1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai thích đọc truyện thì vào đây ngó nghiêng ( ko thích thì miền bình loạn nha,khổ thân em viết bài)

Chủ đề trong 'Thái Phiên Community' bởi aodai_xinhxinh, 21/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. aodai_xinhxinh

    aodai_xinhxinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Ai thích đọc truyện thì vào đây ngó nghiêng ( ko thích thì miền bình loạn nha,khổ thân em viết bài)

    Con ruồi



    Con ruồi nhỏ, nhỏ xíu, vậy mà cái nhỏ xíu đó đôi khi lại là nguyên nhân của những việc tày đình. Rất có thể hai vợ chồng đâm đơn ra tòa ly dị nhau chỉ bởi một con ruồi. Ai mà lường trước được những việc thần kỳ đó!

    Tôi ốm. Điều đó vẫn thỉnh thoảng xảy ra cho những người khỏe mạnh. Và vợ tôi pha cho tôi một ly sữa. Tôi nốc một hơi cạn đến nửa ly và phát hiện ra trong ly có một con ruồi. Con ruồi đen bập bềnh trong ly sữa trắng, "đẹp" kinh khủng!

    Thế là mọi chuyện bắt đầu.

    Tôi vốn rất kỵ ruồi, cũng như gián, chuột, nói chung là kỵ tất thảy các thứ dơ bẩn đó. Tôi đang nằm mà nghe tiếng chuột bò sột soạt trong bếp là tôi không tài nào nhắm mắt được. Thế nào tôi cũng vùng dậy lùng sục, đuổi đánh cho kỳ được. Bằng không, thì cứ gọi là thức trắng đêm.

    Vậy mà bây giờ, một trong những thứ tôi sợ nhất lại nhảy tót vào ly sữa tôi đang uống, và đã uống, nói trắng ra là nhảy tót vào mồm tôi. Biết đâu ngoài con ruồi chết tiệt trong ly kia, tôi lại chẳng đã nuốt một con khác vào bụng. Mới nghĩ đến đó, tôi đã phát nôn.

    Thấy tôi khạc nhổ luôn mồm, vợ tôi bước lại, lo lắng hỏi:

    - Sao vậy anh?

    Tôi hất đầu về phía ly sữa đặt trên bàn:

    - Có người chết trôi kia kìa!

    Vợ tôi cầm ly sữa lên:

    - Chết rồi! ở đâu ra vậy cà?

    - Còn ở đâu ra nữa? ?" Tôi nhấm nhẳng ?" Chứ không phải em nhặt con ruồi bỏ vào ly cho anh à?

    Vợ tôi nhăn mặt:

    - Anh đừng có nói oan cho em! Chắc là nó mới sa vào!

    - Hứ, mới sa hay sa từ hồi nào, có trời mà biết?

    Vì tôi đang ốm nên vợ tôi không muốn cãi cọ, cô ta nhận lỗi:

    - Chắc là do em bất cẩn. Thôi để em pha cho anh ly khác.

    Tôi vẫn chưa nguôi giận:

    - Em có pha ly khác thì anh cũng đã nuốt con ruồi vào bụng rồi.

    Vợ tôi trố mắt:

    - Nó còn trong ly kia mà!

    - Nhưng mà có tới hai con lận. Anh uống một con rồi.

    - Anh thấy sao anh còn uống?

    - Ai mà thấy!

    - Không thấy sao anh biết có hai con?

    Tôi tặc lưỡi:

    - Sao lại không biết? Uống vô khỏi cổ họng, nghe nó cộm cộm là biết liền.

    Vợ tôi bán tín bán nghi. Nhưng vì tôi đang ốm, một lần nữa cô ta sẵn sàng nhận khuyết điểm:

    - Thôi, lỗi là do em bất cẩn! Để em...

