1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai sẽ chiến thắng trong nền kinh tế mới trên toàn cầu

Chủ đề trong 'Trung tâm thông tin TP Hồ Chí Minh' bởi Alo_Co_Ngay, 18/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Alo_Co_Ngay

    Alo_Co_Ngay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2011
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Ai sẽ chiến thắng trong nền kinh tế mới trên toàn cầu

    Nền kinh tế thế giới trong ngắn hạn đang rất khó đoán trước chuyện gì sẽ xảy ra:
    Liệu eurozone có giải quyết được những vấn đề của mình và đẩy lùi nguy cơ tan vỡ? Liệu kinh tế Mỹ có cải thiện được nhịp tăng trưởng? Và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có đảo ngược được xu hướng suy giảm?


    [​IMG]

    Các câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ xác định cách nền kinh tế toàn cầu tiến triển trong vài năm tới. Nhưng, bất kể những thách thức nói trên được xử lý thế nào, nền kinh tế toàn cầu rõ ràng vẫn đang bước vào một giai đoạn khó khăn kéo dài.

    Bất kể các nước, khu vực trên kiểm soát được những khó khăn hiện tại ra sao, châu Âu và Mỹ vẫn sẽ không thoát được cảnh nợ nần cao, tăng trưởng thấp và chính trị rối ren. Thậm chí, trong trường hợp lạc quan nhất, mà ở đó, đồng euro được giữ nguyên vẹn, châu Âu vẫn sẽ sa lầy với những yêu cầu tái thiết lại liên minh lộn xộn của mình. Và tại Mỹ, sự phân cực về tư tưởng giữa Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ sẽ tiếp tục làm tê liệt các chính sách kinh tế của nước này.

    Ngoài ra, tại hầu như tất cả các nền kinh tế phát triển, mức độ bất bình đẳng cao, sự căng thẳng ở tầng lớp trung lưu và dân số đang già hoá sẽ kích động các xung đột về chính trị trong bối cảnh thất nghiệp và khan hiếm nguồn ngân sách. Khi những nền dân chủ lâu đời này ngày càng có nhiều “diễn biến” bên trong, chúng sẽ trở thành những đối tác ít hữu hảo hơn trên bình diện quốc tế – ít sẵn sàng duy trì hệ thống thương mại đa phương hơn và tăng phản ứng đơn phương với các chính sách kinh tế mà các nước này nhận thấy chúng có thể phương hại đến lợi ích của mình.

    Trong khi đó, các thị trường mới nổi rộng lớn, như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil không thể lấp đầy những khoảng trống đó, khi mà các nước này vẫn còn hăng say với những hoạt động bảo vệ chủ quyền quốc gia và phô diễn quân sự. Kết quả là, khả năng hợp tác toàn cầu về kinh tế và những lĩnh vực khác ngày càng lùi xa.

    Đây là một dạng môi trường toàn cầu hạn chế tiềm năng tăng trưởng của tất cả các quốc gia.
    Có thể chúng ta sẽ không còn nhìn thấy sự trở lại của kiểu tăng trưởng mà thế giới – đặc biệt là thế giới đang phát triển – liên tục tăng trưởng trong 2 thập kỷ. Môi trường hiện nay sẽ tạo ra những hố ngăn cách sâu về hiệu suất kinh tế ở khắp nơi trên thế giới. Một vài nước sẽ chịu tác động bất lợi hơn nhiều so với các nước khác.

    Những nước có lợi thế tương đối sẽ chia nhau 3 đặc điểm.

    Thứ nhất, các nước này sẽ không bị đè nặng bởi mức nợ công cao.

    Thứ hai, các nước này sẽ không lệ thuộc quá nhiều vào kinh tế thế giới, động lực tăng trưởng kinh tế nằm ở bên trong chứ không phải bên ngoài.

    Cuối cùng, các nước này cơ chế xử lý các xung đột về lợi ích.


