1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai thích ngắm hay nuôi chim không ? (bird watching)

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi mikiki, 09/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vuong_quan

    vuong_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ mình có một thiếu sót là không nói đến thức ăn hạt của chim Yến. Thức ăn hạt của chim Yến mà người Việt Nam hay cho ăn là Kê đỏ và vừng (hạt Mè) đen hoặc trắng. Hạt phải sàng kỹ cho hết những hạt lép hay những vỏ thừa phơi nắng rồi cất vào hộp sắt kín để nơi khô ráo tránh ẩm mốc.
    Mình nghe bạn gì nói là thức ăn tẩm bổ cho chim của người Việt Nam thiếu dinh dưỡng cũng không chính xác lắm vì thật ra mỗi nơi có một môi trường riêng cách nuôi riêng và cách nhìn con chim 1 cách riêng. Nếu như mà liệt kê ra những thức ăn cho chúng là cũng thấy quá đủ rồi nhé: cám trứng (tương đương với món bột bánh mì của bạn) vì bên đấy lương thực là bánh mì mà), trứng luộc (con Tahnh Yến nhà mình không bao giờ ăn trứng luộc để qua tủ lạnh bao giờ, có lẽ do thói quen của mình không cho ăn đò tủ lạnh), rau xanh, thức ăn hạt. Nếu bạn nuôi Hồng Yến thì mới cần thiết cho ăn Cà rốt, nhưng mà có 1 bí quyết để giữ màu cho Hồng Yến là trộn than của cây ổi vào cám thì chim luôn giữ được màu lông đỏ.
    Chim ăn nhiều chất dinh dưỡng quá thì hay béo phì cũng không tốt, con chim không đẹp mà có khi tiếng hót cũng không hay. Có thể mình chưa đi nhiều như bạn nhưng chưa bao giờ nhìn thấy con chim nào bị sờ trít cả, có lẽ là môi trường tác động chăng?
    Người Âu châu có cách chơi chim cũng khác người Á châu, cho nên cái chỗ ở của chim cũng vậy, 1 chiếc ***g chim yến thường làm theo quy cách của người Tàu là cách lựa chọn của người Việt Nam, độ rộng của ***g có đường kính khoảng 25 cm, cao 30cm cho ***g tròn.
    Người Tàu hay mang chim đi dạo nên chiếc ***g rất xinh xắn, cầu kỳ với những nét chạm khắc tinh xảo theo các tích cổ như Tam Quốc, Thuỷ Hử, bát tiên quá Hải, tứ đại mỹ nhân v.v , kể cả vanh của ***g, nan ***g được chau chuốt từng chiếc, cóng đựng thức ăn cho chim cũng vậy, mỗi bộ cóng bắng sứ mỏng tang như sứ Giang tây có vẽ các tích cổ như ở ***g có gía thành khoảng 1tr- 1tr5 tiền Việt càng tôn thêm vẻ đẹp của chiếc ***g, cho nên mỗi chiếc ***g như một tác phẩm nghệ thuật.
    Ai có một chú chim hay và một chiếc ***g quý quả là hạnh phúc
  2. robbger

    robbger Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    1.094
    Đã được thích:
    0
    Cám ơon mọi người đã giúp em lần trưóc, cho em hỏi một câu nữa được không : Ở Vn bây giờ có những loại chim gì có thể dạy nói tiếng người nhỉ? Nó đưọc bán ở đâu ạ!! Cám ơn nhiều....
  3. robbger

    robbger Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    1.094
    Đã được thích:
    0
    Cám ơon mọi người đã giúp em lần trưóc, cho em hỏi một câu nữa được không : Ở Vn bây giờ có những loại chim gì có thể dạy nói tiếng người nhỉ? Nó đưọc bán ở đâu ạ!! Cám ơn nhiều....
  4. pugbuddy