    Tôi là tôi chúa ghét cái kiểu nhận lỗi dễ dàng như vậy. Do đó, tôi nóng nảy cắt ngang:

    - Hừ, bất cẩn, bất cẩn! Sao mà em cứ bất cẩn cả đời vậy?

    Vợ tôi giật mình:

    - Anh bảo sao? Em làm gì mà anh gọi là bất cẩn cả đời?

    - Chứ không phải sao?

    - Không phải!

    À, lại còn bướng bỉnh! Tôi nheo mắt:

    - Chứ hôm trước ai ủi cháy cái quần của anh?

    - Thì có làm phải có sai sót chứ! Anh giỏi sao anh chẳng ủi lấy mà cứ đùn cho em?

    - Ái chà chà, cô nói với chồng cô bằng cái giọng như thế hả? Cô nói với người ốm như thế hả? Cô bảo tôi lười chảy thây chứ gì? Cô so sánh tôi với khúc gỗ phải không? Ái chà chà...

    Thấy tôi kết tội ghê quá, vợ tôi hoang mang:

    - Em đâu có nói vậy!

    - Không nói thì cũng như nói! Cô tưởng cô giỏi lắm phỏng? Thế tháng vừa rồi ai làm cháy một lúc hai cái bóng đèn, tháng trước nữa ai phơi quần áo bị đánh cắp mà không hay? Cô trả lời xem!

    Vợ tôi nhún vai:

    - Anh lôi những chuyện cổ tích ấy ra làm gì? Hừ, anh làm như anh không bất cẩn bao giờ vậy? Anh có muốn tôi kể ra không? Tháng trước ai mở vòi nước quên tắt để cho nước chảy ngập nhà? Anh hay tôi? Rồi trước đó nữa, ai làm mất chìa khóa tủ, phải cạy tủ ra mới lấy được đồ đạc?

    Tôi khoác tay:

    - Nhưng đó là chuyện nhỏ nhặt! Còn cô, năm ngoái cô lấy mấy ngàn bạc cho bạn bè mượn bị nó gạt mất, sao cô không kể luôn ra?

    - Chứ còn anh, sao anh không kể chyện anh đi coi bóng đá bị mất xe đạp? Rồi năm ngoái, ai nhậu xỉn bị lột mất đồng hồ?

    Cứ như thế, như có ma quỷ xui khiến, hai vợ chồng thi nhau lôi tuột những chuyện đời xửa đời xưa của nhau ra và thay nhau lên án đối phương, không làm sao dừng lại được. Tôi quên phắt là tôi đang ốm. Vợ tôi cũng vậy. Chúng tôi mải mê vận dụng trí nhớ vào việc lùng sục những khuyết điểm từng từng lớp lớp của nhau. Và thật lạ lùng, có những chuyện tưởng đã chìm lấp từ lâu dưới lớp bụi thời gian, tưởng không tài nào nhớ nổi, thế mà bây giờ chúng lại hiện về rõ mồn một và chen nhau tuôn ra cửa miệng. Từ việc tôi ngủ quên tắt ra-dô đến việc vợ tôi mua phải cá ươn, từ việc tôi bỏ đi chơi ba ngày liền không về nhà đến việc vợ tôi đi dự sinh nhật bạn đến mười hai giờ khuya, v.v.. và v.v.... chúng tôi thẳng tay quậy đục ngầu quá khứ của nhau và vẽ lên trước mặt mình một bức tranh khủng khiếp về đối tượng.

    Trời ơi! Thế mà trước nay tôi vẫn sống chung với con người tệ hại đó! Thật chẳng thể tưởng tượng nổi! Tôi cay đắng nhủ thầm và bùng dậy quyết tâm phá vỡ cuộc sống đen tối đó. Tôi đập tay xuống bàn, kết thúc cuộc tranh cãi:

    - Thôi, tra khảo hành hạ nhau thế đủ rồi! Tóm lại là tôi hiểu rằng tôi không thể sống chung với cô được nữa. Tôi ngán tới tận cổ rồi!

