1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai quan tâm đến vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt vào đây

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi octieu20, 02/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenhongphuc

    nguyenhongphuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    ban octieu. ban muon tach rac bang tu dong u? van de nay lieu rang co kha thi hay ko, dung no -du la kinh te co dap ung du cho ban xay dung tram phan loai rac tu dong di chang nua thi ky thuat cung ko dap ung viec phan loai rac tu dong se hoan hao!, co rat nhieu nuoc tren thoi gioi da trien khai y tuong phan loai rac tu dong nhung lai khong hieu qua lam. hoc van su dung luc luong cong nhan tham gia phan loai bang thu cong. viec lam nay hau nhung duoc cac nuoc DUC, THAI LAN, DÂNMCH ap dung. co the chung ta kô nen tu dong hoan toan-phai dieu chinh lai mot chut gi do trong y tuong-
    thuc ra thi khi nguoi dan tham gia phan laoi rac tai nguon tot thi chung ta ko phai xay dung bai chon lap lam gi.! vi nhung phan do chung ta co the dem di tai che. hien nay o nuoc DUC dang gap mot tinh trang la cac cty chon lap chat thai dang kien chinh phu vi ko co rac de ho chon lap do, dieu nay nghe co ve vo ly. nhung no la su thuc 100%.
    chung ta mong sau nuoc chung ta cung se ko phai chon lap rac nua.( qua da do chu).
    vay nha, mịnh chi no nhu vay con y tuong cua ban thi cung tot do. lam di
  2. octieu20

    octieu20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Vâng thưa bác ý tưởng của iem chính là như vậy đó . Iem biết là để thiết kế ra 1 quy trình xử lí rác thải hoạt động 1 cách hoàn toàn tự động là 1 điều rất khó nhưng iem thiết nghĩ rằng đã là tuổi trẻ thì mình fải dám làm . Tất nhiên là dù máy móc có hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì cũng ko thể bằng con người được . máy móc chỉ làm giảm nhẹ hoặc làm thay con người nhưng công việc nặng nhọc .
    Iem cảm ơn bác đã quan tâm đến đề tài này . Mong được sự quan tâm và giúp đỡ của các bác để ý tưởng sớm thành hiện thực !
    Vâng _ xin cảm ơn !
  3. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Ốc ơi, có trang này nói về hiện trạng rác thải ở Việt Nam này, có so sánh thành phần rác thải ở các thành phố chính nữa, Ốc xem thử nghen.
    http://www.rrcap.unep.org/reports/soe/vietnam/issues/state_and_impact/solid_waste_state_and_impact.htm
    Bây giờ đến lượt mình cũng phải đang cần tìm hiểu về rác đây, các anh em chiến hữu ai sẵn có bất cứ tài liệu nào về rác ở Việt Nam (bãi rác, địa hình, hiện trạng, lượng rác, thành phần, xử lý v.v. nói chung là tất tần tật về hiện trạng rác thải và xử lý, chôn lấp) mà có thể được thì post lên cho mình tham khảo với nhé.
    Cái mình cần là về Việt Nam ạ, chứ còn trên google thì mình cũng tự tìm được rồi, nên các bạn nếu sẵn có thì hẵng giúp nhé, để đỡ mất công tra trên Google.
    Cám ơn nhiều nghen.
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 23:00 ngày 09/11/2004
  4. thulan1705