    pugbuddy Guest

    ...Cám ơn nhiệt tình trả lời của Golden Canary .
    ...Về ***g chim Trung Hoa , nan tre ***g đắt tiền làm bằng đủa tre củ dùng chiên giò chấu quẩy ! Cống cho chim ăn, uống là cống cổ sứ Giang Tây đời Minh ,Thanh ( cực hiếm), Cây cho chim đậu là cây gạo cổ lổ.Cây chỉa khoá ***g làm bằng ngà chạm hình Đường phi hí nguyệt .Ngù treo bằng thau hay inox thật tốt, nhưng trái bầu dưới cái móc đó bằng jade, hay mả nảo. Tất cả những chốt để treo cống vào nan ***g đều làm bằng ngà. Chung quanh ***g có trang trí những tượng thất hiền, hay 4 mùa...( có người không thích vì rườm rà) tất cả bằng ngà chạm trổ tinh vi...hì hì tui củng khoái một cái như vậy hổng biết chừng nào mới mua nổi....Dỉ nhiên ***g nầy thì không nuôi két được.
  5. pugbuddy

    pugbuddy Guest

    ...Cám ơn nhiệt tình trả lời của Golden Canary .
    ...Về ***g chim Trung Hoa , nan tre ***g đắt tiền làm bằng đủa tre củ dùng chiên giò chấu quẩy ! Cống cho chim ăn, uống là cống cổ sứ Giang Tây đời Minh ,Thanh ( cực hiếm), Cây cho chim đậu là cây gạo cổ lổ.Cây chỉa khoá ***g làm bằng ngà chạm hình Đường phi hí nguyệt .Ngù treo bằng thau hay inox thật tốt, nhưng trái bầu dưới cái móc đó bằng jade, hay mả nảo. Tất cả những chốt để treo cống vào nan ***g đều làm bằng ngà. Chung quanh ***g có trang trí những tượng thất hiền, hay 4 mùa...( có người không thích vì rườm rà) tất cả bằng ngà chạm trổ tinh vi...hì hì tui củng khoái một cái như vậy hổng biết chừng nào mới mua nổi....Dỉ nhiên ***g nầy thì không nuôi két được.
  6. GoldenCanary