    Vợ tôi lạnh lùng:

    - Tùy anh!

    Câu đáp cộc lốc của vợ không khác gì dầu đổ vào lửa. Tôi nghiến răng:

    - Được rồi! Cô chờ đấy! Tôi làm đơn xin ly hôn ngay bây giờ.

    Tôi lập tức ngồi vào bàn và bắt đầu viết đơn. Ngòi bút chạy nhoáng nhoàng trên giấy với tốc độ 100 km/giờ.

    Viết và ký tên mình xong, tôi đẩy tờ đơn đến trước mặt vợ. Cô ta cầm bút ký rẹt một cái, thậm chí không thèm liếc qua xem tờ đơn viết những gì.

    Thế là xong! Tôi tặc lưỡi và thở ra, không hiểu là thở phào hay thở dài. Cuộc đời cứ như xi-nê-ma, nhưng biết làm thế nào được?

    Ký tên xong, vợ tôi đứng lên và cầm lấy ly sữa.

    - Cô định làm gì đấy?

    - Đem đổ đi chứ làm gì?

    - Không được, để ly sữa đấy cho tôi! Tôi phải vớt con ruồi ra, gói lại, đem đến tòa án làm bằng cớ.

    Đặt ly sữa xuống bàn, vợ tôi lẳng lặng đi vào phòng ngủ, đóng sập cửa lại. Trong khi đó, tôi hùng hục lấy muỗng vớt con ruồi ra.

    Tôi ngắm con ruồi nằm bẹp dí trên đầu muỗng và có cảm giác là lạ. Tôi đưa con ruồi lên sát mắt, lấy tay khảy nhẹ và điếng hồn nhận ra đó là một mẩu lá trà.

    (bản copy)

    Nguyễn Nhật Ánh


    Diều kì diệu của mối tình đầu là ko biết rằng 1 lúc nào đấy nó có thể kết thúc
    "mẹ mìn buôn dưa lê" is me,hihihih
    &a
  2. I.O.U

    I.O.U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    2.465
    Đã được thích:
    0
    cop ở đâu vậy cưng ? đọc cũng đc.
    .::I.O.U in love::.
  3. bonghongthuytinh410

    bonghongthuytinh410 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2002
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    0
    ặc ặc , nghe giọng ông Hưng be be quá
    [/img]http://us.f1.yahoofs.com/users/2d9fae64/bc/My+Photos/__tn_DSC01227.jpg?bc4iKR_AbwxhF6Pt
  4. GACONGNGIEP

    GACONGNGIEP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    978
    Đã được thích:
    0
    Nói tóm lại là ?????????? chúng nó ngu thì chúng nó chết bệnh tật gì đâu..Ruồi đâu mà ruồi

    A B C dắt dê đi ỉa
    Dê ko ỉa dắt dê về chuồng
  5. NoRelease

    NoRelease Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/12/2002
    Bài viết:
    739
    Đã được thích:
    0
    Thế mà kêu khổ thân em viết bài ! Khổ thân em phải ngồi cặm cụi select all xong paste qua đây quá

    Never cared for what they do
    Never cared for what they know
    But I know ...
  6. aodai_xinhxinh