    thulan1705 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0

    Chào các bạn, mình cũng rất quan tâm đến rác thải sinh hoạt , rất vui được cùng thảo luận với các bạn.
    Cách đây 5năm, vào mấy ngày cuối tháng 9, do có một vài sự cố ở khu đổ rác đô thị nên một số đường phố Hà Nội đã bị tắc nghẽn do các xe rác phải phủ bạt chờ đi đổ.
    Số lượng rác thải sinh hoạt của Hà Nội khoảng 1700tấn/ngày(3000m3)
    Thành phần rác thải:
    Chất hữu cơ:41.98%
    Giấy: 7.19%
    Gạch đất: 6.98%
    Vải: 1.75%
    Xương vỏ:1.27%
    Kim loại:0.59%
    Thuỷ tinh: 1.42%
    Chất dẻo va các chất khó phân huỷ: 33.67%
    Độ ẩm: 40,1%
    Tỷ trọng 384kg/m3
    Hoạt động tái chế và thu gom phế liệu do những người nhặt rác, đồng nát...góp phàn làm giảm khoảng 12% sồ lượng rác thải
    Rác thải Hà nội cũng như nhiều nơi ở Vn có thành phần hữu cơ tương đối cao, mình nghĩ nếu như phân loại được rác hữu cơ riêng ra các loại rác khác thì sẽ giảm bớt các vấn đề khối lượng vận chuyển, ô nhiễm môi trường không khí,ô nhiễm nước ngầm ở bãi chôn lấp...( nghe nói bãi rác thải Nam Son cách HN 50km có hệ thống xử lý nước rác nhưng khi phân tích mẫu nước đã qua xử lý và thải ra môi trường thì vẫn còn nhiều điều phải nói)
    và các vấn đề sức khoẻ của những người tham gia nhặt rác...
    Bạn Ốctiêu có thể làm phát điện từ khí thải chất hữu cơ ...v.v...
    Rất mong bạn chế tạo những máy phát điện đó với giá cả hợp lý, mình nghĩ chúng ta rất cần đến những máy đó.

    Gửi các bạn cùng xem cảnh người nhặt rác ở một bãi rác vào buổi đêm.

  5. sophak

    sophak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Liệu Thu Lan có thể cho biết những con số thống kê trên được lấy từ nguồn nào không? Chỉ cần nêu một số thông tin sơ bộ về nghiên cứu này thôi. Xin cảm ơn bạn nhiều!
  6. sophak

    sophak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Mà một số vấn đề nhỏ. Ví như tổng phần trăm rác cộng lại chỉ được 94.85% thôi. Có phải phần còn lại là "các thành phần khác" không?
    Với lại: nếu tỷ trọng là 384kg/m3 và mỗi ngày có 3000m3 thì chỉ được: 0.384 tấn x 3000 = 1152 tấn thôi chứ không thể nào được 1700 tấn được.
    Have funs!
  7. thulan1705

    thulan1705 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Mình đọc trong báo cáo 2003 của Đặng Dương Bình, trưởng phòng Quản lý môi trường -Sở khoa học cong nghệ và Môi trường Hà Nội.
    Theo báo cáo Công ty Môi trường đô thị chỉ thu gom được khoảng 70% rác thải hàng ngày của Hà Nôi, khoảng 10-12% được thu gom do những người nhặt rác ( khoảng 6000 người)
  8. Ech_Ngoidaygieng