    GoldenCanary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt quá, cuối cùng thì cũng có người lên tiếng trao đổi về phong cách chơi chim cảnh!
    Mình hoàn toàn nhất trí với bạn vuongquan về sự khác nhau trong cách chăm sóc chim cảnh giữa hai khu vực Châu Á và Châu Âu-Châu Mĩ-Châu Úc. Mình có một nhận xét thế này:
    Người Châu Á (nói chung) nuôi và chơi chim cảnh theo mẫu: "chủ chúa, chim tôi". Nghĩa là họ chú trọng đến việc có 1 chiếc ***g đẹp, chạm trổ tinh xảo, cóng thức ăn bằng gốm quí..., con chim quí, đạt những tiêu chuẩn khắt khe về màu sắc, giọng hót... (như tiêu chuẩn chọn Thanh Yến mà bạn đã từng nhắc đến) hơn là quan tâm đến việc: liệu con chim ấy sống trong cái ***g đẹp ấy có thoải mái hay không?
    Khu vực thứ 2 thì ngược lại, người nuôi có xu hướng coi chim cảnh (cũng như những con vật nuôi nhà khác) như 1 người bạn tâm tình, vì vậy, tuy nuôi nhốt mất tự do, nhưng họ cố gắng tối đa để tạo điều kiện cho chim một cuộc sống gần với thiên nhiên, tự do, thoải mái hơn, cố gắng giữ gìn cho chim những bản năng gốc hoang dã nhiều hơn . Xin nêu vài ví dụ:
    1- ***g tre, ***g gỗ (theo phong cách Châu Á) thường là nơi lưu trú của các loài rận mạt kí sinh, khó cọ rửa hơn ***g kim loại hay kim loại tráng nhựa (theo phong cách khu vực còn lại). Do đó, việc chim dễ bị rận mạt kí sinh, hút máu... lây lan bệnh tật nhiều hơn là điều có thực!
    2- Không gian ***g nuôi chim theo phong cách Châu Á thường chật hẹp, trong khi chim là loài cần tự do, cần không gian càng nhiều càng tốt để bay nhẩy.
    3- Người Châu Á (Trung Quốc, Việt Nam nói riêng) có thú mang ***g chim đi dạo, để khoe ***g và khoe chim cảnh. Nhưng việc để chim cảnh tiếp xúc với môi trường lạ- thay đổi liên tục rõ ràng không phải là sở thích của chúng!!! Cũng như con người, "an cư thì lạc nghiệp", chúng ta cũng chẳng thích thay đổi chỗ ở liên tục, thì con chim cảnh nhỏ xíu không thể tự bảo vệ mình làm sao có thể yên tâm thoải mái khi cứ bị tha đi khắp nơi như vậy?!
    4- Cóng nước, cóng thức ăn đẹp, đắt tiền, ***g chuồng chạm trổ tinh xảo... chỉ là để trang trí cho con người, chim không biết đánh giá những thứ đó!
    Tóm lại, phong cách nuôi chim cảnh của người Châu Á nói chung là theo xu hướng: con vật nuôi là tôi tớ trong nhà, là vật trang điểm cho chủ. Việc quan tâm đến sở thích, thói quen sống của chim không quan trọng bằng việc quan tâm đến sở thích, thói quen sống của chủ nhân nuôi chim.
    Kết quả: khu vực châu Á (đặc biệt là ở Trung Quốc) mặc dù được coi là caí nôi cuả nghệ thuật thuần hoá và nuôi chim cảnh trên thế giới, nhưng thực tế ngày nay, đa số các nòi, giống chim cảnh được lai tạo mới, cũng như nhiều loài chim cảnh quí đã được bảo tồn và phát triển ở khu vực Châu Úc, Châu Mĩ, Châu Âu, nơi mà yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nuôi và thuần hoá chim cảnh lại là nghiên cứu một cách khoa học để đáp ứng tối đa những sở thích, nhu cầu cuộc sống của chính những chú chim cảnh, chứ không phải của riêng con người!
    Khái niệm chim cảnh "bị stress" có thể khó hiểu, nhưng bạn dễ dàng nhận ra ngay những hậu quả của căn bệnh này: chim sống không đủ tuổi thọ (Canary, Finch nuôi tốt có thể sống đến 7-8 năm), không chịu ấp trứng-nuôi con..., buộc người nuôi phải can thiệp bằng các biện pháp của con người: phải thay cha mẹ chim mớm cho chim non ăn, hoặc sử dụng chim khác ấp trứng, nuôi con giúp chim bố mẹ, biến chúng trở thành chim "công nghiệp" chỉ còn biết đẻ trứng (điển hình là trường hợp của Gouldian Finch tại VN, Nhật bản và nhiều nước Châu Á hiện nay).
    Riêng về thức ăn, bạn vuongquan cho là chỉ cần cho Red factor Canary (Hồng Yến) ăn cà-rốt, còn Canary các màu khác không cần cho ăn là chưa chính xác. Cà-rốt có chứa hàm lượng carotine rất cao (hơn nhiều loại rau xanh khác), đó là một tiền tố vitamine A, có tác dụng tích cực lên các sắc tố trên lông chim, làm cho lông chim bóng đẹp và sặc sỡ hơn. Nói cách khác, nếu được cung cấp đủ carotine, thì Hoàng Yến sẽ Vàng tươi hơn, Thanh yến sẽ Xanh bóng hơn, Hồng Yến sẽ đỏ hơn. Vì vậy mà carotine không chỉ cần riêng cho Hồng Yến mà cần thiết cho tất cả các loài chim cảnh khác. Công thức thức ăn mềm thành phần có cà-rốt mà tôi đã học tập được như trên ở các bird farm và sách báo nuôi chim cảnh trên thế giới không chỉ được áp dụng cho riêng Canary, mà còn là nguồn lương thực quan trọng cho các loài chim cảnh quí khác, đặc biệt rất thích hợp cho các loài Finch nữa!
  7. GoldenCanary

