự mình làm ra sản phẩm, không để bán, mới được coi là không dùng hàng chợ (nói cách khác là ở một đẳng cấp cao hơn?
  7. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ heavysword !
    Okie !... Lão M chấp bút với mục số 2 của bạn !...
    1./ Theo thiển ý của lão M: Quan điểm trên sai cơ bản / sai nghim trọng. Trong câu chuyện bạn lược kể lại ở trên. Sự hơn nhau một "thốn" đó - thuần túy chỉ là " kỹ thuật " (được dẫn dắt bởi "tinh thần" )
    Ví dụ: Kiếm của lão M có thể ngắn hơn Kiếm của bạn 10 - 15cm nhưng lão vẫn có thể xả lún vào thân bạn một "thốn", trong khi mũi kiếm của bạn chỉ sợt ở ngoài da lão M ---> Thuần túy đó chỉ là "kỹ thuật" được dẫn dắt bởi "tinh thần" mà thôi !...
    ( Nếu bạn đọc thử qua mục "Thân con Khỉ Tàu" trong tác phẩm "GoRinNoSho" của Myamoto Mushashi chẳng hạn... Thì bạn có thể, sẽ hiểu rõ hơn về "kỹ thuật" và "Tinh thần" của nhát chém này... )
    2./ Hay nói cách khác - Người cao 1,6m kiếm của họ sẽ có chiều dài ngắn hơn người cao 1,75cm (Vì người thế nào qui cách kiếm sẽ theo thế đó, bao gồm cả yếu tố độ dài...). Do đó, nếu theo quan điểm trong bài của bạn đăng lên, thì chẳng nhẽ khi mình lùn hơn (tức kiếm ngắn hơn) địch thủ, thì không thể / không dám "chiến" với địch thủ cao hơn mình (tức kiếm của họ dài hơn kiếm của mình) được ah ?!?...
    Hoặc giả trường hợp, mình vốn quen luyện tập hàng ngày với trường kiếm... khi mình không có trường kiếm (katana hoặc taichi) bên cạnh, thì với thanh đoản kiếm (wakizashi) trong tay, thì sẽ không thể chiến thắng khi đối đầu với trường kiếm ah ?!?...
    3./ V..v...
    Chúc bạn và Tổ Đao một ngày vui !...
    Được motdikhongtrolai sửa chữa / chuyển vào 14:32 ngày 09/08/2007
  8. hungNHS

    hungNHS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Đao là một binh khí mang tính cương, bạn nói rất đúng, đao có nhiếu loại, đoản đao, Đại đao... (có bạn lầm Lê Lợi dùng Đao, Lê Lợi dùng gươm - Loại vũ khí cứng, cong hơn kiếm và chỉ có một lưỡi, một sống). Các môn phái võ thuật của Việt Nam đều có những bài binh khí về loại vũ khí này, như thế có thể thấy Đao là một món vũ khí hữu dụng, có công lực. Hiện nay, Hiệp hội võ thuật cổ truyền Việt Nam cũng đưa hai bài về Đao vào chương trình thi đấu bắt buộc trong hệ thống 10 bài thi đấu biểu diễn QUốc Gia, đó là Siêu Xung Thiên (đại đao) và Tứ Linh Đao (đoản đao), là hai bài rất đẹp. Luyện đao cũng rất khó và cũng rất dễ. Các bạn có tâm huyết về món binh khí này, chúng ta sẽ trao đổi thêm ở phần khác...