    Ech_Ngoidaygieng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0

    Tuổi trẻ fải làm 1 cái gì đó ? . <=== Vâng nó đây !@
    Tốt lắm, octieu chắc chắn sẽ trở thành một nhà khoa học giỏi của Việt Nam chỉ với câu nói này........Ờ mà "làm cái gì đó???" thực ra là làm cái gì dzậy???......
    Chào hỏi vài câu xã giao thui, Ếch thấy bạn có nhiệt tình như tếh cũng xin góp vài ý nhỏ (không biết có ăn thua gì hôn....nhưng mà cũng gọi là đóng góp......". Thứ nhất bạn octieu muốn thiết kế "Tự động hóa dây chuyền xử lý rác thải " có nghĩa là bạn sẽ thực hiện cả 2 công việc : Lập trình cho hệ thống điều khiển tự động và thiết kế thiết bị cho dây chuyền phải hôn vậy?. Theo hiểu biết nhỏ riêng của mình thì 2 phần này đều đã được các nước tiên tiến trên thế giới thực hiện cách đây vài thập kỷ và họ đã từng bước hoàn thiện để đạt được hiệu quả và công suất xử lý theo yêu cầu. Bên cạnh đó họ cũng kết hợp với mảng quản lý để đưa ra các chính sách, phương cách thu gom, phân loại tại nguồn sao cho tương thích với hệ thống xử lý. Còn vần đề của bạn octieu nêu lên ở đây là trong phạm vi Đồ án tốt nghiệp hay là Đề án thực tế?....
    Nếu chỉ là Đồ án môn học hoặc tốt nghiệp thì theo mình bạn nên đưa vào những điều kiện giả thiết tương thích từ nguồn vào cho hệ thống của bạn thì tốt hơn vì bạn không nhất thiết phải xử dụng thực tiễn trong vấn đề rác thải hiện nay của VN để làm đồ án này đâu (Mình đảm bảo các thầy của bạn sẽ hiểu vì sao). Nếu mình là phản biện của bạn mình sẽ có một số câu hỏi như sau :
    1- Công suất maximum mà các thiết bị của bạn đạt được (sàng, lọc, phân loại......)vì lượng rác hỗn hợp hàng ngày ở các đô thị VN thực tế hiện nay rất lớn (mình ko biết chính xác bao nhiêu....xin lỗi).
    2- Năng lượng để hoàn thành các công đoạn là bao nhiêu.
    3- Chất thải phát sinh từ các công đoạn phân loại (nước thải, hoá chất......)
    4- Tuổi thọ vận hành của các thiết bị.
    5- Giá thành cụ thể để xử lý mỗi tấn rác sẽ là bao nhiêu cho tất cả các khâu trong dây chuyền.
    6- Tác động ảnh hưởng đến công ăn việc làm của đội ngũ lao động ở các bãi rác như thế nào.
    ....Còn một số câu hỏi nữa, nhưng mà mình chưa kịp nghĩ chính xác, chỉ nêu một số câu để cho bạn thấy rõ sự bất lợi của việc thiết kế hệ thống điều khiển tự động cho tình hình chất thải rắn (không kể đến chất thải công nghiệp) hiện nay ở VN sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
    Theo mình vấn đề này chỉ có một con đường mà tất cả các quốc gia khác đã bắt buộc phải đi theo đó là kết hợp với các nhà Quản lý Môi Trường đưa ra các chính sách, phương cách phân loại rác thải ngay tại nguồn hợp lý nhất. Có thể một số ý kiến sẽ cho rằng ý thức người dân hiện nay khó có thể thực hiện được......Ếch xin thưa rằng đó không phải là vấn đề lớn, chúng ta cần có những chính sách hợp lý cho vài chục hoặc vài thế kỷ sau....ngay từ bây giờ và phải kiên trì dù cho mọi người phản đối thế nào hay tiếp thu ra sao thì đến một lúc nào đó chúng ta cũng sẽ thu được kết quả như ý muốn dù trong quá trình thực hiện có thể bằng những phương cách ngớ ngẩn, thủ công hoặc đại loại bất kể phương cách gì miễn sao đạt được mục đích đề ra ......Vì dụ chuyện "Dừng xe ở trước vạch vôi trắng tại giao lộ có các bạn trẻ tự nguyên ra đứng nhắc nhỏ mọi người nghiêm túc chấp hành (một số người cho đó là chyện tầm phào, nhưng theo mình rất có ít và rất hay), khoảng thời gian đó mọi mọi người đã đi đứng đúng luật hơn rất nhiều.....Nhưng sau khi chiến dịch kết thúc thì đâu lại vào đấy......rõ chán...." Vì thế chúng ta nhất thiết phải đưa ra và kiên trì thực hiện các chính sách cho đến khi chúng trở thành một thói quen của người dân, có thể 1,2 năm hay 3,5 năm thậm chí là 10 năm chúng ta cũng nên làm, hãy nhìn vì sao những nước khác họ làm được?
    Còn nếu đây là Đề án thực tế thì mình chỉ dám chúc bạn may mắn và khuyên bạn hãy dùng lương tâm nghề nghiệp để làm Đề án này........Vì sau khi bạn hoàn thành có thể 6 tháng, có thể 1 năm......tất cả cũng sẽ trở thành ......chất thải rắn.......Môi trường xanh hay bất kỳ công ty MT nào ở VN hiện nay đều muốn vượt lên đi đầu trong vấn đề nay (vì còn dễ ăn), nhưng rất khó có kết quả tốt được khi chúng ta chỉ tập trung xử lý ở cuối nguồn..........Mời các bác Quản Lý Môi Trường góp ý với mọi người về phương cách xử lý đầu nguồn nhé.....Biết đâu ý kiến đóng góp của các bác hôm nay sẽ trở thành những chính sách chín hthức cho vấn đề chất thải rắn sinh hoạt củ VN trong nay mai......