    Có mức nợ công thấp hoặc đang giảm là một nhân tố quan trọng, bởi những tỷ lệ nợ đến 80 – 90% GDP sẽ trở thành trở ngại nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chúng làm bất động chính sách tài khoá, bóp méo hệ thống tài chính, khởi phát các tranh cãi chính trị về thuế, và kích động các xung đột liên quan đến phân chia lợi ích. Các chính phủ bận bịu với việc giảm nợ không thể đảm bảo các hoạt động đầu tư cần thiết để đổi mới kết cấu hạ tầng. Ngoài một số ít các trường hợp ngoại lệ (nhưAustralia và New Zealand), phần đông các nền kinh tế tiên tiến đang hoặc sẽ sớm rơi vào hoàn cảnh này.

    Nhiều thị trường mới nổi, như Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ, đã kiểm soát được mức tăng nợ công trong thời gian gần đây. Nhưng các nước này đã không ngăn được thói ưa vay mượn của khu vực tư nhân. Nợ tư, theo cách nào đó, có thể chuyển thành nợ công, nên gánh nợ nhẹ có lẽ, trên thực tế, không tạo cho các nước này tấm đệm tài chính như họ nghĩ.

    Những nước quá phụ thuộc vào thị trường thế giới và tài chính toàn cầu cũng sẽ gặp bất lợi. Một nền kinh tế thế giới mỏng manh sẽ không phải là chỗ dựa vững chắc cho cả những nước vay nhiều và cho vay nhiều. Những nước có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn (như Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ vẫn là “con tin” của các thị trường đỏng đảnh. Còn những nước có thặng dư lớn (như Trung Quốc) sẽ chịu áp lực ngày càng lớn – bao gồm cả các hành động trả đũa – để hạn chế chính sách trọng thương của mình.

    Tăng trưởng kinh tế được dẫn dắt với sức cầu nội địa sẽ là một chiến lược chắc chắn hơn so với dựa vào xuất khẩu. Nghĩa là các nước có thị trường nội địa rộng lớn và tầng lớp trung lưu thịnh vượng sẽ có một ưu thế quan trọng.

    Cuối cùng, những có cơ chế xử lý các xung đột về lợi ích sẽ có lợi thế. Những nước như Ấn Độ có lẽ đang ở giai đoạn chuyển biến chậm chạp. Nhưng họ cung cấp vũ đài cho các hoạt động trao đổi, hợp tác. Đó là những nhân tố cực kỳ cốt yếu.

    Có thể thấy, trong nền kinh tế toàn cầu mới, có rất ít nước có đầy đủ những điều kiện thuận lợi để đương đầu với các thách thức. Ngay cả những câu chuyện thành công về kinh tế ngoạn mục nhất ở thời đại của chúng ta, như Trung Quốc, cũng không đạt được một vài trong số những điều kiện đó. Sẽ là một giai đoạn khó khăn đối với tất cả. Nhưng một vài nước, như Brazil, Ấn Độ và Hàn Quốc sẽ có vị thế tốt hơn so với phần còn lại.

    Các trang web hay về lĩnh vực tài chính, tiền tệ, đầu tư

    * Phân tích tỉ giá hối đoái - http://phantichtigiahoidoai. com/
    * Thị trường ngoại hối - http://thitruongngoaihoi. com/
    * Cố vấn tài chính - http://covantaichinh.com/
    * Chiến lược đầu tư - http://www.chienluocdautu. com/
    * Thuê tài chính - http://www.thuetaichinh.com/
    * Dự báo thị trường - http://www.dubaothitruong. com/
    * Phân tích kinh tế - http://www.phantichkinhte. com/
    * Phân tích thị trường - http://www. phantichthitruong.com/

    Các trang web được tài trợ bởi MASTERBRAND - http://masterbrand.vn/ Đơn vị trực thuộc công ty thiết kế web VINA Design - http://vinadesign.vn/

    Tìm kiếm việc làm Tài chính - ngân hàng tại trang web việc làm trực tuyến nổi tiếng TÌM VIỆC NHANH - http://www.timviecnhanh.com/

    Tham khảo link sau: http://www.timviecnhanh.com/vieclam/tuyendung/38/ngan-hang-chung-khoan-dau-tu.html

    Nguồn: http://danhba.timviecnhanh.com/tin-...hang-trong-nen-kinh-te-moi-tren-toan-cau.html

    Danh bạ Website tham khảo: http://danhba.timviecnhanh.com/

    Website được thiết kế do Công ty thiết kế website VINA Design
    Thiet ke web, thiet ke website, cong ty thiet ke web

Chia sẻ trang này