  9. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    ồ không, bạn hiểu sai ý tôi, hoàn toàn ngược lại, chắc tại tôi nói chưa rõ ý, tôi cũng nghĩ như bạn thôi, việc hơn nhau một "thốn" đó là yếu tố " kỹ thuật " được dẫn dắt bởi "tinh thần", được trui rèn nên bởi 1 quá trình khổ luyện tạo nên khả năng kiểm soát không gian khoảng cách hoàn hảo, chứ hoàn toàn không liên quan đến chuyện kiếm dài hơn hay ngắn hơn đối thủ. Chi tiết theo tôi "đáng giá" nhất trong mẩu truyện trên có lẽ không phải việc vị võ sư điều khiển chính xác cho kiếm lướt sâu 1 thốn vào người đối thủ mà lại chính ở vết rách áo ông ta, với khả năng kiểm soát khoảng cách hoàn hảo (nếu thực sự truyện này có thật) chấp nhận cho đòn đối thủ chém vào người mình vừa đủ rách lớp áo ngoài (sâu quá thì kiếm ăn vào người toi mạng, nông quá thì đối thủ có thể cảm nhận được đòn đánh có thể sẽ hụt và biến đòn) đồng thời đổi đòn với đối thủ bằng 1 đòn chém hoàn hảo vừa đủ vào 1 thốn để lấy mạng đối thủ (việc đổi đòn trong khoảng cách như thế có lẽ cũng không cho phép 1 đòn chém sâu hơn). Còn nếu không đổi đòn, nhận nhát chém để nhân cơ hội đó chém đối thủ, mà né tránh hoặc kiếm đối kiếm thì chẳng có gì để nói. Không hề có việc so sánh kiếm ai dài hơn kiếm ai trong trường hợp này cả (tất nhiên chắc cũng không quá chênh lệch như kiểu 1 bên dao đoản, 1 bên đại trường kiếm)
    Còn chuyện hàng ngày tập với 1 thanh kiếm có độ dài cố định thì theo tôi chính là để hình thành nên "cảm giác" không gian cần thiết, thậm chí cả để trui luyện yếu tố tinh thần. Một khi đã rèn luyện được khả năng kiểm soát không gian này rồi, thì lúc đó dùng thanh kiếm chiều dài như thế nào cũng vẫn thể hiện được bản lãnh đó thôi. Cái này gần giống với VĐV bóng bàn, khi bắt đầu tập luyện nếu mỗi buổi tập xài 1 loại mặt vợt khác nhau thì việc hình thành kỹ thuật và "linh giác" của tay sẽ bị nhiễu, lâu tiến bộ hơn, còn một khi đã đạt mức VĐV đỉnh cao rồi thì dù xài loại vợt gì cũng vẫn thể hiện bản lãnh cao cường của mình, tất nhiên với mỗi loại vợt khác nhau, bản lãnh cũng khác nhau đôi chút, nhưng đều ở mức cao cả (hồi bé tôi từng xem 1 vđv chuyên nghiệp lúc đi đánh phủi ở clb đường phố, đã chấp hẳn 1 ông khác bằng việc xài dép tông thay cho vợt, ông kia xài vợt bình thường, thế mà vẫn thua vì trình độ quá chênh lệch).
    Tóm lại, tôi định nói việc làm "ước lệ" đao gỗ, có quan điểm cho rằng cần giữ nguyên yếu tố trọng lượng như đao thật và làm to, dài lên (ước lệ), nên tôi mới nói việc có thể có 1 quan điểm ước lệ khác, coi chiều dài binh khí khi tập luyện là yếu tố quan trọng phải giữ nguyên, các yếu tố khác có thể ước lệ theo, để mọi người tham khảo, chứ cũng nói rõ đó không phải là chính kiến của tôi.
  10. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    To anhquanjp:
    Hôm trước tớ lò mò thế nào mà vào được đoạn văn sau:
    Trong võ học có nhiều loại chiêu thức, nhưng những chiêu thức để giết người, hơn nữa lại còn giết nhanh nhất, hiệu quả nhất thì đều có bốn điểm tương đồng. Đó là tinh, nhanh, chuẩn, độc. Chiêu không cần rườm ra hoa mỹ, chỉ chú trọng vào mục tiêu, vào hiệu quả, vậy là tinh. Chiêu ra như sét đánh không kịp bưng tai, thấy mà không kịp tránh, vậy là nhanh. Chiêu cô đọng, chính xác, tập trung, vậy là chuẩn. Chiêu đánh vào nơi hiểm yếu, nhất kích trí mạng, vậy là độc.
    Chiêu bao gồm đủ bốn yếu quyết tinh, nhanh, chuẩn, độc là chiêu thức sinh ra để giết người.
    Người đánh ra được chiêu đó, là đại cao thủ.
    Còn đây là đường link:
    http://www.volam.com.vn/shxt/sangtaccuaban/volamvansi/sangtac.1.19.html
    Tất nhiên, đây chỉ là trong tiểu thuyết. Nhưng tớ nghĩ là nó cũng có cái lí của nó.
    Theo cậu thì sao???

Chia sẻ trang này