  9. Khach__Giang__Ho

    Khach__Giang__Ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    KGH xin cung cấp thêm một số tài liệu:
    CTR đô thị của Việt Nam hiện nay đang ngày càng gia tăng theo tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hoá, kèm theo với nó là tính chất độc hại của CTR đô thị cũng tăng cao. Kết quả khảo sát về CTR sinh hoạt (SH) của Hà Nội trong 2 tháng cuối cùng của năm 2001 cho thấy thành phần nilon và chất dẻo ước đạt 8,64 % thì chỉ trong hai tháng đầu năm 2002, con số này đã tăng lên 12,09 %. (Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2002 - Cục Môi trường).
    Tổng lượng CTR phát sinh năm 2001 của TP Hà Nội (chỉ tính các quận nội thành): 636.583 tấn.
    CTR SH: 561.149 tấn/năm.
    CTH NH từ nguồn khác (chủ yếu công nghiệp): 12.100 tấn/năm.
    CTR Y tế NH: 417 tấn/năm.
    TP CTR ở Hà Nội 2001 (số liệu có làm tròn):
    Chất hữu cơ: 53,0 %
    Cao su, nhựa: 9,7 %
    Giấy, carton, giẻ vụn, v.v.: 1,1 %
    Kim loại: 5 %
    Thuỷ tinh, sứ, gốm: 3,3 %
    Đất, đá, phế thải xây dựng nói chung: 27,9 %
    Độ ẩm trung bình: 40,47 %
    Độ tro: 12,96 %
    Tỷ trọng: 0,41 tấn/m3 (*).
    (*)Tỷ trọng của chất thải rắn dao động trong khoảng 0,4 ?" 0,42 tấn/m3
    Số liệu thống kê của Cty MTĐT Hà Nội năm 2002 cho thấy tổng lượng CTR trong khu vực nội thành tăng lên đến 691.109 tấn, lượng CTR trung bình ngày đã tăng từ 1.300 tấn/ngày năm 2000 lên 1.500 tấn/ngày năm 2001 và 1.800 tấn/ngày năm 2002, trong đó chỉ 1.200 tấn/ngày được thu gom về 2 bãi rác chính của TP là Lâm Du (chôn lấp phế thải xây dựng) và Nam Sơn (chôn lấp và xử lý CTR SH và CN), ngoài ra còn kể đến nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn chủ yếu làm phân vi sinh (bãi Tây Mỗ đã đóng cửa) (Báo cáo hiện trạng môi trường VN năm 2003 - Bộ TN và MT).
    Theo các số liệu tổng kết của Cty MTĐT Hà Nội năm 2003, thành phần CTR SH của Hà Nội như sau:
    Chất hữu cơ: 51,9 %
    Giấy: 2,7 %
    Nhựa: 3 %
    Da, cao su, gỗ: 1,3 %
    Vải vụn, giẻ: 1,6 %
    Thuỷ tinh: 0,5 %
    Đá, đất sét, sứ: 6,1 %
    Kim loại: 1 %
    Vật liệu xây dựng, phế thải khác: 31,9 %
    Tỷ trọng trung bình 0,416 tấn/m3
    Tuy nhiên, từ các nguồn khác nhau cho thấy số liệu này chỉ mang tính tương đối, khập khiễng, đặc biệt là chỉ có thể xác định lượng rác thải đã qua thu gom (do có trạm cân xe ở mỗi bãi rác), số liệu còn lại chỉ là ước tính. Các kết quả điều tra chưa đảm bảo đúng về số lượng và giá trị điều tra. Số liệu thay đổi do tần suất, đối tượng và vị trí điều tra.
    Anyway thì đành phải sử dụng thôi, ít ra thì đây cũng là số liệu chính thống cơ mà. Có điều nên sử dụng số liệu mới và chỉ một loại thôi thì okie. Dùng đến 2 nguồn là số liệu đá nhau chan chát rồi, lỡ có làm luận văn hay đề tài KH thì out cho đẹp.
    Các số liệu của JICA đã từ năm 1997 - 1999 nên tui hỏng bốt lên, chả có ý nghĩa gì, mặc dù con số là tin cậy nhất.
  10. votinh2005

    votinh2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Minh đang làm một đồ án về việc xây dựng một bãi chôn lấp rác ở Đồng Nai, anh chị hay ban nào đã từng làm qua đồ án này rồi xin chỉ giáo cho mình với xem đầu tiên phải làm gì với nhé, mình chưa biết phai lam gì đầu tiên hết . Cảm ơn trước nhé

Chia sẻ trang này