    aodai_xinhxinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Ngày Tết về thăm quê
    Hôm ấy là ngày 29 Tết, những ngày cuối chạp u ám, buốt giá và buồn tẻ. Tôi từ bến đò qua đê đi tắt ruộng xiên chéo một đường thẳng đến tận đầu làng. Bốt Chi Điền cách làng năm mươi thước. Ngày tôi đi bốt mới xây xong, có bốn lô-cốt chìm, một lô-cốt nổi cao ba bốn tầng, trên mỏm bắc một khẩu đại liên, bây giờ cỏ mọc xung quanh bốt xanh um, dây thép gai gỡ dỡ cuộn lại từng đống nhớn nhỏ, tầng trên cùng của lô-cốt nổi sạt đi đâu mất, tường chằng chịt vết đạn. Cây gạo cổng làng đã đây rồi, nhưng rõ là không phải cây gạo ngày xưa mà bóng cây che tối cả mấy khoảnh ruộng, trâu bò buộc dưới gốc đen kín, mùa đình đám thì kết nụ, cuối xuân hoa nở đỏ rực như đốt lửa, bây giờ các cành của nó đã bị ai tiện cụt, chỉ còn trơ lại một cái thân chọc thẳng, trùi trũi. Làng tôi rất nhỏ, chỉ có hơn trăm nóc nhà, phong cảnh chẳng có gì đáng để ý, nhân dân chỉ còn hãnh diện ở ngôi đình Cả và lai lịch của ông Thành hoàng. Tục truyền, tám ông Thành hoàng ở vùng này là tám anh em do một mẹ đẻ ra. Ông Thành hoàng làng tôi là anh Cả. Trong đám rước, long đình ông Cả đi đầu, cao nhất, đẹp nhất. Trong làng không có nhà nào có đến năm mẫu ruộng, nhưng mọi người đều tự hào: tuy nghèo kiết nhưng vẫn là nền anh. Những tay đầu bò đầu biếu say rượu đi cà khịa đánh nhau với người thôn bạn phần nhiều họ đều nhường cả. Nhưng cái điều đáng tự hào nhất của dân làng bây giờ cũng không còn nữa. Ngôi đình Cả tiều tụy không khác gì một túp lều rách, hai đầu hồi đình bị đại bác phá tung, mái ngói tróc nham nhở như người đánh vẩy cá. Vào trong làng cảnh tượng càng chán ngán hơn, chỉ thấy những tường đất xếp ngổn ngang, những túp rạ co kéo, tranh giành nhau, những bụi tre mới nhú phờ phạc và từ khối hỗn độn ấy xông lên mùi ẩm ướt, hôi mốc. Đến chỗ rẽ về ngõ nhà tôi có một chị to béo, khăn vuông che gần kín mặt, từ đám ruộng cấy cần bước lên đi trước tôi vài bước. Trông dáng người tôi nhận ngay ra chị Vườn. Tôi mừng quá bước nhanh đến ngang chị khẽ hỏi:
    - Chị vẫn khỏe!
    Chị dừng lại nhìn tôi thoáng một cái rồi trả lời:
    - Các anh về chơi. Cảm ơn anh tôi vẫn khỏe.
    Rồi chị cắp rổ cần bước ngoắt đi. Biết là chưa nhận được ra tôi, tôi vừa cười vừa gọi lại:
    - Chị Vườn ơi, tôi đây mà!
