1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về PCCC tại chung cư bị cháy Carina ?

Chủ đề trong 'Public - Gặp gỡ giao lưu' bởi mymiumeo9, 29/03/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mymiumeo9

    mymiumeo9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2018
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Sau vụ cháy chung cư Carina đã dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh về an toàn PCCC trong khu dân cư, đặc biệt là những hộ dân đang sinh sống trên các chung cư, căn hộ. Vậy thì một khi xảy ra những tai nạn không mong muốn, về nguyên tắc bồi thường, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc...

    [​IMG]
    Bên trong hầm chung cư Carina Plaza bị cháy làm chết 13 người 150 xe máy và 13 ôtô nằm dưới hầm chung cư Carina Plaza (quận 8, TP.HCM) rộng khoảng 1.000 m2 bị thiêu rụi hoàn toàn trong đám cháy rạng sáng 23/3 - Ảnh: Zing.vn
    >>>>>Xem thêm: https://sites.google.com/site/baomoitheongay/home
    Khi một khu chung cư bị cháy, trên phương diện pháp lý có thể sẽ xảy ra một số tình huống xảy ra như sau:

    Trường hợp thứ nhất, do chập điện hoặc một thiết bị nào đó của tòa nhà hư hỏng dẫn đến cháy nổ thì trường hợp này lỗi hoàn toàn thuộc chủ đầu tư.

    - Thi công, lắp đặt thiết bị không đúng tiêu chuẩn thiết kế ban đầu của tòa nhà.
    - Trang thiết bị không đạt yêu cầu chất lượng (sử dụng thiết bị kém chất lượng hoặc thậm chí là sử dụng hàng nhái, hàng giả) hoặc không được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ nên không đủ tiêu chuẩn vận hành.
    - Hệ thống báo cháy và chữa cháy không hoạt động hoặc hoạt động không như thiết kế, yêu cầu của phòng cháy chữa cháy.
    - Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như chủ đầu tư không chấp hành các quy định, quyết định của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy như nâng cấp thiêt bị, điều chỉnh thiết kế…

    Trong những trường hợp này chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại về tài sản đã gây ra. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thiệt hại được bồi thường bao gồm: tài sản bị mất; tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
    Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho một số cư dân bị thiệt hại (bị bỏng, ngạt khí…) nếu họ có yêu cầu.

    Trường hợp thứ hai, tài sản (xe máy, bếp than…) của cư dân tự phát hỏa hoặc gây cháy thì trường hợp này lỗi được xác định là lỗi hỗn hợp (chủ đầu tư và cá nhân là chủ tài sản gây cháy cùng có lỗi).

    Lỗi của cá nhân trong trường hợp này là vô ý. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Dân sự, dù vô ý hay cố ý gây thiệt hại cho người khác thì đều phải bồi thường.
    Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 605 Bộ luật Dân sự, người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

Chia sẻ trang này