1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai quan tâm đến Đao thì vô đây cùng thảo luận [chu?? đê?? có số ngươ??i đọc cao, được mod lyhl g

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi tiachopxanh8, 18/06/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Bana không biết nguyên nhân tối kỵ inox ở lưởi đao , điều kiện ,và thời gian nên bana dùng inox , nếu biết thợ rèn rành về binh khí ,không gại dùng đồ thiệt .
    Có dịp về VN phải nhờ L1 vụ nầy ,
  2. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ Banabinhdinh !
    Quan điểm chế tạo các loại binh khí nói chung (nông cụ, chiến cụ...) của Ông Cha ta khi xưa rất khác biệt với người phương Bắc. Nó còn cho thấy tư duy "dụng thần" độc đáo trong phép dụng võ của người Việt Nam, có thể điểm ra đây một vài điều để lão Bà_Nà nghe chơi:
    + Các lưỡi Siêu / Đao / kiếm / Rựa/ Dao cán dài / Lưỡi mai..v..v... của người Việt Nam khi "thành phẩm" đều có chung một đặc điểm: Đó là nước áo bên ngoài của thân thép luôn có một màu đen xì xì, đen xỉn như củ khoai môn...
    Đó là kết quả của các bí quyết "Tôi" thép của người Việt xưa. Đặc biệt là công đoạn "Tôi" thép bằng thân cây Chuối hột của người Việt Nam (Bí quyết này ngày nay, vẫn còn bảo tồn được ở mức "tinh hoa" ở một số bản làng của dân tộc Mèo phía Bắc...)
    + Quan điểm này của người Việt xưa nhằm mục đích là gì ?... Xin nói ngay, đó là nhằm chống lại sự "phản quang" của kim loại... Cái lối Đao / kiếm sáng ngời - Loang loáng ánh kim quang... Chưa chém tới mà ánh quang như đã báo trước cho "đối phương" biết quỹ đạo chém tới..v..v... là cái lối Ông cha ta không ưa chuộng...
    Việc "chống phản quang" ánh thép cho binh khí trước khi xông trận của người Việt xưa còn được ý thức triệt để đến mức: Phần mài bén sát rìa của Đao / Kiếm (Phần này do luôn được mài bén cẩn thường ngày nên nó rất sáng) trước khi ra trận các tướng lĩnh luôn nhắc nhở ba quân đem ra cắt, cứa vào thân các loại cây nhiều mủ (nhựa cây), phổ biến nhất là đem ra chặt - cắt - cứa phần lưỡi bén sáng quắc này vào thân cây chuối... Để cho phần này cũng tối đen lì lì lại (chống phản quang)..v..v...
    + Giặc "chính qui" phương Bắc khi xưa rất ngại giao tranh với ba quân Việt vào lúc chạng vạng, hay ban đêm... Trong bóng tối / dưới ánh đuốc bập bùng... Đường đao / kiếm của quân Việt không biết đường đâu mà lần... Nó thoắt ẩn, thoát hiện. Như từ dưới đất chui lên, như từ trên trời rơi xuống... chính là vì binh khí Việt đen kịt, xấu xí và khó nhìn thấy trong cảnh nhá nhem...
    Tóm lại, lối "hư trương thanh thế" kiểu kiêu binh / bạo vũ... là đường hướng của người phương Bắc..v..v...
    Khừa.. khừa.. Quan điểm qui cách chế tạo cho phần Cán (chuôi) của Siêu / Đao... người Việt xưa như thế nào lão Bà_Nà có biết hem ?!?
    Chúc lão Bà_Nà một ngày vui !...
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    @ Lão M, anh Bana: Không biết cái thanh Ô Long Đao của lão Quang Trung là Đao hay là Siêu héng:
    Ô Long đao
    Là tên đao của Nguyễn Huệ. Truyền rằng một hôm Nguyễn Huệ đi tuần nơi đèo An Khê, khi cùng anh là Nguyễn Nhạc lo xây dựng cơ đồ khởi nghĩa. Để tạo nên một không khí thần linh, Nguyễn Huệ đã loan tin là trong dịp đi tuần này có hai con rắn mun to lớn đón đường dâng đao rồi từ tạ vào rừng. Tại nơi rắn dâng đao, Nguyễn Huệ cho lập miếu thờ gọi là Miếu xà.
    Thanh Ô Long đao, cán bằng gỗ mun đen nhánh, lưỡi đao cũng bằng một loại kim khí màu đen. Khi đao ra khỏi vỏ thì khí lạnh tỏa ra một vùng khá rộng. Thanh đao không có hào quang mà chỉ có khí lạnh, đồng thời sắc bén vô cùng. Trọng lượng rất nặng, phải một người vác mới nổi.

