1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai thích các tinh vân thì vào đây !

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Attheng, 31/03/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dolphin2311

    dolphin2311 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    hà...tưởng Attheng và Irish bỏ quên luôn bài tinh vân rồi chứ!! Em thích tinh vân lắm, nên cũng xin được góp mặt đây. Thông tin của em cũng "chôm" từ Internet thui, bác nào bít rùi (hay có rùi) thì em xin lỗi vì đã múa qua mắt thợ
    to Attheng: ai chẳng bít là cần hình nhẹ!! Nhưng hình chi mà nhỏ rứa...bắt ng` ta lấy kính lúp ra soi à!!!

    Dolphin
  2. dolphin2311

    dolphin2311 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Em xin bổ sung thêm đôi chút về tinh vân Eskimo.
    Tinh vân này là di tích của 1 ngôi sao và được theo dõi lần đầu tiên bởi William Herschel vào năm 1787. Tinh vân này được gọi là tinh vân Eskimo do đám khí có hình như cái mũ trùm đầu có viền lông trong mấy cái áo da của ng` Eskimo (xin post lai hình tinh vân Eskimo với kích thước nhỏ để mọi ng` dễ quan sát va tưởng tượng!).
    Cái mũ lông này thật ra là 1 đám vật chất hình dĩa, được tô điểm thêm bằng 1 vành đai gồm những vật thể có dạng như sao chổi. Đuôi của những "sao chổi" này quay ra ngoài. Còn ở trung tâm của tinh vân thì, các bác cũng thấy, đó là 1 ngôi sao đang chết dần.

    Dolphin

    Được sửa chữa bởi - dolphin2311 vào 23/04/2002 16:20
  3. dolphin2311

    dolphin2311 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo là tinh vân Con Cua (Crab Nebula)
    Nằm cách trái đất khoảng 6.000 năm ánh sáng, tinh vân Con Cua là dấu vết còn lại của 1 ngôi sao có khối lượng ban đầu gấp khoảng...10 lần khối lượng Mặt Trời của chúng ta. Những ngôi sao nặng nề như thế tiêu thụ năng lượng hạt nhân quá mau lẹ, đến nỗi chúng chỉ sống được 50 triệu năm trước khi bùng nổ như 1 siêu tân tinh (supernova). Ngôi sao của tinh vân Crab này đã chết từ hồi ngày 4 tháng 7 năm 1054.
    Những màu sắc khác nhau trong bức ảnh phát sinh do những nguyên tố hóa học khác nhau trong các khí tỏa ra. Chúng bao gồm: hidro (màu cam), nitơ (đỏ), sunfua (hồng) và oxi (xanh lá cây). Mấy màu sắc này biểu diễn sự khác nhau về: nhiệt độ, tỉ trọng và cả sự thay đổi trong thành phần nguyên tố cấu tạo của các khí.

    Dolphin
  4. ricarica

    ricarica Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    0
    Các bác cứ nói hết cái tinh vân này đến cái khác mà không chịu nói rõ ràng về định nghĩa và các đặc tính của tinh vân để những người chưa biết được biết. Cứ như là đánh đố vậy!
    [rosemary]
    BABYBYEBYEBYE
    [/rosemary][/size=7]
  5. dolphin2311

    dolphin2311 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Em rất thích Crab Nebula, nên lại thêm hình tinh vân này cho các bác đây!! Crab nebula còn gọi là tinh vân M1.
    Tấm này là tấm đẹp nhất của Crab Nebula. Tấm này do Đại Viễn Vọng Kính Châu Âu chụp với ánh sáng nhìn thấy được.
    Vùng trung tâm của M1 là các khí bị ion hóa luôn xoáy động. Hình này chụp bởi đài thiên văn Europe Southern.

    Dolphin
  6. dolphin2311

    dolphin2311 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    ơ bác rica...bác cứ đọc lại mí bài trước của topic này đi!! Attheng có nói sơ về tinh vân rồi mà!!

    Dolphin
  7. Attheng

    Attheng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    a ! cám ơn bác ! cái này của bác thật đẹp chứ ! lại giải thích đầy đủ nữa ! vote cho bác 5* ! sướng nhé !
    đây là toàn cảnh của ting vân đại bàng ! lần trước em có post lên 1 bài về cái bày nhưng cận cảnh !
    nó là 3 cột khí bốc lên ! trong đó có rất nhiều sao mới được tạo thành ! phát ra những luồn khí khổng lồ !
    Attheng
  8. dolphin2311

    dolphin2311 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    hí hí...cám ơn bác Attheng!!! Bác đã ủng hộ thì em xin làm hết mình. Mà bác này...bác kiếm cái hình nào bự hơn 1 chút nhé...bắt em cứ căng mắt ra mờ nhìn, mỏi mắt wé!!
    Hum ni em xin giới thiệu 1 tinh vân rất nổi tiếng đây: tinh vân Đầu Ngựa (Horsehead nebula).
    Hình 1: chụp từ kính thiên văn đặt trên mặt đất đây. Nhìn từ TĐ thì cái đầu ngựa nó nằm ngang thế này.
    Hình 2: Nhưng nhìn như thề này mới thú cơ!! Thấy rõ ràng cái đầu ngựa nhé. Tấm này chụp từ viễn vọng kính 8,2 mét Kueyen ở Chile.
    Hình 3: chụp toàn cảnh Horsehead nebula. Trông đẹp nhưng 0 rõ mấy. Các bác đối chiếu với hình 4 để cho rõ hơn.
    Hình 4: Thấy cái đầu ngựa chưa ạ? Ảnh lớn chụp bằng ánh sánh nhìn thấy được, còn ảnh nhỏ chụp bằng kính ảnh hồng ngoại. Đây là ảnh 18 cái planetoid lớn trong vùng Sigma Orionis thuộc vành đai Orion. (Bác nào giúp em gọi tên tiếng Việt của planetoid đi! Có phải là hằng tinh 0 ạ?)

    Dolphin
  9. dolphin2311

    dolphin2311 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Những kẻ lang thang (phụ lục cho bài tinh vân Đầu Ngựa)
    Các bác nhìn vào hình 4 bài Horsehead nebula nhé.
    Qua phép phân tích quang phổ , các nhà thiên văn học đã xác định được những planetoid gas, mờ mờ, màu đỏ này có khối lượng gấp từ 5 đến 15 lần hành tinh lớn nhất của chúng ta là Sao Mộc. (mấy cái hình nhỏ có mũi tên chỉ vào cái hình lớn ấy). Nhưng mà 0 như những hành tinh đã được nghiên cứu, mấy cái thiên thể hình cầu này lại đi lang thang như là dân du mục á.
    Tụi nó đi sang cả mấy vùng lân cận chứ 0 bay vòng vòng quanh 1 ngôi sao (star) gần đó. Nếu như mấy "kẻ lang thang bí mật" này được xếp vào hành tinh (planet), thì đây là bức ảnh đầu tiên của hành tinh ngoài Thái Dương Hệ. 0 có cái nào trong số hơn 50 hành tinh đã được xác định nằm ngoài Thái Dương Hệ có thể được chiếu sáng bởi những ngôi sao xung quanh nó !!
    Xin lỗi bác Attheng, em viết sai 1 chút xíu. Ngôi sao là những thiên thể tự phát sáng, còn hành tinh là những thiên thể 'tối', quay quanh một ngôi sao và được nó chiếu sáng

    Dolphin

    Được sửa chữa bởi - dolphin2311 vào 24/04/2002 10:51
  10. Attheng

    Attheng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    hay wá ! biện chứng này chứng tỏ rỏ thêm về planet !
    Attheng

Chia sẻ trang này