    Lập tức chị quay phắt lại, nhìn tôi một lần nữa rồi kêu lên:
    - Anh Cu phải không?... Thế mà không nói ngay, cứ ngỡ là ông khách nào.
    Tôi nhìn chị:
    - Trông tôi lạ lắm à. Chị thì vẫn như xưa.
    Chị Vườn cứ đứng ngắm tôi từ đầu đến chân, miệng tủm tỉm cười:
    - Cao lớn quá. Thoáng trông không thể nào nhận ra. Mới ngày nào nhỉ... à, để tôi gọi ông Kinh cho ông ấy mừng.
    Thế là chị cắp cả rổ cần, quần vẫn để xắn đến bẹn, chân đầy bùn, chạy vào ngõ nhà tôi, réo ầm ĩ:
    - ối ông Kinh ơi! Anh Cu về kia kìa. Ra mà nhận mặt ông em!...
    Ngày tôi đi bộ đội chỉ có ủy ban xã biết, còn đến anh tôi cũng không hay (thầy u tôi mất sớm, từ ngày bé tôi vẫn ở với anh). Năm ấy chị Vườn là thôn đội phó du kích. Chị cho quần áo của tôi vào cái thúng khảo đội lên đầu đi qua bốt, còn tôi tay cầm thuổng, lưng đeo giỏ như người đi đào chuột đi tắt ruộng đón đường. Khi chia tay, chị nắm lấy tay tôi dặn: "Nhớ đến thù làng mà giết cho nhiều Tây nhé!". Hôm nay lại gặp chị và tôi tự xét không đến nỗi hổ thẹn với lời dặn của chị năm xưa. Anh tôi đương phát rào ở ngõ, nghe nói em về vứt cả dao, chạy ra đón. Thấy tôi, anh ôm chầm ngay lấy, vừa khóc, vừa nói:
    - Chú Cu về đấy à. Anh tưởng chú lại đi mãi đâu rồi... Sao chẳng chịu thư từ gì cho nhà biết cả.
    Tôi nhìn lại anh tôi, sao anh có thể già đến thế. Ngày tôi đi anh cao lớn hơn nhiều, tính lại nghiêm nên tôi càng thấy mình bé bỏng, trẻ con. Bây giờ râu anh mọc sồm soàm, người choắt lại, đứng chỉ có đến tai tôi, mặc cái áo bông rách, quần ống thấp ống cao trông càng tiều tụy. Anh thấy tôi to lớn, đĩnh đạc khác xưa nên cứ luẩn quẩn đi bên cạnh, nói đi nói lại:
    - Chú, chú khỏe chứ. Thật không ngờ Tết này chú lại về.
    Bà chị dâu đi chợ vắng, các cháu đứa đi cấy, đứa đi học. Hai anh em vừa nói với nhau được vài câu chuyện thì người kéo vào đã đầy nhà, vừa họ hàng, vừa hàng xóm láng giềng nghe tin tôi về nên chạy lại xem mặt. Tôi lấy ở trong ba-lô ra một gói kẹo, một bao thuốc lá, mời từng người, trẻ con thì ăn kẹo, các cụ, các ông hút thuốc, còn các bà, các chị cứ mủm mỉm cười: "Gớm, anh Cu bây giờ giàu nhỉ. Mua quà đãi khắp làng".
    (vẫn còn tiếp )
    Diều kì diệu của mối tình đầu là ko biết rằng 1 lúc nào đấy nó có thể kết thúc
    "mẹ mìn buôn dưa lê" is me,hihihih
    &a
  7. aodai_xinhxinh