    @ anh bana: Anh có bức hình nào của cái siêu ăn bánh bèo không? Tìm trên mạng không thấy hình. Kỳ này về mở tiệm bánh bèo miền Trung là chắc cú hốt tiền.
    Lão M cho ý kiến về máy cái tua thép ở chuôi kiếm, đầu thương đi.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 17:53 ngày 12/08/2007
  4. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    @ Cuonglhvt !
    Con siêu ăn bánh bèo nó nhỏ chút chéo chứ mấy.. Dài độ chừng trên dưới 10cm là cùng. Thông thường làm bằng Cật LỒ_Ô, nhưng cũng có cái làm bằng gỗ thân cây dừa, xài lâu ngày nó lên nước gỗ óng ả, trông dễ thương lắm ah !
    Câu chuyện nhuộm màu "tâm linh kỳ bí" dzựt gân về thanh Ô Long Đao của Nguyễn Huệ... Theo thiển nghĩ của lão M, cũng không ngoài mục đích: Đánh lạc hướng chú ý của người phương Bắc về bí quyết "chống phản quang" Kim loại cho binh khí của người Việt Nam ..v..v...
    Theo như sử sách, thì Nguyễn Huệ rất được lòng các Tộc trưởng các Dân tộc thiểu số, mà nghệ thuật tôi "Thép Mèo" để ra được một lưỡi đao quí với nước thép đen kịt & lạnh lẽo của các Dân tộc thiểu số thì miễn có chỗ chê..v..v...
    Chúc bác một ngày vui !...
  5. GiaReBatNgo

    GiaReBatNgo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/03/2007
    Bài viết:
    1.609
    Đã được thích:
    0
    tôi tưởng Nguyễn Huệ dùng kiếm? Tôi thấy người ta hoạ hình ông toàn cho thanh kiếm vào hihi hoạ hình Lý Thường Kiệt là dùng giáo cưỡi ngựa
  6. banabinhdinh

    banabinhdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    @ L1
    Khừa.. khừa.. Quan điểm qui cách chế tạo cho phần Cán (chuôi) của Siêu / Đao... người Việt xưa như thế nào lão Bà_Nà có biết hem ?!?
    ***********************************************
    Chỉ biết phần cán (chuôi) có khắc long ,phụng dùng để thờ .
    cán (chuôi) tròn để chiến , cán tròn dể xoay kẹp sóng đao song song với cườm tay , L1 bổ túc
    khi ăn bánh bèo có thể chỉ điểm cách dùng siêu , bánh bèo chén đổ dày có xoáy mới ngon ,tráng lên lớp dầu hẹ hay hành phi , tôm chấy ,hay đậu phọng ,mủi siêu chấn ở chu vi điển xoáy ,lưởi siêu ngược lên trời , chén bánh bèo xoay tròn ngược chiều nuôi siêu sẻ lấy vòng tròn của xoáy , cho nước mắn pha vào dùng mủi siêu dích miếng bánh đã cắt tròn dình , ku cường tới đây hả miêng ra ùm gỏi .
    có thấy điểm cách dùng siêu ở chổ nào
  7. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Có phải đại khái như thế này không, em cũng không chắc:
    [​IMG]
  8. danhaiphong

    danhaiphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/05/2006
    Bài viết:
    1.537
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay, dân giang hồ thường dùng nhíp ô tô để rèn đao, kiếm. Đặc điểm chịu lực tốt, ko cần phải mài lại nhiều. Và cũng ko cần phải làm "mất màu" để khắc phục vấn đề "phản quang"
    Bác M nghĩ sao về loại thép này???
  9. vatlyCN

    vatlyCN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    Xin post cái này để anh chị em tham khảo về mặt luật pháp chút :