    GoldenCanary Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt quá, cuối cùng thì cũng có người lên tiếng trao đổi về phong cách chơi chim cảnh!
    Mình hoàn toàn nhất trí với bạn vuongquan về sự khác nhau trong cách chăm sóc chim cảnh giữa hai khu vực Châu Á và Châu Âu-Châu Mĩ-Châu Úc. Mình có một nhận xét thế này:
    Người Châu Á (nói chung) nuôi và chơi chim cảnh theo mẫu: "chủ chúa, chim tôi". Nghĩa là họ chú trọng đến việc có 1 chiếc ***g đẹp, chạm trổ tinh xảo, cóng thức ăn bằng gốm quí..., con chim quí, đạt những tiêu chuẩn khắt khe về màu sắc, giọng hót... (như tiêu chuẩn chọn Thanh Yến mà bạn đã từng nhắc đến) hơn là quan tâm đến việc: liệu con chim ấy sống trong cái ***g đẹp ấy có thoải mái hay không?
    Khu vực thứ 2 thì ngược lại, người nuôi có xu hướng coi chim cảnh (cũng như những con vật nuôi nhà khác) như 1 người bạn tâm tình, vì vậy, tuy nuôi nhốt mất tự do, nhưng họ cố gắng tối đa để tạo điều kiện cho chim một cuộc sống gần với thiên nhiên, tự do, thoải mái hơn, cố gắng giữ gìn cho chim những bản năng gốc hoang dã nhiều hơn . Xin nêu vài ví dụ:
    1- ***g tre, ***g gỗ (theo phong cách Châu Á) thường là nơi lưu trú của các loài rận mạt kí sinh, khó cọ rửa hơn ***g kim loại hay kim loại tráng nhựa (theo phong cách khu vực còn lại). Do đó, việc chim dễ bị rận mạt kí sinh, hút máu... lây lan bệnh tật nhiều hơn là điều có thực!
    2- Không gian ***g nuôi chim theo phong cách Châu Á thường chật hẹp, trong khi chim là loài cần tự do, cần không gian càng nhiều càng tốt để bay nhẩy.
    3- Người Châu Á (Trung Quốc, Việt Nam nói riêng) có thú mang ***g chim đi dạo, để khoe ***g và khoe chim cảnh. Nhưng việc để chim cảnh tiếp xúc với môi trường lạ- thay đổi liên tục rõ ràng không phải là sở thích của chúng!!! Cũng như con người, "an cư thì lạc nghiệp", chúng ta cũng chẳng thích thay đổi chỗ ở liên tục, thì con chim cảnh nhỏ xíu không thể tự bảo vệ mình làm sao có thể yên tâm thoải mái khi cứ bị tha đi khắp nơi như vậy?!
    4- Cóng nước, cóng thức ăn đẹp, đắt tiền, ***g chuồng chạm trổ tinh xảo... chỉ là để trang trí cho con người, chim không biết đánh giá những thứ đó!
    Tóm lại, phong cách nuôi chim cảnh của người Châu Á nói chung là theo xu hướng: con vật nuôi là tôi tớ trong nhà, là vật trang điểm cho chủ. Việc quan tâm đến sở thích, thói quen sống của chim không quan trọng bằng việc quan tâm đến sở thích, thói quen sống của chủ nhân nuôi chim.
    Kết quả: khu vực châu Á (đặc biệt là ở Trung Quốc) mặc dù được coi là caí nôi cuả nghệ thuật thuần hoá và nuôi chim cảnh trên thế giới, nhưng thực tế ngày nay, đa số các nòi, giống chim cảnh được lai tạo mới, cũng như nhiều loài chim cảnh quí đã được bảo tồn và phát triển ở khu vực Châu Úc, Châu Mĩ, Châu Âu, nơi mà yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nuôi và thuần hoá chim cảnh lại là nghiên cứu một cách khoa học để đáp ứng tối đa những sở thích, nhu cầu cuộc sống của chính những chú chim cảnh, chứ không phải của riêng con người!
    Khái niệm chim cảnh "bị stress" có thể khó hiểu, nhưng bạn dễ dàng nhận ra ngay những hậu quả của căn bệnh này: chim sống không đủ tuổi thọ (Canary, Finch nuôi tốt có thể sống đến 7-8 năm), không chịu ấp trứng-nuôi con..., buộc người nuôi phải can thiệp bằng các biện pháp của con người: phải thay cha mẹ chim mớm cho chim non ăn, hoặc sử dụng chim khác ấp trứng, nuôi con giúp chim bố mẹ, biến chúng trở thành chim "công nghiệp" chỉ còn biết đẻ trứng (điển hình là trường hợp của Gouldian Finch tại VN, Nhật bản và nhiều nước Châu Á hiện nay).
    Riêng về thức ăn, bạn vuongquan cho là chỉ cần cho Red factor Canary (Hồng Yến) ăn cà-rốt, còn Canary các màu khác không cần cho ăn là chưa chính xác. Cà-rốt có chứa hàm lượng carotine rất cao (hơn nhiều loại rau xanh khác), đó là một tiền tố vitamine A, có tác dụng tích cực lên các sắc tố trên lông chim, làm cho lông chim bóng đẹp và sặc sỡ hơn. Nói cách khác, nếu được cung cấp đủ carotine, thì Hoàng Yến sẽ Vàng tươi hơn, Thanh yến sẽ Xanh bóng hơn, Hồng Yến sẽ đỏ hơn. Vì vậy mà carotine không chỉ cần riêng cho Hồng Yến mà cần thiết cho tất cả các loài chim cảnh khác. Công thức thức ăn mềm thành phần có cà-rốt mà tôi đã học tập được như trên ở các bird farm và sách báo nuôi chim cảnh trên thế giới không chỉ được áp dụng cho riêng Canary, mà còn là nguồn lương thực quan trọng cho các loài chim cảnh quí khác, đặc biệt rất thích hợp cho các loài Finch nữa!
  8. pugbuddy