    aodai_xinhxinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Mọi người đều khen tôi to lớn, trắng trẻo, đẹp trai hơn ngày ở nhà, và hỏi tôi đã xây dựng gia đình ở đâu chưa, có định cưới vợ ở làng không để còn liệu manh mối, chị Vườn lúc ấy mới nói thật:
    - Ngày anh đi trông người cứ bé choắt, tôi cứ chắc mẩm thế nào cũng phải về lộn. Năm ấy anh mới mười bảy nhỉ?... Ai ngờ...
    Tôi nói:
    - Nhờ có chị khuyến khích tôi, lại mang giúp quần áo nên nay tôi mới trở thành người bộ đội. Ơn chị tôi vẫn nhớ.
    Chị vẫn cười to như xưa:
    - Ai dám nhận ơn của anh. Bây giờ anh là anh hùng quân đội, đi đây đi đó người ta hỏi quê anh ở đâu thì trả lời quê tôi ở làng Chi Điền, huyện Nam Sách, như thế cũng đủ mát mặt chúng tôi rồi.
    Trong khi nói chuyện tôi để ý ở góc cửa có một chị trông rất quen mặt, nhìn vài ba lần thì nhận ngay ra là cái Miều, con ông anh họ. Ngày trước, tôi với nó vẫn đi cắt cỏ trâu với nhau, nó mới mười bốn tuổi mà cao hơn tôi cái chỏm đầu, nhưng chỉ được cái lưng dài còn làm ăn đến đuểnh đoảng. Có hôm gánh cỏ về, đường mưa trơn, nó cứ bấm chân xuống đất không dám bước, rồi khóc hu hu. Tôi tức mình mắng nó: "Người cứ đuỗn như con cá rô đực, gánh có gánh cỏ mà cũng khóc, mày thì rồi chó nó lấy". Rồi tôi san một nửa gánh cỏ của nó sang tôi. Bây giờ nó lại có vẻ thấp hơn trước, người béo đỏ mập mạp, trông đẹp gái và gọn ghẽ, lại thấy nó bế một thằng bé chừng lên hai, lên ba tuổi. Tôi hỏi nó:
    - Cái Miều đấy hử?
    Nó nói như dỗi:
    - Giờ chú mới nhận ra cháu đấy à. Sao chóng quên thế.
    Tôi chống chế:
    - Quên đâu mà quên... Mày bế con ai thế?
    Nó toét miệng cười. Tôi gắt:
    - Cười cái gì. Con ai đấy?
    Nó ngoảnh mặt đi, lấy tay che mặt, tiếng cười càng to.
    Anh tôi bảo tôi:
    - Con nó đấy. Con lên ba rồi. Rõ chú với cháu.
    Lúc ấy nó cũng đặt thằng bé xuống, đun vào giữa nói:
    - Vào với ông, ông đấy, vào ông cho kẹo.
    Tôi đưa cho đứa bé một cái kẹo, định bế nó, nhưng nó quay ngoắt ra ôm lấy cổ mẹ đu lên, rồi quay lại nhìn tôi lấm lét:
    - Anh bộ đội, anh bộ đội cho kẹo...
    Miều ôm lấy con phát vào đít:
    - Láo, ông mày đấy... ra lạy ông đi. Lạy ông... ạ... Cháu là con mẹ Miều cháu đấy ạ...
    Mọi người cười ầm lên. Bỗng vòng người ngồi ở hè giãn ra nhường lối cho một ông cụ tóc bạc phơ bước vào. Tôi nhìn lên: kìa chú tôi. Tôi đứng dậy đỡ lấy chú.
    - Lạy chú, chú sang chơi.
    Chú tôi năm nay phải hơn tám mươi tuổi. Trước ngày tuy tôi làm ăn ở nhà anh, nhưng đêm đêm lại vác chiếu sang nhà chú ngủ. Chú thương tôi mồ côi bố mẹ, lại làm ăn vất vả nên rất chiều. Chú chỉ có một người con trai ra làm trưởng thôn được hai năm thì bị địch bắt đem dìm chết ở ngay cái giếng xóm trên. Thằng Thâm là cháu nội nhưng lại phải đi ở cho người làng khác, đêm đến chỉ có hai chú cháu tôi ngủ ở nhà. Chú nằm gác chân lên tôi kể chuyện làm ăn chán rồi lại lẩy kiều, hát chầu văn cho nghe. Người chú rất lắm rận, đêm rận bò sang tôi đốt cứ ngoay ngoáy, gãi đến phát ghẻ, nhưng không đêm nào tôi không mò sang đấy ngủ để được chú ủ ấp, an ủi. Chú nhìn tôi rất lâu, mắt nhấp nháy, rồi đưa tay lên quệt nước mắt, mãi mới nói được: Tao tưởng mày bỏ làng rồi đấy. Mày ghét chúng tao lắm phải không? Cứ đi biền biệt như người giận dỗi cái gì...