    Theo nghị định 47 của Chính phủ, tất cả các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu... nằm trong danh mục vũ khí thô sơ, cấm tàng trữ, sử dụng. Chúng khi được trang bị phải để tập trung, quản lý chặt chẽ ở cơ quan, đơn vị, chỉ giao cho người đang thi hành công vụ, luyện tập thi đấu; nghiêm cấm mang về nhà riêng hoặc mang theo người khi không làm nhiệm vụ?.
    Chúc anh chị em vui
  10. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    Tốc độ và sự làm chủ không gian là yếu tố rất quan trọng trong đao pháp. Tốc độ cần hiểu là không chỉ tốc độ của thủ pháp, thân pháp mà còn là tốc độ tinh thần, mà là tốc độ trong trạng thái bị động chứ không phải chủ động. Qua tập luyện và cả do yếu tố tố chất bẩm sinh của mỗi người, tốc độ thủ pháp thân pháp của 1 người có thể rất nhanh, ra đòn đao như chớp giật. Khi biểu diễn demo có thể khiến mọi người trầm trồ khâm phục về tốc độ này, nhưng nếu để sử dụng vào thực chiến thì cần phải đạt lên thêm một cấp độ nữa đó là tốc độ tinh thần, tức là khả năng xử lý cực nhanh yếu tố không gian - vị trí trong trạng thái bản thân hoàn toàn bị động, nhấn mạnh ở đấy là "bị động" chứ không phải "chủ động" như khi luyện tập. Để dễ hiểu, tôi xin lấy ví dụ cầu thủ bóng đá, bạn nào đã từng tập thì chắc biết 1 bài tập cơ bản là chạy nhanh kết hợp dắt bóng chữ chi qua hàng cột, nhiều người có thể thực hiện bài tập này với một tốc độ rất nhanh, nhanh hơn hẳn những ngôi sao bóng đá, nhưng có khi vẫn mãi ngồi ở đội hình phụ, ấy là vì tốc độ khi tập luyện là 1 chuyện, nhưng tốc độ trong trận đấu thực lại là "bị động" phụ thuộc vào tình hình thực tế trên sân, vị trí các đối thủ, vị trí đường bóng, hướng triển khai tấn công, vị trí đồng đội, v...v
    Vậy làm thế nào để phát triển tốc độ tinh thần này, xin đưa ra 1 game nhỏ với cấp độ tăng dần cho mọi người tham khảo và bình luận:
    1. vẽ 1 vòng tròn nhỏ cỡ đầu ngón tay lên tường, đứng trong khoảng cách chỉ cần với tay lên là sờ được vào tường, nhìn kỹ vị trí vòng tròn đó, nhắm mắt lại, từ từ đưa tay lên gí vào vòng tròn, mở mắt ra kiếm tra xem có đúng ngón tay trỏ vào đúng vòng tròn hay không. Khi đã quen thì tăng tốc độ lên, liếc nhìn nhanh, nhắm mắt lại nhanh, đưa tay lên nhanh.
    2. đứng ra xa 1 chút, cầm một cái đũa, làm lại như trên, sao cho đầu đũa chọc vào giữa vòng tròn.
    3. thay đũa bằng đao hay kiếm.
    4. đứng dịch ra xa sao cho phải tiến một bước nhỏ, rồi dần dần phải tiến một bước dài, rồi tiến nhiều bước.
    5. Thực hiện trong phòng tối, đứng sát mục tiêu sao cho chỉ cần vươn tay ra đâm là tới đích, nhờ 1 người kiểm soát công tắc đèn, bất ngờ bật đèn sáng 1 cái chớp rồi tắt phụt ngay, vừa chớp đèn sáng thì đâm vào đích. Quen rồi thì đứng xa, chớp sáng là ập vào đâm. Có thể triển khai tiếp cách tập đa mục tiêu, cả đâm cả chém.
    Theo truyện xưa kể lại, một cao thủ dùng đao bị bủa vây trùng trùng điệp điệp trong đêm, đột nhiên trời đổ cơn mưa xối xả, mây đen kéo đến che kín mặt trăng, trời tối đen như mực, trong cơn mưa bão, cứ tia chớp loé lên là một đối thủ bị đao chém bay đầu .........

Chia sẻ trang này