    pugbuddy Guest

    .Vậy thì làm sao cho chú nhồng có bộ lông màu giống như vầy hả VQ ? Trả lời robburger Nhồng là loại dể nuôi nhất , nói hay huýt gió giỏi. nói đưọc nhiều giọng , nhiều ngôn ngữ khác nhau Tây ,Tàu, Đức và tiếng Đan Mạch nửa , nếu nhà trong phố chợ.Mua ở chợ chim, chợ chó...???
    Được pugbuddy sửa chữa / chuyển vào 03:46 ngày 16/04/2004
  9. pugbuddy

    pugbuddy Guest

    .Vậy thì làm sao cho chú nhồng có bộ lông màu giống như vầy hả VQ ? Trả lời robburger Nhồng là loại dể nuôi nhất , nói hay huýt gió giỏi. nói đưọc nhiều giọng , nhiều ngôn ngữ khác nhau Tây ,Tàu, Đức và tiếng Đan Mạch nửa , nếu nhà trong phố chợ.Mua ở chợ chim, chợ chó...???
    Được pugbuddy sửa chữa / chuyển vào 03:46 ngày 16/04/2004
  10. boyheobot

    boyheobot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.013
    Đã được thích:
    0
    Không biết mất bao lâu thì nó mới nói đưọc một câu tỏ tình nhỉ? Mà làm thế nào để nó không bị lẫn các câu khác mà mọi ngưòi trong nhà hay nói hả các bác? Mà có phải chim cắt là chim bay nhanh nhất không a.?

Chia sẻ trang này