    Thấy chú khóc, tôi cũng ứa nước mắt. Chú lại lẩm bẩm:
    - Sao cũng may tao còn sống để được trông thấy mày.
    Rồi chú hỏi tôi:
    - Bây giờ mày đổi tên là Đức Song phải không. Song hay là Sang. Tao thấy ảnh chụp anh hùng Đặng Đức Song thì đúng là mày. Anh tôi đỡ lời:
    - Chú nó đấy ạ. Hồi ở nhà chú ấy cũng đã đổi là Song rồi nhưng không ai gọi.
    Tên tôi ngày bé là Sang, song vì trùng tên với con cháu nên người làng cứ gọi tôi là anh Cu. Sau anh tôi phải đổi tên tôi là Song. Ra bộ đội tôi mới thêm chữ Đức đệm giữa: Đức Song.
    Cái Miều đứng ở ngoài nói chõ vào:
    - Chốc nữa chú Song ra mà xem ảnh chú treo ở phòng thông tin ấy. Đẹp, đẹp là... tha hồ mà đắt vợ.
    Tôi phải lườm nó một cái nó mới chịu ngồi thụp xuống nhưng vẫn cười rúc rích.
    Bữa cơm trưa 29 đã có mùi vị Tết. Dưa nén, hành nén, thịt gà luộc. Ăn xong tôi sửa soạn định lên đình gặp ủy ban thì có tiếng nói từ ngoài cổng:
    - Chú Song còn ở nhà không?
    Tôi ngó ra thấy thằng Thâm bế con đi vào sân. Thấy tôi nó chạy vội lên hè, cầm lấy tay tôi lắc lắc:
    - Ôi, chú hơn tuổi cháu mà chú còn trẻ quá, cháu hóa già hơn chú rồi.
    Tôi nhìn lại quả nó biến đổi nhiều quá. Ngày trước nó vào loại đẹp trai của làng, có bộ ngực nở và hai cánh tay rắn chắc. Nhiều cô mê nó cứ đi mua thuốc lào biếu nó hút. Thành thử nó là tay nghiện nặng, tiền không mất một xu mà vẫn có thuốc hút quanh năm. Nay nó già hơn tôi thật, tóc lờm sờm, gò má nhô lên xanh nhợt, mắt trũng sâu lờ đờ.
    Nói chuyện được một lát, tự nhiên nó bảo tôi:
    - Cái Cún con nó lấy chồng rồi chú ạ.
    Tôi cười:
    - Mới lấy à?
    - Lấy nhau cũng được hơn ba năm rồi, đã gần có ba con.
    Tôi chép miệng.
    - Nhanh nhỉ.
    Thâm nhìn tôi, rồi hắn nói hơi buồn buồn:
    - Kể ra ngày con gái cô ấy cũng đẹp thật, cháu đã định ướm hỏi đám ấy đấy, nhưng... sau nghĩ là của chú nên cháu lại thôi.
    Tôi đỏ mặt:
    - Ai bảo mày thế, bạn chăn trâu thôi, chứ đã có tình ý gì đâu.
    Thâm càng có vẻ tiếc rẻ:
    - Cháu cũng nghĩ như vậy, vì từ ngày chú đi chẳng gửi về cho cô ấy lá thư nào cả. Nếu có vấn đề gì thì ít ra cũng phải có hứa hẹn với nhau chứ... thôi việc nó cũng đã qua rồi.
    Thâm bế con cùng lên đình với tôi. ở đình có lớp học ngắn ngày của các cán bộ trong toàn xã, gồm những người bị xử trí oan vừa được trả lại tự do và anh chị em cốt cán trong cải cách. Tôi vừa bước vào sân đình thì ông Hợp thoáng trông thấy tôi. Ông ngừng nói chuyện rồi chạy ra:
    - Chú Song, chú đã về chơi đấy ư?
