1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai s?p cu?i xin m?i d?c

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi Crescent, 27/03/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Crescent

    Crescent Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2001
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Cuới xin ma chay là gì? Hiện nay nên thực thi những công việc này nhưu thế nào?

    1. Lễ cuới:

    Hôn nhân là một việc rất quan trọng đối với mỗi người, không những thế, vấn đề này tuy chỉ là của 2 cá nhân nhưng lại có liên quan tới cả gia đình, và có khi tới cả dòng họ. Do vậy trước đây, từ khi hai bên gia đình đồng ý cho tới khi tổ chức lễ cưới (rước, đón dâu) phả trải qua một quá trình chuẩn bị rất cẩn thận theo những phép tắc, lễ thức đã định sẵn.

    - Giạm hỏi (hay còn gọi là chạm ngõ):
    Trong xã hội Việt nam trước 1945, vấn đề hôn nhân không phải do đôi thanh niên nam nữ tự quyết định mà do sự xếp đặt của hai bên cha mẹ, qua một người trung gian là ông/bà mối. Khi gia đình người con trai kén chọn được một gia đình môn đăng hộ đối, và sau khi xem tuổi của cô gái và chàng trai không xung khắc nhau, mới nhờ ông/bà mối đến nói chuyện với cha mẹ cô gái, gia đình cô gái đồng ý gả rồi, nhà trai mới đem cau, chè đến giạm.
    - Lễ ăn hỏi: Một thời gian sau, nhà trai đem cau, chè, lợn, xôi đến nhà gái làm lễ gia tiên. Từ lúc này trở đi cho đến khi cưới, người con rể tương lai phải đưa lễ vật đến nhà cô gái, mùa nào thức ấy, gọi là sêu, như mùa cốm thì sêu cốm, mùa vải thì sêu vải... Đồ sêu nhà gái chri lấy một nửa còn một nửa trả lại nhà trai, gọi là đồ lại mặt. Sêu trong bao lâu tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hia bên gia đình, có khi nửa năm, một năm hoặc hai ba năm mới được cuới.
    - Thách cưới: khi chuẩn bị cưới nhà trai sẽ hỏi nhà gái yêu cầu lễ vật gì, số lượng ra sao, tuỳ gia đình giàu nghèo mà số lượng nhiều ít khác nhau, nhưng lễ vật thì thường là lợn, gạo, cau, chè, rượu, đồ nữ trang, quần áo, chăn màn và tiền... Nếu nhà trai đáp ứng được đòi hỏicủa nhà gái thì mới chọn ngày lành tháng tốt, ấn định ngày cưới với nhà gái.
    - Lễ cưới (lễ đón dâu): trước giờ đón dâu nhà trai cử một, hai ngừơi (thừơng là phụ nữ đứng tuổi, chín chắn) đưa một cơi trầu, một be rựơu đến nhà gái xin dâu, sau đó nhà trai mới cùng với chú rể đến. Cô dâu và chú rể cùng làm lễ tơ hồng, lễ gia tiên, chào họ hàng, bạn bè rồi lạy cha mẹ vợ xong mới đua dâu về. Đến nhà trai, một vài bà dẫn cô dâu vào lễ gia tiên, lạy cha mẹ chồng, nếu còn ông bà chồng thì cũng phải lạy. Trong lễ cưới cả nhà trai và nhà gái đều làm cỗ mời bà con họ hnàg, nhà giàu thì làm to, nhà nghèo thì làm nhỏ hơn nhưng đều có cỗ ăn mừng cho đôi trẻ. Những người đến dự có người mừng tiền, có ngừơi mừng chè, cau hoặc là câu đối đỏ... Tuỳ từng địa phương mà có những sự kiêng kỵ khác nhau và những tục lệ trong đám rước dâu như tục " đóng cửa, chăng dây" hay cô dâu về đến nhà chồng thì mẹ chồng phải lánh mặt...
    - Lại mặt: sau lễ cưới khoảng hai, ba hôm thì đoi vợ chồng mới trở về nhà gái mang theo lễ vật dể tạ gia tiên, gọi là lễ lại mặt. (tứ hỉ).
    Hiện nay, để phù hợp với cuộc sống mới các lễ cưới được tổ chức đơn giản, tiết kiệm hơn nhưng vẫn đảm bảo được sự trang trọng, vui tươi, ghi dấu được ngày đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi con người.
    (trích từ Hỏi và đáp về văn hoá Việt Nam)

    Phần 2: Lễ tang và các kiến thức cần biết, xin mời đón đọc.




    éu?c s?a ch?a b?i - Admin on 08/05/2001 06:42:13

Chia sẻ trang này