    Trông ông vẫn như xưa, cái mũ nồi rách ở chỏm để lòi cả tóc, một mắt bị kéo màng trắng, còn một mắt rất tinh nhanh, hàm răng trên vàng khè ám khói thuốc lào, hơi nhô ra, khi cười rất độ lượng và hiền lành. Ông nắm tay tôi hỏi:
    - Chú được về chơi bao nhiêu hôm?
    Khi biết tôi được về phép có một tuần, ông chặc lưỡi:
    - Kể ra xa nhà năm sáu năm về chơi được có một tuần thì cũng còn ít. Nhưng nhiệm vụ quân đội thì...
    Rồi ông lôi tôi vào trong đình, mọi người xôn xao lên: "Kìa anh Cu, nghe tin về từ sáng kia mà". "Trông chững chạc nhỉ". Ông Hợp tươi cười đun tôi ra phía trước giới thiệu:
    - Tôi xin giới thiệu một người của làng ta, một người làm vinh dự cho quê hương ta là đồng chí Đặng Đức Song, Anh hùng quân đội... Đồng chí...
    Ông chưa nói hết mọi người đều đứng dậy vỗ tay hoan hô. Tôi liếc nhìn thoang thoáng toàn là những cán bộ cũ của xã, có thêm ít người mới, chắc là anh em cốt cán. Ông ra hiệu im lặng, rồi nói tiếp:
    - Đồng chí Song là anh hùng Điện Biên Phủ, nghĩa là có rất nhiều chuyện về Điện Biên. Tôi đề nghị hôm nào Tết ra xã sẽ tổ chức cho đồng chí Song nói chuyện với bà con trước khi về đơn vị.
    Sau ông dắt tôi xuống nhà dưới nói chuyện. Tôi móc túi lấy bao thuốc lá để trên bàn. Ông nheo mắt, bóc thuốc lá cười:
    - Độ này cũng hút thuốc lá kia à?
    - Không, ngày Tết thì mua về vài bao hút cho vui.
    - Thế nào, chú còn nhớ những chuyện hồi còn kháng chiến không. Tôi vẫn nhớ ơn chú đấy nhé. Lắm lúc nghĩ lại thấy mình còn sống được đến bây giờ kể cũng giỏi thật.
    Nhân vui chuyện ông nhắc lại thời kỳ hoạt động cũ. Hồi ấy ông là bí thư của chi bộ Đảng ở xã, nhiều ngày ông đến nằm ngay trong buồng nhà anh tôi để nắm tình hình lính bốt. Những ngày ấy, tôi cứ chăn trâu luẩn quẩn bên ngoài, đến bữa cơm lại đưa cơm vào, có động làm hiệu báo. Có hôm ông mót đái quá liền đục một lỗ nhỏ ở vách sau cho nước tiểu thông ra, ai ngờ nước chảy xuống nền nhà không thấm ngay mà lại kéo thành một đường thẳng chạy ra vườn. Tôi chợt đến thấy thế vội vàng lấy tro đổ lên rồi quét đi, vừa xong thì bọn lính bốt sục tới. Sau biết chuyện ông Hợp cứ khen mãi: "Thắng Song nó bé mà lại tinh khôn hơn mình, suýt nữa thì chết cả lũ". Chuyện cũ chán, ông cho biết tình hình sửa sai của xã, bây giờ ông lại về nhận nhiệm vụ bí thư Đảng như cũ, kỳ vừa qua ông cũng bị xử trí oan, đi tù mất mấy tháng. Lúc chia tay ông dặn tôi:
    Hôm nào chú lại đằng nhà ăn bữa cơm rau muối với vợ chồng tôi, tôi sẽ cho chú biết thêm tình hình của xã nhà. Tôi chắc chú sẽ góp được nhiều ý kiến hay.
    Tôi hơi ngượng nghịu:
    - Tôi thì còn có ý kiến gì.
    Ông trợn mắt:
    - Xưa chú khác, bây giờ chú khác. Chú tưởng hễ đi bộ đội là không có trách nhiệm gì về phong trào của xã nữa à. Nhớ hôm nào lại chơi nhá...
    Diều kì diệu của mối tình đầu là ko biết rằng 1 lúc nào đấy nó có thể kết thúc
    "mẹ mìn buôn dưa lê" is me,hihihih
    &a

Chia sẻ trang này